Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Trung Cộng gia tăng ảnh hưởng ở Liên Hiệp quốc

Vũ Ngọc Yên

21-4-2020

Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, là một tổ chức liên chính phủ gồm 193 quốc gia thành viên, có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế (Hiến chương Liên Hiệp quốc, ký ngày 26/6/1945, tại thành phố San Francisco.

Mặt Thật Nhà Nước Độc Quyền Điện Lực

Nguyễn Quang Duy

13-8-2018

Miền Nam Thiếu Điện!

Sáng ngày 9/8/2018, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ngô Sơn Hải cho biết: “Việt Nam có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện vào năm 2020. Trong giai đoạn năm 2021-2023, hệ thống điện không đáp ứng nhu cầu điện và nhiều khả năng xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam.”

Chúa của tôi tốt hơn Chúa của anh

Jackhammer Nguyễn

6-11-2023

Xung đột Do Thái – Ả Rập là minh chứng rất rõ cho tựa đề bài viết này của tôi. Tuy rằng theo truyền thuyết thì cuộc xung đột hàng chục thế kỷ này bắt đầu bởi sự chia rẽ gia đình thần thoại của Abraham, hai anh em cùng cha khác mẹ, tổ phụ Do Thái và Ả Rập, nhưng rõ rệt nhất là việc tranh chấp khu Đông Jerusalem, nơi có một thánh đường Hồi giáo được xây cất từ rất lâu đời. Những người Do Thái cực đoan muốn … phá hủy (sic) ngôi đền này để xây lại một ngôi đền Do Thái giáo trước đó… hàng ngàn năm.

Mảnh vá lạc lõng

Nguyễn Đình Cống

27-4-2020

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VNN

Chiều ngày 26/4, nghe bài của ông Nguyễn Phú Trọng trên VTV1 về chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 13 mà buồn cười. Nhưng để có ý kiến tôi phải tìm đọc lại toàn văn được đăng trên mạng. Đọc xong bài khá dài, khoảng 6 ngàn chữ, tôi tạm xếp nội dung thành 3 phần. Khoảng 85% là những điều rất đúng, rất hay, nhưng chẳng có ích lợi gì. Vì sao?

Thời đại bất thường – Nền dân chủ lâm nguy?

Deutschlandfunk

Thomas Kretschmer phỏng vấn Yascha Mounk

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

25-3-2018

Tương lai của nền dân chủ tự do đang lâm nguy? Đa số người dân Anh đồng ý rời khỏi cơ quan liên Âu, chuyện hầu như bất khả, nhưng họ đã làm được. Donald Trump là Tổng thống Mỹ? Không, chuyện không ngờ xảy ra, nhưng đã đến.

Trung Quốc treo thưởng săn đầu người

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

2-5-2020

Trạm kiểm soát cửa khẩu ở thị trấn biên giới Tuy Phần Hà (Suifenhe) thuộc tỉnh Hắc Long Giang. Photo Courtesy

Hôm 24/4, báo Frankfurter Allgemeine, nhật báo có uy tín nhất nhì nước Đức, đăng một bài viết với tựa đề “Trung Quốc treo thưởng săn đầu người”.

Hà Nội: Ký hay không?

Bs Nguyễn Đan Quế

29-8-2018

Ngày 30-7-2018 Tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO) kêu gọi Hà Nội phê chuẩn những công ước còn lại của ILO. Đây là những công ước lao động cốt lõi để Hiệp định Tự do Mậu dịch Việt Nam – Liên minh Âu châu (EVFTA) được Liên minh Âu châu phê chuẩn.

Người Nhật, kỷ luật trong tai nạn

Nhã Duy

5-1-2024

Có dịp sang Nhật và quan sát thì ắt nhiều người cũng ghi nhận được vài điều gì đó về tính cách chung của người Nhật qua các giao tiếp hay trong các sinh hoạt hàng ngày của họ. Với tôi thì hai điều nhỏ còn lưu lại là sự vệ sinh và trật tự nơi công cộng nhưng chúng lại cho thấy thêm về một tính cách đáng học hỏi từ người Nhật.

Phiên tòa Giám đốc thẩm xét xử Hồ Duy Hải: Vở kịch hoàn hảo

Thảo Ngọc

8-5-2020

Vậy là phiên Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, người đã bị 2 phiên tòa Sơ thẩm và Phúc thẩm kết án tử hình vì can tội giết 2 nhân viên bưu điện Cầu Voi đã khép lại với một kết quả đúng như dự đoán của nhiều người. Hội đồng thẩm phán biểu quyết bác kháng nghị vụ Hồ Duy Hải với kết quả 17/17.

Hãy cùng gọi tên Trần Huỳnh Duy Thức vì công lý và hy vọng của Việt Nam

Ngày 3 tháng 9 năm 2018

THƯ NGỎ

Kính gửi:

– Tất cả những người đang quan tâm và ủng hộ Trần Huỳnh Duy Thức
– Các linh mục, tăng sĩ, tín đồ của Công giáo, Phật Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành…
– Các tổ chức xã hội dân sự, trong và ngoài nước
– Các cơ quan truyền thông tự do, trong và ngoài nước

Hồn Việt: “Xa thương, gần thường”?

Mạc Văn Trang

29-1-2024

Tôi cảm thấy dân ta ở trong nước ngày càng “nhạt” dần với Tết Nguyên đán. Trước đây Tết là dịp để đoàn tụ gia đình, họ hàng, làng xóm, tưởng nhớ tổ tiên. Nay Tết nhiều bạn trẻ lại coi là dịp đi du lịch.

Bà xã tôi rủ bà bạn hàng xóm ở đơn thân, Tết sang ăn Tết cho vui. Bà bảo, Tết phải vào phố, trông nhà cho con. Cả nhà nó đi du lịch. Có một số người còn đề nghị, bỏ “Tết Ta”, tập trung vào “Tết Tây” để hội nhập với thế giới.

Mười bảy bàn tay Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao đồng phạm với cái ác

Phạm Đình Trọng

13-5-2020

Hơn mười hai năm đã qua từ đêm cái ác hiện hình 13.1.2008, hai cô gái Ánh Hồng và Thu Vân đang rực rỡ tuổi hai mươi, bị giết man rợ ngay tại nơi làm việc, bưu điện Cầu Voi, Thủ Thừa, Long An.

Đâu là thời điểm thích hợp để khởi xướng cách mạng tại Tàu?

Chu Chi Nam Vũ Văn Lâm

12-9-2018

Một nhà đấu tranh cách mạng có nói: Trong một xã hội, khi mà giai cấp thượng tầng xào xáo, đấm đá lẫn nhau, khi mà giai tầng trung lưu mất định hướng, giai tầng bình dân bất mãn, thì đó là thời điểm thích hợp nhất để khởi xướng cách mạng.

Kissinger và ý nghĩa đích thực của tình trạng hòa hoãn (Kỳ 3)

Foreign Affairs

Tác giả: Niall Ferguson

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 3 và tháng 4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Tôi tin vào hòa bình mà ông Ford nói, nhiều như bất kỳ người nào nói. Nhưng ở những nơi như Angola, Campuchia và Việt Nam, sự bình an mà họ đã biết là sự bình an của nấm mồ. Tất cả những gì tôi có thể thấy là những gì mà các quốc gia khác trên thế giới nhìn thấy: Sự sụp đổ của ý chí Mỹ và sự rút lui của sức mạnh Mỹ”.

Thua trong trận, nhưng thắng trong cuộc chiến

Giới bảo thủ phản đối Kissinger vì những lý do vượt ra ngoài sự khoan dung của ông đối với sự ngang bằng về hạt nhân của Liên Xô. Phe diều hâu cũng lập luận rằng, Kissinger đã quá sẵn sàng để chấp nhận điểm bất công của hệ thống Xô Viết – mặt trái lời phàn nàn của những người theo chủ thuyết tự do, rằng ông đã quá sẵn sàng để dung thứ cho đặc điểm bất công của các chế độ độc tài theo cánh hữu.

Vấn đề này đã trở nên nổi bật về hạn chế của Liên Xô đối với việc di cư của người Do Thái và đối xử với những người bất đồng chính kiến của Liên Xô, chẳng hạn như tác giả Aleksandr Solzhenitsyn. Khi Solzhenitsyn đến Hoa Kỳ trong thập niên 1970 (sau khi bị trục xuất khỏi Liên Xô), Kissinger đã chọc giận giới bảo thủ bằng cách khuyên Tổng thống Gerald Ford không nên gặp ông [Solzhenitsyn].

Solzhenitsyn trở thành một trong những đối thủ khó chịu nhất của Kissinger. Tiểu thuyết gia này nói hồi năm 1975: “Một nền hòa bình bao dung cho bất kỳ hình thức bạo lực tàn bạo nào và bất kỳ liều lượng lớn nào của nó chống lại hàng triệu người, nó không có sự cao cả về đạo đức ngay cả trong thời đại hạt nhân”. Ông và giới phê bình bảo thủ khác lập luận rằng, thông qua việc hòa hoãn, Kissinger chỉ đơn thuần cho phép mở rộng chủ nghĩa cộng sản Liên Xô. Sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, Campuchia rơi vào địa ngục của chế độ độc tài cộng sản Pol Pot, sự can thiệp của Cuba – Liên Xô vào cuộc xung đột tại Angola trong thời hậu thuộc địa – những thất bại này và những thất bại địa chính trị khác, dường như minh chứng cho tuyên bố của họ.

Reagan tuyên bố hồi năm 1976, khi ông vận động chống lại Ford trong cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống của đảng Cộng hòa: “Tôi tin vào hòa bình mà ông Ford nói, nhiều như bất kỳ người nào nói. Nhưng ở những nơi như Angola, Campuchia và Việt Nam, sự bình an mà họ đã biết là sự bình an của nấm mồ. Tất cả những gì tôi có thể thấy là những gì mà các quốc gia khác trên thế giới nhìn thấy: Sự sụp đổ của ý chí Mỹ và sự rút lui của sức mạnh Mỹ”.

Không giống như cáo buộc về tình trạng ưu thế trong hạt nhân của Liên Xô, Kissinger không bao giờ phủ nhận rằng, chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô ở thế giới thứ ba đặt ra một mối đe dọa đối với sự hòa hoãn và sức mạnh của Mỹ. Ông nói trong một bài phát biểu hồi tháng 11-1975: “Thời gian không còn nhiều; việc tiếp tục cho một chính sách can thiệp chắc chắn phải đe dọa các mối quan hệ khác. Chúng ta sẽ linh hoạt và hợp tác trong việc giải quyết các xung đột, . . . Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ cho phép việc hòa hoãn biến thành một sự che đậy lợi thế đơn phương”.

Tuy nhiên, thực tế là trong trường hợp không có được sự ủng hộ của Quốc hội – dù là để bảo vệ cho miền Nam Việt Nam hay Angola – chính quyền Ford không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận cho sự bành trướng quân sự của Liên Xô, hoặc ít nhất là chiến thắng của các lực lượng ủy nhiệm của Liên Xô.

Kissinger nói hồi tháng 12 năm 1975: “Các tranh chấp trong nước của chúng ta đang tước đi khả năng của chúng ta cả trong việc cung cấp các động lực cho sự ôn hòa [của Liên Xô] như trong các hạn chế đối với đạo luật thương mại, cũng như khả năng chống lại các hành động quân sự của Liên Xô như ở Angola”.

Tất nhiên, có thể tranh luận ở mức độ nào mà Kissinger hợp lý khi tuyên bố rằng, với sự hỗ trợ liên tục của Quốc hội trong việc viện trợ của Hoa Kỳ, miền Nam Việt Nam và ngay cả Angola có thể đã thoát ra khỏi được sự kiểm soát của Cộng sản.

Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, khi Kissinger quan tâm đến việc ngăn chặn sự lan rộng của các hệ thống Xô Viết. Ông nói hồi năm 1974: “Sự cần thiết cho việc hoà hoãn như chúng ta quan niệm về nó không phản ánh sự tán thành về cấu trúc trong nội địa của Liên Xô. Hoa Kỳ luôn nhìn với sự cảm thông, với sự đánh giá cao, về việc thể hiện tự do tư tưởng trong tất cả các xã hội”. Nếu Kissinger từ chối ủng hộ Solzhenitsyn, đó không phải là vì Kissinger khoan dung (ít có thiện cảm bí mật hơn) với mô hình Xô Viết. Đó là bởi vì ông tin rằng Washington có thể đạt được nhiều hơn bằng cách duy trì mối quan hệ đang vận hành với Moscow.

Và trong việc này, Kissinger chắc chắn đã có lý. Bằng cách giảm bớt các căng thẳng cả ở châu Âu và các nơi khác trên thế giới, việc hòa hoãn đã giúp cải thiện cuộc sống của ít nhất một số người dưới sự cai trị của Cộng sản. Việc di cư của người Do Thái ra khỏi Liên Xô tăng lên trong giai đoạn khi Kissinger đặc trách  việc hòa hoãn.

Sau khi Thượng nghị sĩ Dân chủ Henry “Scoop” Jackson của Washington và giới diều hâu khác trong Quốc hội tìm cách công khai gây áp lực buộc Moscow thả thêm người Do Thái qua việc duy trì thỏa thuận thương mại Mỹ – Xô Viết, việc di cư đã giảm xuống.

Giới phê bình bảo thủ của Kissinger đã kịch liệt phản đối việc Hoa Kỳ ký các Hiệp định Helsinki vào mùa hè năm 1975, họ lập luận rằng, chúng thể hiện cho việc phê chuẩn các cuộc chinh phục của Liên Xô ở châu Âu trong thời hậu chiến.

Nhưng bằng cách nhận cam kết của các nhà lãnh đạo Liên Xô về việc tôn trọng một số quyền dân sự cơ bản của công dân của họ như một phần của các hiệp định – một cam kết mà họ không có ý định tôn trọng – thỏa thuận cuối cùng đã làm xói mòn tính hợp pháp của việc cai trị của Liên Xô ở Đông Âu.

Không có sự thật nào trong số này có thể cứu vãn sự nghiệp của Kissinger trong chính phủ. Ngay sau khi Ford ra đi, Ngoại trưởng của ông cũng vậy, không bao giờ trở lại nhiệm sở quan yếu. Nhưng khái niệm chính về chiến lược của Kissinger tiếp tục phát huy thành quả trong nhiều năm sau, bao gồm cả các chỉ trích chính về hòa hoãn: Carter và Reagan.

Carter đã chỉ trích Nixon, Ford và Kissinger vì không đủ lòng thương cảm trong chủ thuyết hiện thực của họ, nhưng Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia của chính ông [Carter], đã thuyết phục ông nên cứng rắn với Moscow. Đến cuối năm 1979, Carter buộc phải cảnh báo Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan, nếu không sẽ phải đối mặt với “hậu quả nghiêm trọng”.

Về phần mình, Reagan cuối cùng đã chấp nhận việc hòa hoãn như là một chính sách của riêng mình trong toàn diện ngoại trừ tên gọi – và thực sự đã vượt xa những gì mà Kissinger đã làm để giảm bớt căng thẳng. Trong khi theo đuổi việc xít lại gần nhau, Reagan đã đồng ý giảm kho vũ khí hạt nhân của Washington xuống một lượng lớn hơn nhiều so với những gì Kissinger nghĩ đã là thận trọng. “Kỷ nguyên Kissinger” không kết thúc khi ông rời chính phủ hồi tháng Giêng năm 1977.

Mặc dù đã bị lãng quên, sự thật này được công nhận bởi những người đương thời nhiều tinh ý hơn của Kissinger. Chẳng hạn như nhà bình luận bảo thủ William Safire lưu ý rằng, chính quyền Reagan đã nhanh chóng bị thâm nhập bởi “những người thuộc phe Kissinger” và “những người theo tinh thần hòa hoãn”, ngay cả khi bản thân Kissinger bị ngăn chặn.

Thật ra, chính quyền Reagan đã trở nên quá thích ứng đến mức bây giờ đến lượt Kissinger lại cáo buộc Reagan là quá mềm mỏng, chẳng hạn như trong phản ứng của Reagan trước việc áp đặt tình trạng thiết quân luật ở Ba Lan. Kissinger phản đối các kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên từ Liên Xô đến Tây Âu với lý donó , sẽ khiến phương Tây “trở thành đối tượng bị thao túng chính trị nhiều hơn so với hiện nay”. (Về sau được phát hiện lời cảnh báo này là tiên đoán).

Năm 1987, Nixon và Kissinger đã lên tiếng trong trang xã luận của tờ Los Angeles Times để cảnh báo rằng, việc Reagan sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận với Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo Liên Xô, đã đi quá xa, khi cả hai quốc gia sẽ loại bỏ tất cả vũ khí hạt nhân tầm trung của họ. Đối với lời chỉ trích như vậy, Ngoại trưởng George Shultz đã đưa ra một câu trả lời, tiết lộ: “Bây giờ chúng ta đã vượt quá sự hòa hoãn”.

(Còn tiếp)

“Nước Mỹ vĩ đại” đang thất bại với con virus bé xíu!

Võ Ngọc Ánh

20-5-2020

Nước Mỹ đang thất bại nặng nề trong việc đối phó với dịch bệnh chết người, xuất phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Cộng.

Tâm thư của anh Đào Ngọc Tú về cuộc bức hại Pháp Luân Công (Phần III – 5)

Đào Ngọc Tú

3-10-2018

Tiếp theo Phần mở đầuPhần IPhần II – 1Phần II-2Phần II-3Phần III – 1Phần III – 2 và 3Phần III – 4

5. Lai lịch, mục đích thật sự và phương thức thực hiện của ĐCSTQ

Lai lịch và mục đích

ĐCSTQ là gì mà khi nhắc đến mỗi tế bào của nhiều người dân đều cảm thấy run lên vì sợ, có người sợ đã thành quen đến nỗi khép cửa nhà lại mà cái tên của nó cũng không dám gọi thành tiếng, người khác nói đến cũng không dám nghe.

Đất nước của “vọng phu”!

Mạc Văn Trang

26-5-2020

“Vọng phu” có lẽ là một hình tượng điển hình của người phụ nữ Việt Nam? Những cuộc chiến tranh liên miên, trai tráng ra mặt trận, những người vợ, người mẹ mỏi mòn ngóng đợi chồng, con … Những người đàn ông ra khơi bám biển giữa trùng khơi mịt mùng, những người vợ, người mẹ bồn chồn đăm đắm nhìn ra biển trời giông bão … Đất nước có bao nhiêu hòn “vọng phu”, bao nhiêu ngôi mộ gió?

Công nghệ giáo dục và việc áp dụng nguyên lý dạy học “đi từ trừu tượng đến cụ thể”

Phạm Toàn

24-9-2018

Một trong những nguyên lý dạy học theo “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại gây tranh cãi nhiều nhất là nguyên lý “đi từ trừu tượng đến cụ thể”. Là một người theo dõi nhiều năm quá trình phát triển phải nói là thành công của những trường “Thực nghiệm” ở Hà Nội và TPHCM (1978-1998), và mới đây là thành công của một trường tư thục vào loại lớn nhất Hà Nội trong 2 năm 2015-2017 theo chương trình “Cánh Buồm” của nhà giáo Phạm Toàn, bản thân tôi cũng băn khoăn về nguyên lý này. Nhà giáo Phạm Toàn đã cố gắng giải đáp băn khoăn của tôi trong bài viết trả lời tôi sau đây, mà tôi xin chia sẻ với các bạn đọc Văn Việt, Bauxite Vietnam, Diễn Đàn, Tiếng Dân, để tham khảo. – Hoàng Hưng[i]

Trump chỉ gây ra sự hỗn loạn

Atlantic

Tác giả: David A. Graham

Dịch giả: Trúc Lam

2-6-2020

Ảnh minh họa. Nguồn: Getty / The Atlantic

Nếu một tổng thống của luật lệ và trật tự trông như thế, thì sự lựa chọn khác là gì?

Đỗ Mười, kẻ hủy hoại miền Nam

Châu Minh Dũng

2-10-2018

Rạng sáng ngày 2/10/2018, các báo “lề đảng” đồng loạt đưa tin: Cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười qua đời. Theo một bài viết trước đó trên RFA, Đỗ Mười đã bị bệnh phổi và thận giày vò trong sáu tháng. Không chỉ mang bệnh, ở tuổi 101, Đỗ Mười đã kịp chứng kiến một loạt sự kiện bất lợi cho chế độ của ông ta trong hai thập niên gần đây. Đó là đoạn kết dành cho kẻ đã gây tội với hàng chục vạn gia đình miền Nam, rồi góp phần đẩy đất nước vào vòng trói buộc của Trung Quốc.

Trung Quốc có những loại chế độ nào?

American Interest

Tác giả: Francis Fukuyama

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

9-6-2020

Mô hình toàn trị của Tập Cận Bình đã có các tiền lệ trong cả lịch sử Trung Quốc cổ đại và hiện thời. Nhưng đó không phải là chuyện không thể tránh khỏi, mà vẫn còn chắc chắn xảy ra.

Phản biện ông Phùng Hữu Phú

Nguyễn Đình Cống

12-6-2020

Ông Phú, sinh năm 1948, GSTS, là Chủ tịch Hội đồng khoa học của Trung ương Đảng, là Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương. Như vậy mọi suy nghĩ, mọi phát biểu của ông có tính quan trọng đều phải chặt chẽ, chính xác, khoa học.

Trong đàm phán sắp tới, VN có đáp ứng yêu cầu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức?

Hiếu Bá Linh, tổng hợp
11-10-2018

Đại sứ Đức Christian Berger cho biết tin về cuộc đàm phán sắp tới với VN tại Berlin. Đứng phía sau là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Hiện nay Đức vẫn tiếp tục tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Đức đã 3 lần ra tối hậu thư cho Việt Nam về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Sắp tới Việt Nam sẽ cử một đoàn cấp cao sang Berlin đàm phán nhằm phục hồi toàn diện quan hệ giữa hai nước. Việt Nam có đáp ứng yêu cầu của phía Đức cho Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang Đức hay không?

Sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, chính phủ Đức đã quyết định tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam kể từ ngày 22.09.2017, vì “đối tác chiến lược” Việt Nam đã xúc phạm chính phủ Đức qua hành vi lạm dụng lòng tin, đưa mật vụ vào bắt cóc người ngay giữa thủ đô Berlin, xâm phạm chủ quyền của nước Đức. Kể từ đó quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã bị đóng băng, nằm trong tình trạng căng thẳng kéo dài suốt hơn 1 năm nay, cho đến nay Đức vẫn tiếp tục duy trì việc tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Mới đây, tối thứ sáu ngày 5/10/2018 vừa qua trong buổi tiệc chiêu đãi do Đại sứ quán Đức tại Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm Quốc khánh Đức (ngày 3 tháng 10 hàng năm), ông Đại sứ Đức Christian Berger đã đọc một bài diễn văn, trong đó đặc biệt ông cho biết: Cách đây vài ngày ông đã chuyển thư của chính phủ Đức mời chính phủ Việt Nam cử một đoàn cấp cao sang Berlin đàm phán nhằm khôi phục đầy đủ quan hệ giữa hai nước.

Dưới đây là trích đoạn nguyên văn lời phát biểu (bằng tiếng Anh) của ông Christian Berger, Đại sứ Đức tại Việt Nam:

Cuộc đàm phán cấp cao giữa hai nước sẽ diễn ra tại thủ đô Berlin trong thời gian ngắn sắp tới. Nếu đàm phán thành công, thì quan hệ song phương sẽ trở lại mức hợp tác sâu sắc và toàn diện như trước đây, nhưng hiện nay chưa biết nhân vật nào sẽ dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam đến Berlin đàm phán, có thể là Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hoặc là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn?

Cách đây vài ngày, một nguồn tin từ Bộ Ngoại Đức cho tờ Thoibao.de biết rằng từ hơn một năm nay hai nước Đức và Việt Nam đã làm việc để khôi phục mối quan hệ song phương và đã có một quá trình trao đổi chặt chẽ với nhau kể từ khi đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược vào ngày 22 tháng 9 năm 2017.

Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Đức cũng như chính phủ Đức chưa bao giờ chính thức cho biết về nội dung của những trao đổi với phía Việt Nam. Phía Đức đã đưa ra những yêu cầu gì? Và phía Việt Nam đã đồng ý đáp ứng những đòi hỏi nào của Đức?

Trong thời gian những tháng qua, Việt Nam đã tìm đủ mọi cách và cơ hội để lấy lòng phía Đức. Điển hình là nhân dịp Quốc khánh CHLB Đức vừa qua (ngày 3/10/2018), mặc dù trước đó 1 tháng phía Đức không hề gửi điện chúc mừng Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (ngày 2/9/2018), nhưng cả 3 nhân vật đứng đầu chính phủ Việt Nam đều đã gửi điện chúc mừng:

  • Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã gửi điện mừng tới Tổng thống CHLB Đức Frank-Walter Steinmeier.
  • Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng tới bà Thủ tướng CHLB Đức Angela Merkel.
  • Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi điện mừng tới Bộ trưởng Ngoại giao CHLB Đức Heiko Maas.

Hơn nữa, Việt Nam đã cử Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến tham dự buổi lễ Quốc khánh Đức nêu trên do Đại sứ quán Đức tại Hà Nội tổ chức vừa qua, mặc dù vài tuần trước đó phía Đức chỉ cử một nhân viên cấp Vụ trưởng đến tham dự buổi lễ kỷ niệm Quốc khánh CHXHCN Việt Nam do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức tại Berlin.

Ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ Việt Nam tại Đức, đã bị Bộ Ngoại giao Đức triệu tập trao tối hậu thư về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Ngay từ đầu cho đến nay, chính phủ Đức đã 3 lần ra tối hậu thư cho Việt Nam về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Với những tối hậu thư này, chính phủ Đức đã cho Việt Nam cơ hội cuối cùng trước khi có những biện pháp trừng phạt cứng rắn.

Vậy Việt Nam đã phản ứng và hành xử như thế nào đối với những tối hậu thư của Đức?

Tối hậu thư thứ nhất

Một ngày trước khi chính phủ Đức mở cuộc họp báo (ngày 2/8/2017) công bố lần đầu tiên vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc và ra quyết định trục xuất Nguyễn Đức Thoa -đại diện tình báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức- thì Bộ Ngoại giao Đức đã triệu tập Đại sứ Đoàn Xuân Hưng đến gặp lúc 15 giờ chiều tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Berlin để trao tối hậu thư: Trể nhất đến 12 giờ trưa ngày hôm sau phải đưa ra lời giải thích vụ việc và đồng ý để cho Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức ngay lập tức.

Nếu 2 yêu cầu này được đáp ứng thì chính phủ Đức xem như không có chuyện gì xảy ra, nhưng rất tiếc cuối cùng Đại sứ Đoàn Xuân Hưng theo lệnh trong nước đã im lặng, không trả lời Bộ Ngoại giao Đức và hậu quả là cuộc khủng hoảng ngoại giao kéo dài hơn một năm trời nay vẫn chưa chấm dứt.

Tối hậu thư thứ hai

Vụ bắt cóc này là một “sự vi phạm trắng trợn của luật pháp Đức và quốc tế”. Ngoại trưởng Đức Grabriel tuyên bố rằng Chính phủ Liên bang Đức dự trù sẽ có những biện pháp kế tiếp “trên bình diện chính trị, kinh tế cũng như viện trợ phát triển”. Theo ngôn ngữ thẳng thắng, điều đó có nghĩa rằng Chính phủ Liên bang sẽ không để yên vấn đề này, vì Hà Nội đã làm quá đáng.

Trước những phản ứng mạnh mẻ này, Việt Nam đã cử ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam bí mật sang Berlin gặp và đàm phán với phía Đức.

Một lần nữa chính phủ Đức đã trao cho Việt Nam một tối hậu thư thứ hai và Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn mang về nước tối hậu thư này, trong đó gồm những yêu cầu chính đáng mà phía Đức chờ đợi Việt Nam sẽ đáp ứng, để có thể khôi phục lại mối quan hệ song phương và khắc phục việc vi phạm pháp luật và phá vỡ lòng tin.

Nhưng Việt Nam lại bỏ lỡ cơ hội, hồi cuối tháng 8 năm 2017 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam đã gửi một bức thư hồi đáp cho Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel để giải thích về vụ việc Trịnh Xuân Thanh, trong thư Việt Nam vẫn khăng khăng một giọng điệu là Trịnh Xuân Thanh đã tự nguyện về nước đầu thú.

Chính vì thế, ngày 22.09.2017 chính phủ Đức ra quyết định tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và trục xuất thêm 1 nhân viên Đại sứ quán tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Bản thông cáo của Bộ Ngoại Đức nêu rõ: “Chính phủ Việt Nam cho đến nay chưa đưa một lời xin lỗi nào, và cũng không cam kết đảm bảo trong tương lai sẽ không có hành động tương tự vi phạm trắng trợn công pháp quốc tế. Việt Nam cũng không cam kết là sẽ xử lý những người có trách nhiệm về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Vì lí do cho tới nay phía Việt Nam hoàn toàn không đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi cũng như không thừa nhận việc vi phạm pháp luật và phá vỡ lòng tin nên chúng tôi buộc phải áp dụng các biện pháp tiếp theo”.

Kể từ thời điểm này quan hệ giữa Đức và Việt Nam đã xuống mức thấp nhấp chưa từng có trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Sau đó chính phủ Đức còn tạm đình chỉ hiệp định giữa hai nước về việc miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao Việt Nam.

Ngày 22.9.2017 Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Đức, ông Breul, thông báo “chính phủ Đức quyết định tạm đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam”

 

Tối hậu thư thứ ba

Gần 4 tháng sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra và 2 tháng sau khi Đức cắt đứt quan hệ đối tác chiến lược, ngày 20/11/2017 Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã có một cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM tại Myanmar.

Lần này chính tay Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã trao tối hậu thư thứ ba cho Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh. Ông Wolfgang Maning, Phó Đại sứ Đức tại Hà Nội cho biết, trong cuộc hội đàm Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã đưa cho Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh một bản lộ trình (roadmap), trong đó bao gồm những yêu cầu của phía Đức mà phía Việt Nam cần phải thực hiện để hàn gắn những đổ vỡ trong mối quan hệ giữa hai nước do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gây ra.

Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã đem tối hậu thư này về trong nước để lấy ý kiến quyết định, có nhiều dấu hiệu cho thấy chính phủ Hà Nội đã “xuống nước” cam kết với chính phủ Đức sẽ đáp ứng những yêu cầu trong bản lộ trình (roadmap).

Hôm 30.6.2018 tại Berlin, ông Nguyễn Hữu Tráng, Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã tiết lộ cho tờ Thoibao.de biết:

Chính phủ hai nước từ cuối năm ngoái, từ cuối tháng 12 năm ngoái (2017) đã có thỏa thuận lộ trình để xử lý vấn đề này, để đưa quan hệ hai nước trở lại bình thường.

Về cơ bản cho đến nay cả hai bên đều trao đổi rất thẳng thắn với nhau, phía Việt Nam cũng đáp ứng một số yêu cầu của Đức nêu ra, đặc biệt trong thỏa thuận tháng 12 năm ngoái (2017) với Đức đã có thỏa thuận không công bố, … không thể nói công khai những gì chúng ta đã làm, phía Đức đã làm, hay là phía Đức nói gì với Việt Nam, Việt Nam nói gì với họ, cái đó đã nằm trong thỏa thuận giữa hai Bộ Trưởng ngoại giao từ tháng 12 năm ngoái (2017)”.

Bộ Ngoại giao CHLB Đức đã nhiều lần trả lời báo chí rằng “Kể từ vụ bắt cóc, chúng tôi đã tiến hành một quá trình trao đổi chặt chẽ với phía Việt Nam. Họ biết rõ phải làm gì để sửa chữa những thiệt hại gây ra cho mối quan hệ song phương”, nhưng Bộ Ngoại giao CHLB Đức cũng không tiết lộ những nội dung thỏa thuận.

Trong nước có một số nguồn tin cho rằng trong các thỏa thuận đạt được giữa hai nước nhằm hàn gắn mối quan hệ song phương là một số nhà hoạt động nhân quyền-dân chủ trong danh sách hàng trăm công dân Việt Nam bị công an cấm xuất cảnh “được phép” xuất cảnh trở lại. Quả thật có một số người đã được Bộ Công an trả lại hộ chiếu.

Trong Thảo luận Bàn tròn của đài BBC hôm 03/05/2018, nhà báo Mạc Việt Hồng từ Warsaw, Ba Lan nêu ý kiến:

Tôi không tin rằng phía Đức sẽ tìm được sự chân thành nhận lỗi để mà xin lỗi từ phía Việt Nam đâu vì tôi nghĩ cái đó là hơi khó nhưng sự nhún nhường thì có thể. Gần đây tôi có nhận được một số thông tin rằng một số nhà hoạt động trong nước nhận lại được hộ chiếu, được rút lại lệnh cấm xuất cảnh và nhận được visa. Có thể đó là tác động từ Đại Sứ quán Đức ở Việt Nam.

Và có thể có thêm một số sự nhún nhường nữa như là giảm bản án hoặc phóng thích trước thời hạn cho một số tù nhân lương tâm. Có thể Việt Nam sẽ cần đổi chác qua những thứ như vậy“.

Hồi đầu tháng 8 năm nay, luật sư Nguyễn Văn Đài và người cộng sự Lê Thu Hà được phóng thích, đưa thẳng từ nhà tù sang Đức. Vợ luật sư Đài, bà Vũ Thị Minh Khánh cũng được đi cùng chồng sang Đức. Báo chí Đức nói rằng, đây là một trong những điểm nằm trong danh sách đáp ứng ngoại giao của Việt Nam đối với Đức. Hà Nội hy vọng rằng qua việc trả tự do cho các trường hợp này, quan hệ ngoại giao với Đức và EU sẽ được cải thiện, nhật báo Frankfurter Allgemeine viết. Trong cuộc họp báo chính phủ Đức hôm 08/06/2018 tại Berlin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố: “Chúng tôi coi đây là một bước đi nhân đạo đáng chú ý của phía Việt Nam và cũng là một tín hiệu tốt đối với cộng đồng quốc tế”.

Trịnh Xuân Thanh có được trao trả về Đức hay không?

Có thể nói, cuộc đàm phán sắp tới tại Berlin là giai đoạn cuối của bản lộ trình (roadmap) sau khi Việt Nam có những nhượng bộ sâu rộng, đáp ứng một số yêu cầu của phía Đức trong 10 tháng qua. Một trong những nhượng bộ mà ai cũng thấy rõ Việt Nam đã không kết án tử hình Trịnh Xuân Thanh.

Nếu đàm phán sắp tới tại Berlin thành công, thì quan hệ giữa hai nước có thể sẽ được phục hồi, kể cả việc nối lại quan hệ đối tác chiến lược. Nhưng một trong những điểm khó khăn trong cuộc đàm phán là Việt Nam có đáp ứng yêu cầu của phía Đức cho Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang Đức hay không?

Trước đây 4 tháng, báo chí Đức đưa tin Trịnh Xuân Thanh có thể sắp được xuất cảnh sang Đức. Căn cứ vào nhiều nguồn khác nhau, tờ Frankfurter Allgemeine, một nhật báo tầm vóc liên bang và có uy tín nhất nhì nước Đức, ra ngày thứ bảy 09/06/2018, đã đưa tin rằng chính phủ Hà Nội đã cam kết với chính phủ Đức cho phép Trịnh Xuân Thanh được xuất cảnh sang Cộng hòa Liên bang Đức sau khi phiên tòa ở Berlin xét xử nghi can mật vụ Nguyễn Hải Long kết thúc.

Thậm chí bài báo còn nói Trịnh Xuân Thanh và con trai Trịnh Hùng Cường có lẽ sẽ được sang Đức vào đầu năm 2019, đúng vào thời điểm theo như dự định Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu có hiệu lực, nhưng chỉ khi nào Cộng hòa Liên bang Đức không thực hiện quyền phủ quyết của mình trong Hội đồng châu Âu.

Tuy nhiên, nếu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức, thì nhà cầm quyền Hà Nội làm sao trả lời những thắc mắc của dư luận trong nước: Tại sao lại thả một kẻ đã bị 2 án tù chung thân mà phải mất rất nhiều thời gian công sức thì mới bắt được? Phải giải thích thế nào với những người dân đang hồ hởi, phấn khởi coi việc bắt được Trịnh Xuân Thanh là một thành công lớn trong chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Như vậy Việt Nam rất khó lòng mà chấp nhận cho Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang Đức, nhưng nếu không đáp ứng yêu cầu này của phía Đức, thì chắc chắn vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh sẽ không bao giờ được khép lại, vì bà Isabel Schlagenhauf, luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh, chắc chắn sẽ không để yên cho chính phủ Đức.

Trong một bài khảo luận, giáo sư Hoàng Xuân Phú tại đại học Heidelberg – Đức đã nhận định rằng khi 2 nước giải quyết vấn đề, cần phải tính đến yếu tố luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh. Chính phủ Đức có thể thỏa hiệp vì những mục tiêu và quyền lợi khác nhau, nhưng luật sư Đức của TXT thì chỉ có mục tiêu duy nhất, gắn liền quyền lợi bản thân, đó là thân chủ của mình được xuất cảnh sang Đức.

Do đó khúc mắc hiện nay không chỉ nằm ở mối quan hệ giữa chính quyền Việt Nam với chính quyền Đức, mà còn ở mối quan hệ giữa luật sư Đức của TXT với chính quyền Đức. Luật sư Việt Nam có thể bị chính quyền khống chế, nhưng luật sư Đức chỉ phục tùng pháp luật Đức, Chính phủ Đức không thể chi phối họ. Chính quyền Đức có thể thỏa thuận và nhượng bộ với chính quyền Việt Nam, nhưng nếu thỏa thuận ấy vi phạm pháp luật Đức, thì luật sư Đức của TXT sẽ không để yên, sẽ kiện Chính phủ Đức. Ở Đức, luật sư thắng kiện Chính phủ là điều có thể, lại rất vinh quang, được tiếng tăm tốt cho nghề nghiệp, vậy thì đâu dễ bỏ qua.

Đó cũng chính là một trong những lý do tại sao chính phủ Đức ngay từ đầu cho đến nay luôn luôn yêu cầu Việt Nam hãy để Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức.

Ngoài ra trong thời gian vài tháng gần đây các đảng đối lập đã đưa vấn đề Trịnh Xuân Thanh ra Quốc hội Liên bang Đức, gần nhất là hôm nay ngày 11/10/2018 đảng Linke (đảng Cánh tả) đã đưa vấn đề này ra Quốc hội sau khi bản câu hỏi của đảng Linke được Quốc hội trả lời. Trước đó ngày 12/09/2018 đảng Grüne (đảng Xanh) cũng nêu ra những câu hỏi yêu cầu Quốc hội trả lời.

Nói tóm lại, trong cuộc đàm phán với Việt Nam sắp tới đây tại Berlin chính phủ Đức trước khi đi đến một thỏa thuận hay nhượng bộ nào, đều phải luôn luôn lưu ý và cân nhắc đến 2 yếu tố: Bà Schlagenhauf, luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh và các đảng đối lập trong Quốc hội Liên bang Đức.

Bê bối chính trị tại Victoria Úc và chuyện “Vành đai và Con đường”

Nguyễn Quang Duy

20-6-2020

Thủ hiến Daniel Andrew và Lãnh đạo Lao động liên bang Anthony Albanese đang đối mặt với phản ứng dữ dội từ các công đoàn Victoria. Nguồn: AAP

Những bằng chứng mua bán chức quyền vừa được báo The Age và Chương trình 60 Minutes của đài ABC phanh phui, khiến ông Daniel Andrews, Thủ hiến Victoria, phải sa thải một bộ trưởng, hai bộ trưởng xin từ chức và nhiều chính trị gia đảng Lao Động tại Victoria đang bị cảnh sát và Ủy Ban chống tham nhũng điều tra.

Vở diễn nhạt nhòa

Tương Lai

22-10-2018

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 53

Ngồi trên xe quay về từ một đám tang, HTM nhắc chuyện ký vào thư gửi Quốc hội sẽ họp ngày 22.10.2018, đòi ứng viên chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cần công khai tài sản trước khi quốc hội bỏ phiếu. Pha chút hài hước, HKB nhắc lại câu chuyện đã kể nhiều lần: “nghệ sĩ BT có lần vừa cười vừa nói với tôi, các vị ấy cứ diễn kịch hoài nhưng chúng tôi đâu có lạ, họ diễn đâu bằng chúng tôi được, họ định thay nghề của chúng tôi sao? Làm chi chuyện ấy cho mệt”!

Bàn về giải pháp cứu nguy

Nguyễn Đình Cống

28-6-2020

Gần đây trên một số trang báo mạng đăng tài liệu “Nguy cơ và giải pháp cứu nguy cho Đảng”, được cho là “tài liệu mật” trong nội bộ đảng CSVN do phe đa số đảng viên nghèo trong đảng lưu hành nội bộ. Nội dung gồm 2 phần: I- Nguy cơ và những vấn nạn nổi cộm. II- Giải pháp cứu nguy.

Các Cuộc Tranh Quyền Tại Sài Gòn – CIA và Chính Phủ Ngô Đình Diệm

Tác giả: Thomas L. Ahern, Jr.

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

26-10-2018

Lời dịch giả: Ngày 26 tháng 10 năm 2018 là kỷ niệm 62 năm ngày Quốc Khánh 26 tháng 10 năm 1956, Quốc Hội Lập Hiến công bố Hiến Pháp thành lập Chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà. Trong khi phe thắng cuộc đến nay vẫn còn tuyên truyền chế độ miền Nam là tay sai cho đế quốc Mỹ, ông Ngô Đình Diệm được Mỹ trọng dụng và cho phép Mỹ xâm lăng, thì tài liệu mới giải mật của CIA chứng minh ngược lại: Tổng thống Diệm không được Tổng thống Eisenhower tín nhiệm trong vai trò lãnh đạo đất nước.

Hẩu lốn

Mạc Văn Trang

3-7-2020

Dân dã thường gọi hẩu lốn, hổ lốn hay tạp pí lù là những món trộn lẫn đủ thứ tạp nham, tuỳ ý, chẳng theo một thể thống nào…

Trump đã giúp Trung Quốc như thế nào?

Project Syndicate

Tác giả: Yu Yongding

Dịch giả: Mai V. Phạm

30-10-2018

LTS: Trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung leo thang, để có cái nhìn đa chiều về những gì đang diễn ra và ảnh hưởng tới hai nước, cũng như các nước xung quanh, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông Yu Yongding, cựu Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Thế giới Trung Quốc, đăng trên tạp chí Project Syndicate.

“Ngài là thiên sứ được Chúa sai xuống để lãnh đạo nước Mỹ”: Đi vào thế giới của sự sùng bái cá nhân… (Phần cuối)

Vanity Fair

Tác giả: Jeff Sharlet

Dịch giả: T.Vấn

9-7-2020

Tiếp theo: Phần giới thiệu  —  phần 1phần 2phần 3phần 4

Trong mỗi cuộc tập họp vận động tranh cử của Trump, đều có một cảnh tượng độc đáo lúc Trump bắt đầu điểm mặt kẻ thù. Không phải Hillary Clinton hay Joe Biden, hay những di dân Mexico, mà là nhóm nhỏ những người ngồi trong cái chuồng sắt trong khu vực gần diễn đài (nơi dành cho các ký giả – người dịch). Bọn này toàn là “những kẻ rất xấu”, “bọn cặn bã”, “những tên dối trá”. Hãy nhìn chúng kìa!”. Trump vừa lên giọng, vừa lấy tay chỉ về chỗ những ký giả.