8-4-2021
Cô em inbox: Thầy S hiền lắm. Thầy Núi Sắt mà cô em nói là người sắp ngồi cái ghế nóng ở Đại Cồ Việt í.
BTV Tiếng Dân
Tin Biển Đông
Báo Tuổi Trẻ có bài: Trung Quốc ‘mượn gió bẻ măng’ ở Biển Đông. Nhằm viện cớ cho cuộc tập trận của TQ dự kiến kéo dài suốt tháng 4/2021 ở khu vực bán đảo Lôi Châu, Hoàn Cầu Thời báo khẳng định cuộc tập trận để tưởng niệm sự kiện một phi công TQ tử nạn sau khi điều khiển máy bay tiêm kích đâm vào một máy bay do thám Mỹ cách đây 20 năm.
Mạc Văn Trang
2-4-2021
Có mấy người nhắn cho tôi, bảo sao không lên tiếng về vụ cô giáo Nguyễn Thị Tuất ở trường Tiểu học Sài Sơn B huyện Quốc Oai, Hà Nội. Xem qua báo chí, lướt mạng xã hội thấy tràn ngập thông tin, bài viết bàn nát ra rồi, nhưng vẫn rối bời!
2-4-2021
Không chỉ cuộc thi sáng tạo KHKT đang đầy tai tiếng. Hầu hết các cuộc thi trong môi trường giáo dục VN đều có vấn đề, từ thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, tỉnh, thành phố đến cuộc thi học sinh giỏi quốc gia. Chúng bất thường và ngày càng kỳ dị từ khâu “luyện thi” mà ngày nay nhiều giáo viên gọi là “luyện gà”, và không ngần ngại gọi gà của cô A, thầy B, gà của trường XYZ…; đến khâu làm đề, chấm thi, và rất nhiều hậu quả sau khi công bố giải.
Nguyễn Hoàng Ánh
31-3-2021
Bộ GD-ĐT vừa công bố 91 dự án đoạt giải trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2020 – 2021. Trong số đó, 12 đề tài giành giải nhất làm “dậy sóng” ở một số diễn đàn về giáo dục, khoa học trên mạng xã hội.
29-3-2021
Chúng ta hay nghĩ về sự đàn áp trong môi trường giáo dục bằng hình dung về những “trù dập” như kiểm tra, thanh tra, kỷ luật, chuyển lớp, cho đi “dọn vệ sinh”… như trường hợp của cô giáo Tuất ở Sài Sơn mà dư luận đang dậy sóng; nhưng chừng ấy chưa đủ và chưa chạm đến chỗ sâu nhất của tình trạng nô dịch trong giáo dục ngày nay.
Trân Văn
24-3-2021
Cuối cùng, ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Việt Nam cũng đã lên tiếng về Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên (CC CDNN giáo viên). Theo đó, đến cuối tháng này, Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) phải có báo cáo cụ thể về các loại chứng chỉ mà ngành GDĐT xem như yêu cầu mà giáo viên các cơ sở giáo dục công lập phải đạt (1).
***
Câu chuyện về CC CDNN giáo viên trở thành lùm xùm sau khi Bộ GDĐT ban hành bốn Thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn, chức danh đối với giáo viên tất cả các cấp từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Theo đó, muốn được công nhận là giáo viên, giáo viên phải có… CC CDNN giáo viên.
Tuy học phí đóng cho các lớp CC CDNN giáo viên không rẻ (tối thiểu là 2,5 triệu đồng), nội dung lại không hữu dụng nhưng giáo viên các cấp, bất kể đã đứng trên bục giảng bao nhiêu năm vẫn lũ lượt ghi danh để lấy CC CDNN giáo viên. Họ không có lựa chọn nào khác nếu muốn được hệ thống công quyền công nhận họ là… giáo viên!
Đã có rất nhiều nơi, nhiều người, kể cả đại biểu quốc hội lên tiếng cả về sự phi lý của CC CDNN giáo viên lẫn các qui định liên quan tới thăng hạng giáo viên (chẳng hạn muốn được công nhận là “Giáo viên trung học cơ sở hạng nhất”, giáo viên phải có học vị thạc sĩ) cho dù đã từng vượt qua kỳ thi thăng hạng trước đó…
Trước phản ứng của công chúng, đại diện Bộ GDĐT – nơi ban hành bốn Thông tư là nguyên nhân khuấy động dư luận về CC CDNN giáo viên – giải thích: Bốn Thông tư ấy nhằm hướng dẫn thi hành Luật Viên chức trong lĩnh vực GDĐT nhưng giáo viên nên chờ… cụ thể của Bộ GDĐT, các Sở GDĐT và Phòng GDĐT.
Nói cách khác, bốn Thông tư… hướng dẫn thi hành… Luật Viên chức trong lĩnh vực GDĐT, do chính Bộ GDĐT ban hành vẫn cần được… nghiên cứu để đưa ra các… hướng dẫn khác nữa. Hàng triệu giáo viên đã, đang và sẽ tiếp tục dắt díu nhau đi theo những hướng dẫn mà nơi có quyền hướng dẫn thú nhận là… chưa biết cụ thể thế nào (2)!
Trên thực tế, CC CDNN giáo viên chỉ là một trong hàng loạt yêu cầu về… “chuẩn” đặt ra đối với giáo viên. Trong ba năm vừa qua, để được công nhận là… viên chức trong lĩnh vực GDĐT, mỗi giáo viên đã phải chứng minh họ hội đủ… 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí. Theo một… Thông tư có hiệu lực từ 2018, đến giờ, năm nào giáo viên cũng phải nộp ảnh, bản sao các loại văn bằng, chứng chỉ, kế hoạch, giáo án, phiếu dự giờ,… để chứng minh họ hội đủ… 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí!
Sắp tới, bởi hệ thống công quyền hướng tới… hiện đại hóa, thay vì nộp các bản sao, giáo viên sẽ phải tập hợp bằng chứng và đưa chúng lên một trang web của Bộ GDĐT. Tuy nhiên, do Bộ GDĐT chưa… hướng dẫn, giáo viên chưa biết phải làm thế nào để tạo ra bằng chứng, chứng minh, họ đạt những tiêu chí kiểu như: Không mặc trang phục hoặc có lời nói phản cảm, không làm các việc vi phạm đạo đức nhà giáo. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường (3)…
***
Giáo viên không phải là đối tượng duy nhất “lên bờ, xuống ruộng” vì các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan tới… chức danh nghề nghiệp. Trong hàng chục năm qua, viên chức tất cả các cấp muốn trụ hạng, thăng hạng, nâng ngạch phải có đủ thứ chứng chỉ từ ngoại ngữ, tin học đến chức danh nghề nghiệp… Mãi tới tuần trước, Thủ tướng Việt Nam mới yêu cầu các bộ, ngành xem xét sửa đổi những quy định vốn bất cập về các loại chứng chỉ liên quan tới tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm,…
Dẫu báo chí Việt Nam ca ngợi chỉ đạo vừa kể nhận được sự đồng thuận của đội ngũ viên chức trên cả nước vì có rất nhiều chứng chỉ không thực chất, lâu nay vẫn được ví là những “giấy phép con” hành đội ngũ công chức, viên chức (4) nhưng những ai, hệ thống nào tạo ra Luật Viên chức và hàng loạt Nghị định, Thông tư liên quan tới quản lý, đánh giá công chức, viên chức?
Trước, nhìn vào thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam có thể thấy Luật Viên chức và các Nghị định, Thông tư liên quan tới tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức hiệu quả tới đâu. Giờ, ngắm các thứ “chuẩn” và nghe tâm sự của các viên chức, có thể biết thêm, viên chức cũng “lên bờ, xuống ruộng”!
Lấy gì bảo đảm hệ thống chính trị, hệ thống công quyền với tâm và tầm như thế có thể tự điều chỉnh?
Chú thích:
(1) Thủ tướng yêu cầu sửa quy định về chứng chỉ thăng hạng giáo viên (Web CP)
(2) Đổ xô học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Sẽ kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét lại (TT)
(3) Giáo viên đau đầu tìm minh chứng không vi phạm đạo đức theo yêu cầu của Bộ (GD)
(4) Rà soát tổng thể để loại bỏ những chứng chỉ không thực chất (LĐ)
13-3-2021
Giới thiệu: Tôi đã nhiều lần thể hiện sự phê phán đối với giáo viên – khi xét thái độ “trí thức” của họ trước xã hội và thời cuộc. Còn ở đây sẽ trình bày từ một góc nhìn khác. Những điều dưới này có thể không giống nhau trong tất cả các trường học ở VN, tuy nhiên ít nhất nó đã và đang diễn ra ở những những môi trường mà tôi vừa từ giã. Và tất nhiên nó chưa bao giờ là thiểu số, nếu không muốn nói rằng, xét về bản chất của nền giáo dục, chúng là cùng một màu.
***
Ngày nay, không mấy người còn ngần ngại khi dùng 2 chữ “thợ dạy” để gọi những người làm nghề giáo. Tại sao thế?
Bên cạnh rất nhiều lý do mà chúng ta có thể chỉ ra, như thu nhập thấp, bị kiểm duyệt và định hướng, bị hệ thống thi cử ràng buộc v.v.., thì còn một lý do khác nữa mà ít người để ý để cảm thông và tranh đấu: Bị tước đoạt thời gian. Chúng ta luôn hình dung rằng công việc của một người giáo viên là “đi dạy”, nhưng không phải chỉ có thế.
Tôi sẽ sơ lược ra đây vài nét. Soạn giáo án, lên lịch báo giảng (cả trên vnedu và dán trên bảng của trường), chấm vở (bắt buộc 5-10 học sinh/lớp/tuần), soạn đề kiểm tra (có ma trận đề, đáp án), chấm bài kiểm tra, chấm bài thi thử, họp tổ chuyên môn (2 tuần 1 lần), họp hội đồng sư phạm (1 tháng 1 lần), họp đoàn, họp chủ nhiệm, lao động tập thể, đi dự giờ, thao giảng, tham gia các cuộc thi đủ loại v.v.. Đó là vẫn chưa nhắc gì tới việc “dạy học”, cái việc gần như chính đáng duy nhất của người giáo viên.
Bây giờ nói cụ thể một trong số những việc trên: Soạn giáo án.
Đi dạy thì yêu cầu có “giáo án” là hợp lý rồi, nhưng cái giáo án ấy như thế nào thì Ta và Tây là cả hai thế giới cách biệt. Ở nhiều trường phổ thông, một bài (ví dụ) ba tiết thì Ban giám hiệu bắt soạn thành ba giáo án. Ở mỗi giáo án ấy phải đảm bảo đủ 5 bước lên lớp với cột ngang cột dọc hoa mắt. Mỗi giáo viên phải soạn nhiều loại giáo án, như giáo án chính khóa, giáo án luyện thi THPTQG (học thêm bắt buộc), giáo án luyện thi Học sinh giỏi, giáo án chủ nhiệm.
Nếu một giáo viên dạy trung bình khoảng 6 lớp (chính khóa), hai lớp luyện thi THPTQG, và phụ trách một đội tuyển thì số lượng giáo án trong mỗi tuần phải soạn tới 21 cái. Chỉ nội việc cắt dán, đổi tên lớp, đổi tên ngày giờ, ghi phần “rút kinh nghiệm” cuối mỗi trang giáo án ấy là đã khủng hoảng rồi, chứ đừng nói chuyện ngồi đó mà đọc, nghiền ngẫm và viết ra. Mỗi khi có học sinh bị điểm kém phải lập tức gọi điện về cho cha mẹ, nếu kiểm tra mà phát hiện giáo viên chưa gọi thì sẽ bị cảnh cáo, trừ điểm thi đua…
Giờ đến hồ sơ giáo viên, liệt kê sơ bộ: sổ dự giờ, sổ kế hoạch cá nhân, kế hoạch dạy học, sổ hội họp (mỗi mảng có 1 sổ riêng), sổ theo dõi rèn luyện và học tập chính khóa, sổ theo dõi và rèn luyện học tập luyện thi, giáo án chính khóa, giáo án luyện thi, giáo án bồi dưỡng chuyên đề, tệp hồ sơ lưu các văn bản của nhà trường và cấp trên. Kinh khủng hơn, còn có cả cái gọi là “Sổ tự học tự rèn”, có quy định mỗi tuần mỗi tháng phải ghi được bao nhiêu trang, và phải VIẾT TAY, đánh máy không được chấp nhận.
Năm ngoái, trong một lần kiểm tra hồ sơ, tôi đã đếm được 32 cuốn sổ. Thú thực tôi không bao giờ có thể làm nổi những thứ giấy tờ này. Nếu bỏ hẳn việc đi dạy chỉ để chuyên tâm hoàn thiện những hồ sơ ấy thì có lẽ tôi cũng không bao giờ được xếp loại “đạt”, chứ đừng nói vừa dạy cả chục lớp lại vừa có một bộ hồ sơ đẹp đến thế. Vì vậy, thật lòng, tôi vô cùng kính nể những người đồng nghiệp của mình. Tôi không biết họ đã làm chúng vào lúc nào…
Đứng bên trên hàng núi hồ sơ sổ sách và một biển công việc như vậy là thanh tra, kiểm tra toàn diện từ cấp tổ, cấp trường, cấp phòng /sở; bị dự giờ và dự đột xuất, bị tổ giám thị rình mò ghi sổ, bêu tên trên bảng thông báo của trường mỗi sáng thứ 2. Sau đó sẽ dồn tất cả vào cuộc họp hội đồng sư phạm để mang ra phê bình, chỉ trích, nâng quan điểm, chụp mũ, đe dọa (cắt thưởng, đuổi việc). Đó là những “lỗi” gì? Có rác trong hộc bàn (học sinh), không kéo rèm cuối buổi học, “lớp ồn”, không đeo cà vạt, ngồi dạy (phải đứng dạy, không được ngồi), cho học sinh ra ngoài trong tiết học v.v.. Tất cả những lỗi này sẽ lấy làm cơ sở để xét thi đua, đánh giá “chuẩn nghề nghiệp” giáo viên.
Chúng ta hãy hình dung, với một khối lượng công việc như thế thì giáo viên sẽ đầu tư chuyên môn vào lúc nào? Gần như không ai có thể đọc sách hay suy tư gì nữa. Họ bị cuốn đi như một cọng rác giữa dòng nước lũ. Không có thời gian để nhìn lại, thậm chí không còn biết được thực chất công việc mình đang làm là cái gì.
Áp lực từ phía học sinh, phụ huynh, xã hội, và nhất là lãnh đạo trường (hiệu trưởng hiệu phó) luôn đặt người giáo viên trong một trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, rã rời. Tất nhiên không ai có đủ thời gian, tâm trí và sức lực để hoàn thành chỉn chu chừng ấy công việc, và thế là họ phải đối phó, đối phó và đối phó. Càng siết chặt, đối phó càng tinh vi. Càng chuyên chế, đối phó càng phổ biến.
Trước áp lực thành tích, người lãnh đạo đặt ra hàng chục thứ quy định và yêu cầu nhưng lại không thể quản lý được nhân viên của mình xem họ có thực hiện hay không. Và thế là người ta dùng nỗi sợ hãi để cai trị. Họ sẽ lâu chộp lấy một giáo viên và hành cho ra bã, rồi mang ra trước hội đồng để “nêu gương”. Tất cả đều bị đặt trong tình trạng bị đe dọa và nguy hiểm. Tất cả đều căng thẳng. Giáo viên vừa sợ vừa căm ghét, nhưng lại không thể từ bỏ. Họ lết mình lên lớp rồi lết mình về.
Nhưng với cách quản lý dựa vào quyền uy cá nhân này thì chỉ những giáo viên viên “khó ưa” mới bị “để ý” và trừng trị, còn một khi đã được lòng lãnh đạo thì “củ ấu cũng tròn”. Những ai có chút trung thực thẳng thắn mà “ý kiến” trước những bất cập thì liền bị cho vào danh sách chống đối, thuộc thành phần không ngoan và bao giờ cũng bị phân biệt đối xử và “chăm sóc” cho đến khi mềm nhũn ra mới thôi.
Người giáo viên, như tôi thấy, tuyệt nhiên không còn thời gian để sống. Phải bỏ mặc gia đình, con cái, bỏ mặc những nhu cầu cá nhân để mưu sinh một cách cực nhọc bằng cái “nghề cao quý nhất trong những nghề quý” này. Trung bình, ngày dạy 2 buổi, nếu có dạy đội tuyển hsg thì thành 3 buổi. Tối về họ sẽ phải làm cái đống giấy tờ vô ích kia, rồi chấm bài, rồi cập nhật cả giáo án, tài liệu, điểm số lên các trang điện tử do lãnh đạo quản lý. Nếu chậm trễ, “hãy đợi đấy”.
Ở nhiều trường phổ thông, nhất là các trường chuyên, liên tục thi thử THPTQG cho tất cả các khối lớp. Nó là một nỗi kinh hoàng của việc coi thi, chấm thi, nhập điểm.
Đương trong lúc đó, những người “lãnh đạo” của trường thì “ngồi mát ăn bát vàng”. Gần như không phải làm gì ngoài việc thu thập tin đồn từ hệ thống “mật thám” để “răn đe” tất cả giáo viên. Họ sẽ dùng cả diễn ngôn quyền lực lẫn diễn ngôn đạo đức để “quản lý”. Đồng thời, trong khi ngồi xơi nước, thì họ bắt giáo viên nai lưng dạy thêm để họ nghiễm nhiêm thu phần trăm bỏ túi.
Tất cả đều phải làm việc quần quật như những lao động khổ sai để cho một thiểu số thỏa mãn tính háo danh và hám lợi. Trong khi đó, giáo viên và học sinh đều mỏi mệt, chán chường, lê lết. Tuy nhiên, cứ tổng kết một học kỳ/ năm học thì các nhà lãnh đạo lại ra rả đọc thành tích với những ngôn từ rực rỡ như “chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày hôm nay”.
Những quyền cơ bản của con người gần như bị cướp trắng. Đến cái quyền được làm nghề một cách đúng nghĩa cũng không còn nữa. Họ bị biến thành thợ dạy, không hơn không kém. Đời sống tinh thần không những nghèo kiệt mà còn đau đớn đến tê liệt.
Trước những phản ánh của dư luận, bộ giáo dục đã ra quy định về hồ sơ để giảm áp lực cho giáo viên, nhưng chính bộ này cũng không giám sát được việc thực hiện nó ở các trường PT. Bộ giáo dục cũng đã tung ra nhiều văn bản hướng dẫn về đổi mới giáo dục, nhưng cũng chính bộ này đã đánh trống bỏ dùi. Tất cả mọi việc chỉ còn biết phụ thuộc vào “lòng tốt” của hiệu trưởng. Và như thế, mọi thứ nhiêu khê, mọi sự sai trái, hư hỏng vẫn còn nguyên ở đó, thậm chí ngày càng trầm trọng hơn.
Đến bây giờ, có lẽ điều sợ nhất của tôi là 2 chữ “ổn định” – “Làm giáo viên thì cuộc sống ổn định”. Nhưng đó là sự ổn định của cái chết, nằm im và mục ra. Chỉ duy nhất sự phân huỷ từ bên trong là đang sục sôi – âm thầm mà dữ dội.
Trước tình trạng này, chúng ta thấy giáo viên đáng thương và cần được bênh vực, nhưng dù sao họ cũng là người lớn là “trí thức”, họ phải có trách nhiệm với đời mình bằng cách tự mở mồm ra. Nhưng trớ trêu thay, nơi hứng chịu sự hủy hoại sau cùng lại không phải là người giáo viên, mà chính là học sinh – cái mà người ta vẫn ngày ngày hô lớn là “trung tâm”, là “tương lai đất nước”. Đó mới chính là lý do mà chúng ta phải lên tiếng và hành động trước khi mọi thứ tan rữa hoàn toàn.
9-3-2021
Bài 3: Giáo dục hay cái chợ xổm?
Định dừng lại chủ đề này, chỉ vì lý do tôi viết vì quyền lợi của giáo viên phổ thông, nhưng đa số giáo viên phổ thông dù thích nhưng không dám like, không dám chia sẻ. Hàng triệu giáo viên vẫn phải lo đi học bồi dưỡng, đến mức nhiều người chỉ còn một vài năm nữa nghỉ hưu vẫn phải nộp tiền đi học vì sợ mất việc, mất… lương hưu.
7-3-2021
Bộ GD&ĐT đưa hai môn tiếng Hàn và tiếng Đức vào “rỗ ngoại ngữ 1” dạy thí điểm chắc chắn có hợp đồng với “đối tác nước ngoài”, vì cả nước chỉ có Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội dạy cử nhân sư phạm tiếng Hàn. Cho nên, nếu đối tác ngưng hợp tác, thì học sinh chọn ngoại ngữ 1 là tiếng Hàn chỉ biết ngậm củ sâm và khóc tiếng… Triều Tiên!
5-3-2021
Tiếp theo bài 1
Bài 2: Chương trình và tài liệu dạy học
Từ năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hàng loạt các Quyết định ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Theo đó, các trường sư phạm được giao trách nhiệm thực hiện, chỉ trong một thời gian cực ngắn. Cuối tháng 6 họp triển khai, đến tháng 9 thì chào hàng, tuyển sinh và mở lớp.
5-3-2021
Hôm nay, được biết Bộ GD-ĐT đã quyết định đưa môn tiếng Hàn thành ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12. Lòng tự hỏi không biết bao giờ mới xoá bỏ được tâm thế lệ thuộc?
5-3-2021
Bộ GD&ĐT ra Quyết định “Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn, tiếng Đức hệ 10 năm thí điểm” bằng tiếng Việt mà toàn dân Việt và cả báo chí Việt đều hiểu lầm rằng: Tiếng Hàn và tiếng Đức sẽ là môn học bắt buộc!
4-3-2021
Sáng nay các báo đồng loạt đăng tin Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định bắt buộc học sinh từ lớp Ba phải học tiếng Đức, tiếng Hàn. Dư luận hoảng hốt, tôi cũng hoảng hốt. Lẽ nào kết quả học tiếng Anh qua kỳ thi tốt nghiệp THPT năm vừa rồi đội sổ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chuyển hướng cho trẻ em sang học tiếng Hàn, tiếng Đức dễ hơn?
3-3-2021
Thực ra đây không phải là bài mở đầu. Tôi đã có hai bài viết về loại đào tạo, bồi dưỡng này. Bắt đầu từ bài này, tôi muốn cấp trên và mọi người có cái nhìn hệ thống và toàn diện hơn.
28-2-2021
Tôi không phản đối chủ trương chuẩn hoá hay nâng cao trình độ cho ngành giáo dục, và hiển nhiên, không chỉ ở ngành giáo dục mà đến khi phải chuẩn trình độ cho tất cả các ngành thuộc khối nhà nước.
Trịnh Khả Nguyên
26-2-2021
Ngày 18/2/2021, báo VnExpress đăng bài: “Nam sinh tát cô giáo đòi điện thoại – Vì đâu nên nỗi”. Đọc bài báo này, ai cũng lên án hành động côn đồ của nam học sinh đối với cô giáo đang dạy mình. Mọi người đều lắc đầu, ngán ngẩm.
15-2-2021
Vai trò của giáo dục quan trọng như thế nào thì đã được đề cập nhiều nên không nhắc lại ở đây. Chỉ xin trao đổi đôi điều về vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) sau khi đã có danh sách các UVTƯ được bầu tại Đại hội XIII.
Mạc Văn Trang
11-2-2021
Đêm rồi lúc hơn 2 giờ sáng, tôi thức giấc, rồi ngủ lại chập chờn, bỗng mơ gặp Phạm Toàn. Anh cười, nói: Tết này không về liên hoan Nhóm Cánh Buồm à? Tôi giật mình vùng dậy. Bà xã hỏi, sao thế? Mình mơ thấy anh Phạm Toàn đến thăm… Không có gì đâu, ngủ đi. Thế rồi tôi thao thức, phải viết chút gì về Phạm Toàn.
3-2-2021
Dư luận đang quan tâm tới công văn của Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, không giao bài tập về nhà để học sinh được trải nghiệm, tìm hiểu phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cũng như cần được sum họp, vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái cùng gia đình.
Ngô Thế Vinh
27-1-2021
Tưởng niệm 101 năm, ngày sinh Giáo sư y khoa Hoàng Tiến Bảo
Hình 1: Chân dung GS Hoàng Tiến Bảo 1920 – 2008. Hình chụp tại nhà Thầy ở Alhambra ngày Chủ Nhật 30/01/2005 còn 9 ngày nữa là Tết Ất Dậu, nhân dịp các học trò đến chúc Tết Thầy Cô, đa số là lớp YKSG 74-75. Photo by Phạm Xuân Cầu, tư liệu Phạm Anh Dũng, YKSG 74