Đôi lời nhân phát biểu của ông Vũ Đức Đam

Nguyễn Đình Cống

20-11-2020

Vừa rồi, tại cuộc họp Quốc hội (tháng 11/ 2020), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có phát biểu về đạo đức xã hội, được nhiều người quan tâm, tạo nên một vài xúc động.

Ngày Nhà giáo Việt Nam: Thư gửi anh Nhạ

Le Dung

20-11-2020

Trong khi rất nhiều bộ trưởng năm nay rộ lên phong trào viết thư cho giáo viên để thể hiện mình có giáo dục, nào thì là bộ trưởng vừa Cương vừa Thông, vừa Lông vừa Đạo, vừa Ê vừa Tí, rằng thì là vừa Tồi vừa Mai, vừa Tài vừa Chén và vừa Dông vừa Thao, nhưng lại không thấy anh Nhạ tôi đâu.

Học phí và diện mạo hệ thống… ngoại hạng!

RFA

Trân Văn

17-11-2020

Một lớp học tại trường Núi Thành, Đà Nẵng. Hình minh họa. Nguồn: VNN

Quyết định và cách giải thích của Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) về dự tính tăng học phí đối với học sinh tất cả các cấp cho thấy, không thể xếp Bộ GDĐT Việt Nam cũng như chính phủ Việt Nam vào bất kỳ hạng nào!

Mong ước WC

Mai Quốc Ấn

16-11-2020

Ảnh: Bảo Khanh

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt 63 thầy cô giáo tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020 sáng 16/11.

Gặp mặt Phó thủ tướng, cô giáo trẻ người dân tộc Raglai xúc động ‘xin’ cho những đứa trẻ ở trường có nhà vệ sinh nam riêng, nữ riêng, cải thiện cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị, bố trí đủ giáo viên để dạy các con tốt hơn.

“Ở trường các con học bán trú ăn ngủ nghỉ tại trường nhưng chưa có nhà vệ sinh đảm bảo. Hiện nay các cháu đã được giáo dục giới tính nam riêng, nữ riêng, bản thân tôi cảm thấy rất cần thiết xây phòng vệ sinh nam riêng, nữ riêng cho các cháu”, cô PiNăng Thị Hải mong muốn. (Trích Tuổi Trẻ)

Bất bình, phẫn nộ cũng… tăng!

Blog VOA

Trân Văn

14-11-2020

Một lớp học tại Núi Thành, Đà Nẵng, 2020. Hình minh họa. Nguồn: VNN

Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) Việt Nam tiếp tục khuấy động dư luận khi giới thiệu Dự thảo Nghị định về Cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực GDĐT.

“Bọn mình chỉ có một ông cai”

Trần Quốc Việt

28-10-2020

Học sinh lớp Nhất, lớp Nhì (tức Lớp Bốn, lớp Năm) thời VNCH. Nguồn: Võ Trường Toản

Những năm tiểu học của tôi diễn ra trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt. Tôi nhìn thấy trên truyền hình hình ảnh ảnh dân chúng Huế chạy giặc năm Mậu Thân, rồi chẳng bao lâu sau lại thấy cảnh khai quật những hố chôn tập thể ở Huế. Tôi từng chạy theo chúng bạn nhặt truyền đơn máy bay quân đội thỉnh thoảng thả trên bầu trời Đà Nẵng.

Kết quả thảm hại của dạy “đọc hiểu văn bản”

Chu Mộng Long

22-10-2020

Tôi luôn ủng hộ đổi mới giáo dục theo hướng dạy học phát triển năng lực. Không phải đợi đến Chương trình mới đây. Chương trình 2000 đã có xu hướng dạy học phát triển năng lực. Riêng môn Ngữ văn chuyển từ Giảng văn sang Đọc hiểu văn bản đã là đi theo cái khuynh hướng ấy.

Bản tin ngày 22-10-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Tàu hải cảnh Zhongguo Haijing 5204 của TQ vừa xâm nhập lần thứ 20 vào lô khai thác dầu khí 06.01 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Vào khoảng 6h59’ sáng nay, tàu này đã rời vùng biển phía nam Bãi Tư Chính để tiến về lô 06.01, với vận tốc 11 hải lý/giờ. Lúc 12h29’, tàu Zhongguo Haijing 5204 đã tiếp cận lô 06.01. 

Lucky Luke không lớn lên ở Việt Nam

Báo Sạch

Trung Bảo

22-10-2020

Tuổi thơ của nhiều người Việt, đặc biệt là ở miền Nam, đều chẳng xa lạ với bộ truyện tranh trứ danh Lucky Luke của hoạ sĩ Moris người Bỉ. Bộ truyện tranh kể về cuộc phiêu lưu của chàng cao bồi Lucky Luke với chú ngựa Jolly Jumper khắp miền Viễn Tây Hoa Kỳ. Bộ truyện sau đó còn có góp sức của tác giả René Goscinny và nhiều hoạ sĩ khác nhưng chưa bao giờ mất đi tinh thần gốc: Sự tự do phóng khoáng và nghĩa hiệp của chàng cao bồi Lucky Luke.

Đại hội phụ huynh học sinh

Trịnh Khả Nguyên

20-10-2020

Đại hội (ĐH) là cuộc hội họp lớn có đông người cùng thuộc một tổ chức hay cùng quan tâm đến vấn đề nào đó tham dự. Trong sinh hoạt xã hội (kính thưa) có rất nhiều kiểu ĐH. Và cứ đến hẹn lại lên, theo thông lệ hay chu kỳ các thành viên tổ chức đại hội.

Sách “Cánh Buồm” không liên quan gì với sách “Cánh Diều”

Mạc Văn Trang

18-10-2020

Chết thật! Có nhiều người nhầm lẫn nguy hiểm, có cô giáo hỏi tôi:

– Sách Cánh Diều cũng là sách Cánh Buồm phải không?

Tại sao viết sách toàn những giáo sư tiến sĩ mà không có sản phẩm nào ra hồn?

Bạch Hoàn

17-10-2020

Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung (trái), người bị loại khỏi danh sách phong giáo sư và ông Phùng Xuân Nhạ, chủ tịch hội đồng phong giáo sư. Ảnh: internet

Rất nhiều người thắc mắc, tại sao viết sách toàn những giáo sư tiến sĩ mà không có sản phẩm nào ra hồn? Tại sao chất lượng giáo sư lại kém cỏi đến thế?

Để trả lời cho câu hỏi nhức nhối này, các anh chị nên biết một câu chuyện gây bàng hoàng và nhức nhối không kém.

Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thời Trung, Viện trưởng Viện khoa học tính toán, thuộc trường Đại học Tôn Đức Thắng, vừa bị Hội đồng giáo sư Nhà nước loại khỏi danh sách phong giáo sư năm nay.

Những sai lầm mang tính nguyên tắc trong biên soạn Sách Giáo Khoa mới

Nguyễn Ngọc Chu

15-10-2020

Những điều viết dưới đây là đề cập chung cho các bộ sách giáo khoa (SGK) mới, chứ không chỉ riêng cho ‘Cánh Diều’ hay ‘Kết nối trí thức với cuộc sống; và liên quan đến tất cả cả các môn, chứ không riêng gì Tiếng Việt hay Toán.

Nhà giáo dục Việt Nam: Học phiệt và lì lợm

Chu Mộng Long

13-10-2020

Thời trẻ, sau khi học các thầy, tôi có tri thức nhưng cũng có luôn tinh thần học phiệt. Về tri thức, tôi từng nghĩ đã có bằng cấp, học vị thì tôi đã nắm chân lý. Hệ quả, tôi tưởng là thầy thì có quyền trấn áp hay chụp mũ tiếng nói khác là “vô đạo” hay không biết “tôn sư trọng đạo”.

Cánh Diều và xã hội hoá Sách giáo khoa

Nguyễn Tiến Tường

13-10-2020

PTT Vũ Đức Đam hôm qua triệu hồi bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gắt vụ SGK. Đó là phản xạ tốt của lãnh đạo cấp cao.

Phải hiểu trẻ mới dạy được trẻ

Đoàn Bảo Châu

12-10-2020

Đã có rất nhiều bài phản biện về bộ sách Tiếng Việt của các nhà giáo dục này. Trong một đất nước, những người gọi là những “nhà giáo dục” thường được đặt vào một vị trí cao nhất trong bậc thang về trí tuệ, uy tín, kiến thức, bởi họ là những người sẽ giúp những đứa trẻ có được những kiến thức sơ khởi, những nền tảng về nhân cách.

Tị nạn… giáo dục

Nguyễn Hồng Vũ

12-10-2020

Mấy ngày hôm nay tôi cảm giác được độ mạnh của một cơn bão, mạnh không kém cơn bão miền Trung đang hoành hành làm hơn chục người chết và chục ngàn người sơ tán… đó là cơn bão về “giáo dục”, một cơn bão mà có thể quét sạch cả dân tộc Việt Nam nếu chúng ta đánh giá thấp chúng. Tôi đã đọc đâu đó một câu nói “Nếu bạn muốn tiêu diệt một quốc gia, chỉ cần hủy hoại nền giáo dục của nó” (If you want to destroy a nation, just spoil its education system)…

Cải cách và cách cãi

Đỗ Thành Nhân

11-10-2020

I. “Bốn cái làn, hai con ngựa”

Từ chuyện “bốn cái làn, hai con ngựa” (hình 1) … trong sách giáo khoa chương trình cải cách Tiếng Việt lớp 1 – tập 1 thuộc Bộ sách Cánh Diều, do GS.TS Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, như giọt nước làm tràn ly để cộng đồng mạng, đủ thành phần cãi nhau sôi nổi, báo chí cũng lên tiếng.

Hình 1: “Bốn cái làn, hai con ngựa” trong SGK Tiếng Việt tập 1

Nạn nhân, người đứng mũi chịu sào cho búa rìu dư luận trong vụ này là ông Nguyễn Minh Thuyết. Ông Thuyết là Giáo sư, Tiến sĩ, cựu Giảng viên cao cấp, thuộc Khoa ngôn ngữ học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đơn giản là GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đứng tên Tổng chủ biên, kiêm Chủ biên chương trình sách. Chính vì vậy mà ông phải nhận những lời miệt thị cay nghiệt, như thực tế (hình 2).

Hình 2: Ông Nguyễn Minh Thuyết và những người biên soạn bộ sách (trái); những lời miệt thị dành cho ông.

Đi sâu vào tìm hiểu nội dung quyển sách đầu đời dạy làm người của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết chủ biên: Sử dụng quá nhiều ngôn ngữ địa phương miền Bắc, không mang tính phổ thông; hiếm hoi thông điệp giáo dục, giá trị nhân bản; cổ xúy cho lối sống phô trương, hình thức, lười nhác; nhiều thủ đoạn, mưu mẹo, lừa đảo để đạt được mục đích; đề cao những nhân vật là con vật chuyên sử dụng bạo lực để tranh quyền, đoạt lợi v.v…

Có người còn cho rằng, đây là quyển sách độc hại và yêu cầu Bộ Giáo dục thu hồi. Tuy nhiên, hãy nhìn nhận dưới góc độ khác, rộng hơn.

II.- Ông Nguyễn Minh Thuyết cũng là nạn nhân

1) Cải cách

Những năm gần đây, cùng với đổi mới, mở cửa về kinh tế thì Việt Nam cũng luôn cải cách về giáo dục. Những người hôm nay là cha mẹ, ông bà đang dạy cho con cháu hãy xem lại chương trình học của mình trước kia thì mức độ “phi nhân tính” cũng đã giảm khá nhiều:

– Không còn những bài toán cộng trừ xác người, đại loại như, có dũng sĩ diệt 3 tên Mỹ, 4 tên ngụy và 2 tên chư hầu, hỏi dũng sĩ diệt bao nhiêu Mỹ ngụy và chư hầu.

– Giảm đi nhiều bài văn, sử, tiếng Việt phủ đầy những tấm gương thiếu niên hy sinh của Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, … một cách rùng rợn và phản khoa học.

Rõ ràng, xét về yếu tố nhân tính trong giáo dục, thì đã có cải cách đáng kể.

2) Và cách cãi

Dư luận sẽ tiếp tục đánh giá “công, tội” của ông Nguyễn Minh Thuyết với tư cách “tổng chủ biên” (xem: Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết và những “sự cố” liên quan đến việc biên soạn sách); tuy nhiên, trên một góc nhìn rộng hơn, thử đặt một số câu hỏi và trả lời để có sự đồng cảm với những người biên soạn sách giáo khoa.

Câu hỏi 1: Xem lại tất cả các lần cải cách giáo dục từ năm 1975 đến nay, có lần cải cách nào dư luận đồng tình ủng hộ không? Lần này cũng không ngoại lệ, nhưng có điều, nhờ mạng xã hội, nên nhiều người được quyền chỉ trích hơn và nhiều người biết hơn.

Câu hỏi 2: Trong khi thực tế phải ghi: liệt sĩ biên giới, văn bia bị đục bỏ chữ (hình 3); ngư dân bị “tàu lạ, tàu nước ngoài” đâm chìm trên Biển Đông; những người mang khẩu hiệu “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam” bị công an mời làm việc, …; thì ai dám viết rõ “Hai Bà Trưng đánh giặc nào?” vào sách giáo khoa để dạy cho học sinh. Huống hồ chi Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết với gần 30 năm tuổi Đảng.

Hình 3: Văn bia bị đục bỏ chữ (trái) và liệt sĩ biên giới

***

Câu hỏi cuối cùng:

– Nếu có vị nào được giải thưởng danh giá quốc tế (như Nobel, Fields… ) muốn làm “tổng chủ biên” sách giáo khoa ở Việt Nam được không? Chưa chắc!

Điều kiện cần đầu tiên phải là “đảng viên”; “đảng tính” phải đặt trước “lý tính”, “nhân tính”; từ Trưởng phòng của Sở Giáo dục, đến Hiệu trưởng trường công lập – không có ngoại lệ, để bảo đảm Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội theo Điều 4 Hiến pháp. “Đảng tính” phải xuyên suốt toàn hệ thống của cả chương trình đào tạo, được cụ thể hóa trong chương trình sách giáo khoa.

– Còn nếu như ở vị trí ông Nguyễn Minh Thuyết là “tổng chủ biên” chương trình sách giáo khoa quốc gia, bạn phải xây dựng chương trình đúng với Luật Giáo dục (cũ 2005, mới 2019), đặc biệt là Điều 3.1:

Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục

1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng“.

Xin hỏi:

i) Với tư cách là các nhà biên soạn sách, bạn hiểu được: xã hội chủ nghĩa là gì? từ đó mới hiểu được nguyên lý “nền giáo dục xã hội chủ nghĩa” như thế nào? Để có được triết lý giáo dục chuẩn mực cho quá trình biên soạn chương trình, bảo đảm được “tính nhân dân, dân tộc” (PS. không rõ: “tính nhân dân” khác “dân tộc” chỗ nào!)

ii) Làm sao để chương trình vừa “khoa học, hiện đại” đồng hành trên nền tảng “chủ nghĩa Mác – Lê nin” được? Trong khi, một đằng “khoa học, hiện đại” cần tự do, khai phóng, còn một đằng “chủ nghĩa Mác – Lê nin” thì độc tài, toàn trị. Ngay cả “khoa học, hiện đại” nhất thế giới như Liên Xô, Đông Đức cũng phải tự sụp đổ bởi “chủ nghĩa Mác – Lê nin” trên chính quê hương sinh ra “chủ nghĩa” này.

iii) Còn “tư tưởng Hồ Chí Minh”, từ nhiều năm nay đã đưa vào trường học rồi. Các cháu mầm non, mẫu giáo học “5 điều Bác Hồ dạy”, vào tiểu học bài đầu tiên “Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”, tiếp đến là đọc nhiều khẩu hiệu như: “Đời đời nhớ ơn …”, “Học đi đôi với hành”, “Cần kiệm liêm chính, …” v.v…

Nhưng các cháu còn quá nhỏ để hiểu và “làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh“.

Chỉ cần đảng viên, đặc biệt là đảng viên đương chức “làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh” được, là thành quả hiện thực, trực quan lớn nhất cho nền giáo dục trên “nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh“.

3) Ông Nguyễn Minh Thuyết cũng là … nạn nhân!

Nếu GS.TS Nguyễn Minh Thuyết không làm “tổng chủ biên” thì cũng có hàng chục GS.TS khác sẵn sàng cho nhiệm vụ “tổng chủ biên” sách giáo khoa cải cách giáo dục.

Tuy nhiên, khi mà “tổng chủ biên” phải đáp ứng các điều kiện cần là đảng viên và phải thực hiện cải cách với “tính chất, nguyên lý giáo dục” theo Điều 3 Luật Giáo dục, thì không chắc chắn sẽ có người làm tốt hơn ông Nguyễn Minh Thuyết.

Cơ sở để khẳng định điều này là 2 nhiệm kỳ làm Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, ông Nguyễn Minh Thuyết trong số ít người hiếm hoi đã đăng đàn phát biểu những vấn đề gai góc, như phản đối dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, các dự án cho nước ngoài thuê rừng, dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam; hoặc đề xuất thành lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm trong vụ Vinashin.

Tây Du Ký là phim truyền hình nhiều tập của Trung Quốc thường phát trên VTV. Dù biết là yêu tinh đi nữa, Tôn Ngộ Không cũng không được diệt, mà phải nghe theo lời Tam Tạng, nếu muốn tiếp tục thỉnh kinh.

Các “tổng chủ biên” sách giáo khoa là con người chứ không phải thần thánh!

Hình 4: Nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng – vai Tôn Ngộ Không trong phim Tây Du Ký – trao quà lưu niệm cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – Ảnh: NVCC.

PS: Người viết được thụ hưởng một giai đoạn nền giáo dục nhân bản, khai phóng, nên nhìn nhận nội dung sách dưới một góc độ khác: Cảm thông, vị tha, tôn trọng sự khác biệt và cố gắng giả định để tìm hiểu bản chất thực.

Giáo sư tiến sĩ ơi là ông Nguyễn Minh Thuyết

Hoàng Hải Vân

11-10-2020

Ba cái tút trước tôi chỉ cho mấy con chó nhà tôi đùa cợt với mấy cái chữ trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Cánh diều, trong khi đông đảo các bậc phụ huynh bày tỏ sự lo ngại chính đáng về nội dung phản giáo dục cùng sự cẩu thả ngớ ngẩn của những người soạn cuốn sách này. Tôi không có ý định công kích cá nhân và định không nói gì thêm, nhưng đọc những lời phản ứng của tổng chủ biên bộ sách – giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết trên báo chí, tôi thấy không đùa cợt được nữa.

Ông Nguyễn Minh Thuyết với tiếng Việt, và câu chuyện quản trị quốc gia

Thái Hạo

10-10-2020

1. Trong vài tuần gần đây, những cái tên Cánh Diều, Tiếng Việt 1, Nguyễn Minh Thuyết luôn được nhắc tới với tần số mỗi lúc một cao hơn trong cộng đồng. Nguyên nhân nằm ở những phản ảnh về nhiều cái “bấp cập”, những cái “sai” và cái “dở” của cuốn Tiếng Việt 1 mà ông Nguyễn Minh Thuyết vừa là tổng chủ biên của chương trình mới, vừa là chủ biên của cuốn sách này.

Khi phương ngữ khôn lỏi thành giáo khoa

Báo Sạch

Thanh Nhã

10-10-2020

Ảnh: internet

Những từ ngữ trong sách lớp 1 toàn là những thứ của người nhà quê Bắc bộ.

Trí thức Bắc Hà không ai dùng từ đánh chén, tợp, đớp để chỉ việc ăn uống thô tục đến vậy. Không tin cứ đọc ông Vũ Bằng, ông Thạch Lam, Nguyễn Tuân… sẽ thấy họ ăn uống lịch thiệp thế nào.

Và cũng không ai thể hiện sự từ chối bằng “chả” như bây giờ.

Cách hành xử thiếu nhân văn và pháp luật của UBND TP Cam Ranh, Khánh Hòa

Lâm Nguyễn

9-10-2020

Đã mấy tháng nay, giáo viên trường Thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa nói riêng và giáo viên toàn thành phố nói chung, ăn không ngon và ngủ không yên vì bị dôi dư,

Nhìn lại giá trị nhân bản, dân tộc, khai phóng

Nguyễn Văn Tuấn

9-10-2020

Một ví dụ về gieo vào học trò tình yêu thiên nhiên, đất nước. Ảnh: internet

Mấy hôm nay, báo chí ồn ào chung quanh cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt dành cho lớp 1. Có người cho rằng đây là một cuốn sách thảm hoạ, và tôi cũng đồng ý. Bây giờ đọc lại những cuốn sách giáo khoa thời xa xưa (1960, 1970) sao mà thấy tiếc cho một nền giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng.

Ba năm cõng bạn đi học

Đỗ Ngọc

9-10-2020

Năm 1965, tôi phải bỏ học vì mẹ tôi không kịp sắp xếp cho tôi sơ tán về quê học. Vì nghỉ ở nhà nên mẹ tôi nhận cho tôi trông một thằng bé gần 2 tuổi, lấy 5 hào một ngày, phụ giúp thêm cho gia đình. Năm ấy tôi 10 tuổi.

Một cuốn sách thảm họa!

Nguyễn Tiến Tường

8-10-2020

Đó chính là cuốn sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh Diều của NXB ĐH Sư Phạm TPHCM!

Cuốn sách này viết những câu chuyện hoàn toàn nhạt toẹt, vô duyên. Nhiều câu chuyện khó hiểu đến mức IQ của phụ huynh giáo viên cũng không hiểu gì, chưa nói đến học sinh lớp 1.

Phải lồng “Đức dục” vào trong “Trí dục”!

Mai Bá Kiếm

8-10-2020

Tôi nhớ khoảng năm 2004, trong cuộc họp góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục tại UB MTTQ TPHCM, cố GS Nguyễn Chung Tú (Khoa trưởng Khoa học Đại học đường Sài gòn) đã nói: “Dự thảo Luật Giáo dục không đặt ra khung thời lượng của: Trí dục – Đức dục – Thể dục cho từng cấp học (tiểu học, THCS, PTTH)”.

Tôi, tiến sỹ, xin xuống học lớp Một

Chu Mộng Long

6-10-2020

Đọc sách Tiếng Việt Một, tôi, tiến sỹ ngữ văn cũng khóc. Nhiều từ ngữ ở sách lớp Một tôi chưa bao giờ dùng, mặc dù tôi đã làm cả luận văn, luận án, công trình, kể cả sáng tác thơ, văn bằng tiếng Việt. Có nghĩa là vốn từ tiếng Việt của tôi thua học sinh lớp Một học chương trình ông Thuyết, ông Thống?

Học sinh học tiếng Việt ngày càng giỏi

Chu Mộng Long

5-10-2020

Thú thật, ngày xưa tôi thi văn vào đại học chỉ được 6,5 điểm. Chỉ khi học đại học thì mới có vài lần điểm 10.

Trò chuyện với GS Chu Hảo về cải cách giáo dục

Chu Mộng Long

2-10-2020

Khi nghe tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đệ trình trước Quốc hội về cải cách giáo dục với dự án 90 ngàn tỷ, GS. Chu Hảo (khi ấy còn đương nhiệm Giám đốc NXB Tri thức) điện thoại cho tôi. Ông ngỏ ý muốn mời tôi ra Hà Nội tham gia cùng một số nhân sỹ trí thức trong cuộc gặp ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm UBGD Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội để phản đối.

Sự sám hối muộn màng

Chu Mộng Long

2-10-2020

Bài này tôi viết cho tôi và tặng cho ông Nguyễn Minh Thuyết.

Tôi, nhà giáo 56 năm tuổi đời, 3 năm tuổi lính, và sắp 30 năm tuổi nghề. Tính ra không bằng tuổi học trò ông Nguyễn Minh Thuyết.