Vài lời về giáo dục

Đoàn Bảo Châu

3-2-2021

Ông Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tich UBND tỉnh và ông Trương Thanh Phong, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh BR-VT trao Quyết định bổ nhiệm GĐ Sở GD cho bà Trần Thị Ngọc Châu. Ảnh: BR-VT

Dư luận đang quan tâm tới công văn của Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, không giao bài tập về nhà để học sinh được trải nghiệm, tìm hiểu phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cũng như cần được sum họp, vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái cùng gia đình.

Theo lý Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kỳ nghỉ Tết nguyên đán là dịp để học sinh được trải nghiệm, tìm hiểu phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cũng như cần được sum họp, vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái cùng gia đình.

Công văn của GĐ Sở GD tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh: internet

Tôi có mấy ý sau:

1. Tôi hoan nghênh ý tưởng của Sở GD-ĐT Bà Rịa – Vũng Tầu trước hết bởi tư tưởng cách tân, một điều rất hiếm trong bộ máy ở Việt Nam, đặc biệt trong ngành gíao dục.

Khoan chưa nói tới đúng sai thì một sở GD của một tỉnh dám độc lập đưa ra ý kiến như vậy là rất đáng hoan nghênh.

2. Trong một nền giáo dục khối lượng thông tin nhiều nhưng nhạt, không thiết thực, coi trọng hình thức, kết quả là ra đời những đứa trẻ thiếu kĩ năng sống, kiến thức toàn sách vở xa vời thì công văn này là đúng.

Một ngày chỉ 24 giờ, những đứa trẻ đi học cả ngày, tói ăn xong lại học thì chúng biết dành thời gian lúc nào cho vui chơi, cảm nhận đời sống thực, trong ấy có văn học, nghệ thuật, những thứ góp phần quan trọng trong hình thành nên nhân cách, kiến thức nhiều mặt của trẻ em?

3. Nền giáo dục trọng thành tích và kết quả là những bài học nông cạn, hời hợt về cuộc sống. Chưa nói tới học sinh nhưng nói tới giáo viên thì đa phần giáo viên ở Việt Nam là tầng lớp chỉ biết nghe cấp trên và tuân lệnh, hiếm khi có ý kiến phản biện về phương pháp giáo dục hay phản đối về quyết định, chính sách vô lý của cấp trên.

Giáo viên đã vậy thì họ dạy làm sao được những đứa trẻ có tư duy phản biện, có tinh thần trách nhiệm với xã hội, đất nước? Cừu ngoan ngoãn thì sẽ chỉ đạo tạo được ra lũ cừu con mà thôi.

Trong một xã hội mà tư duy phản biện, tư tưởng độc lập không được coi trọng và động viên thì xã hội ấy nói chung, môi trường giáo dục ấy nói riêng sẽ ì trệ và thoái hoá, sẽ tạo ra một lũ trẻ ngơ ngác khi bước vào đời.

Chưa kể chính môi trường giáo dục này đã dạy những đứa trẻ thái đội đối phó. Khi có dự giờ là giáo viên chuẩn bị ráo riết, chỉ định bạn này trả lời câu hỏi này, bạn kia trả lời câu hỏi kia khi thầy cô gọi? Đấy không chỉ là đối phó mà còn là một sự che đậy có tính dối trá. Đứa trẻ sẽ coi việc ấy là bình thường và nhân cách của chúng đã bị nhuộm đen.

Vài lời về giáo dục khi đọc được công văn này. Mong các bạn cho xin ý kiến.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Tiên Sinh, Thái Bá Tân.

    Trên cổng một trường nọ
    Ở Nam Phi, người ta
    Khắc câu nói nổi tiếng
    Của Nelson Mandela.

    “Muốn hủy diệt một nước,
    Không cần bom hạt nhân.
    Tên lửa và đại bác,
    Tàu chiến cũng không cần.

    Chỉ cần ngành giáo dục
    Của nước ấy suy đồi.
    Chuẩn thấp, chất lượng thấp
    Gian lận điểm và rồi

    Các bác sĩ nước ấy
    Sẽ giết chết bệnh nhân,
    Và các nhà chính trị
    Hoang phí tiền của dân.

    Mua bằng, gian lận điểm,
    Kỹ sư, nhà mới xây
    Nứt lún hoặc sụp đổ,
    Hoặc thẩm thấu suốt ngày.

    Cũng vì lý do ấy,
    Trong tay các quan tòa
    Công lý bị bóp méo,
    Gây hậu quả xót xa.

    Khi giáo dục xuống cấp,
    Trí thức thành lưu manh.
    Tôn giáo sẽ xung đột.
    Đất nước sẽ chiến tranh.

    Vì vậy, để sụp đổ
    Ngành giáo dục nước nhà,
    Tức là tự cho phép
    Sụp đổ một quốc gia.

    Nguồn Mạng.

  2. Tiên Sinh, Thái Bá Tân.

    Trên cổng một trường nọ
    Ở Nam Phi, người ta
    Khắc câu nói nổi tiếng
    Của Nelson Mandela.

    “Muốn hủy diệt một nước,
    Không cần bom hạt nhân.
    Tên lửa và đại bác,
    Tàu chiến cũng không cần.

    Chỉ cần ngành giáo dục
    Của nước ấy suy đồi.
    Chuẩn thấp, chất lượng thấp
    Gian lận điểm và rồi

    Các bác sĩ nước ấy
    Sẽ giết chết bệnh nhân,
    Và các nhà chính trị
    Hoang phí tiền của dân.

    Mua bằng, gian lận điểm,
    Kỹ sư, nhà mới xây
    Nứt lún hoặc sụp đổ,
    Hoặc thẩm thấu suốt ngày.

    Cũng vì lý do ấy,
    Trong tay các quan tòa
    Công lý bị bóp méo,
    Gây hậu quả xót xa.

    Khi giáo dục xuống cấp,
    Trí thức thành lưu manh.
    Tôn giáo sẽ xung đột.
    Đất nước sẽ chiến tranh.

    Vì vậy, để sụp đổ
    Ngành giáo dục nước nhà,
    Tức là tự cho phép
    Sụp đổ một quốc gia.

    Nguồn Mạng.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây