Nghĩ về trách nhiệm cá nhân và tư duy nhiệm kỳ

FB Nguyễn Thị Oanh

23-10-2018

Ngày 18/10 vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp, đại diện Thanh tra Chính phủ và sở, ngành TP.HCM… đã gặp gỡ các hộ dân Thủ Thiêm trong khu 4,3 ha, khu phố 1, phường Bình An, quận 2. Trong buổi gặp này, ông Chủ tịch TPHCM nói: “Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tận đáy lòng mình tôi chân thành xin lỗi người dân Thủ Thiêm vì những sai phạm khi thực hiện quy hoạch Thủ Thiêm”.

Giữ hai chức vụ lãnh đạo, ông Nguyễn Phú Trọng mang lại sức mạnh mới cho Nhà nước Việt Nam

Cù Huy Hà Vũ

23-10-2018

TBT Nguyễn Phú Trọng trong ngày “lên ngôi”. Ảnh: Zing

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào năm 1969, những người thừa kế di sản của ông trong Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dường như thỏa thuận với nhau rằng, không ai sẽ đồng thời là người đứng đầu Đảng và Chủ tịch nước để thay thế ông. Theo thỏa thuận đó, công việc quốc gia trong gần nửa thế kỷ đã được quyết định bởi các thành viên cao cấp của Đảng nắm giữ bốn vị trí lãnh đạo Đảng – Nhà nước hàng đầu, được gọi là “tứ trụ” – Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng, và Chủ tịch Quốc Hội – mặc dù người đứng đầu Đảng có tiếng nói quan trọng nhất.

Bạc nhạc bầy nhầy

FB Phan Chi

23-10-2018

Có một cách sống được định nghĩa là “Theo đóm ăn tàn”, “Gió chiều nào che chiều nấy”, “Ăn cây nào rào cây nấy”, “Ăn theo nói leo” hay “Ăn dựa nói theo”.

Dấu ấn Trung cộng

FB Lê Nguyễn Hương Trà

23-10-2018

Hôm nay 23.10 Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước. Làm màu thôi, chứ ai cũng biết việc ông TBT Trọng sẽ kiêm nhiệm luôn CTN. Bữa giờ nghe đâu ông Trọng cũng đã tập tuyên thệ nhuyễn rồi!

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV chính thức khai mạc 22.10 và dự kiến kéo dài 24 ngày. Đặc biệt của kỳ họp này là sáng khai mạc chiều giới thiệu … một UCV cho chức CTN và hôm sau bầu luôn.

Ông Lực không đơn độc

Blog VOA

Trân Văn

22-10-2018

Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi lại sinh chuyện. Lần này là một cây cầu và một hầm chui ở đoạn chạy ngang tỉnh Quảng Ngãi bị ngấm.

Tổng Công ty Đầu tư – Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), chủ đầu tư cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi vừa chính thức xác định, lỗi mới nhất cũng thuộc về nhà thầu. Cầu thấm và đọng nước dưới chân cầu là vì hệ thống thoát nước không đạt yêu cầu về kỹ thuật. Hầm chui bị ngấm cũng với lý do tương tự.

VEC nói thêm rằng đã yêu cầu Ban Quản lý dự án, Tư vấn giám sát đốc thúc nhà thầu (Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô, Trung Quốc) sửa chữa ngay nhưng mười ngày qua, dù Ban Quản lý dự án, Tư vấn giám sát đã gửi văn bản nhắc nhở hai lần, nhà thầu vẫn chưa làm gì cả (1).

Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô của Trung Quốc không xa lạ với công chúng và báo giới Việt Nam.

Doanh nghiệp Trung Quốc này đảm nhận việc thực hiện gói thầu A3 (đoạn cao tốc dài 10,6 cây số chạy qua Bình Sơn, Quảng Ngãi) trong Dự án Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (dài 140 cây số). Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô trở thành nổi tiếng là nhờ sự dũng cảm và bền chí của ông Phạm Tấn Lực.

Ông Lực – dân Bình Sơn, Quảng Ngãi – vốn là phụ hồ. Khi Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô trở thành nhà thầu thực hiện gói thầu A3, ông Lực xin vào làm bảo vệ cho công trình của nhà thầu này. Tuy công trình có Ban Quản lý Dự án, có Tư vấn giám sát nhưng cả hai cơ quan với rất nhiều chuyên gia ấy không phát giác Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô sử dụng đất không đạt chuẩn (đất sét lẫn đá vôi, bùn) để đắp nền cao tốc.

Chỉ là bảo vệ ông Lực cũng biết loại đất ấy không thể dùng làm nền đường – kể cả đường đất trong xã. Tư vấn giám sát im lặng, Ban Quản lý Dự án làm ngơ, ông Lực ra Đà Nẵng, tố cáo với chủ đầu tư (VEC). Thậm chí, ông Lực nhờ người dịch thư sang tiếng Anh, tiếng Hoa gửi cho nhà thầu. Không có bất kỳ hồi đáp nào. Thật ra nói vậy chưa chính xác lắm. Loại hồi đáp duy nhất, dồn dập được chuyển tới ông Lực là: Liệu hồn, không ngưng sẽ bị giết!

Không may cho các bên liên quan là ông Lực thuộc loại… chịu chơi. Thay vì rụt cổ, ông Lực chuyển thông tin, bằng chứng cho cả những cơ quan hữu trách cấp cao lẫn báo giới và trở thành kênh chuyển thông tin, bằng chứng của nhiều người Việt khác đang làm mướn cho Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô về đủ loại sai phạm của nhà thầu Trung Quốc này đi các nơi. Trước chuyện lùm xùm ngoài dự kiến, VEC buộc phải làm gì đó và cuối cùng, Giám đốc thi công của Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô bị buộc thôi việc. Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô bị buộc phải bóc 300.000 khối đất không đạt chuẩn ra khỏi gói thầu A3. Đáng nói là VEC… nghiêm minh tới vậy mà ông Lực vẫn chưa chịu thôi vì bãi chứa đất không đạt chuẩn của gói thầu A3 chẳng có khối đất nào cả! (2)

Bây giờ, gói thầu A3 đã được nghiệm thu. Không trước thì sau, Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô cũng sẽ sửa cây cầu và hầm chui thuộc gói thầu này bị ngấm nước, chân cầu bị đọng nước. Đó là nghĩa vụ bảo hành nhưng nghĩa vụ này chỉ có hai năm. Sau đó đoạn cao tốc từng thuộc gói thầu A3 sẽ được chuyển sang VEC.

***

Khi hệ thống công quyền không đủ nguồn lực tài chính để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, họ thường tổ chức đấu thầu, lựa chọn những nhà đầu tư tốt nhất về kinh nghiệm, năng lực (cả quản trị, thi công lẫn vốn liếng) để những nhà đầu tư này thực hiện các công trình giao thông. Sau đó nhà đầu tư được tổ chức thu phí để thu hồi cả vốn lẫn lãi trong một khoảng thời gian hợp lý rồi giao lại công trình cho hệ thống công quyền và công trình ấy trở thành một thứ phúc lợi công cộng. Thiên hạ gọi kiểu phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức này là BOT.

Việt Nam đã và đang phát triển hệ thống hạ tầng giao thông theo hình thức BOT nhưng với một… phiên bản khác và có thể xem VEC là điển hình của phiên bản độc đáo này.

VEC là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Giao thông – Vận tải. Vốn để VEC đầu tư vào các công trình giao thông rồi thu phí không phải là vốn tự có. Một phần vốn của VEC là do ngân sách cung cấp, phần khác do chính phủ nhận viện trợ (WB) rồi giao cho VEC, đi vay với lãi suất ưu đãi rồi cho VEC vay lại (ODA), hoặc bảo lãnh để VEC vay trực tiếp (ADB, phát hành trái phiếu trong và ngoài Việt Nam), nếu VEC không thể trả thì chính phủ phải trả thay.

Nhìn một cách tổng quát, chính phủ giao “đầu heo” cho VEC nấu “cháo”. Có điều “đầu heo” đó không phải của chính phủ mà của dân. Dân vừa phải trả tiền cho “đầu heo”, vừa phải trả thêm tiền “cháo”. Thay vì phải dùng thuế phát triển hạ tầng giao thông, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội thì chính phủ lập ra VEC, giao tiền, hỗ trợ VEC gom tiền từ nhiều nguồn, phát triển hạ tầng giao thông để… thu phí. Các công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT không những không hỗ trợ mà còn trở thành gánh nặng cho cả kinh tế lẫn xã hội (3).

VEC hiện là chủ những cao tốc đình đám nhất Việt Nam: Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, cao tốc Bến Lức – Long Thành sắp hoàn tất… và cũng là những cao tốc được bàn luận rôm rả nhất Việt Nam. Chẳng hạn cao tốc Nội Bài – Lào Cai bị nứt ngay sau khi khánh thánh, rồi bị lún. Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình thì đã không đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật mà vốn đầu tư còn tăng 2,5 lần (từ 3.734 tỷ đồng lên 8.974 tỷ đồng)… Mới đây, tới lượt cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (vốn đầu tư tăng từ 28.000 tỉ lên 34.500 tỉ): Một tháng sau khi khánh thành, một phần mặt cao tốc đoạn chạy qua Quảng Nam bị vỡ, VEC giải thích là do… mưa nhiều. Bộ Giao thông – Vận tải đỡ thêm khi bảo rằng, đó là chuyện nhỏ vì diện tích bị vỡ… mặt chỉ chừng 70 mét vuông.

Tuy nhiên họa vô đơn chí, sự kiện cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi bị vỡ mặt chưa lắng xuống thì báo giới bu vào phanh phui, VEC đã làm ngơ để nhà thầu POSCO Engineering & Construction tham dự vào dự án này như một trung gian. Thắng thầu xong, POSCO Engineering & Construction bán lại “100% hạng mục cho cả chục nhà thầu phụ mà VEC không thèm nói gì cả (4).

Những lá đơn tố cáo của dân chúng các địa phương nơi cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi chạy qua, những lá đơn tố cáo của các đối tác cung ứng vật liệu về kiểu làm ăn gian dối của nhà thầu phụ, về các dấu hiệu bao che, thông đồng của Tư vấn giám sát, của Ban Quản lý Dự án, của VEC trước giờ, nay được bày ra, hâm lại làm người ta thắc mắc: Bộ Giao thông – Vận tải và đủ thứ ngành, ở đủ thứ cấp của hệ thống Việt Nam bị gì mà không nghe, không thấy, không lên tiếng và chẳng làm gì cả?

Mặt cao tốc vỡ, cầu và hầm chui bị ngấm nước, POSCO Engineering & Construction bán thầu… và có thêm bao nhiêu scandal nữa liên quan tới cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi thì VEC cũng sẽ sớm được cho phép thu phí trở lại trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Báo giới Việt Nam cho biết, tính đến cuối năm 2016, nợ nần của VEC đã lên tới 1,5 tỉ Mỹ kim! VEC không trả được nợ thì chính phủ gánh, sức nặng của gánh ấy sẽ chuyển qua cho nhân dân chia sẻ. Làm sao có thể không chia sẻ, chẳng lẽ để quốc gia vỡ nợ rồi chết… chùm?

***

Ông Lực, người làm mướn cho Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô, nhà thầu gói A3 của cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, từng giải thích với báo giới rằng, sở dĩ ông lặn lội khắp nơi, thu thập thông tin, chứng cứ, chuyển cho chỗ này, thúc giục chỗ kia hành động, suốt bốn năm ròng rã vì xét cho cùng, chi phí làm cao tốc là tiền của nhân dân, giữ cho cao tốc có chất lượng là giữ cho con cháu. Đó cũng là lý do ông Lực không đơn độc, nhiều người làm mướn cho Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô bí mật xếp hàng sau lưng ông, hỗ trợ ông.

Tuần rồi, khi được hỏi về những việc ông Lực đã làm, ông Nguyễn Tiến Thành, Giám đốc Ban Quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, bảo với phóng viên tờ Dân Trí rằng, một số phản ánh, kiến nghị của ông Lực đã được xem xét, kiểm tra và có phản hồi. Còn đúng hay không thì phải phân định. Về mặt hiện tượng có thể là… đúng nhưng chỉ đưa ra hiện tượng mà không đưa ra được… giải pháp thì thông tin không được… toàn diện. Nói cách khác, ngoài việc phải quan sát, theo dõi, phản ánh đúng hiện tượng, dân chúng như ông Lực còn có trách nhiệm đề ra giải pháp khả thi. Có như thế may ra giới hữu trách mới để mắt tới, thiếu một trong hai là chưa toàn diện.

Nghe ông Thành phân biện, một số người buột miệng rủa: Chẳng lẽ trách nhiệm của giới hữu trách chỉ khoanh gọn trong phạm vi… ăn và… hưởng. Rủa có thể không sai nhưng rõ ràng ông Thành nói đúng! Thực tế là như thế. Cứ nhìn quanh sẽ thấy vô số ví dụ minh họa.

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/cau-ham-cao-toc-da-nang-quang-ngai-tham-nuoc-20181021191356322.htm

(2) https://dantri.com.vn/xa-hoi/lao-nong-4-nam-kien-tri-to-nha-thau-cao-toc-da-nang-quang-ngai-thi-cong-gian-doi-20181019195756932.htm

(3) https://news.zing.vn/khoan-no-1-5-ty-usd-cua-chu-dau-tu-cao-toc-34500-ty-dong-post884847.html

(4) https://laodong.vn/xa-hoi/hu-hong-tren-cao-toc-34000-ty-co-ca-khoi-lan-lua-nen-mat-niem-tin-636366.ldo

Oan cho Đinh La Thăng!

Lò Văn Củi

22-10-2018

Anh Bảy Cà khịa chặc chặc lưỡi:

– Tội nghiệp ông Đinh La Thăng ghê nghen!

Anh Sáu Nhặt thắc mắc liền:

Đường bay của một chiếc giày

Blog RFA

CanhCo

21-10-2018

Mạng xã hội bùng nổ thật sự khi một chiếc giày từ tay người dân Thủ Thiêm đã được ném thẳng vào bà Nguyễn Thị Quyết Tâm vào sáng 20 tháng 10 trong buổi họp dân Thủ Thiêm được gọi là tiếp xúc cử tri.

Cô bác không tin mà còn oán, ráng ngồi lại làm chi vậy mình?

Blog RFA

Đồng Phụng Việt

21-10-2018

Cuộc họp của lãnh đạo thành phố HCM với cử tri Thủ Thiêm hôm 20/10/2018. Bên góc phải là chiếc giầy được ném về phía cử toạ. Ảnh: VNE, FB, RFA edit

Mình à,

Vụ con nhỏ ở Thủ Thiêm gỡ giày liệng vào mặt mình làm tôi lo. Tôi biết da mặt mình… dày, giày đinh cũng chẳng thể làm trầy, thứ giày cao gót mỏng mảnh đó của đàn bà làm sao gây tác hại cho dung mạo của mình được nhưng mình đừng có chủ quan. Ai mà không biết một con én chẳng thể tạo ra được mùa… Xuân, song tui tin, chiếc giày đó giống như cánh én dự báo mùa Xuân… Ả Rập sắp tới trên xứ này đó mình.

Chiếc giày phản kháng bản “giao hưởng” lừa dối

Trương Minh Ẩn

21-10-2018

Chiếc giày tặng bà Quyết Tâm. Ảnh: Ong8ba8

Từ hôm qua tới nay, trên các trang mạng xã hội lan truyền dày đặc hình ảnh cô gái Nguyễn Thị Thùy Dương, 28 tuổi, ngụ tại quận 2, Sài Gòn, đã phang thẳng chiếc giày về phía đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, dưới sự chủ trì của bí thư TPHCM Nguyễn Thiện Nhân.

Đừng làm việc thiện theo kiểu ông Nhân

Bá Tân

21-10-2018

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân và giàn lãnh đạo TU diễn màn nhắn tin “vì người nghèo”. Ảnh trên mạng

Dàn lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, do ông Nguyễn Thiện Nhân cầm đầu, dàn hàng ngang làm cái việc gọi là đóng góp từ thiện. Nhìn hình ảnh của họ, người ta liên tưởng đám trẻ con xếp hàng chuẩn bị vào lớp.

Chúng ta đang già đi

FB Trương Duy Nhất

20-10-2018

“Nam dưới 45 và nữ dưới 40, đủ các điều kiện theo quy định sẽ được thí điểm tập sự làm thứ trưởng và tương đương”. Trích nội dung “Đề án thí điểm thực hiện chế độ thực tập, tập sự lãnh đạo quản lý” của Bộ Nội vụ đang trình Quốc hội và Bộ Chính trị.

Đáng chú ý hơn: Tiêu chuẩn, điều kiện để được “tập sự”, ngoài khung tuổi như trên, còn phải nằm trong diện quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có 3 năm liên tiếp tính đến thời điểm xem xét tập sự, đạt chuẩn “lãnh đạo quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

Slovakia đe dọa sẽ tạm ngừng quan hệ ngoại giao với Việt Nam vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh

20-10-2018

Đại sứ Việt Nam tại Slovakia Dương Trọng Minh đang có nguy cơ bị trục xuất. Ảnh: Pravda

Nếu Slovakia không nhận được lời giải thích thỏa đáng và đáng tin từ Hà Nội về cách thức Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam, thì quan hệ song phương giữa Slovakia và Việt Nam sẽ bị đóng băng.

Núp ô Nguyễn Phú Trọng, chính quyền Đông Anh cướp thêm đất của dân Đông Trù để chia nhau

FB Nguyễn Anh Tuấn

19-10-2018

(Tường thuật trận cướp đất sáng nay tại Đông Anh – Hà Nội)

Nhà văn Hóa Đông Trù – Ảnh chụp từ trên cao/ NAT

Sáng nay 19/10/2018, công an huyện Đông Anh đưa quân vây kín khu vực nhà văn hoá thôn Đông Trù, xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội, đè bẹp sự phản kháng của hàng chục phụ nữ là thôn dân, để cướp nốt phần đất sinh hoạt chung của người dân nơi đây – đó là sân vận động rộng 2.000 mét vuông và một phần diện tích nhà văn hoá thôn.

Biểu diễn ‘Vì người nghèo’: Chơi dại nhưng hiệu quả cao

Blog VOA

Trân Văn

19-10-2018

Các tiết mục do Quốc hội, chính phủ, Thành ủy TP.HCM biểu diễn để tuyên truyền cho tấm lòng của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam với người nghèo rõ ràng là chơi… dại. Đáng chú ý là trò chơi tuy bất trí vì bất màng nhân tâm ấy đã trở thành một cuộc trưng cầu dân ý ngoài dự kiến, tốn kém không đáng kể nhưng hiệu quả rất cao…

Yêu cầu làm rõ hành vi bắt, giữ người trái pháp luật

FB Hoàng Khương

19-10-2018

Ảnh chụp đám tang chị Huỳnh Thị Nhung, là người chết trong đồn công an. Ảnh: Hoàng Khương

Ngày 19-10, văn phòng luật sư đã gởi đơn kiến nghị khẩn cấp đến Cơ quan Điều tra – Viện KSNDTC đề nghị cơ quan này chính thức thụ lý, điều tra àm rõ một số nội dung liên quan đến cái chết của Huỳnh Thị Nhung xảy ra tại trụ sở Công an Thị xã Ninh Hòa ngày 13-10.

Đơn tố cáo Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND quận 12, con Lê Thanh Hải, cựu BTTU TPHCM

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…..oOo…..

ĐƠN TỐ CÁO HỦY HOẠI TÀI SẢN, VÀ YÊU CẦU ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ CÔNG DÂN

Kính gửi: Ngài Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí Thư ĐCSVN – Chủ tịch nước và các cơ quan có trách nhiệm; các cơ quan bảo vệ pháp luật; cơ quan báo, đài và truyền thông Nhà nước.

Chúc mừng hay là xui báo Tuổi Trẻ tiếp tục tái phạm

Bá Tân

18-10-2018

Thế là sau 3 tháng bị bịt miệng chỉ vì nói đúng sự thật, Tuổi trẻ Online tiếp tục tái xuất kể từ ngày 17/10/2018.

Bị đình bản, được hoạt động trở lại. Do cơ quan chuyên trách của đảng quyết định. Chẳng có gì ghê gớm. Thế mà, mượn cớ được ra sân sau khi bị treo giò 3 tháng, tờ Tuổi trẻ tung hô ầm ĩ trên sân nhà.

Khi ký sinh là chủ…

Blog VOA

Trân Văn

18-10-2018

Nhiều người tỏ ra hài lòng sau khi nghe ông Nguyễn Thiện Nhân tuyên bố, Văn phòng của Thành ủy TP.HCM sẽ thôi giám sát, điều hành các doanh nghiệp của… Thành ủy TP.HCM. Ảnh: Reuters

Nhiều người tỏ ra hài lòng sau khi nghe ông Nguyễn Thiện Nhân (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM) tuyên bố, Văn phòng của Thành ủy TP.HCM sẽ thôi giám sát, điều hành các doanh nghiệp của… Thành ủy TP.HCM.

Trọng không lú, mà là tay độc thủ!

Lê Thiên

17-10-2018

Xác Trần Đại Quang vừa vĩnh viễn đi vào lòng đất chỉ vài ngày thì hôm 3/10/2018, 100% Ủy viên BCH/TƯ Đảng CSVN đưa TBT/ĐCS Nguyễn Phú Trọng kiêm luôn Chủ tịch Nước. Nay lại có tin, ngày 23/10/2018 cái gọi là Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam sẽ bỏ phiếu “kín”, nếu đạt đa số phiếu thuận, Nguyễn Phú Trọng sẽ tuyên thệ nhậm chức ngay. Trong chế độ CS, không có chữ “nếu” cho trường hợp như thế này! Chắc chắn Trọng sẽ đạt 100% phiếu tín nhiệm. Bài viết dưới đây là để tặng Nguyễn Phú Trọng – Đảng/Quốc Trưởng VN.

Vụ “tự tử” ở đồn công an thị xã Ninh Hoà, chồng nạn nhân đề nghị khởi tố vụ án

17-10-2018

Về thông tin nhà báo Hoàng Khương đăng tải ba ngày trước, em dâu của ông bị giết chết chết tại trụ sở công an thị xã Ninh Hòa, do… tự đâm vào cổ, ông Hoàng Khương cho biết, em họ ông là Nguyễn Trọng Chinh, và là chồng của nạn nhân đã có đơn đề nghị khởi tố vụ án.

Con chó, đàn vịt và con người

Trương Minh Ẩn

16-10-2018

1. Xóm tôi có đứa bé bị mất con chó nhỏ mà nó rất cưng. Thằng bé khóc ba bốn ngày liền làm sưng cả mắt, sau đó còn buồn bã gần tháng trời. Mặc dù người nhà cùng cả xóm an ủi rất nhiều, người thân cũng hứa mua lại cho con chó khác.

Hộ chiếu Việt Nam chính thức thua Lào

Blog VOA

Nguyễn Hùng

15-10-2018

Hộ chiếu xanh lá cây của Việt Nam đã thêm úa vàng sau khi xếp dưới cả Lào trong bảng xếp hạng mới nhất về giá trị quốc tịch của hãng tư vấn toàn cầu về quốc tịch và nơi cư trú Henley & Partners.

Thủ Thiêm và lịch sử

FB Bạch Hoàn

14-10-2018

Câu chuyện Thủ Thiêm, với những oan trái tột cùng, mâu thuẫn tột tùng, trơ trẽn tột cùng, độc ác tột cùng, rồi đây sẽ đi vào lịch sử. Thủ Thiêm sẽ là một lát cắt về lịch sử của giai thời này, là một vết nhơ trong lịch sử của chính quyền TP.HCM.

Để Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh (Phần III: Nội dung của chính sách phát triển đúng)

FB Nguyễn Ngọc Chu

13-10-2018

Mời đọc lại: Làm thế nào để Việt Nam hùng cường

Như phần trước đã đề cập, để có CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐÚNG thì cần có LÃNH ĐẠO GIỎI, QUỐC HỘI GIỎI, CHÍNH PHỦ GIỎI. Đến phần mình, muốn có LÃNH ĐẠO GIỎI, QUỐC HỘI GIỎI, CHÍNH PHỦ GIỎI thì phải sửa đổi HIẾN PHÁP. Sửa đổi HIẾN PHÁP để có một HIẾN PHÁP MỚI chứa đựng các quy trình chọn ra LÃNH ĐẠO GIỎI, QUỐC HỘI GIỎI, CHÍNH PHỦ GIỎI là điều kiện tiên quyết để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh.

Tính đạo đức của sản phẩm và ông thứ trưởng

13-10-2018

Nguyễn Phương Hoa

Ngày 10.10.2018, tại một phiên điều trần của Nghị viện Liên minh Châu Âu (EU) liên quan đến việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Quốc Khánh đã nói, nhiệm vụ của ông là thương thảo về thương mại, nên nhân quyền là một vấn đề nằm ngoài chuyên môn của ông.  Điều này có đúng hay không?

Ánh trăng Nhà hát Thủ Thiêm màu gì?

Trương Minh Ẩn

13-10-2018

Khi báo chí vừa đưa tin, Hội đồng Nhân nhân TPHCM thông qua việc xây dựng nhà hát 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm, từ đó đến nay, sự vụ này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng. Nói theo ngôn ngữ bây giờ là bị “ném đá, tặng gạch xây nhà” không thương tiếc.

Lính tráng Việt Nam có mặt khắp nơi, ngoại trừ một nơi

Lò Văn Củi

12-12-2018

Anh Bảy Cà khịa nói:

– Thiệt tình, riết rồi không biết người mình có sáng tạo nỗi được cái gì không nữa. Có mỗi cái kịch bản phim về bộ đội, về người lính cũng phải đi mua bản quyền.

Trong đàm phán sắp tới, VN có đáp ứng yêu cầu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức?

Hiếu Bá Linh, tổng hợp
11-10-2018

Đại sứ Đức Christian Berger cho biết tin về cuộc đàm phán sắp tới với VN tại Berlin. Đứng phía sau là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Hiện nay Đức vẫn tiếp tục tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Đức đã 3 lần ra tối hậu thư cho Việt Nam về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Sắp tới Việt Nam sẽ cử một đoàn cấp cao sang Berlin đàm phán nhằm phục hồi toàn diện quan hệ giữa hai nước. Việt Nam có đáp ứng yêu cầu của phía Đức cho Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang Đức hay không?

Sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, chính phủ Đức đã quyết định tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam kể từ ngày 22.09.2017, vì “đối tác chiến lược” Việt Nam đã xúc phạm chính phủ Đức qua hành vi lạm dụng lòng tin, đưa mật vụ vào bắt cóc người ngay giữa thủ đô Berlin, xâm phạm chủ quyền của nước Đức. Kể từ đó quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã bị đóng băng, nằm trong tình trạng căng thẳng kéo dài suốt hơn 1 năm nay, cho đến nay Đức vẫn tiếp tục duy trì việc tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Mới đây, tối thứ sáu ngày 5/10/2018 vừa qua trong buổi tiệc chiêu đãi do Đại sứ quán Đức tại Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm Quốc khánh Đức (ngày 3 tháng 10 hàng năm), ông Đại sứ Đức Christian Berger đã đọc một bài diễn văn, trong đó đặc biệt ông cho biết: Cách đây vài ngày ông đã chuyển thư của chính phủ Đức mời chính phủ Việt Nam cử một đoàn cấp cao sang Berlin đàm phán nhằm khôi phục đầy đủ quan hệ giữa hai nước.

Dưới đây là trích đoạn nguyên văn lời phát biểu (bằng tiếng Anh) của ông Christian Berger, Đại sứ Đức tại Việt Nam:

Cuộc đàm phán cấp cao giữa hai nước sẽ diễn ra tại thủ đô Berlin trong thời gian ngắn sắp tới. Nếu đàm phán thành công, thì quan hệ song phương sẽ trở lại mức hợp tác sâu sắc và toàn diện như trước đây, nhưng hiện nay chưa biết nhân vật nào sẽ dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam đến Berlin đàm phán, có thể là Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hoặc là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn?

Cách đây vài ngày, một nguồn tin từ Bộ Ngoại Đức cho tờ Thoibao.de biết rằng từ hơn một năm nay hai nước Đức và Việt Nam đã làm việc để khôi phục mối quan hệ song phương và đã có một quá trình trao đổi chặt chẽ với nhau kể từ khi đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược vào ngày 22 tháng 9 năm 2017.

Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Đức cũng như chính phủ Đức chưa bao giờ chính thức cho biết về nội dung của những trao đổi với phía Việt Nam. Phía Đức đã đưa ra những yêu cầu gì? Và phía Việt Nam đã đồng ý đáp ứng những đòi hỏi nào của Đức?

Trong thời gian những tháng qua, Việt Nam đã tìm đủ mọi cách và cơ hội để lấy lòng phía Đức. Điển hình là nhân dịp Quốc khánh CHLB Đức vừa qua (ngày 3/10/2018), mặc dù trước đó 1 tháng phía Đức không hề gửi điện chúc mừng Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (ngày 2/9/2018), nhưng cả 3 nhân vật đứng đầu chính phủ Việt Nam đều đã gửi điện chúc mừng:

  • Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã gửi điện mừng tới Tổng thống CHLB Đức Frank-Walter Steinmeier.
  • Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng tới bà Thủ tướng CHLB Đức Angela Merkel.
  • Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi điện mừng tới Bộ trưởng Ngoại giao CHLB Đức Heiko Maas.

Hơn nữa, Việt Nam đã cử Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến tham dự buổi lễ Quốc khánh Đức nêu trên do Đại sứ quán Đức tại Hà Nội tổ chức vừa qua, mặc dù vài tuần trước đó phía Đức chỉ cử một nhân viên cấp Vụ trưởng đến tham dự buổi lễ kỷ niệm Quốc khánh CHXHCN Việt Nam do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức tại Berlin.

Ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ Việt Nam tại Đức, đã bị Bộ Ngoại giao Đức triệu tập trao tối hậu thư về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Ngay từ đầu cho đến nay, chính phủ Đức đã 3 lần ra tối hậu thư cho Việt Nam về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Với những tối hậu thư này, chính phủ Đức đã cho Việt Nam cơ hội cuối cùng trước khi có những biện pháp trừng phạt cứng rắn.

Vậy Việt Nam đã phản ứng và hành xử như thế nào đối với những tối hậu thư của Đức?

Tối hậu thư thứ nhất

Một ngày trước khi chính phủ Đức mở cuộc họp báo (ngày 2/8/2017) công bố lần đầu tiên vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc và ra quyết định trục xuất Nguyễn Đức Thoa -đại diện tình báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức- thì Bộ Ngoại giao Đức đã triệu tập Đại sứ Đoàn Xuân Hưng đến gặp lúc 15 giờ chiều tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Berlin để trao tối hậu thư: Trể nhất đến 12 giờ trưa ngày hôm sau phải đưa ra lời giải thích vụ việc và đồng ý để cho Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức ngay lập tức.

Nếu 2 yêu cầu này được đáp ứng thì chính phủ Đức xem như không có chuyện gì xảy ra, nhưng rất tiếc cuối cùng Đại sứ Đoàn Xuân Hưng theo lệnh trong nước đã im lặng, không trả lời Bộ Ngoại giao Đức và hậu quả là cuộc khủng hoảng ngoại giao kéo dài hơn một năm trời nay vẫn chưa chấm dứt.

Tối hậu thư thứ hai

Vụ bắt cóc này là một “sự vi phạm trắng trợn của luật pháp Đức và quốc tế”. Ngoại trưởng Đức Grabriel tuyên bố rằng Chính phủ Liên bang Đức dự trù sẽ có những biện pháp kế tiếp “trên bình diện chính trị, kinh tế cũng như viện trợ phát triển”. Theo ngôn ngữ thẳng thắng, điều đó có nghĩa rằng Chính phủ Liên bang sẽ không để yên vấn đề này, vì Hà Nội đã làm quá đáng.

Trước những phản ứng mạnh mẻ này, Việt Nam đã cử ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam bí mật sang Berlin gặp và đàm phán với phía Đức.

Một lần nữa chính phủ Đức đã trao cho Việt Nam một tối hậu thư thứ hai và Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn mang về nước tối hậu thư này, trong đó gồm những yêu cầu chính đáng mà phía Đức chờ đợi Việt Nam sẽ đáp ứng, để có thể khôi phục lại mối quan hệ song phương và khắc phục việc vi phạm pháp luật và phá vỡ lòng tin.

Nhưng Việt Nam lại bỏ lỡ cơ hội, hồi cuối tháng 8 năm 2017 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam đã gửi một bức thư hồi đáp cho Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel để giải thích về vụ việc Trịnh Xuân Thanh, trong thư Việt Nam vẫn khăng khăng một giọng điệu là Trịnh Xuân Thanh đã tự nguyện về nước đầu thú.

Chính vì thế, ngày 22.09.2017 chính phủ Đức ra quyết định tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và trục xuất thêm 1 nhân viên Đại sứ quán tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Bản thông cáo của Bộ Ngoại Đức nêu rõ: “Chính phủ Việt Nam cho đến nay chưa đưa một lời xin lỗi nào, và cũng không cam kết đảm bảo trong tương lai sẽ không có hành động tương tự vi phạm trắng trợn công pháp quốc tế. Việt Nam cũng không cam kết là sẽ xử lý những người có trách nhiệm về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Vì lí do cho tới nay phía Việt Nam hoàn toàn không đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi cũng như không thừa nhận việc vi phạm pháp luật và phá vỡ lòng tin nên chúng tôi buộc phải áp dụng các biện pháp tiếp theo”.

Kể từ thời điểm này quan hệ giữa Đức và Việt Nam đã xuống mức thấp nhấp chưa từng có trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Sau đó chính phủ Đức còn tạm đình chỉ hiệp định giữa hai nước về việc miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao Việt Nam.

Ngày 22.9.2017 Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Đức, ông Breul, thông báo “chính phủ Đức quyết định tạm đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam”

 

Tối hậu thư thứ ba

Gần 4 tháng sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra và 2 tháng sau khi Đức cắt đứt quan hệ đối tác chiến lược, ngày 20/11/2017 Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã có một cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM tại Myanmar.

Lần này chính tay Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã trao tối hậu thư thứ ba cho Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh. Ông Wolfgang Maning, Phó Đại sứ Đức tại Hà Nội cho biết, trong cuộc hội đàm Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã đưa cho Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh một bản lộ trình (roadmap), trong đó bao gồm những yêu cầu của phía Đức mà phía Việt Nam cần phải thực hiện để hàn gắn những đổ vỡ trong mối quan hệ giữa hai nước do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gây ra.

Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã đem tối hậu thư này về trong nước để lấy ý kiến quyết định, có nhiều dấu hiệu cho thấy chính phủ Hà Nội đã “xuống nước” cam kết với chính phủ Đức sẽ đáp ứng những yêu cầu trong bản lộ trình (roadmap).

Hôm 30.6.2018 tại Berlin, ông Nguyễn Hữu Tráng, Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã tiết lộ cho tờ Thoibao.de biết:

Chính phủ hai nước từ cuối năm ngoái, từ cuối tháng 12 năm ngoái (2017) đã có thỏa thuận lộ trình để xử lý vấn đề này, để đưa quan hệ hai nước trở lại bình thường.

Về cơ bản cho đến nay cả hai bên đều trao đổi rất thẳng thắn với nhau, phía Việt Nam cũng đáp ứng một số yêu cầu của Đức nêu ra, đặc biệt trong thỏa thuận tháng 12 năm ngoái (2017) với Đức đã có thỏa thuận không công bố, … không thể nói công khai những gì chúng ta đã làm, phía Đức đã làm, hay là phía Đức nói gì với Việt Nam, Việt Nam nói gì với họ, cái đó đã nằm trong thỏa thuận giữa hai Bộ Trưởng ngoại giao từ tháng 12 năm ngoái (2017)”.

Bộ Ngoại giao CHLB Đức đã nhiều lần trả lời báo chí rằng “Kể từ vụ bắt cóc, chúng tôi đã tiến hành một quá trình trao đổi chặt chẽ với phía Việt Nam. Họ biết rõ phải làm gì để sửa chữa những thiệt hại gây ra cho mối quan hệ song phương”, nhưng Bộ Ngoại giao CHLB Đức cũng không tiết lộ những nội dung thỏa thuận.

Trong nước có một số nguồn tin cho rằng trong các thỏa thuận đạt được giữa hai nước nhằm hàn gắn mối quan hệ song phương là một số nhà hoạt động nhân quyền-dân chủ trong danh sách hàng trăm công dân Việt Nam bị công an cấm xuất cảnh “được phép” xuất cảnh trở lại. Quả thật có một số người đã được Bộ Công an trả lại hộ chiếu.

Trong Thảo luận Bàn tròn của đài BBC hôm 03/05/2018, nhà báo Mạc Việt Hồng từ Warsaw, Ba Lan nêu ý kiến:

Tôi không tin rằng phía Đức sẽ tìm được sự chân thành nhận lỗi để mà xin lỗi từ phía Việt Nam đâu vì tôi nghĩ cái đó là hơi khó nhưng sự nhún nhường thì có thể. Gần đây tôi có nhận được một số thông tin rằng một số nhà hoạt động trong nước nhận lại được hộ chiếu, được rút lại lệnh cấm xuất cảnh và nhận được visa. Có thể đó là tác động từ Đại Sứ quán Đức ở Việt Nam.

Và có thể có thêm một số sự nhún nhường nữa như là giảm bản án hoặc phóng thích trước thời hạn cho một số tù nhân lương tâm. Có thể Việt Nam sẽ cần đổi chác qua những thứ như vậy“.

Hồi đầu tháng 8 năm nay, luật sư Nguyễn Văn Đài và người cộng sự Lê Thu Hà được phóng thích, đưa thẳng từ nhà tù sang Đức. Vợ luật sư Đài, bà Vũ Thị Minh Khánh cũng được đi cùng chồng sang Đức. Báo chí Đức nói rằng, đây là một trong những điểm nằm trong danh sách đáp ứng ngoại giao của Việt Nam đối với Đức. Hà Nội hy vọng rằng qua việc trả tự do cho các trường hợp này, quan hệ ngoại giao với Đức và EU sẽ được cải thiện, nhật báo Frankfurter Allgemeine viết. Trong cuộc họp báo chính phủ Đức hôm 08/06/2018 tại Berlin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố: “Chúng tôi coi đây là một bước đi nhân đạo đáng chú ý của phía Việt Nam và cũng là một tín hiệu tốt đối với cộng đồng quốc tế”.

Trịnh Xuân Thanh có được trao trả về Đức hay không?

Có thể nói, cuộc đàm phán sắp tới tại Berlin là giai đoạn cuối của bản lộ trình (roadmap) sau khi Việt Nam có những nhượng bộ sâu rộng, đáp ứng một số yêu cầu của phía Đức trong 10 tháng qua. Một trong những nhượng bộ mà ai cũng thấy rõ Việt Nam đã không kết án tử hình Trịnh Xuân Thanh.

Nếu đàm phán sắp tới tại Berlin thành công, thì quan hệ giữa hai nước có thể sẽ được phục hồi, kể cả việc nối lại quan hệ đối tác chiến lược. Nhưng một trong những điểm khó khăn trong cuộc đàm phán là Việt Nam có đáp ứng yêu cầu của phía Đức cho Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang Đức hay không?

Trước đây 4 tháng, báo chí Đức đưa tin Trịnh Xuân Thanh có thể sắp được xuất cảnh sang Đức. Căn cứ vào nhiều nguồn khác nhau, tờ Frankfurter Allgemeine, một nhật báo tầm vóc liên bang và có uy tín nhất nhì nước Đức, ra ngày thứ bảy 09/06/2018, đã đưa tin rằng chính phủ Hà Nội đã cam kết với chính phủ Đức cho phép Trịnh Xuân Thanh được xuất cảnh sang Cộng hòa Liên bang Đức sau khi phiên tòa ở Berlin xét xử nghi can mật vụ Nguyễn Hải Long kết thúc.

Thậm chí bài báo còn nói Trịnh Xuân Thanh và con trai Trịnh Hùng Cường có lẽ sẽ được sang Đức vào đầu năm 2019, đúng vào thời điểm theo như dự định Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu có hiệu lực, nhưng chỉ khi nào Cộng hòa Liên bang Đức không thực hiện quyền phủ quyết của mình trong Hội đồng châu Âu.

Tuy nhiên, nếu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức, thì nhà cầm quyền Hà Nội làm sao trả lời những thắc mắc của dư luận trong nước: Tại sao lại thả một kẻ đã bị 2 án tù chung thân mà phải mất rất nhiều thời gian công sức thì mới bắt được? Phải giải thích thế nào với những người dân đang hồ hởi, phấn khởi coi việc bắt được Trịnh Xuân Thanh là một thành công lớn trong chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Như vậy Việt Nam rất khó lòng mà chấp nhận cho Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang Đức, nhưng nếu không đáp ứng yêu cầu này của phía Đức, thì chắc chắn vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh sẽ không bao giờ được khép lại, vì bà Isabel Schlagenhauf, luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh, chắc chắn sẽ không để yên cho chính phủ Đức.

Trong một bài khảo luận, giáo sư Hoàng Xuân Phú tại đại học Heidelberg – Đức đã nhận định rằng khi 2 nước giải quyết vấn đề, cần phải tính đến yếu tố luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh. Chính phủ Đức có thể thỏa hiệp vì những mục tiêu và quyền lợi khác nhau, nhưng luật sư Đức của TXT thì chỉ có mục tiêu duy nhất, gắn liền quyền lợi bản thân, đó là thân chủ của mình được xuất cảnh sang Đức.

Do đó khúc mắc hiện nay không chỉ nằm ở mối quan hệ giữa chính quyền Việt Nam với chính quyền Đức, mà còn ở mối quan hệ giữa luật sư Đức của TXT với chính quyền Đức. Luật sư Việt Nam có thể bị chính quyền khống chế, nhưng luật sư Đức chỉ phục tùng pháp luật Đức, Chính phủ Đức không thể chi phối họ. Chính quyền Đức có thể thỏa thuận và nhượng bộ với chính quyền Việt Nam, nhưng nếu thỏa thuận ấy vi phạm pháp luật Đức, thì luật sư Đức của TXT sẽ không để yên, sẽ kiện Chính phủ Đức. Ở Đức, luật sư thắng kiện Chính phủ là điều có thể, lại rất vinh quang, được tiếng tăm tốt cho nghề nghiệp, vậy thì đâu dễ bỏ qua.

Đó cũng chính là một trong những lý do tại sao chính phủ Đức ngay từ đầu cho đến nay luôn luôn yêu cầu Việt Nam hãy để Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức.

Ngoài ra trong thời gian vài tháng gần đây các đảng đối lập đã đưa vấn đề Trịnh Xuân Thanh ra Quốc hội Liên bang Đức, gần nhất là hôm nay ngày 11/10/2018 đảng Linke (đảng Cánh tả) đã đưa vấn đề này ra Quốc hội sau khi bản câu hỏi của đảng Linke được Quốc hội trả lời. Trước đó ngày 12/09/2018 đảng Grüne (đảng Xanh) cũng nêu ra những câu hỏi yêu cầu Quốc hội trả lời.

Nói tóm lại, trong cuộc đàm phán với Việt Nam sắp tới đây tại Berlin chính phủ Đức trước khi đi đến một thỏa thuận hay nhượng bộ nào, đều phải luôn luôn lưu ý và cân nhắc đến 2 yếu tố: Bà Schlagenhauf, luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh và các đảng đối lập trong Quốc hội Liên bang Đức.

Một đại cục khốc liệt

FB Mai Quốc Ấn

10-10-2018

Tôi đã viết khá nhiều về vấn đề ô nhiễm tại Việt Nam và ô nhiễm nhiệt điện nói riêng. Các học phiệt bảo vệ nhiệt điện và các quan chức đã báo cáo láo với những người có thẩm quyền, bao gồm cả Quốc hội, Chính phủ và Đảng cầm quyền về sự nguy hại của nhiệt điện. Với trách nhiệm công dân của mình, không thể im lặng để người dân bị đầu độc diện rộng mãi được.

Nhất thể hóa: Ván cờ lấp lửng nước đi

FB Nguyễn Ngọc Chu

10-10-2018

Dù là “tình huống”, cuối cùng thì TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đã bước qua bốn bức tường quan ngại của chính mình, để ngồi vào ngôi vị quyền lực cao nhất mà TBT Lê Duẩn cũng chưa từng có. Ông sẽ nắm giữ cùng lúc hai chức vụ cao nhất của quốc gia là Tổng bí thư Đảng và Chủ tịch nước. Đây là ngôi vị mà chỉ có cụ Hồ Chí Minh từng giữ vào các năm 1951-1969, trong tư cách Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước.