Hãy để người dân thực sự tham gia vào giám sát, quản lý bộ máy nhà nước

Thái Hạo

11-11-2024

Mấy hôm nay báo chí đồng loạt đăng tải lời phát biểu của ông TBT Tô Lâm về tình trạng 70% ngân sách đang phải dùng để chi cho một bộ máy nhà nước công kềnh, kém hiệu quả và đòi hỏi cấp bách phải tinh gọn. “Nuôi nhau hết rồi còn đâu mà tiền. Còn có 30%. Tiền đâu để quốc phòng an ninh, tiền đâu để xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội?”.

Tôi nghĩ, cách nhanh nhất, dễ nhất, đơn giản nhất và hiệu quả nhất để tinh gọn bộ máy và tiết kiệm ngân sách mà chi cho quốc phòng, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội…, là hãy để người dân được thực sự tham gia vào giám sát, quản lý bộ máy nhà nước, quản lý và xây dựng xã hội nói chung.

“Thực sự” tức là không phải chỉ dừng lại trên giấy và khẩu hiệu. Tức là người dân phải có tiếng nói, phải được quyền lên tiếng thông tin, đưa tin, phản ánh về mọi vấn đề mà họ nhìn thấy, nghe thấy, gặp thấy. Phải có luật và cơ chế để bảo vệ và tạo mọi điều kiện cho người dân thực hiện quyền của mình, lúc ấy, chính họ sẽ làm thay rất nhiều công việc của các bộ phận, cơ quan, ban ngành, đoàn thể; hay nói cách khác là không cần đến những ban bệ ấy nữa.

Trên thế giới, không có một bộ máy nhà nước nào, dù hiện đại, khoa học và tiến bộ đến đâu mà có thể quản lý, giám sát, tự làm trong sạch bản thân và giải quyết được tất cả các vấn đề của xã hội, nếu thiếu đi tiếng nói của người dân.

Để người dân trực tiếp tham gia vào quá trình này là một cách rất khôn ngoan. Nhà nước chỉ cần một lực lượng để lắng nghe, thu thập, tiếp nhận; và một lực lượng xác minh, giải quyết, xử lý các thông tin do người dân công khai. Nhàn ra rất nhiều, khỏe ra rất nhiều, lại luôn được dân ủng hộ và đồng lòng, đồng hành. Lúc ấy, mọi việc sẽ đâu vào đó, bộ máy được tinh gọn, người dân được “phát huy” quyền làm chủ, ý nghĩa của chữ dân chủ sẽ đi vào thực tế.

Rất nhiều việc người dân có thể làm thay và có thể làm tốt hơn nhà nước, như từ thiện, bảo vệ môi trường, tổ chức giáo dục, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa… Chỉ cần cho họ một cơ chế với bộ khung pháp lý tốt, xã hội sẽ lập tức tràn trề sinh lực, mỗi người dân sẽ làm việc như một công chức không lương, nhưng hào hứng, vui vẻ và đầy tinh thần phụng sự. Do thuộc tính nội tại của mình, những bộ máy quan liêu không thể phát huy được hiệu quả công việc. Tiền cứ chi, nhưng không “ra việc”, thậm chí còn làm hỏng việc. Dùng “sức dân” thì khỏe hơn nhiều, lợi hơn nhiều.

Người dân Việt Nam rất hiền lành, giàu lòng tin, nhiều thiện chí và luôn tích cực đóng góp. Chỉ cần một tín hiệu nhỏ nào đó được phát ra về việc sẽ thay đổi để hướng đến sự tốt đẹp, như những phát biểu của ông TBT Tô Lâm thời gian qua đã làm không ít người, ngay cả những người khó tính, trở nên hy vọng và có phần hào hứng không giấu nổi.

Ngừng chụp mũ những người dân phản ánh và nhiệt tình góp ý là xuyên tạc, là chống phá, đừng để lợi ích nhóm và quyền lực cá nhân bóp nghẹt tiếng nói của họ, không gây sợ hãi, không gây bất an, tạo cho người dân một tâm thế luôn sẵn sàng lên tiếng mà không lo lắng gì về việc bị trù dập, đàn áp, đó là cách; lúc ấy, nhà nước sẽ có một lực lượng gần trăm triệu giám sát viên, điều tra viên làm việc không công và làm việc một cách vui vẻ, đầy hứng khởi.

Tôi không nghĩ là, lại có người Việt Nam nào sẽ “lợi dụng dân chủ” để “chống phá” cả. Vì thực ra cái họ mong cầu chỉ là một cuộc sống lành mạnh, công bằng, tốt đẹp. Được làm chủ rồi (tức là được giám sát và quản lý) thì ai mà rỗi hơi đi “chống phá” làm gì. Không những thế, nhà nước sẽ có một lực lượng đồng minh đông đảo chưa từng thấy, luôn sát cánh, đồng hành và tận tụy mà không đòi hỏi bất cứ đồng thù lao nào.

Người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, như hiến pháp đã quy định. Có những trường hợp, người dân có thể không có đầy đủ thông tin/ thông tin phiến diện, họ có thể đánh giá chưa sát tình hình, họ có thể nhận định chưa chuẩn về vấn đề nào đó, nhưng dù thế, việc họ đưa tin và có tiếng nói sẽ chỉ luôn có lợi cho nhà nước trong quản lý và điều hành xã hội, tuyệt nhiên không có điều gì hại cả. Còn những người cố tình bịa đặt thông tin để nhằm mục đích xấu thì đã có luật pháp, cứ mang luật ra mà xử.

Tôi gọi sự tham gia tích cực và miễn phí này của người dân là “một nền hành chính không công”, người dân sẽ làm thay đội ngũ công chức một phần rất lớn công việc mà hiện các bộ phận này đang làm không hiệu quả nhưng vẫn phải trả công. Có sự tham gia của gần 100 triệu “công chức không công” rồi, thì bộ máy sẽ dễ dàng tinh giản, vì không cần đến nữa, tiền chi cho quốc phòng, cho xóa đói giảm nghèo, cho an sinh… sẽ có và có nhiều.

Việc đơn giản nhưng có ý nghĩa to lớn này có thể làm ngay, và sẽ thấy hiệu quả lập tức mà không cần chờ đợi, không cần lý luận rườm rà.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN


  1. Mụ Nhàn mệ Thoa, Đức & Pháp dấu đâu ? Chao ơi tị nạn giả hiệu … chỉ đau cho Toàn Dân Việt mất mát
    ****************************************

    Nàng Thanh Nhàn, Ngài dấu nơi đâu ?
    Tường Bá Linh núp bóng Tú Bà lầu
    Xanh buôn Kiều lao trí nô hàng triệu
    Đành rằng đại tội phạm chớ đâu !
    Em Nhàn láu khôn xin tị nạn chính trị
    Luật Đức đành bó tay cồm nhức đầu
    Khó mà dẫn độ em Nhàn về xứ Vệ
    Chao ơi tị nạn giả hiệu mà phát sầu
    Chỉ đau cho Toàn Dân Việt mất mát
    Mụ Nhàn mệ Thoa, Đức & Pháp dấu đâu ?

    HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Việt Nam nói gì vụ ‘bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt ở Pháp’?
    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55012075
    20 tháng 11 2020

    Bà Hồ Thị Kim Thoa ‘đang ở Paris, liệu có bị dẫn độ về Việt Nam’?
    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54976805
    17 tháng 11 2020

  2. Hổng muốn bàn loạn để xem cái “ý tưởng” của bài này sẽ “được” lan tỏa giữa những người cùng phòng đồng vọng tới đâu . Còn nhớ mệnh đề của Lenin Ngu dốt + Nhiệt tình hông ? Nên thêm vào “được nhiều người hưởng ứng”, hoặc tệ hơn, “trở thành quốc sách hay Đường Chúng Ta Đi” … Ở đây chả ai dối trá cả, vì ai cũng tin vào điều này hít chơn hít chọi á . Dối trá bao gồm người nói dối biết rõ sự thật, và nói ngược lại nó . Vì vậy, chả ai dối trá cả

    Thùng rác của lịch sử không (bao giờ) thiếu những ý tưởng nghe qua thì thật là hay, nhưng khi tính lại … Uh, nếu số đông, ở đây là số ít, thậm chí cực tiểu luôn, đồng ý thì … Trời cũng phải than Đất, chớ hổng lẽ than chính mình .

    “Người dân Việt Nam rất hiền lành, giàu lòng tin, nhiều thiện chí và luôn tích cực đóng góp”

    Kinh nghiệm bản thân, hồi còn làm ở private sector, có 1 người cùng làm luôn liến thoắng “Cần giúp cái gì không ?”. Đồng sự của tớ bực mình nói “Mày phá nhiêu đó đủ rồi, làm ơn ngồi yên cho người ta nhờ”. Theres a sense of truth in that, só zi độc giả & BBT, tiếng Việt của tớ vốn nghèo nàn, không đủ để dịch mấy câu kiểu này .

    “Tôi không nghĩ là, lại có người Việt Nam nào sẽ “lợi dụng dân chủ” để “chống phá” cả”

    Cả công an của các bác & RFA cũng của các bác luôn đã kết luận có người trong nước tham gia cả Việt Tân lẫn chính phủ Đào Minh Quân . Thái Hạo & các trí thức như mình hổng nên suy bụng ta ra bụng người, hổng ít người hổng có yêu Đảng, yêu chế độ bằng các vị, thậm chí ngược lại . Tuy vậy, Thái Hạo có thể chứng minh mình đúng bằng tự mình đứng ra khuyên nhủ các tổ chức này . Nếu thành công, tức là thuyết phục họ yêu Đảng yêu chế độ như mình, thì xin chúc mừng, Thái Hạo đã trở thành 1 cán bộ địch vận . Chỉ sợ họ giả vờ đồng ý để Đảng tin Thái Hạo mà cho phép “dân” bàn, làm, kiểm tra, họ lén lập ra 1 nhóm bảo-là góp ý kiến cho Đảng, nhưng chỉ góp những ý kiến Đảng mà làm theo thì tắc tử . Nên chăng dân bàn, làm, kiểm tra & cũng chịu trách nhiệm, như luật thời Tướng Franco, dân có quyền tự do ngôn luận, nhưng kèm theo trách nhiệm chính trị cho những gì mình nói & làm ra ?

    Một vấn đề khá nhỏ, so với những vấn đề lớn hơn trong đề nghị này, là chất lượng “dân”. Nhận định của chính Thái Hạo về nông dân “Đi muộn về sớm, làm việc cẩu thả, trốn việc như chớp, lãng phí vật liệu, câu giờ siêu hạng…”. Thái Hạo tường thuật “Có người quen làm sơn nước, ngồi vô tư kể “vì nắng quá mà trưa rồi nên lén lút đổ luôn cả thùng sơn xuống bồn cầu để ra về cho kịp giờ. Họ đi đổ mố cầu, nếu không có giám sát ở bên thì thay vì trộn bê tông đúng mác thì họ sẽ đổ luôn cát đá vào mà không hề có xi măng. Họ rất lấy làm sung sướng vì thấy mình “khôn”. Đem những người này ra bàn, làm & kiểm tra … Cứ tưởng đóng góp của nhân sĩ-trí thức nước nhà là tệ lắm rồi!

    Mới nhiêu đó thôi đã đủ để … Oh, tớ hổng phải ở Việt Nam . Ừ thì ai muốn làm gì cũng được, chả sao cả . Nếu có tan hoang thì cũng có triệu người vui . Và nhất là chả ai chịu trách nhiệm cả . Đổi Mới đó, ai cũng đáng kính trọng, đáng được gọi là nhân sĩ-trí thức cả

    Tuy vậy có 1 ý kha khá, coi như hạt kim cương giữa đống bùn rác ““Thực sự” tức là không phải chỉ dừng lại trên giấy và khẩu hiệu”, cũng đừng để nó dừng lại ở bên này cái g-string gọi là biên giới . Mỹ nó gọi là cross-check, kiểm tra chéo, kiểm tra lẫn nhau . Tất nhiên, phải theo tinh thần của di chúc Bác Hồ, dựa trên các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê

    Có mỗi ý hay mà cũng phải mở rộng mới xử dụng được . Trí thức Xã hội chủ nghĩa các bác … thiệt tình luôn!

  3. Dân trí VN thấp lắm, dân éo chịu nghe theo sự lãnh đạo của đảng mà cứ thích nghe thế lực thù địch cơ. Ông đòi để dân giám sát thì chúng biết nhiều chuyện, nói xấu chế độ, bôi bác lãnh đạo …uy tín đâu đảng làm việc.

  4. “Cồng kềnh và kém hiệu quả”Trước hết người ta phải cắt giảm biên chế bộ máy, nhưng để nó hoạt động hiệu quả thì khó hơn rất nhiều bởi liên quan đến phẩm chất kĩ năng của con người ,mà điều này quyết định từ giáo dục.Đáng tiếc ngành giáo dục có quá nhiều sai lầm từ trong quá khứ và hiện tại nó còn trầm trọng hơn nhiều, và có thể sẽ không bao giờ bắt kịp được với thế giới. Tại sao cứ phải mò mẫm đi tìm một thứ mà nhân loại đã hoàn thiện??????

  5. Chu choa ơi, cái ông Hạo này khéo mà xui dại, làm như ông thì cái “thế lực thù địch” nó làm tan nát cái “xã hội chủ nghĩa” ra à ? Eo ơi, em sợ lắm, sợ lắm lắm, thôi thôi, em cắn cỏ lạy bác Hạo thôi…

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây