Đồng Tâm cùng tắc biến

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

21-6-2017

Người dân Đồng Tâm xếp hàng chào đón cụ Lê Đình Kình trở về Đồng Tâm hôm 2/5. Ảnh: báo TT.

Người ta hay nói “cùng tắc biến, biến tắc thông”. Không biết quy luật đó liệu có ứng vào trường hợp Đồng Tâm hay không, nhưng “hiệp một” đã qua và “hiệp hai” đã đến. Điều gì phải đến đã đến. Chỉ có điều, ta chưa biết “hệ quả không định trước” là gì.

Quả bom nổ chậm

Cách đây khoảng hai tháng, vì nhiều lý do còn chưa thật rõ, Đồng Tâm bỗng trở thành một điểm nóng như thùng thuốc súng, một bàn cờ thế đầy nguy hiểm như “quả bom nổ chậm”, làm cả nước lo lắng như sắp xảy ra thảm họa. Nhưng may mà quả bom nổ chậm đã được tháo ngòi đầy kịch tính, làm cả nước thở phào, như một bi kịch kết thúc “có hậu”.

Thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đề nghị thu hồi sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

12-6-2017

Sân golf Tân Sơn Nhất nằm cạnh đường băng sân bay TSN. Ảnh: internet

Tham gia ký tên xin gửi về email: thuhoisangolf@gmail.com. Kính mong được sự tham gia của người dân Việt Nam trong và ngoài nước.

THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC

Kính thưa Thủ tướng,

Mấy hôm nay theo sát kỳ họp Quốc hội, báo chí và công luận, chúng tôi vui thấy có những đại biểu và bài báo nói thẳng nói thật về việc yêu cầu thu hồi sân golf cho sân bay Tân Sơn Nhất. Chúng tôi có chút hy vọng là chính phủ sẽ đáp ứng lòng dân, dẹp bỏ một thực trạng vô cùng phi lý và trơ trẽn, tệ hại đã quá lâu, bất chấp lợi ích của đất nước và nhân dân. Chúng tôi làm thư ngỏ này yêu cầu chính phủ sớm thu hồi đất sử dụng trái khoáy, khai thông lối vào và mở rộng sân bay, khắc phục tình trạng ùn tắc và quá tải từ bấy lâu nay.

Quan hệ giữa cán bộ và người dân theo nguyên lý nào?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

24-5-2017

Các quan điểm chính trị học ngày nay đều dựa trên 2 phạm trù cơ bản “Nhà nước“ và “Nhân dân“ theo nguyên lý “nhà nước của dân, do dân, vì dân“ vốn quyết định nguyên tắc vận hành của bộ máy chính quyền và mang ý nghĩa thiết thực hàng ngày đối với cuộc sống từng người dân; nhất là mỗi khi cán bộ công chức hành xử có vấn đề nguyên lý đó lại được đưa ra như một thước đo để kiểm định. Chính vì tầm quan trọng đó mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay khi mới giành được chính quyền, cách đây tới  72 năm, đã cụ thể hoá thành nguyên tắc về mối quan hệ giữa cán bộ công chức với người dân: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa“. Nghĩa là, người dân được  lấy làm thước đo (gốc, mục đích), quyết định bộ máy nhà nước (đuổi chính phủ), thải hồi cán bộ công chức sai phạm.

Bí thư, Chủ tịch thì trên luật?

FB Mai Quốc Ấn

23-8-2018

Ông Hoàng Văn Hùng, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Quốc Hội cho biết trong quá trình làm việc tại 2 tỉnh, thành phố lớn ở phía Nam, có bí thư một thành phố tuyên bố: “Tôi còn làm bí thư thì tôi chưa chấp hành bản án này!” Bản án ở đây là án hành chính mà người dân kiện chính quyền.

Hiện tượng lãnh đạo chính quyền địa phương không tham gia đối thoại, không tham gia phiên tòa, thậm chí không chấp hành các bản án đã có hiệu lực có ở nhiều nơi.

Bản tin Biển Đông ngày 3/9/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Dấu hiệu mới nhất về sự tăng cường hoạt động của Nhật Bản ở Biển Đông, chiếc tàu lớn nhất của Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản là tàu sân bay trực thăng Kaga, đã tham gia các bài tập trận song phương cùng với cụm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan của Hải quân Hoa Kỳ, theo báo The Japan Times, dẫn lời hải quân hai nước Nhật – Mỹ.

Hãy để cho cụ Tôn Đức Thắng được yên giấc!

Bá Tân

12-6-2019

ĐH Tôn Đức Thắng đã từng nồng nhiệt chào đón ông Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, trong dịp lễ khởi công xây dựng một cơ sở của trường. Ảnh: Tùng Nhân/ LĐ

Sau khi mất, nếu có linh hồn, tôi tin là có, chắc hẳn cụ Tôn Đức Thắng không chỉ buồn mà còn giận giữ bởi cuộc “khẩu chiến” giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) với trường đại học mang tên Tôn Đức Thắng.

Nhị Đại Công Tử: Tuấn Anh và Tiến Thắng

FB Mai Quốc Ấn

23-9-2017

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: internet

Đều là dân chơi có tiếng, tiền đông như quân Nguyên thời xâm lăng Đại Việt. Người sinh trong gia đình thế phiệt, kẻ cũng cự phú âm thầm. Tuy nhiên, người trước nổi danh hơn người sau theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cuộc chơi gần nhất của hai công tử cũng diễn ra theo cách rất khác nhau.

Người đầu tiên là “cậu ấm” Tuấn Anh. Cái “danh” này chết theo tên ông Tuấn Anh từ hồi ông ta ưu ái cho em vợ là Vũ Tôn triển khai dự án thép. Tốc độ giấy phép dự án như tên bắn khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất nhìn vào ao ước và… ai oán. Dự án Thủ tướng dừng rồi và ông ấy mất điểm khá nhiều.

PGS Phạm Khánh Phong Lan, nguyên PGĐ sở Y tế TP.HCM: ‘Nói thẳng ra, H-Capita là thuốc giả’

Phụ Nữ TP

Hiếu Nguyễn

25-8-2017

PGS Phạm Khánh Phong Lan. Ảnh: báo Tuổi Trẻ.

Quan điểm của tôi, đây là vụ án làm thuốc giả chứ không phải là buôn lậu giả”, bà Lan nhận định.

Có căn cứ để nói là thuốc giả

Trao đổi với báo chí, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban An toàn thực phẩm TP.HCM, nguyên PGĐ Sở Y tế TP.HCM, phụ trách mảng Dược, khẳng định: “Nói thẳng ra, H-Capita là thuốc giả. Hành vi vi phạm pháp luật này gây tác hại rất lớn, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, niềm tin của người dân và niềm tin trong điều trị”.

Kẻ phát ngôn thô tục, kẻ cách chức càng thô bỉ

Chu Mộng Long

10-6-2021

Tôi phải ngăn trước để cảnh báo những “nhà dân chửi”, rằng tôi hoàn toàn trung lập mà viết bài này. Trong một thế giới lẫn lộn thật giả, tôi chỉ ủng hộ bất cứ ai nói thật, dù là bà Hằng hay các nghệ sỹ, dù đó là thứ ngôn ngữ trần truồng. Sự thật giấu ở trong quần áo chứ không phải cái quần cái áo. Cổ vũ bà Hằng nói thật thì tôi cũng đã cổ vũ rồi. Mắng các nghệ sỹ điêu toa thì tôi cũng có trên vài ba bài mắng rồi.

‘Ấy ái uông’

Lò Văn Củi

21-2-2018

Bộ trưởng BGD Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: internet

Anh Bảy Thọt cười hề hề, đố:

– Dạ, mới sưu tầm được bài vè, toàn vần N, đố bà con cô bác ai là tác giả nghen.

Rồi anh cất giọng đọc:

Nú, Nú na nú nẵng

Nồng nộng nực nưỡi niềm

Não nàm nò nẩy nửa

Não nặt nông nính náo

Nẻo, nuộc nính niền nuôn

Gia đình quốc dân

FB Nguyễn Anh Tuấn

31-12-2017

Cụ Kình (thứ 3 từ trái qua). Ảnh: FB Nguyễn Anh Tuấn.

Đây là gia đình cụ Kình – một gia đình bình thường, sống giữa những người hàng xóm bình thường, trong một ngôi làng bình thường của nông thôn Bắc Bộ.

Ba người đàn ông trong gia đình này lẽ ra đã có một kết cục rất khác, tệ hơn rất nhiều so với những gì được thấy trong ảnh.

Cụ Kình lẽ ra đang ngồi trong tù với đoạn xương đùi nẹp ốc vít từ vết thương ngày 15/4 mà các nhân viên công lực gây ra khi cố gắng bắt cụ.

Thói ăn vạ của công an từ đâu mà có?

Đỗ Ngà

23-8-2019

Đại úy công an Lê Thị Hiền gây náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất. Nguồn: Zing

Một nữ đại úy công an vừa ăn vạ vừa tấn công nhân viên sân bay như một con chó dữ, hành động này vẽ lên một hình ảnh “đẹp” của người “công an nhân dân”.

Sinh viên Học viện PK-KQ chết bất thường, Quân đội đem hỏa táng ngay hôm sau

FB Trịnh Anh Tuấn

12-5-2018

Ảnh: internet

Tháng 8/ 2016, sinh viên quân nhân Trần Đăng Khôi, sinh năm 1998, quê ở Gia Lai, nhập học tại Học viện Phòng Không- Không quân, Bộ Quốc Phòng tại Sơn Tây. Ngày 21/10/2016, khi mới nhập học được hơn 1 tháng, đang huấn luyện tân binh tại trường Sỹ Quan Lục Quân 1 thì đột tử.

Bài học Đồng Tâm

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

24-4-2017

Chủ tịch TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đi từ trụ sở UBND xã Đồng Tâm xuống nhà văn hoá thôn Hoành. Ảnh: internet

“Cách mạng không phải là một bữa tiệcRevolution is not a dinner party” (Mao Trạch Đông). 

Sau một tuần hai bên cầm cự đối phó lẫn nhau (standoff), chủ tịch Hà Nội đã xuống Đồng Tâm gặp dân đối thoại (chiều 22/4/2017) để tháo gỡ vụ khủng hoảng con tin đã làm dư luận cả nước nín thở theo dõi. Bi kịch Đồng Tâm do tranh chấp đất đai đã kết thúc có hậu (happy ending) như “quả bom nổ chậm” được tháo ngòi nổ, làm hai bên thở phào nhẹ nhõm. Phương án hòa giải ôn hòa đã thắng xu hướng bạo lực cực đoan, trong bối cảnh chính trị nhạy cảm hiện nay. Đồng Tâm đã trở thành biểu tượng người nông dân bị dồn đến bước đường cùng, buộc phải đấu tranh sinh tồn, và đi vào lịch sử như một “Ô Khảm” của Việt Nam. Đã đến lúc người Việt hãy vắt tay lên trán để rút ra bài học nhãn tiền: đổi mới hay là chết?

Phải chăng như thế là đu dây?

Nguyễn Đình Cống

27-8-2021

Lâu nay, nhiều người cho rằng lãnh đạo nhà nước Việt Nam đang chọn cách đu dây giữa các cường quốc. Họ nghĩ rằng chọn cách đó là khôn ngoan. Tôi lại nghĩ hơi khác, rằng chỉ nên xem đu dây là giải pháp tình thế, tạm thời, vì đó là sự khôn ngoan của kẻ yếu thế mà láu cá, chứ không phải cách hành xử lâu dài của người thông minh.

Hai phiên tòa im lặng

Hai phiên tòa im lặng – với một bên bị cáo phải sử dụng quyền im lặng để tự bảo vệ trước cơ quan tố tụng, với một bên là bị cáo và luật sư không có tiếng nói trong phiên xét xử.

Tri Thức VN

Xuân Tường

3-7-2017

Bị cáo Phương Nga tại phiên tòa. Ảnh: internet

Có hai vụ án được đưa ra xét xử gần như đồng thời, vụ án Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thuỳ Dung bị ông Cao Toàn Mỹ tố cáo lừa đảo chiếm đoạt 16,5 tỷ đồng, và vụ án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm) với diễn tiến gây chú ý.

Vụ án Phương Nga – Cao Toàn Mỹ không chỉ là một vụ án hình sự đơn thuần. Diễn tiến trong các phiên xét xử cho thấy tố tụng có nhiều dấu hiệu bị lũng đoạn. Cả bị cáo Phương Nga và Dung đều khai vì tin tưởng điều tra viên hứa hẹn, bảo khai và ký vào sẽ được thả. Nhân chứng Lữ Minh Nghĩa – bạn trai của bị cáo Dung phản cung, khẳng định bị Nguyễn Mai Phương, Cao Toàn Mỹ hướng dẫn khai, đưa ra chứng cứ (thư trao đổi qua cán bộ trại giam N.) cho thấy dấu hiệu thông cung, cho biết lời khai tại cơ quan điều tra luôn bị Cao Toàn Mỹ biết. Nhân chứng Nguyễn Văn Yên khẳng định thông qua Nguyễn Mai Phương, được nhờ đóng giả làm chủ căn nhà trên đường Nguyễn Trãi. Luật sư bào chữa cho Phương Nga cung cấp tình tiết mới với hai bản khai của Cao Toàn Mỹ và Phương Nga ghi cách nhau 20 ngày – bản khai của Mỹ (ghi ngày 9/9/2014) và Phương Nga (ghi ngày 29/9/2014) – nhưng có nội dung giống hệt nhau, cho thấy có dấu hiệu của việc sao chụp lời khai của Cao Toàn Mỹ để đưa vào bản khai của bị cáo Phương Nga.

Việt Nam làm gì để giảm căng thẳng với Đức?

BBC

7-8-2017

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg ngày 7/7/2017. Ảnh: ODD ANDERSEN/Getty Images

Một số nhà quan sát nước ngoài bày tỏ lo ngại về hệ lụy của ‘khủng hoảng ngoại giao’ Việt – Đức liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh.

Một cựu đại sứ Đức nói với BBC ông cho rằng vụ việc “trên cả nghiêm trọng” này là một “bước lùi” cho quan hệ Việt – Đức, trong khi một chuyên gia về nghiên cứu Đông Nam Á người Đức đánh giá vụ việc này có tính “nhạy cảm” vì Đức đã có Chương trình Hội thoại Nhà nước Pháp quyền với Việt Nam từ năm 2009.

Khả năng Việt Nam đưa ra một lời xin lỗi chính thức và thừa nhận đã có hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Đức là “gần như không thể có”, một nhà nghiên cứu pháp lý về truy bắt tội phạm xuyên biên giới bình luận với BBC.

Hãy từ chức đi, bà Bộ trưởng Bộ Y tế!

FB Bạch Hoàn

29-8-2017

BT Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: báo GT

Một ngày cuối tháng 7-2013, có ba sinh mạng con người bị bàn tay của người thầy thuốc giết chết. Đó là ba đứa trẻ vô tội ở Quảng Trị. Ba mẹ đưa các em đi tiêm vắc-xin phòng bệnh, đặt các em vào tay thầy thuốc là để các em có được một cơ thể khoẻ mạnh. Nhưng kết quả là, các em phải ra đi vĩnh viễn khỏi cuộc đời này. Các em chết vì bị tiêm nhầm thuốc.

Đó là một ngày cuối tháng 7 đầy u ám. Những người làm cha, làm mẹ trên khắp đất nước khốn khổ này hoang mang tột độ. Nguyễn Thị Kim Tiến, người đứng đầu ngành y tế lúc ấy cũng ở Quảng Trị. Nhưng, chẳng có nén nhang nào được thắp lên từ tay bà Bộ trưởng cho những hương hồn trẻ em xấu số kia. Bà ta đã không đến…

Thư của tổ chức “Diễn đàn Việt Nam 21” gửi Ngoại trưởng Đức Gabriel về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Thời Báo

10-9-2017

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel. Ảnh: internet

Theo ý kiên chúng tôi, sự tham dự của Liên minh Âu châu tại Hội nghị hợp tác kinh tế Á châu-Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng vào tháng 11.2017 cũng là một câu hỏi cần được đặt ra và xét lại. 

Khi Việt Nam khinh thường chủ quyền một quốc gia hội viên của Liên minh Âu châu, chối cãi đã vi phạm luật pháp của một quốc gia hội viên Liên minh, bắt và kết án tù nhiều năm những nhà hoạt động dân chủ và đàn áp tự do báo chí, tư tưởng và tôn giáo thì việc Liên minh Âu châu không nên tham gia Hội nghị APEC không phải là môt đòi hỏi quá đáng.

Đôi điều ngẫu hứng về “ngày Người Cao Tuổi”

Tương Lai

1-10-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 15

Năm nay, lần đầu tiên ngẫu hứng định viết đôi điều về ngày “người cao tuổi” vì bỗng chợt giật mình nhớ ra hình như mình cũng đã được liệt vào lớp người có quyền “lão giả an chi” mà nhấm nháp cái danh hiệu vốn vẫn chưa định hình được trong thói quen tư duy đã có.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ – Phần 6: Những cuộc thi kỳ ảo

David Trần Hiếu

31-10-2017

Lời mở đầu: Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ, với 5 phần đã qua đề cập đến một số nhân vật cụ thể, liên quan đến công tác nhân sự nhiều tai tiếng tại Bộ Giao thông Vận tải khi Đinh La Thăng còn làm Bộ trưởng.

Kỳ này, tác giả không đề cập tới một nhân vật cụ thể mà giới thiệu cùng bạn đọc một cách thức, hay nói chính xác là một mánh khóe liên quan tới công tác cán bộ mà Tư lệnh Đinh La Thăng đã lựa chọn: đó là các cuộc thi tuyển chọn cấp trưởng các cơ quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Hoang Ngôn “để lại cho đời”

LTS: Kể từ hôm nay, trang Tiếng Dân xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả một bộ sưu tập mới ra lò, có tựa đề: Hoang ngôn “để lại cho đời”, của tác giả Trình Bút. Nội dung: tập hợp những câu nói “để đời” của các cán bộ lãnh đạo đảng và nhà nước, từ địa phương cho tới trung ương, những câu nói của các bậc “hiền triết”, “cao minh”, của những người có học hàm, học vị, có chức tước, quyền hành rất lớn trong thể chế này, mà tác giả đặt cho cụm từ “Hoang Ngôn”.

Những câu nói của các lãnh đạo đảng và nhà nước đã để lại cho người đọc nhiều trạng thái cảm xúc như: vui, buồn, tức giận, thậm chí còn có tác dụng xả stress, đã làm nên bộ mặt xã hội Việt Nam hôm nay. Những câu nói này đã được tác giả Trình Bút sưu tầm, kèm theo những hình ảnh, những lời bình luận, và cả những nguồn trích dẫn các câu nói đó để độc giả tiện việc tra cứu. Từ đó, giúp người đọc tìm hiểu nguyên nhân nào đã tạo ra những lãnh đạo như thế trên đất nước chúng ta hôm nay, cũng như nghĩ đến các giải pháp, giúp giải quyết vấn đề, để người dân Việt Nam trong tương lai có được những người lãnh đạo có tầm, có tâm, bớt đi những lãnh đạo với những câu nói “hoang ngôn”.

Công an đang phân hóa?

Blog VOA

Trân Văn

15-12-2017

BOT Cai Lậy hỗn loạn ngày 30/11/2017. Ảnh chụp màn hình báo TT

Tuy trạm thu phí cho Dự án BOT đường tránh Cai Lậy đã tạm ngưng hoạt động nhưng thiên hạ vẫn còn bàn luận sôi nổi về những vấn đề có liên quan tới dự án này và công an – lực lượng thực thi pháp luật, bảo vệ trật tự, trị an – đột nhiên trở thành một trong những đối tượng chính…

Năm mới chuyện cũ: Dân trí và vận mệnh quốc gia

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

2-1-2018

Khu tưởng niệm cụ Phan Châu Trinh. Ảnh: internet

“Dân hai nhăm triệu ai người lớn / Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con” (Trích bài “Bính thìn Xuân Cảm” của Tản Đà (1916) trong tập thơ “Khối Tình Con”).

Với trái tim nhạy cảm của một thi sỹ lớn nặng tình với đất nước, trong bài thơ thất ngôn bát cú cố tình viết dang dở (thiếu hai câu kết), cụ Tản Đà đã đau lòng nhận xét về dân trí quốc gia bằng mấy vần thơ cô đọng như lời sấm truyền. Và với bộ óc nhạy cảm của một nhân sĩ lớn có tầm nhìn xa, cụ Phan Châu Trinh đã tâm huyết đề xuất giải pháp chấn hưng quốc gia bằng “khai dân trí” (enlightened wisdom) và “chấn dân khí” (heightened morale). Ngày nay các nhà khoa học gọi sự nhạy cảm đó là “trí tuệ cảm xúc” (emotional intelligence).

Tòa Đại Sứ CSVN tại Chile xác nhận ‘phơi vây cá mập trên mái nhà’

Người Việt

Khôi Nguyên-N.T

22-1-2018

Những cái vây cá mập phơi khô trên nóc tòa Ðại Sứ CSVN tại Santiago, Chile. Ảnh: eLMostrador

Đại diện Tòa Đại Sứ CSVN tại Chile xác nhận với báo Người Việt về việc phơi vây cá mập trên mái nhà trong khuôn viên Đại Sứ Quán qua cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào chiều 22 Tháng Giêng 2018, giờ địa phương Chile.

Ông Nguyễn Xuân Vinh, tùy viên văn phòng và đối ngoại của Đại Sứ Quán CSVN tại thủ đô Santiago cho biết, những chiếc vây cá mập được phơi trên mái nhà của “Văn Phòng Thương Vụ Đại Sứ Quán Việt Nam tại Chile. Chúng tôi hiện đang phối hợp với Bộ Ngoại Giao Chile để làm rõ vụ việc và sẽ có thông báo chính thức trong thời gian sớm nhất.”

“Truyền thông Chile cũng đã loan tin sự việc, và các báo tại Việt Nam cũng đã loan tin, Bộ Ngoại Giao Chile cũng đã biết việc này.” Ông Vinh nói thêm và không cho biết chi tiết cũng như sự ảnh hưởng của “vụ vây cá mập” đối với ngoại giao giữa hai quốc gia.

Rà soát? Có tính ‘Giáo sư’ Trọng và ‘Giáo sư’ Quang?

Blog VOA

Trân Văn

12-2-2018

Bảng dữ liệu cho thấy số giáo sư Việt Nam được phong năm 2017 gần gấp đôi năm 2016. Ảnh: báo TN

Dư luận lại dậy sóng sau khi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công bố danh sách 1.226 tân Giáo sư và tân Phó Giáo sư của năm 2017.

Có nhiều lý do để công chúng dè bỉu chuyện xét – đề nghị phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư của năm 2017.

Việt Nam bắt đầu xem xét – phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư từ năm 1976. Chức danh “Giáo sư”, “Phó Giáo sư” trở thành quan trọng vì chúng là học hàm do hệ thống công quyền trao tặng cho những người vừa được xem như tiên phong về học vấn, trụ cột trong lĩnh vực khoa học nào đó, vừa đã có những đóng góp đáng kể cho giáo dục – đào tạo tại Việt Nam.

Chính phủ kiến tạo và Nhà mồ cho các “Công bộc cấp cao”

Viet-Studies

Quách Hạo Nhiên

7-3-2018

Ông Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: CafeF

1. Chính phủ kiến tạo và vụ ông Nhạ

Từ khi chính thức nhậm chức Thủ tướng Chính phủ đến nay, ông Phúc ít nhiều cũng để lại “dấu ấn” cá nhân với các phát ngôn cùng quan điểm xây dựng một “Chính phủ kiến tạo và phục vụ”.

Công tâm và khách quan mà nói, cho đến thời điểm này ông Phúc và ê kip của mình không phải chỉ giỏi nói miệng mà không làm. Nghĩa là bên cạnh việc (thông qua hệ thống truyền thông) tạo dựng hình ảnh cho mình thì sự quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành Chính phủ của ông Phúc với phương châm trên là điều mà mọi người có thể cảm nhận được.

Ông Cục trưởng “Cục Mại Dâm”

Mạc Văn Trang

30-3-2018

Trước hết xin ông Cục trưởng đừng vội giận với biệt danh như trên. Đó chỉ là cách gọi cho ấn tượng, dễ nhớ và chính xác hóa chức năng, nhiệm vụ của chuyên viên quý Cục. Chuyện là thế này, tôi nghiên cứu về người nghiện ma túy, nên có lần gặp anh K. chuyên viên của quý Cục, mời anh trao đổi về chuyện ma túy, anh bảo, em bây giờ không phải “K. ma túy” nữa, mà là “K. Mại dâm” rồi.

Bộ trưởng Bộ vặt lông

FB Đào Tuấn

14-4-2018

Ông Đinh Tiến Dũng. Ảnh: VTV

Tháng 9.2013, tức là chỉ 4 tháng sau khi ngồi ghế nóng Bộ trưởng Tài chính, ông Dũng đã gây ra một cú sốc dư luận khi đề nghị giảm lương tối thiểu 100.000 đồng, một đề nghị mà ngay Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng cho là phản cảm.

Bấy giờ, đã ngờ ngợ. Dám cấu vào túi tiền nhân dân, có lẽ, chẳng có gì mà ông ấy không dám làm.

Tăng tuổi hưu chỉ vì sắp vỡ quỹ

FB Đào Tuấn

24-4-2018

Các ĐBQH tưng kỳ vọng Bộ trưởng Đào Ngọc Dung có nhiều đột phá. Ảnh: internet

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, năm 2006 từng bị tóm sống vì quay cóp trong một kỳ thi sau đại học. Khi ấy, ông Dung đang là UVTƯ Đảng, bí thư thứ nhất TƯ đoàn. Và từ đó, được gọi tắt là Dung quay.

Sau vụ quay, bác quay về Ban Tây Bắc, quay qua trường bắn Yên Bái, và giờ làm Bộ trưởng.

Nhớ đến vụ này bởi hôm qua, bác đệ trình phương án tăng tuổi nghỉ hưu.