Chuyện các “phò mã” trong vương triều Cộng sản

Phạm Vũ Hiệp

28-10-2023

Kinh tế thị trường XHCN định hình nên tầng lớp quý tộc trong vương triều cộng sản. Giới lãnh đạo chóp bu của đảng trở thành những hoàng tộc thu nhỏ. Ở đó, các “công chưa”, “phò mã” được nâng niu, thăng tiến và hưởng thụ cuộc sống xa hoa, quyền quý. Vài “phò mã” thời đại 4.0 gần đây nhất ở Việt Nam:

Doanh nhân ư, cũng chỉ là cam vắt (Kỳ cuối)

Nguyễn Thông

24-10-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4kỳ 5

Ở miền Bắc những năm trước 1975, học sinh cấp 3 và sinh viên đại học đứa nào cũng biết thuật ngữ “ai thắng ai?” nói về cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới. Những giờ học chính trị và triết học Mác – Lê Nin, các thầy khẳng định chắc như đinh đóng cột, phe tư bản, thực dân, đế quốc, bóc lột đang giãy chết, phe xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh. Bọn tư sản tư bản mà giai đoạn tột cùng là đế quốc ngày càng cùng đường, chó dại cắn càn, gây chiến tranh, nhưng sẽ không tránh khỏi bị diệt vong. Cuối bài, bao giờ các thầy hoặc báo cáo viên cũng kết luận “Sức ta là sức thanh niên/ Thế ta là thế đứng trên đầu thù”, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là hiện thực và tương lai nhân loại, vô sản sẽ lãnh đạo toàn thế giới…, cả thầy lẫn trò đều hỉ hả.

Cần biết lắng nghe và sửa sai (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

17-10-2023

Tiếp theo kỳ 1

Ở phần 1, nhân việc cả hệ thống chính trị, trong đó nhất là khi tuyên giáo, truyền thông, báo đài mậu dịch ra rả kỷ niệm “ngày giải phóng thủ đô 10.10”, nhà cháu đề nghị cần bỏ ngay cái thói tự sướng và cố tình làm sai lệch lịch sử ấy, cần gọi lại cho đúng thực tế lịch sử khách quan như nó diễn ra, là “ngày tiếp quản thủ đô”. Vậy nhưng vẫn có những dư luận viên nhảy vào cãi lấy được. Điều này không có gì lạ, bởi họ ăn cây nào rào cây ấy, cứ cãi, cứ hung hăng, chả cần đúng sai.

Chính trị đu dây!

Lâm Bình Duy Nhiên

17-10-2023

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp Tổng thống Putin bên lề Diễn đàn Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh. Hai ông đã thảo luận về các biện pháp tăng cường quan hệ song phương.

Đàn áp

T.H.D.T

17-10-2023

Trong thời gian qua, bỗng một bài thơ trong sách giáo khoa lớp 6 ở Việt Nam gây xôn xao dư luận xã hội với nhiều ý kiến trái chiều, có tựa là “Bắt nạt”. Nhân đây, mô phỏng phong cách nghệ thuật thi ca “định hướng XHCN” của “thi phẩm” này, cũng xin giới thiệu một bài thơ nho nhỏ sau đây:

Dư âm Hội nghị Trung ương 8 khoá 13

Mai Hoa Kiếm

14-10-2023

Hội nghị Trung ương 8 khoá 13 của đảng cộng sản Việt Nam đã bế mạc sau một tuần vòng vo, tranh cãi mà không đưa ra được giải pháp căn cơ nào cho hàng loạt vấn đề nan giải, như cải cách tiền lương, y tế, giáo dục và phục hồi kinh tế. Những tờ trình của Bộ Chính trị đưa ra Trung ương bỏ phiếu chỉ quanh quẩn việc phán quyết kỷ luật, bố trí nhân sự điền vào chỗ trống và quy hoạch cho được “mâm bát” của đại hội 14 vào tháng 1-2026.

Đảng CSVN: Đu dây để xâm lược và đu dây để sống còn

Đào Tăng Dực

14-10-2023

Duyệt lại thế chiến lược cổ kim giữa các quốc gia Á châu tiếp cận Trung Quốc, thì một sự thật không thể chối cãi hiện ra trước mắt. Đó là, nếu muốn sống còn thì phải cường thịnh hơn quốc gia thực dân này. Chân lý này áp dụng cho các dân tộc Tây Tạng, Mông Cổ, Tân Cương, Mãn Thanh, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Bhutan, Nepal, Ấn Độ, Hồi Quốc, Bangladesh, Miến Điện, Lào và nhất là Việt Nam.

“Chiến tranh chống Mỹ, miền Bắc khổ như thế nào”?

Mạc Văn Trang

12-10-2023

Sau khi tốt nghiệp lớp Diễn viên điện ảnh đầu tiên, bà xã Kim Chi nhà tôi xung phong đi vào Nam 1964, ở chiến trường 10 năm; năm 1974 thì ra Bắc rồi đi Bulgaria học đạo diễn. Bả kể cho tôi nghe những nỗi khổ, đi xuyên Trường Sơn 4 tháng và ở chiến trường 10 năm ra sao, rồi hỏi: Thời đó ở miền Bắc khổ như thế nào?

Thành ngữ mới: Thành công tốt đẹp

Nguyễn Thông

11-10-2023

Tạm coi “thành công tốt đẹp” là dạng thành ngữ mới, mà tác giả sinh ra nó là nhà đương quyền xứ ta, cụ thể là đảng cầm quyền và bộ máy tuyên giáo.

Lý lẽ của cụ “lão thành cách mạng”

Mạc Văn Trang

10-10-2023

Cụ K. một đảng viên, cán bộ Lão thành chuyên làm công tác tuyên huấn, rồi dạy lý luận Mác – Lê ở trường Đảng của tỉnh, cho đến lúc nghỉ hưu. Cụ vừa tổ chức mừng thọ 85 tuổi rất hoành tráng.

Ngoại giao cây tre (Phần cuối)

Nguyễn Thông

6-10-2023

Tiếp theo: Phần 1 — Phần 2Phần 3Phần 4

Ngoại giao tức là quan hệ (giao) với bên ngoài (ngoại). Nhà này với nhà kia có mối đi lại với nhau cũng là ngoại giao, dù chỉ láng giềng cách nhau bờ dậu mùng tơi hoặc bức tường gạch cắm mảnh chai, mảnh sành. Nhiều người đã nhầm khi cho rằng đã nói tới ngoại giao thì chỉ ở tầm quốc gia.

Từ chuyện cơ thủ Trần Quyết Chiến phản đối đường ‘lưỡi bò’

Blog VOA

Trân Văn

5-10-2023

Trong khi cơ thủ Trần Quyết Chiến bỏ ngang chương trình thi đấu để phản đối đường lưỡi bò trên truyền hình Trung Quốc, thì Hà Nội gởi “cán bộ nguồn” sang học bồi dưỡng tại Quảng Châu. Nguồn: Báo HNM

Phải chăng Chủ nghĩa Mác Lê góp phần làm hủy hoại văn hóa dân tộc (Phần 1)

Nguyễn Đình Cống

4-10-2023

I. Dự án 350 ngàn tỉ đồng để chấn hưng văn hóa

Gần đây dư luận quan tâm nhiều đến dự án chi 350 ngàn tỉ đồng do lãnh đạo Bộ Văn hóa đề xuất nhằm chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam.

“Người Cộng sản ngày xưa”

Mạc Văn Trang

3-10-2023

Sáng qua tôi đang ngồi gõ bài “Mấy suy nghĩ về giáo dục phổ thông hiện nay” thì con gái Mai Phương bảo, bố đang viết à? Mẹ gọi bố đi tập khí công.

Ngoại giao cây tre (Phần 3)

Nguyễn Thông

27-9-2023

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Người cộng sản trên thế giới và ở Việt Nam, nhất là những năm xa khi chủ nghĩa cộng sản mới xâm nhập vào xứ này, thường ao ước, mong mỏi về một thế giới đại đồng không còn phe phái, tầng lớp tàn hại nhau, tất cả quốc gia trên địa cầu chỉ còn chính thể cộng sản, con người bình đẳng, mọi nước đều độc lập tự do.

Hội nghị Trung ương 8 của đảng CSVN và những bất ngờ …

Nông Văn Tiềm

29-9-2023

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đang triệu tập Hội nghị Trung ương 8 khoá 13, sẽ khai mạc vào ngày 2-10-2023 và bế mạc ngày 8-10-2023 tại Hà Nội. Tin nội bộ cho hay, thời gian hội nghị kéo dài bảy ngày, đồng nghĩa với việc có quá nhiều vấn đề nan giải cần giải quyết trong nội bộ đảng.

Ly rượu máu người

Nguyễn Anh Tuấn

24-9-2023

Con hươu mang đôi sừng màu máu là con giống duy nhất tử tù Lê Văn Mạnh làm trong tù. Cái chết của anh kết thúc 19 năm giam cầm và kêu oan không ngừng nghỉ.

Có người đặt câu hỏi vì sao tòa án tỉnh Thanh Hóa ra lệnh xử tử Mạnh lúc này?

Ở một đất nước ‘than đâu cho thấu’

Blog VOA

Trân Văn

23-9-2023

Nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển tại Berlin, Đức. Theo tin báo chí, ngoài ông Truyển, ông Mai Phan Lợi, còn hai người khác cũng đã được phép rời Việt Nam sang Mỹ cùng với thân nhân của họ sau một thời gian dài bị cấm xuất cảnh.

Kiêu ngạo cộng sản và hồn nhiên cộng sản

Nguyễn Tiến Tường

10-9-2023

Ông Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Báo Đầu tư

“Tôi đã thấy cách mà tương lai vận hành”, đó là câu nói thảng thốt của nhà báo Mỹ khi thăm Liên Xô thời hai cường quốc chạy đua.

Kỷ luật Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ

Kim Văn Chính

9-9-2023

1. Lê Đức Thọ thuộc hàng cán bộ đang hãnh tiến. Sinh năm 1970, Ủy viên Trung ương, Bí thư Bến Tre, trước làm Chủ tịch Vietinbank.

Chọn hướng đi nào?

Trần Văn Chánh

8-9-2023

Từ khi hai nước cựu thù Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995 đến nay, đã có 4 đời tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam, mà lần đầu là của tổng thống Bill Clinton, năm 2000.

Một cuốn sách lạ

Nguyễn Đình Cống

8-9-2023

Vừa qua trang Tiếng Dân đăng bài “Nguồn gốc Quốc Xã của điều 4 Hiến pháp 2013” của LS Đào Tăng Dực. Bài báo chỉ ra rằng, tuy cộng sản và phát xít chống đối nhau về ý thức hệ, nhưng bản chất độc tài toàn trị lại rất giống nhau đến từng chi tiết.

“Việt Á”: Để 43 ngàn vong linh tiếp tục cứu rỗi…

RFA

Hương Lan

6-9-2023

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở Hà Nội hôm 20/8/2021. Nguồn: AFP

Tuyên bố: Đã đến lúc công dân thực hiện điều 25 Hiến pháp

5-9-2023

Ngày 18 tháng 6 năm 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt các ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, gởi Bản Yêu Sách của Nhân Dân An Nam đến hội nghị Véc Xây (Pháp). Bản yêu sách gồm 8 điểm:

Nhận thức khác và nhận thức lại về cộng sản

Nguyễn Đình Cống

6-9-2023

1.- Sơ lược về nhận thức

Nguồn gốc Quốc Xã của điều 4 Hiến Pháp 2013

Đào Tăng Dực

5-9-2023

Điều 4 Hiến Pháp được cho là vô cùng tai hại cho dân tộc Việt vì điều này củng cố tính độc tài toàn trị của đảng CSVN.

Dĩ nhiên chúng ta đều muốn hiểu biết thêm nội dung chính xác của điều 4 Hiến Pháp là gì và trên bề mặt, xuất xứ của điều 4 Hiến Pháp đến từ đâu?

Thật vậy, Điều 4 Hiến Pháp năm 2013 tuy là niềm hãnh diện của TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị CSVN nhưng lại là nỗi nhục của nhân dân và trò cười cho cả nhân loại văn minh.

Điều 4 hiến pháp Việt Nam ghi rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật”.

Trước đó, Điều 126 Hiến Pháp Liên Xô năm 1936 là: Đảng Cộng sản Liên Xô (CSLX) là “Đội tiên phong của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh củng cố và phát triển hệ thống xã hội chủ nghĩa, là cốt lõi lãnh đạo tất cả mọi tổ chức nhân dân lao động và cả quần chúng lẫn nhà nước”.

Đến năm 1977, điều 126 của hiến pháp Liên Bang Xô Viết được thay thế bằng điều 6 của hiến pháp mới như sau:

Đảng CSLX là: “Lực lượng lãnh đạo và hướng dẫn xã hội Xô Viết, là trọng tâm của hệ thống chính trị, mọi tổ chức nhà nước và tổ chức quần chúng. Đảng CSLX hiện hữu vì dân và phục vụ nhân dân. Đảng CSLX trang bị bởi chủ thuyết Mác – Lê, quyết định tổng quát đường hướng phát triển xã hội cho các chính sách đối nội và đối ngoại của Liên Bang Xô Viết, lãnh đạo công tác xây dựng vĩ đại của nhân dân Xô Viết, đem lại tính kế hoạch, hệ thống và nội dung lý thuyết cho công cuộc tranh đấu đem lại chiến thắng cho chủ nghĩa cộng sản. Mọi cơ cấu của đảng hoạt động trong phạm vi hiến pháp Liên Bang Xô Viết”.

Các nhà nghiên cứu chính trị thông thường cho rằng, điều 4 hiến pháp hiến định hoá chế độ toàn trị tại Việt Nam, được phát xuất từ điều 6 hiến pháp năm 1977 của Liên Bang Xô Viết và được hiến định hóa lần đầu trong Hiến Pháp CSVN năm 1980.

Việc phân tích đuợc dừng tại đây vì họ nghĩ rằng, cả ông Hồ Chí Minh lẫn đảng CSVN đều tự cho mình là học trò ngoan của Stalin và đảng CSLX, nên không truy tầm xa hơn về xuất xứ của điều 4 hiến pháp.

Trên thực tế, cả điều 6 lẫn 126 của Hiến pháp Liên bang Xô Viết còn có một xuất xứ xa hơn nữa mà các nhà nghiên cứu chính trị không để ý.

Xuất xứ nguyên thủy đó chính là nhà độc tài Đức Quốc Xã Hitler.

Nghi vấn tại đây là: Theo lich sử thì các nhà độc tài CSLX như Lê Nin và Stalin đều lên cầm quyền trước Đức Quốc Xã của Hitler, thì làm sao Stalin lại phải học hỏi từ Hitler? Có chăng là ngược lại?

Chúng ta đều biết rằng, có ba nhà độc tài khét tiếng nhất của thế kỷ 20: Đó là Lê Nin và Stalin của CSLX, và Hitler của Đức Quốc Xã. Lê Nin nắm quyền từ năm 1917 đến năm 1924. Sau đó Stalin lên kế vị cho tới năm 1953. Tại Đức, Hitler lên nắm quyền từ năm 1933 đến năm 1945. Khi nói đến các mốc thời gian, Hitler dường như có nhiều cơ hội học hỏi từ Lê Nin và Stalin về phương thức cai trị độc tài.

Nhưng nếu nghiên cứu sâu hơn thì giả thuyết này không chính xác. Lê Nin là nhà độc tài đầu tiên đã tiêu diệt mọi đảng phái đối lập, xây dựng lên guồng máy mật vụ, và nắm quyền sinh sát trong tay mà không cần qua một hệ thống tư pháp nào.

Điều này không có gì lạ. Những hành động tương tự đã từng xảy ra thường xuyên trong lịch sử loài người, qua các cuộc tương tranh quyền lực và thay đổi triều đại. Khi Stalin lên nắm quyền, ông vẫn theo đuổi các chính sách của Lê Nin. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa Lê Nin và Stalin chỉ nằm ở mức độ tàn khốc và có tính đột biến.

Trong khi đó tại Đức, Hitler được bổ nhiệm làm thủ tướng (Chancellor) vào tháng 1 năm 1933. Hitler đã thực thi chính sách xâm chiếm toàn bộ Âu Châu và chứng minh khả năng thống trị của mình bằng nhiều bước đi sáng tạo, mà chính Stalin và các lãnh tụ CS khác phải học hỏi.

Sau đây, chúng ta có thể chứng minh cụ thể hơn tại sao điều 4 Hiến Pháp lại có thể phát xuất từ chế độ Quốc Xã mặc dù chế độ Đức Quốc Xã sinh sau chế độ CSLX và là kẻ thù không đội trời chung với các chế độ CS, thậm chí còn hơn là các chế độ tư bản nữa?

Những sự kiện lịch sử khách quan cho biết rằng: Tuy lên cầm quyền sau và có thể học hỏi nhiều thủ thuật độc tài khác từ Lenin và Stalin, nhưng Hitler là nhà độc tài đầu tiên chính thức luật hoá sự độc đảng của chế độ Quốc Xã.

Ngày 14/7/1933, Hitler công bố bộ luật gọi là Bộ luật Chống Lại Sự Thành Lập Chính Đảng mới (Law against the founding of new political parties). Điều khoản của bộ luật này ghi rõ vị trí độc tôn của Đảng Quốc Xã như sau:

“Điều 1: Đảng Quốc gia Xã hội Lao Động Đức (viết tắt là Đảng Quốc Xã) là chính đảng duy nhất của nước Đức”.

Điều 2: Bất cứ ai nuôi dưỡng cấu trúc tổ chức một chính đảng khác hay thành lập một chính đảng mới, sẽ bị phạt tù đến 3 năm hoặc bị giam cầm từ 6 tháng đến 3 năm, nếu hành vi này không bị chế tài nặng hơn bởi các sắc luật khác”.

(https://encyclopedia.ushmm.org/content/en/article/law-against-the-founding-of-new-parties)

Trước đó vài ngày, Hitler tự tin tuyên bố trong một bài diễn văn rằng: “Tất cả mọi chính đảng đã bị hủy diệt. Đây là một biến cố lịch sử, mà ý nghĩa cũng như hậu quả chưa ai ý thức được trọn vẹn… Đảng đã trở thành nhà nước, và toàn bộ quyền lực thuộc về nhà nước”.

Mặc dù Hitler không cần sắc luật trên để cai trị dân. Nhưng việc công bố sắc luật cho thấy, một điều mà chưa nhà độc tài nào trên thế giới dám làm trước đó.

Trong giai đoạn lịch sử này, Hitler vô hình trung được sự chú ý của một đệ tử được coi là giỏi hơn sư phụ: Đó là nhà độc tài CSLX Stalin.

Chúng ta cần lưu ý mốc thời gian. Hitler thông qua sắc luật nêu trên năm 1933, luật hóa sự cai trị độc tôn của đảng Đức Quốc Xã. Ba năm sau, tức năm 1936, Stalin làm một điều mà chính Lê Nin chưa dám làm. Stalin đã bắt chước Hitler thông qua bản hiến pháp của Liên Bang Xô Viết, trong đó điều 126 hiến định hoá quyền độc tôn của đảng CSLX.

Rõ ràng là Stalin đã đánh cắp bản quyền “tiền thân nguyên thủy” của điều 4 Hiến Pháp từ tay tác giả nguyên thủy là nhà độc tài Đức Quốc Xã Hitler.

Câu hỏi phải nêu ra tại đây là: Tại sao 2 kẻ thù không đội trời chung như Hitler của Đức Quốc Xã và Stalin của CSLX lại có thể chôm chĩa thủ thuật của nhau trên phương diện chính trị, hầu cai trị nhân dân bạc phận của họ như thế?

Thật ra, tuy là những kẻ thù không đội trời chung, nhưng cả Đức Quốc Xã lẫn Liên Xô đều là những chế độ toàn trị trong bản chất. Cá nhân Hitler và Stalin đều là những nhà độc tài đồ tể, giết hằng triệu sinh linh như ngóe.

Thêm vào đó, khi phân tích 2 khái niệm “quốc xã” và “quốc tế cộng sản” chúng ta thấy một sự tương đồng nền tảng. Thật ra, cụm từ quốc tế cộng sản có nghĩa là xây dựng xã hội chủ nghĩa không những trong một quốc gia mà trên cả thế giới đại đồng. Trên thực tế, ngay từ thời Stalin, giấc mơ thế giới đại đồng xã hội chủ nghĩa đã bị buông bỏ. Chỉ còn cố gắng vô vọng xây dựng XHCN trong LBXV mà thôi.

Trong khi đó cụm từ quốc xã của Đức Quốc Xã có nghĩa là xã hội chủ nghĩa trong một quốc gia.

Tuy có sự khác biệt giữa “trong một quốc gia” như tại Đức và “thế giới đại đồng” như tại LX, nhưng chính cái điểm tương đồng XHCN còn lại này đã là bản chất keo sơn giữa 2 khái niệm độc tài.

Ngưu tầm ngưu. Mã tầm mã. Sáng kiến toàn trị của Hitler được nhà độc tài Stalin chôm chĩa và sử dụng thiện xảo cũng chính vì bản chất tương đồng là độc tài và xã hội chủ nghĩa này.

Không phải TBT Nguyễn Phú Trọng, vốn là hậu duệ của Stalin và Hitler, qua điều 4 hiến pháp, cũng đang cố gắng vô vọng xây dựng xã hội chủ nghĩa trong chỉ một quốc gia là Việt Nam hay sao?

Như vậy chúng ta phải làm gì?

Dựa vào các sự kiện lịch sử nêu trên, chúng ta có thể khẳng định là điều 4 hiến pháp mà Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN đang bám víu để sống còn, thật sự không có xuất xứ tốt đẹp gì. Điều 4 Hiến Pháp và các tiền thân của nó là các điều 126 và 6 của LBXV, đều chỉ là là hậu thân của Bộ luật Chống Lại Sự Thành Lập Chính Đảng mới Đức Quốc Xã, được Hitler công bố vào ngày 14 tháng 7 năm 1933, nhằm luật hoá sự toàn trị của Hitler và Đảng Quốc Xã Đức mà thôi.

Đáng mừng cho dân tộc Đức là chế độ toàn trị của Đảng Quốc Xã chỉ tồn tại 12 năm. Nguyên khí của quốc gia này đã phục hồi nhanh chóng sau thế chiến thứ 2, mặc dù Đức là nước bại trận.

Trong khi đó, chế độ tòan trị Lê Nin và Stalin tồn tại đến 70 năm, làm tiêu diệt nguyên khí của dân Nga.

Dân tộc Việt, qua 7 thập niên cũng tang thương không kém!

Chính vì thế, toàn bộ HP 2013, nhất là điều 4 Hiến Pháp trở thành biểu tượng của độc tài toàn trị và sự thống khổ lầm than của dân tộc, vì xuất xứ từ những chế độ và băng đảng bại hoại nhất của nhân loại như Quốc Xã và Cộng Sản.

Chúng ta phải phát động một phong trào đả phá hiến pháp 2013 ma quỷ này, xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên cho các thế hệ mai sau, hầu phục hồi nguyên khí quốc gia.

Độc đảng – lưỡng đảng

Nguyễn Văn Nghệ

4-9-2023

Vừa qua, tôi có xem trên Facebook báo Tiếng Dân bài viết “Ước mơ tếu ngày Quốc khánh” của tác giả Mạc Văn Trang. Tác giả kể chuyện xem trận chung kết Cup bóng chuyền nữ quốc tế năm 2023 qua màn ảnh VTV giữa hai đội VN1 và VN2. Trận đấu diễn ra quyết liệt: “Nhân dân được xem hai đội thể hiện tài năng, ý chí, đạo đức thi đấu nên vô cùng hào hứng, sướng con mắt, đã cái bụng, đáng bỏ thì giờ, tiền bạc ra để thưởng thức tài nghệ của các cầu thủ, con em yêu quý của mình”.

Sau khi xem xong trận đấu chung kết giữa hai đội VN1 và VN2, tác giả bài viết: “Bỗng nhiên cảm hứng thăng hoa, nghĩ: Giá như Việt Nam cũng có hai đảng: Đảng Cộng sản 1 và Đảng Cộng sản 2, cùng lấy Chủ nghĩa Mác, Lê nin – Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng… cũng chẳng sao, miễn là có hai đội thi đấu với nhau như hai đội bóng chuyền nữ VN1 và VN2 đấu công khai, sòng phẳng, có trọng tài độc lập, khách quan, lại có công nghệ VAR để kiểm tra lại những pha bên kia khiếu nại. Khách quan, công khai, minh bạch, công bằng như thế thì Dân chen nhau mua vé để xem và bầu chọn những người xứng đáng vào mỗi vị trí, tuyệt biết chừng nào”.

Ước mơ của Mạc Văn Trang khó mà thực hiện, bởi vì những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: Kiên định đi theo con đường Bác đi! Mao Trạch Đông nói: “Đảng ngoại vô đảng, đế vương tư tưởng” (Ngoài đảng không có đảng nào khác, đó là ý nghĩ của các bậc đế vương). Do đó trên các thông tin lề phải khi đề cập đến đa đảng đều chốt lại một câu: “Đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam không cần đa đảng và không chấp nhận đa đảng”.

Hiện nay, đa số người dân Việt Nam khi được hỏi trước đám đông (xin nhấn mạnh là “trước đám đông”): Ông (bà) thích độc đảng hay là đa đảng? Không cần phải suy nghĩ và sẽ có câu trả lời: Độc đảng tốt hơn!

Vào thập niên chót của thế kỷ trước, khi còn là sinh viên, tôi vào phòng ký túc xá nữ để thăm một người bạn. Tôi hỏi các bạn nữ trong phòng: Các bạn thích độc đảng hay đa đảng? Các bạn sinh viên sinh sống bên kia vĩ tuyến 17 trả lời phát một: Độc đảng!

Sau khi nghe xong, tôi mới đưa ra một ví dụ: Nếu cho bạn chọn lựa một trong hai, một bộ quần áo đẹp nhất trần gian và hai bộ quần áo xấu hơn một ít, vậy bạn chọn món nào? Sau một hồi đắn đo suy nghĩ và phân tích, các bạn nữ mới nói: bộ quần áo đẹp nhất trần gian, mặc vào rồi đến lúc phải dơ và cần phải giặt giũ và chẳng lẽ trong lúc giặt giũ phơi phóng mình phải khỏa thân sao? Hai bộ quần áo tuy có xấu hơn nhưng cũng có cái để thay ra thay vô!

Tất cả các cán bộ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đều có trình độ lý luận chính trị vững vàng, đều trải qua nhiều năm “Học tập và làm theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh” nhưng xem đi ngó lại thì những bộ mặt tham nhũng trong thời gian qua toàn là đảng viên. Số lượng đảng viên tham nhũng ngày càng “đông như quân Nguyên” và họ đã “ăn không từ một thứ gì” (Lời phát biểu của bà Cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan).

Với mong muốn làm trong sạch bộ máy của đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mở “Chiến dịch đốt lò” chống tham nhũng. Những việc thanh trừng chống tham nhũng hiện nay chẳng qua là giữa phe này phái nọ “ghen ăn tức ở” với nhau mà thôi (Trong nội bộ đảng vẫn có phe phái. Mao Trạch Đông đã nói: “Đảng nội vô phái, thiên kỳ bách quái” [Trong nội bộ đảng mà không có phe phái là chuyện kỳ quặc, lạ đời]).

Năm Bính Thân (1296) thời vua Trần Anh Tông: “Nhân Huệ vương Khánh Dư từ Bài Áng vào chầu. Người trong trấn kiện Khánh Dư tham lam thô bỉ. Hành khiển đem sự trạng tâu lên. Khánh Dư nhân đó tâu vua: “Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng có gì là lạ?”. Vua không hài lòng, Khánh Dư bèn trở về. Khánh Dư vào chầu không quá 4 ngày đã trở về, vì sợ ở  lâu bị vua khiển trách” [*].

Từ xa xưa đã có chuyện nương tay hoặc bao che cho nhau của giới cầm quyền. Giới cầm quyền có ai lại đi bẻ hết móng vuốt chim ưng mình đâu!

Thời Nguyễn Tấn Dũng còn giữ chức Thủ tướng, có phát biểu: “Tôi nhớ đồng chí Phạm Văn Đồng – có lẽ làm thủ tướng lâu nhất – có lần nói chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào. Hơn ba năm nay tôi làm thủ tướng cũng chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào” Hoặc nhiều vị lãnh đạo vin vào cái câu: Diệt hết tham nhũng lấy ai làm cán bộ? [**] Do đó móng vuốt chim ưng ngày càng dài ra và sắc bén.

Y phục có thuộc loại xịn nhất thế giới, mặc một thời gian sẽ bị dơ bẩn và khi ấy sẽ phải thay bộ y phục ấy chẳng lẽ bận bộ ấy hoài, như thế ai chịu nỗi. Sau khi thay thì phải cần có bộ y phục khác để mặc vào.

Câu nói “Đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam không cần đa đảng và không chấp nhận đa đảng” luôn xuất hiện trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng của Nhà nước Việt Nam nhưng vẫn chưa được thực hiện bằng cuộc trưng cầu dân ý nào cả!

Nguyễn Văn Nghệ, Diên Khánh – Khánh Hòa

________

Chú thích:

[*] Đại Việt sử ký toàn thư tập II, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2000, t. 110

[**] https://tuoitre.vn/thu-tuong-nguyen-tan-dung-hon-3-nam-nay-toi-chua-ky-luat-ai-348716.htm

Đảng CSVN, con chốt hèn trong bàn cờ chế ngự Bá Quyền Trung Quốc tại Biển Đông

Đào Tăng Dực

26-8-2023

Thứ Sáu ngày 18-8-2023, một biến cố quan trọng xảy ra. Đó là cuộc họp thượng đỉnh giữa 3 nguyên thủ quốc gia tại Camp David, nơi nghỉ mát truyền thống của các tổng thống Hoa Kỳ.

Chuyện Bí thư tỉnh uỷ Bến Tre có ngàn tỷ ở nhà bank

Thu Hà 

19-8-2023

Uỷ viên Trung ương sở hữu ngàn tỷ đồng? 

Đảng CSVN và tà thuyết đấu tranh tôn giáo

Đào Tăng Dực

14-8-2023

I. Dẫn nhập:

Khi duyệt lại lịch sử nhân loại, chúng ta nhận ngay rằng, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, định mệnh của các dân tộc lớn tại Đông Á bao gồm Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam kinh qua những cơn địa chấn lớn lao. Đó là sự bành trướng của Chủ Nghĩa Thực Dân Tây Phương và sự vươn lên của phong trào quốc tế vô sản dưới sự lãnh đạo của Đệ Tam Quốc Tế CS do Lê Nin chủ xướng.