Nguyễn Phú Trọng để lại di sản gì?

Tác giả: Alex Vuving

Song Phan, dịch

23-7-2024

Các thế hệ tương lai sẽ nhớ đến ông Trọng qua hai ví von nổi tiếng của ông: “Đốt lò” và “ngoại giao cây tre”. Cả hai đều biểu thị dấu ấn lớn của ông trong các chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước.

Từ Rosa Parks đến Nguyễn Đắc Kiên

Đinh Từ Thức

22-7-2024

LGT: Sau khi đăng lại bài viết đã kết thúc sự nghiệp làm báo “quốc doanh” của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên: “Vài lời với TBT đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng“, chúng tôi nhận được email cùng bài viết của ký giả kỳ cựu Đinh Từ Thức, nội dung như sau:

Di sản của Tổng Bí thư thứ 12 gồm những gì?

Blog VOA

Trân Văn

22-7-2024

Ông Nguyễn Phú Trọng (phải) tiếp TT Nga, Vladimir Putin, tại Hà Nội, ngày 12-11-2013. Nguồn: Reuters

Chuyện mồ mả (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

20-7-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Nhân Dân

19-7-2024

LGT: Như vậy là Báo Nhân Dân, Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có thông báo chính thức về sự “ra đi” của đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chấm dứt những lời đồn đoán trên mạng xã hội hai hôm nay.

Xin mời độc giả đọc thông tin bên dưới của Báo Nhân Dân:

Di sản không trọn vẹn ở Việt Nam của Nguyễn Phú Trọng

Fulrum

Tác giả: Lê Hồng Hiệp Nguyễn Khắc Giang

Cù Tuấn, biên dịch

19-7-2024

Tóm tắt: Sự lãnh đạo kiên định của ông Tổng Bí thư, trớ trêu thay, lại đã tạo ra một khoảng trống lãnh đạo tiềm năng, vì kế hoạch sắp xếp người kế nhiệm không phải là một trong những thế mạnh của ông, không giống như công cuộc chống tham nhũng và những thành tựu xuất sắc khác.

Đời sau sẽ nhớ gì về ông Nguyễn Phú Trọng?

RFA

18-7-2024

Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp báo sau khi tái đắc cử Tổng Bí thư ĐCSVN nhiệm kỳ 3, ngày 1/2/2021. Nguồn: Reuters

Trương Văn Dũng

Tưởng Năng Tiến

11-7-2024

Lê Duẩn (07/04/1907 – 10/07/1986)

Tưởng Năng Tiến

5-7-2024

Điểm sách: Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội

Nguyễn Quang A

5-7-2024

Cuốn sách “Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội” của Lê Anh Hùng là một công trình tổng quan học thuật rất công phu, đáng quý và đáng đọc.

Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.

Trong công cuộc “đốt lò” chống tham nhũng, người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố “phải nhốt quyền lực trong ‘lồng’ cơ chế, luật pháp…”. Cụm từ này được báo chí Việt Nam nhắc đến vào trung tuần tháng 4 năm 2016. Nói cách khác, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập đến vấn để kiểm soát quyền lực ít nhất từ tháng 4 năm 2016. Kể từ đó, nhất là vài năm gần đây, báo chí chính thống cũng như các nhà lý luận của ĐCSVN đã viết rất nhiều về việc “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”. Nói thế để thấy những người cầm quyền của Việt Nam cũng thấy vấn đề kiểm soát quyền lực là quan trọng như nhiều người khác đã thấy và được Lê Anh Hùng trình bày trong cuốn sách này.

Tuy nhiên, các dữ liệu do báo chí chính thống cung cấp, nhất là về các vụ kỷ luật (với 7 trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị của ĐCSVN, tức là gần 40% ban lãnh đạo chóp bu khóa XIII của ĐCSVN, cùng nhiều ủy viên trung ương, tướng lĩnh, cán bộ cao cấp ở trung ương và các địa phương, đã bị kỷ luật, thậm chí bị mất chức hay bị vào tù), cho thấy dường như việc “nhốt” quyền lực này chưa có hiệu quả.

Vì sao?

Vấn đề là hiểu quyền lực như thế nào, “nhốt” quyền lực vào những cơ chế nào và “nhốt” ra sao? Về các vấn đề quan trọng này các nhà lý luận của ĐCSVN có thể tham khảo cuốn sách này của Lê Anh Hùng để hiểu kỹ hơn và có thể tư vấn các chính sách hữu hiệu hơn cho các nhà lãnh đạo ĐCSVN để “nhốt” quyền lực vào lồng cơ chế, luật pháp và quan trọng hơn là để cho người dân hiểu và tìm ra những câu trả lời cho câu hỏi vì sao đó.

Tôi sẽ không giới thiệu nội dung của cuốn sách vì bạn đọc không quá tốn thời gian để đọc cuốn sách tương đối ngắn này (nhưng sẽ tốn thời gian để suy ngẫm và tìm hiểu kỹ nội dung). Trong phần còn lại tôi muốn giới thiệu thêm một chút về tác giả vì ở cuối cuốn sách tác giả giới thiệu mình chỉ thuần túy như một nhà nghiên cứu.

Trước khi bị bắt ngày 5 tháng 7 năm 2018, Lê Anh Hùng bị người ta cho là người “mắc bệnh tâm thần hoang tưởng” do anh đã công bố rộng rãi lời tố cáo (với nhiều phiên bản khác nhau có phiên bản dài gần 100 trang) một số lãnh đạo cấp cao của ĐCSVN về những tội động trời. Anh đã bị tạm giữ nhiều lần trước năm 2018 và đến ngày 5 tháng 7 năm 2018 Lê Anh Hùng bị bắt theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Chưa nói đến tính vi hiến của Điều 331 (cũng như vài điều khác) trong Bộ luật Hình sự, người “lợi dụng” trong trường hợp này là Lê Anh Hùng, còn những người bị xâm phạm có thể là Nhà nước, các tổ chức hay cá nhân khác. Trong quá trình điều tra và tố tụng, không thấy bên “bị hại” nào đưa ra những lời xác nhận họ là các “bị hại” hay bất kể bằng chứng nào rằng họ bị Lê Anh Hùng xâm phạm những lợi ích nào của họ.

Ngày 6 tháng 5 năm 2019, Lê Anh Hùng bị đưa vào Viện Pháp y Tâm thần Trung ương trong thời gian hơn ba năm và trở lại nơi tạm giam vào ngày 10 tháng 5 năm 2022.

Sau hơn 4 năm giam giữ, ngày 30 tháng 8 năm 2022 Lê Anh Hùng bị kết án 5 năm tù, và mãn hạn tù ngày 5 tháng 7 năm 2023.

Trong phần Dẫn nhập, tác giả ghi ngày 5 tháng 7 năm 2024, không chỉ cho thấy ngày 5 tháng 7 có tính chất đặc biệt đối với tác giả đến thế nào, mà còn cho thấy, chỉ trong vòng một năm sau khi ra tù ông đã hoàn tất cuốn sách này. Một người bị coi là mắc bệnh tâm thần mà chưa đầy một năm sau khi ra tù đã viết được cuốn sách này thì quả đáng khâm phục.

Tôi chân thành giới thiệu cuốn sách Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội của Lê Anh Hùng với các bạn đọc Việt Nam, nhất là các bạn trẻ và đặc biệt với 5 triệu đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng các nhà lý luận và các cán bộ cao cấp của nó.

Ảnh chụp bìa sách “Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội”

***

Lời giới thiệu của tác giả Lê Anh Hùng

Hôm nay là ngày 5/7/2024, tròn 6 năm kể ngày tôi bị bắt (5/7/2018) và tròn 1 năm kể từ khi tôi được trả tự do (5/7/2023). Để kỷ niệm sự kiện đáng nhớ này, hôm nay tôi xin được công bố tác phẩm mới của mình – cuốn sách mang tên “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”.

“Vấn đề quyền lực ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng, rất cần có sự lý giải cặn kẽ và hướng giải quyết đúng đắn. Tôi thấy cuốn sách ‘Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội’ có nội dung bao quát, có tính hệ thống rất cao. Tôi chưa thấy ở Việt Nam, sách tiếng Việt mà có được sự tổng hợp hệ thống như vậy” – đó là nhận xét của nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, một trong những người đã đọc và bày tỏ cảm tưởng về cuốn sách.

Đây là bản PDF của tác phẩm, còn bản in của nó thì phải vài ngày nữa mới ra mắt. Tôi xin dâng tặng cuốn sách này cho những ai đã quan tâm, ủng hộ và đồng hành với tôi suốt mười mấy năm qua, và đặc biệt là cho tất cả những người Việt Nam yêu nước cả trong lẫn ngoài hệ thống vẫn đang ngày đêm trăn trở, ưu tư với vận mệnh nước nhà. Trên tinh thần đó, với bản PDF này, ai cũng có thể download tự do tại địa chỉ:

https://drive.google.com/file/d/1XhgQqZf_HULQRqEa0wl9sd6OWbwtLFT0/view

Rất mong quý vị cùng chung tay phổ biến để tác phẩm đến với càng nhiều độc giả càng tốt.

Trân trọng cám ơn quý vị!

Lê Anh Hùng

Xây dựng CNXH và những sản phẩm như Thích Chân Quang (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

28-6-2024

Thượng tọa Thích Chân Quang trong ngày nhận bằng tiến sĩ luật. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Hãy cảnh giác với tân Chủ tịch chuyên quyền của Việt Nam

Human Rights Watch

Elaine Pearson, Giám đốc châu Á của HRW

22-6-2024

Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam tại Quốc Hội ở Hà Nội ngày 22 tháng Năm năm 2024. © 2024 Nghia Duc/ National Assembly via AP Photo

Khất sĩ Thích Minh Tuệ mang đến sự tương phản đáng hổ thẹn cho giới tinh hoa Việt Nam

RFA

Bài bình luận của Zachary Abuza*

21-6-2024

Mặc dù mang lại nhiều tổn thất cho ĐCSVN nhưng Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn không làm thuyên giảm nạn tham ô, hối lộ.

Thầy Thích Minh Tuệ, trùng trùng kiếp nạn “tự do tôn giáo Việt Nam”

Blog RFA

Gió Bấc

14-6-2024

Theo Tây Du Ký, Đường Tăng phải vượt qua 81 kiếp nạn mới được Niết bàn. Nước Đại Đường xưa kém văn minh, chưa có tự do tôn giáo nên vua Đường Thái Tông trao văn điệp và bát vàng, Bạch Mã cho thầy Huyền Trang đi thỉnh Kinh mà không xét lý lịch, xem thầy có đăng ký với giáo hội hay chưa. Điệp văn cấp để giao thiệp đối ngoại, còn trong nước khắp nơi thầy đi qua chính quyền đều cung thỉnh. Kiếp nạn của Huyền Trang chỉ do bọn yêu ma.

Nhìn lại những xáo trộn trên thượng tầng Ba Đình: Việt Nam sẽ đi về đâu?

Blog VOA

Hoàng Trường

10-5-2024

Ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam, Hà Nội, ngày 22/5/2024. Nguồn: Pham Trung Kien/ VNA via AP

Huy Đức (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

9-6-2024

Tiếp theo kỳ 1

Điều may mắn, tôi viết và đăng bài “Huy Đức” kỳ 1 lên khi tin tức về anh ấy rất mù mờ, hư hư thực thực, nửa tin nửa ngờ sau cái tút ngắn gọn của siêu tin Lê Nguyễn Hương Trà. Trà đồng nghiệp nhưng tôi không dám so mình với cổ, nhất là tài kiếm tin. Ngang ngửa với Trà, trong các nhà báo thực sự có nhẽ chỉ Huy Đức. Lạ, cứ mỗi lần đọc tút của Trà, tôi lại liên tưởng tới cô bé Hương Trà 11 – 12 tuổi, hát bài “Chú ếch con” với dàn giao hưởng thiếu nhi Ý hồi thập niên 90. Đều thông minh, láu lỉnh, hơn người.

Việt Nam: Hãy trả tự do cho nhà báo nổi tiếng

Human Rights Watch

7-6-2024

Blogger Huy Đức bị bắt giữa đợt đàn áp nhân quyền đang gia tăng

Huy Đức, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, ngày 27 tháng Năm, năm 2012. © 2012 Eastgarden/Wikimedia Commons

Không gian công cộng của Việt Nam đang bị thu hẹp

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

6-6-2024

Tóm tắt: Bộ Công An ngày càng tăng quyền lực

Biến động nhân sự cấp cao ở Trung ương

Nông Văn Tiềm

6-6-2024

Cuộc chiến ở cung đình Cộng sản Việt Nam đang từ từ đi vào hồi kết. Phe công an đang chiếm thế thượng phong. Các phe khác thúc thủ, chờ cơ hội phản công, nhưng xem ra sức tàn lực kiệt, khó có khả năng xoay chuyển tình thế.

Phe thắng cuộc

Mọi người đều biết rằng, ông Tô Lâm chính là đạo diễn kịch bản có một không hai trong lịch sử đảng CSVN, khi ông ta lần lượt “cưa” ghế của bốn nhân vật chóp bu: Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, Trương Thị Mai để ông ta nhảy lên ngồ ghế chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2021-2026.

Là nhân vật A2, Tô Lâm chắc chắn hưởng suất “nhân sự đặc biệt” để vào tiếp tại đại hội đảng khóa 14. Tuy nhiên, tham vọng của Tô Lâm chưa dừng lại ở đây, cái đích mà ông ta nhắm tới là ghế A1 – Tổng bí thư. Vì vậy, mọi chướng ngại vật trên đường đua, cần phải bị dỡ bỏ.

Sau khi Vương Đình Huệ bị “cưa” ghế, rời chính trường về quê nuôi mẹ già ở Nghệ An và Tô Lâm đăng quang chủ tịch nước, cục diện cung đình thay đổi chóng mặt.

Trong nhóm chóp bu, lãnh đạo chủ chốt hiện nay được mặc định là nhóm gồm 6 nhân vật: Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Trần Thanh Mẫn, Lương Cường và Lê Minh Hưng.

Ảnh: Sáu nhân vật chóp bu: Từ trái qua: Cường, Chính, Trọng, Lâm, Mẫn, Hưng. Nguồn ảnh: TTXVN

Nguyễn Phú Trọng hiện nay nằm viện 108, không dự họp quốc hội, không có mặt tại các sự kiện quan trọng gần đây ở trụ sở Trung ương đảng. Các đồ đệ của ông ta là Huệ, Thưởng, Mai đã bị đốn ngã, ông Trọng hiện giờ xem như chỉ còn là biểu tượng, mà không có quyền lực.

Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Lê Minh Hưng cùng một phe và là phe mạnh nhất hiện tại, tạm gọi họ là “phe thắng cuộc”.

Trần Thanh Mẫn là nhân vật trung dung, không có gì nổi trội. Mẫn được đôn lên ghế chủ tịch Quốc hội, chẳng khác gì “buồn ngủ gặp chiếu manh”, do Vương Đình Huệ bị phế bỏ, Trương Thị Mai bỏ cuộc chơi vì quá mệt mỏi, nhân sự “trọn một nhiệm kỳ Bộ Chính trị” không còn ai. Hơn nữa, đưa Mẫn lên, mang tính cơ cấu vùng miền, có đại diện Nam Bộ trong tứ trụ.

Trần Thanh Mẫn có nhiều “tì vết” trong quá khứ, giờ khôn ngoan thì ngồi im hưởng lộc, nếu không thì sẽ bị nghiền nát.

Còn Lê Minh Hưng thì sao? Hưng quê Hà Tĩnh, nhưng từ lâu đã là người của phe công an. Hơn chục năm qua, Hưng công tác trong ngành công an.

Hưng là con trai Lê Minh Hương, bộ trưởng Bộ Công an giai đoạn 1996-2002. Tốt nghiệp cử nhân tiếng Pháp từ trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Hưng được tuyển vào Bộ Công an, thuộc biên chế của Cục Tình báo Đối ngoại. Sau đó Hưng được biệt phái, cài cắm sang làm chuyên viên Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Vụ Quan hệ quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Lê Minh Hưng có hai anh trai:

– Trung tướng Lê Minh Hùng, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam.

– Thiếu tướng Lê Minh Hà, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, nhiệm kỳ 2022-2025.

Cả hai anh trai của Hưng đều nhờ ơn Tô Lâm nâng đỡ, đưa lên. Vì vậy từ lâu, Hưng đã là người của “phe thắng cuộc”.

Lương Cường phe quân đội, từng là Bí thư Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng (BQP) khoá 12. Tại đại hội 13, khi Ngô Xuân Lịch nghỉ, Lương Cường gần như chắc chắn nhận suất bộ trưởng BQP. Tuy nhiên, vì uy tín thấp nên Hội nghị cán bộ chủ chốt quân đội đã gạch Lương Cường và bầu cho Phan Văn Giang. Giang vượt qua Cường, vào Bộ Chính trị khoá 13, nắm ghế bộ trưởng BQP. Lương Cường cay lắm, nhưng đành thúc thủ.

May cho Cường là bà Mai bỏ cuộc, do hết người nên ông Trọng đành đưa Cường ngồi vào ghế Thường trực Ban Bí thư. Lương Cường cũng có nhiều “tì vết”, nên biết thân biết phận, ngồi im đó mà hưởng đặc quyền đặc lợi đến đầu năm 2026.

Cặp Tô Lâm – Phạm Minh Chính hiện đang làm chủ cuộc chơi. Cán cân quyền lực đang nghiêng hẳn về họ. Bốn nhân vật được bổ sung vào Bộ Chính trị tại hội nghị Trung ương 9 vừa qua là Lê Minh Hưng và Đỗ Văn Chiến thuộc “phe thắng cuộc”, Lương Cường và Nguyễn Trọng Nghĩa thì đã bị “phe thắng cuộc” nắm thóp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn làm chủ tình hình.  Trong một diễn biến hôm 28-3-2024, con rể của ông Chính là Hoàng Ngọc Phương đã thôi chức Phó Tổng Giám đốc VietinBank để chuyển sang làm thư ký của ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tảo thanh

Tình hình nhân sự cấp cao hiện đang rất “nóng”. Những thông tin rò rỉ gây bất ngờ đối với những người quan tâm tới thời cuộc.

Lê Minh Khái có thể sắp bị “cưa” ghế phó thủ tướng, xin thôi tất cả các chức vụ để về quê. Khái là đệ tử ruột của Vương Đình Huệ từ hồi Huệ còn ngồi ghế Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Thay Khái sẽ là Lê Thành Long, bộ trưởng Bộ Tư pháp và là đồng hương xứ Thanh của Phạm Minh Chính.

Trần Lưu Quang cũng sẽ rời ghế Phó Thủ tướng để nắm ghế Trưởng Ban Kinh tế Trung ương hiện đang bỏ trống. Quang đang đà đi lên, được quy hoạch vào Bộ Chính trị khoá 14.

Thay Trần Lưu Quang là nhân vật gốc Huế, Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đảng.

“Xô viết Nghệ Tĩnh” là địa danh nức tiếng và lừng danh về phong trào cách mạng. Đảng Cộng sản có 12 nhân vật làm Tổng bí thư, thì Nghệ Tĩnh góp mặt bốn nhân vật: Hồ Chí Minh, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập.

Bộ trưởng Bộ Công an khét tiếng trong lịch sử cũng là người xứ Nghệ: Trần Quốc Hoàn.

Khoá 13 có 200 Uỷ viên Trung ương, Hà Tĩnh chiếm 12, Nghệ An chiếm 14. Bộ Chính trị có 18 thành viên, thì Nghệ Tĩnh được 4: Nghệ An 3, Hà Tĩnh 1.

Nhưng từ khi các trận đấu đá, tranh giành quyền lực diễn ra, phe Nghệ Tĩnh bị đánh cho tan nát. Hiện “phe thắng cuộc” đang tập trung tài liệu, chứng cứ sai phạm để “bứng” Trần Hồng Hà ra khỏi cái ghế Phó thủ tướng. Kinh hoàng hơn, nhiều hướng tấn công đang nhắm vào Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Cả Hà và Tú đều là dân Hà Tĩnh.

Đánh cờ trong bóng tối

Không để rơi vào cái kết tệ hại như Trần Đại Quang, nên Tô Lâm đã tính trước các nước cờ. Trần Quốc Tỏ, em trai Trần Đại Quang, mặc dù là thứ trưởng thường trực, nhưng không có thực quyền. Các chức danh Thủ trưởng Cơ quan An Ninh điều tra, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, đều do người của phe Tô Lâm nắm.

Khi lên vị trí A2, ngồi ghế chủ tịch nước, Tô Lâm vẫn quyết giành ghế Bộ trưởng Công an cho đàn em số 1 là Lương Tam Quang.

Một đàn em khác của Tô Lâm là tướng Nguyễn Duy Ngọc, được đưa lên Chánh Văn Phòng Trung ương đảng. Một Uỷ viên Trung ương “vé vớt” như Ngọc lại ngồi ghế thủ trưởng. Trong khi đó, Nguyễn Đắc Vinh quê Nghệ An, Uỷ viên Trung ương ba khoá 11, 12, 13 lại làm cấp phó cho Nguyễn Duy Ngọc!

Sắp tới, thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ bổ nhiệm hai tân thứ trưởng Bộ Công an thay cho Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc. Một người là đệ tử của Phạm Minh Chính là Nguyễn Ngọc Lâm; người còn lại là đệ tử của Tô Lâm, tướng Phạm Thế Tùng.

Bàn cờ chính trị Việt Nam, được các cao thủ lão luyện giấu mặt, ra tay sắp đặt quá hoàn hảo. Giới theo dõi chính trường kháo nhau, ông Nguyễn Phú Trọng đã thua hoàn toàn trong ván cờ cân não này!

Từ nay đến đại hội 14, mọi thế đánh đều phụ thuộc vào cách chơi nhanh hay chậm của phe thắng cuộc mà thôi.

Tin nóng: Phó Ban Nội chính Trung ương bị bắt?!

Mai Hoa Kiếm

4-6-2024

Chúng tôi vừa nhận được tin, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra ông Nguyễn Văn Yên, Phó Ban Nội Chính Trung Ương. Được biết, ông Yên bị mời về trụ sở công an điều tra hôm thứ Bảy ngày 2-6-2024 và bị câu lưu cho đến nay.

Mong anh Huy Đức vượt qua kiếp nạn

Võ Xuân Sơn

2-6-2024

Cả ngày nay mạng xã hội râm ran vụ anh Huy Đức bị bắt. Tôi khá ngạc nhiên khi nghe tin này, vì anh, vẫn như mọi khi, đăng những status khá là nảy lửa.

Nạn “kiêu binh” dưới triều đại Nguyễn Phú Trọng

Thu Hà

2-6-2024

Từ vua Lê, chúa Trịnh

Sử Việt chép rằng, thời Lê Trung Hưng, vua Lê chỉ là bù nhìn, quyền lực thật sự nằm trong tay chúa Trịnh. Tuy nhiên còn có một lực lượng khác từng thao túng cả vua Lê lẫn chúa Trịnh, thậm chí thế lực này còn quyết định chọn người lên ngôi, hoàn toàn thao túng Triều đình, đó chính là lực lượng kiêu binh.

Quốc hội và… ‘gỗ quý’

Blog VOA

Trân Văn

31-5-2024

Tuần này, thiên hạ tỏ ra hết sức bất bình khi ông Phạm Văn Hòa (Phó Đoàn đại biểu của tỉnh Đồng Tháp tại Quốc hội, kiêm Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) đề nghị dùng luật pháp vạch “lằn ranh đỏ” để “cán bộ, doanh nghiệp đã có những việc làm không đúng quy định pháp luật, thu lợi bất chính từ đấu thầu, giao đất không qua đấu giá, bắt tay nhau để đấu thầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn tác động để tiêu cực” dừng lại, tự thú và hoàn trả những khoản tiền đã chiếm đoạt.

Một con người xuất hiện mà làm lộ ra bao nhiêu điều

Blog RFA

Song Chi

31-5-2024

Sư Minh Tuệ, một người 6 năm qua lặng lẽ thực hành lối tu khổ hạnh (Hạnh đầu đà) — ngày ăn một bữa, áo mặc là những mảnh vải rách vá lại với nhau, đêm ngủ ngồi ở gốc cây, nghĩa địa, ngày đi lang thang từ nơi này sang nơi khác khất thực mà ăn, không nhận vật dụng, không nhận tiền cúng dường — bỗng nhiên vì có người quay phim, chụp hình đưa lên mạng xã hội mà thành “hiện tượng”, thành ra “nổi tiếng” bất đắc dĩ. Điều đáng nói là “cơn sốt” của xã hội Việt Nam về sư Minh Tuệ cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Thu tiền ‘khắc phục’ và hệ thống vô phương ‘khắc phục’ (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

30-5-2024

Ông Phạm Văn Hòa – đại biểu Quốc hội – vừa đề đạt chuyện chưa từng có từ cổ chí kim: Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam nên dùng luật pháp vạch “lằn ranh đỏ” mà bên này là “cán bộ, doanh nghiệp đã có những việc làm không đúng quy định pháp luật, thu lợi bất chính từ đấu thầu, giao đất không qua đấu giá, bắt tay nhau để đấu thầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn tác động để tiêu cực”, còn bên kia là những người, những doanh nghiệp tự giác khai báo, tự nguyện nộp lại tài sản từng chiếm đoạt.

‘Dám nghĩ, dám làm’ trong một hệ thống rệu rã

Blog VOA

Trân Văn

28-5-2024

Vì sao có quốc hội, có chính phủ, rồi hoạt động lập pháp, lập quy của cả hai còn được đặt dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của đảng CSVN mà còn phải khuyến khích cán bộ, đảng viên “dám nghĩ, dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá, sáng tạo và dám đương đầu? Nhiều cán bộ, đảng viên cùng dám đủ thứ như thế thì còn gì quốc pháp? Diện mạo pháp chế XHCN sẽ thế nào?

Ngôn ngữ của miền Nam Việt Nam đang tiếp tục bị xâm thực

Đỗ Thái Nhiên

27-5-2024

Tháng 3/2022, Bến Bạch Đằng Saigon bị đổi tên thành “Ga Tàu Thủy Bạch Đằng”. Sự kiện này đã dẫn đến những tranh luận trong dân gian chung quanh đề tài: Ngôn ngữ Hà Nội (ngôn ngữ miền Bắc) đang làm mờ dần sắc thái đặc biệt của ngôn ngữ miền Nam Việt Nam.

Tranh vòng tứ kết

Lê Minh Nguyên

26-5-2024

Chính trường của đảng CSVN trong 19 tháng tới, từ bây giờ cho tới Đại Hội 14 (ĐH14), còn lại bốn người tranh chức tổng bí thư (TBT). Đó là: Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm, Phạm Minh Chính và Lương Cường.

Sắp đặt nhân sự và nhân tâm

Blog VOA

Trân Văn

24-5-2024

Tuần này, những diễn biến xoay quanh việc bầu Chủ tịch Quốc hội (CTQH) và Chủ tịch Nhà nước (CTNN) Cộng hòa XHCN Việt Nam trở thành một trong những chủ đề nóng nhất trên mạng xã hội.

‘Quy hoạch nhân sự’ và ‘từ bất ngờ này đến bất ngờ khác’ (Phần 2)

Blog VOA

Trân Văn

24-5-2024

Tiếp theo phần 1

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức ngày 20-5. Nguồn: Chính phủ