Cần biết lắng nghe và sửa sai (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

9-10-2023

Cách nay 69 năm, ngày 10.10.1954, những người lính Pháp cuối cùng xếp hàng ngay ngắn rời khỏi Hà Nội, theo lối cầu Long Biên do chính họ xây dựng, để về Hải Phòng tập kết 300 ngày chờ rút hết về nước. Nay ở bãi biển Đồ Sơn vẫn còn di tích bến Nghiêng, nơi quân Pháp xuống tàu hồi hương.

Pháp rút, quân ta vào tiếp quản thủ đô Hà Nội trong sự chào đón của nhân dân. Đoàn xe chở tướng Vương Thừa Vũ – Chủ tịch Ủy ban quân chính (quân quản) Hà Nội, bác sĩ Trần Duy Hưng – Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội đã cùng bộ đội vào nội thành qua 5 cửa ô một cách hòa bình, không một tiếng súng nổ nào.

Ảnh: Bác sĩ Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội trở về tiếp quản thủ đô trong sự chào đón nồng nhiệt của dân chúng, dĩ nhiên không một tiếng súng, và không phải là hành vi giải phóng. Nguồn: Tư liệu internet

Nhạc sĩ Nguyễn Thành viết “Khi đoàn quân tiến về mùa thu ấy/ Nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường“. Ngày 10.10 được lịch sử gọi bằng cái tên chính xác với thực tế, “ngày tiếp quản thủ đô”. Lứa chúng tôi khi học phổ thông (từ lớp 1 tới lớp 10) sách giáo khoa và lời thầy cô, lời cán bộ đều ghi rõ, nói rõ là “ngày tiếp quản thủ đô 10.10”.

Chả hiểu do đâu, và cũng không biết từ khi nào, người ta, vốn quen xuyên tạc lịch sử, kiêu ngạo cộng sản, háo thắng, ngạo nghễ, đã đổi lát cắt lịch sử ấy thành “ngày giải phóng thủ đô”, “ngày thủ đô giải phóng”. Cả Hải Phòng cũng vậy, khi quân Pháp ở đó 300 ngày kể từ khi đình chiến để lần lượt rút về nước, người dân sống chung với những kẻ trước kia là quân xâm lược trong gần 1 năm hòa bình, không hề gây gổ.

Ảnh chụp màn hình/ báo Tiền Phong

Làng tôi là nơi tạm trú kiểu KT3 gần tiểu đoàn Pháp, họ đóng ở đình làng và lập doanh trại gần đó, họ khoan giếng máy lấy nước dùng, cho cả dân dùng, khi kéo nhau ra bến Nghiêng Đồ Sơn còn bàn giao đầy đủ, không phá bỏ thứ gì. Thày tôi kể, dân làng giao dịch buôn bán hàng tạp hóa với họ, họ dạy trẻ con tiếng Pháp, cho nông dân những hạt giống rau quả su hào, súp lơ, cà chua… từ Pháp gửi sang để bà con mình trồng trọt.

Nói chung là chả đánh nhau, chẳng giải phóng giải phiếc gì. Nhưng rồi cũng theo trào lưu mới tự sướng/ xuyên tạc lịch sử, người ta cũng gọi ngày 13.5.1955 là “ngày Hải Phòng giải phóng”, “ngày giải phóng Hải Phòng”, mỗi năm đến ngày này cứ um cả lên. Ông anh tôi có lần bảo, có đánh nhau đếch đâu mà giải mí chả phóng.

Giải phóng là gì? Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ do GS Hoàng Phê chủ biên, giải phóng là hành động làm cho được tự do, cho thoát khỏi tình trạng bị nước ngoài chiếm đóng; giải thoát con người bị kiềm chế, giam cầm. Giải phóng hoàn toàn khác sự tiếp quản, nhận những thứ được bàn giao. Cũng không thể lý sự rằng trước đó quân ta đã đánh nhau, đã chiến thắng, đã có trận Điện Biên nên Pháp bị thua, ta tiến vào thủ đô thì cũng là giải phóng. Vậy thì nên xóa những sự kiện lịch sử, như Hội nghị Geneve (Geneva), hội nghị Trung Giã ra khỏi biên niên sử, dù nó có ý nghĩa lập lại hòa bình, chấm dứt đánh nhau.

Vẫn biết việc tôn trọng lịch sử khách quan và việc thực hiện ý đồ chính trị luôn chỏi nhau, luôn xung khắc, thậm chí lịch sử chịu thua trong những chặng nhất định, nhưng không thể vì thế mà cứ im lặng mãi. Hỡi các nhà viết sử mậu dịch, các vị chắc đều biết tích anh em nhà Thái Sử Bá thời Chiến quốc chép sử thế nào. Nhà viết sử chân chính, chết còn không sợ, vậy các vị sợ cái gì mà không dám lên tiếng, hay là nghề sử chỉ để ấm thân mình.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Năm 1950, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Việt Nam, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định viện trợ to lớn cho Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp, lần lượt cử đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Trần Canh, đoàn cố vấn quân sự do đồng chí Vi Quốc Thanh dẫn đầu cũng như đoàn cố vấn chính trị do đồng chí La Quý Ba dẫn đầu sang Việt Nam hỗ trợ Việt Nam chống thực dân Pháp … Coi sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là sự nghiệp của nhân dân Trung Quốc

    Hồi đó, quân đội Việt Nam chưa đến 30 nghìn quân, nhanh chóng tan tác trước sự càn quét và bao vây của trăm nghìn quân Pháp được trang bị máy bay và xe tăng, tuyến đường biên giới Trung – Việt đã bị cắt đứt, toàn bộ điểm dựa trong các thành thị đều mất đi, lực lượng quân đội Việt Nam ít ỏi còn bị quân Pháp chia cắt bao vây ở các khu rừng. Đứng trước nguy cơ này, là một trong những lãnh đạo chính của Hồng quân công nông, Đại tướng Trần Canh không hề hoảng sợ, trước hết chỉ huy quân đội Việt Nam phân luồng có mục đích, tấn công từ nhiều phía để quấy nhiễu vận chuyển tiếp tế, kho đạn dược của quân Pháp, quân Pháp vốn giữ khí thế dữ dội, cuối cùng ô tô, xe tăng không chạy nổi, máy bay không thể cất cánh, việc ăn, uống, trang bị vũ khí của quân Pháp đều gặp khó khăn, buộc phải từ bỏ thế tấn công mạnh mẽ, bắt đầu rút quân. Quân đội Việt Nam cũng từ chỗ nguy hiểm chuyển thành an toàn.

    Đồng chí Vi Quốc Thanh và đoàn cố vấn mới đã thay phiên sang Việt Nam. Đồng chí Vi Quốc Thanh dẫn đồng đội do mình lựa chọn không chỉ hỗ trợ quân đội Việt Nam từ chỉ huy đến tác chiến, còn hỗ trợ triển khai công tác huấn luyện, tăng cường mạnh mẽ sức chiến đấu của quân đội Việt Nam.

    Lúc đó các lãnh đạo quân đội Việt Nam lại dốc sức muốn giành quyền kiểm soát vùng châu thổ sông Hồng, bởi nơi đây phì nhiêu dồi dào tài nguyên, là nơi tập trung dân số thành phố, sau khi kiểm soát sẽ có thể chuyển vào thành phố, dễ chịu hơn so với điều kiện gian khổ trong rừng, nhưng đồng chí Vi Quốc Thanh kiên quyết phản đối, nêu ra phải quét sạch tàn quân Pháp ở vùng Tây Bắc, tiến theo phía Lào, từ nông thôn bao vây thành phố. Đề nghị của đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc không nhận được ủng hộ của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không hiểu rõ về vị tướng này của Trung Quốc, nên không ủng hộ đồng chí Vi Quốc Thanh như Đại tướng Trần Canh.

    Lúc đó, quân Pháp đã dựng lên phòng tuyến vững chắc ở vùng châu thổ sông Hồng, chỉ cần quân đội Việt Nam tấn công vào sẽ bộc lộ vị trí của quân tấn công chủ lực, phối hợp máy bay ném bom na-pan, phản công quy mô lớn, gây thương vong nặng nề cho quân đội Việt Nam. Trước bài học đẫm máu này, Việt Nam đã nhận thấy giá trị của đồng chí Vi Quốc Thanh và đoàn cố vấnTrung Quốc, nghi ngờ giữa anh em đã bị xóa bỏ, quân đội Việt Nam nhanh chóng chấp nhận kế hoạch Tây tiến của đoàn cố vấn Trung Quốc, kiểm soát lại phần lớn khu vực Tây Bắc.

    Trận Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu

    Đồng chí Vi Quốc Thanh đề nghị quân đội Việt Nam tiếp tục tấn công quân Pháp đóng ở Lai Châu, và nhanh chóng chiến thắng và kiểm soát Lai Châu, sau đó lại bình tĩnh tiến vào Điện Biên Phủ. Quân đội Việt Nam điều phối tất cả lực lượng tinh nhuệ, kéo pháo lên đỉnh núi, bắn dữ dội vào khu vực lòng chảo của quân Pháp, kiếm soát sân bay, tiêu diệt lính dù đến chi viện, cuối cùng, quân Pháp đã bị đánh bại triệt để và đầu hàng

    Pháp chắc chả tức tối gì khi chính Trung Quốc mới là người thắng mình tại Điện Biên Phủ

    Đây là nhiệm vụ thiết thực cần thiết nhứt của Thời-Sử-Tính mà lãnh đạo Việt Nam phải làm, đó là học tư tưởng Hồ Chí Minh, ngày xưa đã thuyết phục Trung Quốc “Coi sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là sự nghiệp của nhân dân Trung Quốc”. Lãnh đạo Việt Nam ngày nay cần phải thuyết phục Trung Quốc “Coi sự nghiệp thống nhứt đất nước, tiến lên chủ nghĩa Xã hô>i của nhân dân Việt Nam là sự nghiệp của nhân dân Trung Quốc”

  2. “Nhà viết sử chân chính, chết còn không sợ, vậy các vị sợ cái gì mà không dám lên tiếng, hay là nghề sử chỉ để ấm thân mình” . ( Trích NT )
    – Bác cứ hỏi các tay được mệnh danh là các “nhà sử học” thì rõ chứ gì . Đến hình tượng Lê Văn Tám còn sáng tác ra được thì việc gì mà chẳng thêu dệt cho nó thêm màu mè . Chế độ cs lúc nào cũng muốn khiến người ta trở thành những kẻ quỳ lụy, tâng bốc chế độ cho nó thơm lên . Ai là người thẳng thắn, cứng rắn muốn nói lên sự thật thì đều bị liệt vào bè lũ phản động tất . Nếu họ biết lắng nghe để sửa sai, xã hội đã tốt lên từ lâu rồi .

  3. Trò vui miễn phí
    Mời quý vị hỏi google bằng keyword dưới đây
    “ngày 10-10-1954”

    sẽ ra bản chất sử học CS.
    Trơ tráo, phét lác không còn liêm sỉ

  4. https://www.youtube.com/watch?v=pwYYULVrVVU
    We Were Soldiers / Official Trailer (2001)

    Chính những nhà đạo diễn PHÁP và Mỹ đã ngợi ca sự chiến đấu quả cảm của các Chiến binh Việt ngay cả Phía Bên kia thật ra nhiệt tình yêu Nước của họ đã bị lường gạt ngay như cả Lão Tướng Trần Độ và cả lính cụ HÙ bác bảo đi là đi đi …khi thấy dã tâm bọn Vịt cộng chóp bu hại Dân bán Nước thì chúng MOI GAN MÓC RUỘT ngay thôi

    https://www.youtube.com/watch?v=oz0Adk2OUAM
    DIEN BIEN PHU (1992) Trailer Bande annonce VF (Eng Sub)

    Chính những nhà đạo diễn PHÁP và Mỹ đã ngợi ca sự chiến đấu quả cảm của các Chiến binh Việt ngay cả Phía Bên kia thật ra nhiệt tình yêu Nước của họ đã bị lường gạt ngay như cả Lão Tướng Trần Độ và cả lính cụ HÙ bác bảo đi là đi đi …khi thấy dã tâm bọn Vịt cộng chóp bu hại Dân bán Nước thì chúng MOI GAN MÓC RUỘT ngay thôi

    https://www.youtube.com/watch?v=jeu2h0E1RBU
    We Were Soldiers – The Final Battle Scene

    https://www.youtube.com/watch?v=asJfspzNfEo
    Marcel Bigeard, le dernier géant

    Người Tây phương thuờng phóng khoán và cởi mở hơn

    Ngay cả các bậc võ tướng, lão tướng như Pháp hay Mỹ trở lại Việt Nam thăm lại Chiến trường Xưa

    Tướng Tàu thì chẳng có 1 THẰNG NÀO ! Ngay Tướng Nhật, Tướng Nam Hàn cũng vậy !

    Hãy xem phóng sự

    https://www.youtube.com/watch?time_continue=2697&v=rpFPysx_PGg&feature=emb_logo

    Lão tướng Pháp Marcel Bigeard tuyên bố khi đến thăm lại Chiến trường Xưa Điện Biên Phủ từ đầu đến cuối thật chân thành cảm động !!….

    Tiếc thay Đất Nước không may như Nhật Bản thoát Hán đi vào con đường Nhân bản Nhân văn Khoa học Kỹ thuật Pháp trị của phương Tây !!!

    BẤM VÀO dưới đây XEM CHI TIẾT

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=28&idpoeme=12915

    https://i.servimg.com/u/f64/11/64/31/88/3_bige12.jpg
    Marcel Bigeard
    (sinh ngày 14 tháng Hai 1916 tại Toul – mất ngày 18 tháng Sáu 2010 cũng tại Toul)


    “Xin rải tro bụi hỏa táng Anh và Cha ! Xuống Lòng chảo Điện Biên Phủ phương xa …”
    ********************************************

    “J’ai toujours dit que je ne retournerais à Diên Biên Phu que réduit en cendres, larguées en parachute. Pourtant, quarante ans après, j’y suis revenu pour rendre un dernier hommage à ces jeunes de 20 ans, morts pour la France


    Tôi đã luôn nói rằng tôi sẽ chỉ trở lại Điện Biên Phủ chỉ còn là tro bụi tàn hương được thả bằng Hoa Dù. Tuy nhiên, bốn mươi năm sau, tôi trở lại đây để tỏ lòng tưởng nhớ lần cuối cùng những người lính trẻ 20 tuổi đã hy sinh cho Nước Pháp.”

    Đại tướng Pháp Marcel Bigeard tuyên bố khi đến thăm lại Chiến trường Xưa Điện Biên Phủ

    https://www.youtube.com/watch?v=aOsr54Dxf2c

    Đại tướng Bigeard – Général Bigeard

    “Xin rải tro bụi hỏa táng Anh và Cha !
    Xuống Lòng chảo Điện Biên Phủ phương xa …”
    Như lời trăn trối vị Đại tướng Lão Tướng
    Thứ trưởng Quốc phòng di chúc Người lính Già
    Yêu Tổ quốc mình yên nghỉ lòng Đất Pháp
    Người lính gan dạ gốc dân dã viễn chinh xa

    https://i.servimg.com/u/f64/11/64/31/88/2_bige13.jpg
    Đại tướng Marcel Bigeard tham gia trận Điện Biên Phủ với Quân hàm trung tá

    “Xin rải tro bụi hỏa táng Cha và Anh !
    Xuống Lòng chảo Điện Biên Phủ tan tành …”
    Sĩ quan can trường ba lần qua Việt Nam tham chiến
    Hoa Dù hạ cánh Điện Biên Phủ đồi xanh
    Về hưu sang thăm bảy lần Chiến trường xưa cũ
    Lịch sử chẳng Ai làm lại được thành lành !

    https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTQuNkcUc1RU5J1HpHfA65rea8RD1kiMpOTSch7dcsGxGGkn9w&s
    Đại tướng Marcel Bigeard

    “Xin rải tro bụi hỏa táng Anh và Cha !
    Xuống Lòng chảo Điện Biên Phủ phương xa …”
    Người lính già Pháp cuối đời ước nguyện
    Sao lại từ chối trăn chối Người lính già
    Kẻ thù truyền kiếp còn cấp thuyền lương thực
    Nỡ nào chối từ Lính chiến Phú Lăng Sa ? !
    Từng tham dự Thế chiến Hai và thuộc địa
    Cuối đời bảy lần qua lại thăm Việt Nam ta
    Nguyện vọng rắc nắm tro mình xuống Điện Biên Phủ
    Cánh đồng lòng chảo Hoa Dù cuối cùng bung xa
    Sao lại khước từ Di chúc tro bụi được rải
    Xuống Chiến trường Xưa Điện Biên bia mộ xế tà

    https://www.youtube.com/embed/MFq7Wg8UYaA
    Georges Delerue (1) – Dien Bien Phu OST (1992) – Concerto de l’Adieu – Nhạc phim ĐIỆN BIÊN PHỦ

    “Xin rải tro bụi hỏa táng Cha và Anh !
    Xuống Lòng chảo Điện Biên bạt ngàn Xanh …”
    Đại tướng Bigeard huy chương lấp lánh đầy ngực
    Nguyện ước cuối tro xác mình bên đồng đội tinh anh
    Ra đi trở về Chiến trường Xưa cùng Chiến hữu
    Khước từ Nước Pháp dành cho Đại tướng Vinh danh
    Cát bụi Chiến binh lại trở về Cát bụi trận địa
    Bên cạnh Đồng đội đồng cam cộng khổ khi chiến tranh
    Lương tri Lương tâm Tấm lòng Vị Đại tướng
    Marcel Bigeard thác là Thể phách còn mãi Tinh anh

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Paris, tháng Sáu 2020 – Thế đã 10 Năm Lão Tướng Bigeard đã ra đi ! ….

    (1)
    Georges Delerue là Nhà soạn nhạc phim Người Pháp nổi tiếng như 2 Nhà soạn nhạc phim đồng hương của mình tại Hồ Ly Vọng, California đó là Maurice Jarre với nhạc phim Doctor ZHIVAGO và Françis Lai với nhạc phim LoveStory …

    Cả ba Nhà soạn nhạc phim Người Pháp trên đều được Giải OSCAR về thể loại Nhạc phim

    BẤM VÀO dưới đây XEM CHI TIẾT
    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=28&idpoeme=12915

    • Họ cũng đến, nhưng không phải trong tư cách của 1 kẻ thù cũ, mà là khách quý, khách mời của Quân Đội Việt Nam anh hùng

      Gặp người thân cố vấn quân sự Trung Quốc tại Điện Biên

      Trên tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều người vui mừng tới bắt tay chào bà Hứa Kỳ Sảnh, phu nhân của Thượng tướng Vi Quốc Thanh, nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

      Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhận lời mời của Bộ Quốc phòng và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đoàn thân nhân gia đình các cựu chuyên gia, cố vấn Trung Quốc do đồng chí Tề Kiến Quốc, Phó Hội trưởng Hội hữu nghị Trung – Việt làm Trưởng đoàn sang thăm Việt Nam từ ngày 22-29/4/2014.

      Được biết, trong đoàn thân nhân gia đình các đồng chí cựu chuyên gia, cố vấn quân sự Trung Quốc có bà Hứa Kỳ Sảnh, phu nhân của Thượng tướng Vi Quốc Thanh, nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Bà Hứa Kỳ Sảnh năm nay đã 84 tuổi và là người lớn tuổi nhất trong đoàn.

      https://vnmedia.vn/dan-sinh/thuc-pham/201404/gap-nguoi-than-co-van-quan-su-trung-quoc-tai-dien-bien-474963/

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây