Lý lẽ của cụ “lão thành cách mạng”

Mạc Văn Trang

10-10-2023

Cụ K. một đảng viên, cán bộ Lão thành chuyên làm công tác tuyên huấn, rồi dạy lý luận Mác – Lê ở trường Đảng của tỉnh, cho đến lúc nghỉ hưu. Cụ vừa tổ chức mừng thọ 85 tuổi rất hoành tráng.

Cụ có nguyên tắc bất di bất dịch là: Chỉ đọc báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, nghiên cứu sách kinh điển, xem VTV, không bao giờ xem, nghe tin ngoài luồng. Thú vui của cụ là chăm mấy giò phong lan và lau chùi giá sách đồ sộ đặt ở phòng khách, trên đó uy nghi những bộ Toàn tập Mác – Ăng ghen 50 cuốn dày cộp, Lê-nin toàn tập, Hồ Chí Minh toàn tập, cũng với khối lượng tương đương. Còn những tuyển tập của các vị “lãnh đạo tiền bối” đến tuyển tập Nông Đức Mạnh… cũng được trưng bày trang trọng trên giá.

Cụ chỉ dùng điện thoại bàn, viết tay cho thư ký đánh máy, không thèm học dùng máy tính, điện thoại thông minh của bọn tư bản “phồn vinh giả tạo”… Mặc cho vợ, con, các cháu vận động, cười nhạo… cụ cứ kiên định lập trường, nhất quyết không “tự diễn biến”, không “tự chuyển hóa”.

Những dịp kỷ niệm các sự kiện, đài truyền hình tỉnh đến phỏng vấn, cụ cứ theo trí nhớ mà trả lời lưu loát, hùng hồn những bài văn mẫu đã thuộc lòng; rồi cụ xem lại cuộc phỏng vấn phát trên màn hình, rất tự hào. Thế là thoả mãn, còn cần học gì nữa!

Ngược lại, phu nhân của cụ, tuy U80, nhưng là giáo viên Tiểu học nghỉ hưu, rất ham học cái mới, mê khiêu vũ, sử dụng thành thạo máy tính, iPhone, iPad.

Nhân dịp mừng ông thượng thọ 85, thằng cháu tặng ông chiếc Bphone mới toanh, sản xuất tại Việt Nam. Nó rất tâm lý, bảo, cái này là của Việt Nam mình làm ra, ông yên trí học sử dụng đi; chất thượng không thua kém gì điện thoại thông minh hàng đầu thế giới.

Cụ sung sướng, cảm động, Việt Nam mình làm được rồi à? Thế chứ, tự hào lắm chứ! Trí thông minh của người mình đâu có thua kém; không chỉ đuổi kịp, mà cần phải đi tắt đón đầu, vượt lên!

Thế là cụ tự hứa quyết tâm học sử dụng chiếc Bphone để phát huy hiệu quả sản phẩm của Việt Nam mình. Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Tự hào quá đi chứ!

Con cháu ở riêng, nhà có hai ông bà nên cứ nhờ bà xã dạy cho. Khổ nỗi vợ dạy đi, dạy lại, dùng được rồi lại quên, chốc chốc lại hỏi.

Bà vợ đang làm bếp, cụ chạy vào:

– Này, mình đánh chữ tin nhắn sai thế này thì sửa làm sao nhỉ?

– Khổ quá, dạy mấy lần rồi mà cứ dạy trước quên sau, đơn giản thế này không biết là sao?

– Thì dốt người ta mới phải học hỏi chứ.

– Sao ông bảo Chủ nghĩa Mác – Lê là đỉnh cao trí tuệ của thời đại, ông dạy Mác – Lê thì sao lại dốt được?

– Tôi hỏi bà, Mác, Ăng-ghen, Lê-nin thì đã biết sử dụng cái điện thoại này chưa, nói gì đến tôi?

– Ừ nhỉ… Thôi được, đưa đây tôi dạy cho.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. “Cụ chỉ dùng điện thoại bàn, viết tay cho thư ký đánh máy, không thèm học dùng máy tính, điện thoại thông minh của bọn tư bản “phồn vinh giả tạo”… ” ( Trích MVT )
    – Người mà đến thế thí thội
    Đời phồn hoa cũng là ĐỜI BỎ ĐI” ( Kiều – ND )
    ( Trăm lại cụ Nguyễn , cho phép con viết hoa ba chữ cuối để hợp với ngữ cảnh )

  2. Não của cụ bị tẩy có não cũng như không,cụ thờ rác rưởi nhưng lại nghĩ là vật quý loại người như cụ lão thành này quá đông ở thiên đường xhcn nên đã góp phần không nhỏ đưa đất nước trở về thời kỳ đồ đểu

  3. Cho những kẻ bị Đảng bỏ hoặc bị khai trừ Đảng, đây là lời thề của những người trong giây phút thiêng liêng gia nhập hàng ngũ những người Cộng Sản

    Hôm nay được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản, trước cờ Tổ quốc, cờ Đảng, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự chứng kiến của các đảng viên trong chi bộ, tôi xin thề:

    1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

    2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

    3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

    4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

    Nếu hổng lầm, lời thề ngày xưa đòi hỏi trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê . Nevertheless, làm được 3/4 lời thề này cũng đã (quá) đủ để mọi người, trong cũng như ngoài nước, kính trọng . Và nếu đảng viên nào cũng làm theo lời thề thì làm gì có những câu móc lò như “đảng viên nhưng mà tốt” nữa .

    Nhà văn Phạm Đình Trọng, với tất cả sự mẫn cảm của 1 nhà văn, đã cho ra phép tính thần diệu, 1 đảng viên = 5000 dân thường . Đọc lời thề này, now i know. Worth every single 5000 of them.

    Cũng chợt hiểu bị khai trừ Đảng trở thành 1 nỗi nhục khó gột bỏ . Ngày xưa chỉ có bỏ xứ mà đi . Thời nay Đảng lãnh đạo cả nước, mấy người bị Đảng khai trừ chỉ còn ôm mo cau . Cũng hiểu được, vì nỗi nhục khó gột bỏ đv những người bị Đảng đá đít, hổng ít trí thức cả trong lẫn ngoài nước đều bức xúc trong trường hợp ô Chu Hảo, và ký vào bản kiến nghị khôi phục Đảng tịch cho ông . Chỉ hy vọng ô Chu Hảo & những người bị Đảng đá nên tự trách mình, trước khi trách Đảng . Mình làm như thía thì kết quả như vậy, luật nhân quả là như thía gòi

  4. Cụ Trang kể chuyện hay và cụ Cống kể tiếp câu chuyện cũng hay. Vì các cụ đã may mắn sống trong chăn nên biết được con rệp!

  5. Cụ lão thành cách mạng này có thể xem là 1 người “Cộng Sản ngày xưa”, có đủ 4 đặc điểm có thể xem là những đặc điểm của văn hóa Mác-Lê

    1. Những “người cộng sản ngày xưa” có lý tưởng

    Lý tưởng đó là đánh đuổi đế quốc, giành độc lập cho Tổ quốc; đánh đổ giai cấp bóc lột, giải phóng người dân khỏi bị áp bức, bóc lột, bất công. Tiến tới xây dựng chủ nghĩa cộng sản không còn người bóc lột người; con người được tự do, bình đẳng, người với người là bạn; tiến tới làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu

    2. Những “người cộng sản ngày xưa” có niềm tin vào chủ thuyết

    Họ được giáo dục, tin tưởng tuyệt đối vào cơ sở lý luận chủ nghĩa Marx- Lenin, coi đó là chủ nghĩa “vô địch”, “bách chiến, bách thắng muôn năm”! Dẫu phần lớn đảng viên CS Việt Nam chỉ được nghe trích dẫn, bình luận những câu trong “kinh điển” như Kinh thánh, nhưng đầy lòng sùng kính, tin tưởng, chẳng dám nghĩ, dám nói khác đi

    3. Những “người cộng sản ngày xưa” rất có ý chí

    Họ từng được giáo dục noi theo những tấm gương đảng viên “tiền bối” kiên cường; họ có quyết tâm phấn đấu cho lý tưởng; họ được rèn luyện thực tế bằng việc thực hiện các nhiệm vụ đề ra (hay trên giao) để đạt mục tiêu đã xác định. Nhiều người từng qua thử thách trong những điều kiện ác liệt của chiến tranh, tù đày; từng phải quên mình quyết tâm thực hiện “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”…

    4. Những “người cộng sản ngày xưa” có ý thức tu dưỡng đạo đức

    Họ đã từng cố gắng tu dưỡng đạo đức cách mạng: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”; sống gắn bó với nhân dân; không muốn sống xa lạ với cuộc sống của nhân dân lao động; lối sống “Tiểu tư sản” đã bị phê phán, còn lối sống như tư sản, quan lại, vua chúa bị coi là sa đọa

    Những người tiêu biểu là: Nguyễn trọng Vĩnh, Nguyễn Trung, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khắc Mai, Chu Hảo, Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Đăng Quang, Hoàng Quốc Hải, Tương Lai, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Chi Lan, Nguyên Bình, Nguyễn Đình Bin, Trần Nhương, Tư Thân, Phan Đắc Lữ, Võ Văn Thôn, Phạm Đình Trọng, Phạm Nguyên Trường, Kha Lương Ngãi, Nguyễn Kim Chi… 1 cái list nữa, tướng Trần Độ, tướng Đặng Kim Giang, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, các ông Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang, Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Tống Văn Công, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Đình Bin, Chu Hảo, các trí thức như Nguyên Ngọc, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Vũ Thư Hiên, Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu, Mạc Văn Trang, Tương Lai và rất nhiều, rất nhiều người khác

    Họ trở thành những tấm gương sáng cho các thế hệ sau (cố) noi theo . Chỉ mong là thế

    Về với Mác-Lê không phải chỉ mỗi cụ K, và nơi đó đã trở thành 1 thứ trí thức mình gọi là “thế giới người hiền”. Mỗi lần những người Cộng Sản thời xưa từ giã cái cõi đời mà họ đã cống hiến & hy sinh để dựng nên, ai cũng chúc cho họ về với thế giới người hiền aka với Mác-Lê . Thế giới người hiền Mác-Lê đã trở thành điểm đến lý tưởng cho TẤT CẢ những ai kính trọng ai đó chả biết, trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai .

    Ông cháu ẹ quá . Nếu tặng cho Cụ smart phone Trung Quốc thì có vẻ đã dễ dàng & tiện lợi hơn, và cũng sớm hơn nữa . Cụ cũng có thể tự hào đây là sản phẩm của trí tuệ Xã Hội Chủ nghĩa, và có thể mơ tới 1 ngày thống nhứt đất nước . Thế hệ các cụ đã giải phóng được miền Nam, thế hệ sau hy vọng sẽ học được gương các cụ mà làm được chiện thống nhứt đất nước thì hay quá . Chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chi Minh, kết hợp với tư di Phan Chu Trinh . Thay vì chống như phong kiến, hãy dựa hẳn vào họ để phát triển, providing các bác biết phát triển là gì, và làm gì để phát triển . i Phúc Kđinh doubt it.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây