Ba đặc khu nằm trong kế hoạch “vành đai, con đường” của Trung Quốc?

FB Trương Nhân Tuấn

7-6-2018

Hôm đầu tuần tôi có viết rằng ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc của VN nằm trong kế hoạch “vành đai, con đường” của TQ. Một số điều cần bổ túc để vấn đề thêm rõ rệt.

Bộ trưởng bộ Kế hoạch Đầu…

Lò Văn Củi

7-6-2018

Anh Bảy Thọt hết lắc đầu quầy quẩy nổi, lần này cũng lắc đầu nhưng lắc cái nào cái nấy dài thường thượt cả… cây số, rồi nói:

– Bầu trời Việt Nam sắp bình minh như ông thủ tướng Phúc nói, vậy có nghĩa hiện vẫn còn trong u tối, cho nên lại xuất hiện ông quan… hoang đàng chi địa, nói quàng nói xiên, nói hông cho cái đầu suy nghĩ, để cái đầu tối thui.

Trung Quốc và những cuộc đi

Trần Nhã Thụy

6-6-2018

Tôi có một người bạn. Cũng như chúng tôi, bạn phải đi làm vất vả nuôi con. Con bạn tầm tuổi với con chúng tôi. Hằng ngày bạn phải đưa đón con đến trường, chở con đi học thêm. Cũng như chúng tôi, bạn rất bức xúc về thực trạng giáo dục nước nhà.

Xin Hãy Chậm Lại – Thư gởi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Huế, ngày 6 tháng 6 năm 2018

Kính gởi Thủ tướng,

Với tư cách là một nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa, một nhà báo – tôi rất hân hạnh được giao thiệp với Thủ tướng từ hồi Thủ tướng còn giữ chức Giám đốc sở Du lịch Quảng Nam Đà Nẵng cho đến nay. Thời gian cũng gần một phần tư thế kỷ. Dù trên cương vị nào Thủ tướng cũng không hề quên tôi. Đáp lại hằng ngày qua TV tôi vẫn dõi theo mọi hoạt động của Thủ tướng dành cho dân cho nước.

Thư ngỏ gửi ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội VN, về Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế

FB Hoàng Ngọc Giao

6-6-2018

Hà Nội ngày 06/6/2018.

Kính gửi anh Lưu,

Tôi, Hoàng Ngọc Giao, với tư cách là một người bạn quen biết anh, cùng lớp nghiên cứu sinh Luật tại Liên xô cũ (1984 -1987), tôi gửi bức tâm thư này tới anh và các vị ĐBQH như một kiến nghị không thông qua dự thảo này của Luật ĐKKT. Mặc dù sẽ gửi thư này tới anh qua đường bưu điện, nhưng vì là thư ngỏ nên tôi cũng muốn chia sẻ quan điểm của tôi với bạn bè qua Facebook, nên bức thư này được đưa trên trang Facebook của tôi.

Chung quanh chúng ta là Trung Quốc và bóng tối

FB Trần Đình Thu

6-6-2018

Ảnh: internet

Có thể nói chưa bao giờ người Việt Nam cảm thấy bi quan chán nản như lúc này. Giả sử bây giờ có một vùng đất mới nào đó mà cho phép di dân đến đó để làm lại cuộc đời, kiểu như người Anh năm xưa di cư đến Châu Mỹ, chắc mười người Việt Nam thì di cư hết chín. Giấc mơ về một vùng đất nào đó để cùng nhau lập làng lập nước mới, cùng nhau bầu bán lên những đại biểu đúng nghĩa của nhân dân để đưa dân tộc phát triển có lẽ là ước mơ lớn nhất của tôi lúc này.

Bao năm qua, giới lãnh đạo Việt Nam với nhân dân sống trong tình trạng đồng sàng dị mộng. Cùng một tổ quốc một đất nước nhưng nhân dân không hề mơ cùng một giấc mơ, nghĩ cùng nghĩ một suy nghĩ với giới lãnh đạo. Tình trạng đó ngày càng nghiêm trọng và cho đến lúc này là đỉnh điểm. Nếu ngày mai ngày kia những người gọi là đại biểu nhân dân kia mà bấm nút thông qua luật 3 đặc khu thì coi như hết.

Chuyện bán 3 thửa đất ở Lý Sơn hơn 200 năm trước – Và 3 cái đặc khu nay

FB Nguyễn Đăng Vũ

5-6-2018

Vào ngày 12 tháng 3 năm Gia Long thứ 15 (1816), các hương chức, bô lão và bà con các tộc họ làng/xã An Vĩnh (Cù Lao Ré -Lý Sơn) đồng thuận bán 3 thửa đất trong cùng một đám gò mà họ chung tay khai phá, cho 3 người ở làng An Hải để lấy tiền cho đội Hoàng Sa làm lộ phí đến kinh thành Huế nhận lệnh của vua Gia Long đi đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm mốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Số tiền bán 3 thửa đất cũng còn dành để đóng góp cho các thủy quân vừa tuyển chọn của triều đình, để thủy quân phối hợp cùng đội Hoàng Sa đi thực thi nhiệm vụ thiêng liêng trên vùng biển Đông của Tổ quốc. Việc bán đất được toàn xã ký tên, hoặc điểm chỉ.

Những tài liệu này hiện vẫn còn lưu giữ tại các dòng họ ở đất đảo Lý Sơn.

Các bộ chính sử như “Đại Nam thực lục”(chính biên), “Quốc triều chính biên toát yếu” của Quốc sử quán Triều Nguyễn, và nhiều trang ghi chép của các sử gia Việt Nam khác đều có ghi sự kiện về việc vua Gia Long cử Cai đội Phạm Quang Ảnh- người làng An Vĩnh – chỉ huy đội Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ thiêng liêng này vào năm 1815, 1816. Và chính Giám mục Jean Louis Taberd cũng đã khẳng định điều đó trong cuốn sách của ông xuất bản năm 1933: “Có một điều chúng tôi biết chắc rằng, Hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó (tức quần đảo Hoàng Sa) vào vương miện của ông, vì vậy mà ông xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816 Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong”.

Việc toàn dân xã An Vĩnh đồng thuận bán 3 thửa đất đó để cho đội Hoàng Sa, Thủy quân Hoàng Sa cách đây hơn 200 năm trước quả thật vô cùng lớn lao đối với lịch sử chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Nhưng việc bán đất đó cũng chỉ bán cho bà con làng An Hải, là những người dân của đất đảo Lý Sơn này, chứ không phải bán cho người ở nơi khác.

Hơn hai trăm năm qua, hàng nghìn người con trên đảo Lý Sơn cũng như nhiều vùng đất trên đất nước ta lại tiếp tục lên đường bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của mình trên vùng biển Đông thân yêu, và đã có quá nhiều người một đi không trở lại. Mà có lẽ, để có sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ đó, có một phần đóng góp của người dân Lý Sơn trong việc bán 3 thửa đất hơn 200 năm trước đây.

Vậy hà cớ chi, giờ đây con cháu lại định giao 3 khu đất hàng trăm nghìn hecta nằm dọc biển Việt Nam cho kẻ khác trong vòng 99 năm, là 3 khu đất đầy nhạy cảm trong việc gìn giữ chủ quyền Tổ quốc? (và biết đâu, không phải 99 năm, mà còn kéo dài không biết đến bao giờ).

3 thửa đất ở Lý Sơn quá nhỏ, nhưng giờ đây, nhìn lại, lại có ý nghĩa thật quá lớn lao. Vì thế, xin hãy cân nhắc, đừng để con cháu chúng ta nhìn vào 3 cái đặc khu (đang được dự định giao đất trong 99 năm, và những nơi khác nữa), lại có ý nghĩa ngược lại.

Đặc khu kinh tế – Luật mới, người cũ, liệu có thể đảm đương?

FB Nguyễn Tuấn Anh

6-6-2018

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho rằng, chủ trương lập đặc khu “không nên vội vã và gấp gáp”. Ảnh: Báo PLTP

Trong bài viết lần trước, về vấn đề tại sao ta không tiếp cận được máy móc công nghệ cao dẫn tới mục tiêu công nghiệp hoá thất bại thì lần này, chúng ta tới với một câu chuyện thú vị khác rất đáng suy nghĩ.

Cách đây khoảng hơn 2 năm, dân làm dệt may ở SG đồn nhau rằng có một đơn hàng gia công may mặc rất lớn, trị giá khoảng 2 tỷ USD của quân đội một số quốc gia như Mỹ, Úc đã ngấp nghé đặt chân tới Việt Nam. Nhưng, mẫu mã của nó bị chặn lại tại cửa khẩu bởi rất nhiều lý do, trong đó những rào cản thủ tục và cả sự “nhạy cảm” rất mơ hồ.

Đường dây… khét lẹt!

Lò Văn Củi

5-6-2018

Anh Ba Thợ xây lắc đầu quầy quẩy:

– Khốn khổ khốn nạn, đời con gặp cảnh phải sống với nước hay sao á. Hổm đi làm dìa dính tới nửa đêm, phát bịnh luôn. Nay ở nhà, nơi cao ráo tưởng thoát, ai ngờ cơn mưa đêm qua nó cũng làm ngập bung bét, cả xóm chẳng ngủ nghê gì được ráo, phải lội bì bõm lượm đồ bị trôi nổi, nước ngoài đường đổ vô nhà như nước lũ.

Các bạn công an, quân đội, hãy nhìn toàn cảnh lịch sử nhé

FB Đỗ Ngà

6-6-2018

Thời đại CS nắm quyền là thời đại Bắc Kinh nắm đầu Hà Nội nhiều nhất. Và nếu xét từ ngày CS nắm giữ quyền lực đến nay, ta nhìn rất rõ những bước tiến của Bắc Kinh và bước nhượng bộ của Hà Nội.

Hội KHKT và Kinh tế Biển TPHCM gửi Kiến nghị lên Quốc hội

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 4 tháng 6 năm 2018

Kính gửi: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

V/v : Đề nghị tạm đình hoãn chính sách mở các Đặc khu kinh tế trong năm 2018

Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển thành phố Hồ Chí Minh được biết Quốc hội đang thảo luận và sẽ đưa ra chính sách cho các Đặc khu kinh tế Vân đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc vào năm 2018.

“Luật Đặc khu” và lập trường của tứ trụ

Nguyễn Tiến Dân

6-6-2018

1- Đồn rằng, tại Hội nghị Thành đô, Ban lãnh đạo CS Việt nam có kí với Trung Cộng một thỏa ước. Theo đó, đến năm 2020, “đứa con hoang Việt nam” sẽ quay trở về trong vòng tay “yêu thương” của đất mẹ Trung Hoa vĩ đại. Khi đó, trên quốc kì liên bang mới, sẽ có tới tận 6 ngôi sao.

Đặc khu kinh tế Boten ở Lào và bài học nhãn tiền

LTS: Quốc hội Việt Nam đang thảo luận, chuẩn bị thông qua dự luật đặc khu kinh tế, cho phép người nước ngoài thuê tới 99 năm, ở ba khu vực: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Người dân Việt Nam lo sợ nguy cơ Trung Quốc tìm cách xâm lăng Việt Nam qua con đường thuê lãnh hải, lãnh thổ ở ba vị trí đắc địa kia, bởi họ hiểu tâm địa của những người anh em láng giềng “16 chữ vàng, 4 tốt” của lãnh đạo CSVN, cũng như những gì đã và đang diễn ra ở các đặc khu trên các nước khác như Lào, Sri Lanka… đã làm cho người Việt Nam khiếp sợ.

Triều cống của nước nhược tiểu dưới cái tên hoa mỹ “đặc khu kinh tế”

FB Phạm Thanh Giao

5-6-2018

Từ ngàn xưa, các quốc gia nhỏ bé khi phải đương dầu trước mối họa xâm lăng từ những quốc gia to lớn hùng mạnh hơn mình, thì họ chỉ có một giải pháp duy nhất để tránh chiến tranh, để tránh tàn phá, để tránh sự giết chóc đến dân lành sau khi thua trận dưới tay quân xâm lược, đó là giải pháp đem sứ giả sang xin được triều cống hàng năm.

Cù Huy Hà Vũ: Kiến nghị không thông qua Dự luật Đặc khu

Virginia, ngày 05 tháng 6 năm 2018

KIẾN NGHỊ

KHÔNG THÔNG QUA DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC

Kính gửi: Quốc Hội, Chủ tịch Quốc Hội và các Đại Biểu Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam

Đồng kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam

Tôi, Cù Huy Hà Vũ, công dân Việt Nam, Tiến sĩ Luật, xin gửi đến Quí Vị lời chào trân trọng nhất.

Đặc khu kinh tế và Đại biểu Quốc hội

FB Bạch Hoàn

5-6-2018

Tôi đã đọc về cái mà người ta gọi nôm na là dự thảo Luật Đặc khu. Tôi nghiền ngẫm về nó trong nhiều ngày qua. Tôi đã tham khảo góc nhìn của các luật gia, kinh tế gia và cả chính trị gia. Tôi đã dõi theo diễn biến dư luận, đã đứng sang một bên để quan sát phản ứng của người dân, đã thấy hết những âu lo, những sợ hãi, những phẫn nộ đến sục sôi vì quá yêu đất nước mình, quá thương dân tộc mình…

Đừng đem tiền đồn đổi lấy đặc khu

FB Nguyễn Hồng Lam

5-6-2018

Đền thờ Trần Khánh Dư trên đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: FB Nguyễn Hồng Lam

Nếu Dự luật cho thuê đất đặc khu 99 năm chỉ nêu mỗi một cái tên Phú Quốc, sự phản đối, chắc chắn sẽ có, nhưng cũng không đến mức trở thành một “làn sóng kinh khủng” với gần như tuyệt đại đa số nhân dân phản đối, như chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận xét. Rất đơn giản, vì Phú Quốc ở về phía cực Nam vùng biển Tổ Quốc. Trong khi đó, từ hàng ngàn năm nay, mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn vong của quốc gia dân tộc Việt đều đến từ phương Bắc, từ “láng giềng” Trung Quốc. Điều này, thôi xin không tranh luận.

Đối với nguy cơ xâm lăng từ biển, với việc bảo vệ an ninh biển đảo của đất nước, Vân Đồn trên biển phía Bắc hay Vân Phong án ngữ giữa đồng bằng hẹp miền Trung Việt Nam đều có vị trí phòng thủ tối quan trọng của một tiền đồn. Đổi sang vị trí đặc khu kinh tế, dường như Dự luật đang bị sức ép tăng trưởng kinh tế mà xem nhẹ, thậm chí phớt lờ vị trí an ninh quốc phòng của hai vùng đất.

Sự độc hại của đám trí thức máng lợn

FB Đỗ Ngà

5-6-2018

Nói đến cái máng người ta muốn nói đến nhiều điều quanh cái máng lợn. Thứ nhất, đó là nói đến đó là nơi con heo tìm thức ăn cho no bụng. Thứ nhì nó nói đến tình trạng bị nhốt cho ăn để bị thịt của con heo, vì chỉ có chuồng trại mới có cái máng. Thức ăn trong cái máng từ đâu mà ra? Xin nói thẳng, thức ăn trong máng là từ nguồn tiền bán thịt của những con heo lứa trước mà ra. Nghĩa là nó chẳng khác nào lấy thịt heo làm thức ăn cho heo cả.

5 đối thoại về Dự luật Đặc khu

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

5-6-2018

Vân Đồn – Quảng Ninh là nơi rất gần Trung Quốc. Ảnh: internet

Trong một bài viết đăng trên Luật Khoa, tác giả đã liên tưởng Luật Đặc khu với hình ảnh của tô giới – một sản phẩm khét tiếng của chủ nghĩa thực dân. Và hiện nay, mô hình này dường như đang bị Trung Quốc – một kẻ tân thực dân – áp dụng lên rất nhiều quốc gia yếu thế khác. Đây không hẳn là ý tưởng mới, vì nó đã được rất nhiều chuyên gia quan hệ quốc tế và báo giới quốc tế cảnh báo.

Một chương trong sử

FB Mai Quốc Ấn

5-6-2018

Hội nghị Diên Hồng. Ảnh: báo Tổ Quốc

Năm 2018 có thể sẽ có một chương riêng trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Chưa bao giờ tuyệt đại đa số nhân dân lại quan tâm chung nhiều đến một đạo luật có thể được ban hành đến vậy. Đạo luật ấy chạm vào “cảm xúc thâm căn” của nhân dân như lời nhà báo Huy Đức.

“Nước mất thì nhà tan” là một tổng kết lịch sử của dân tộc Việt Nam có lịch sử hơn 2.000 năm bị đô hộ, bị xâm lược, bị đòi triều cống. Nỗi lo phương Bắc và xương máu đòi độc lập, chủ quyền đã khắc sâu vào lịch sử Việt Nam. Đó là một thực tế không thể phủ nhận!

Được công an “mời đối thoại” về đặc khu

FB Phạm Đoan Trang

5-6-2018

Ảnh: internet

Nửa đêm mùng 1, rạng sáng 2/6, tôi đi xe khách từ Sài Gòn về tới Hà Nội, chỉ vừa xuống bến xe được chừng nửa tiếng và đang loay hoay tìm đường về nhà một người bạn, thì đã bị “lực lượng chức năng phát hiện” (nói theo ngôn ngữ công an) và đưa lên xe, mang về nhà.

Họ yêu cầu tôi ngày hôm sau lên “làm việc”. Ngay sau đó, họ bắc ghế ngồi canh cửa rồi ngủ luôn trước hành lang nhà tôi. Sáng hôm sau, ô-tô đến đưa tôi “đi làm việc” từ sớm. Không giấy mời, không giấy triệu tập. Tôi cũng không có ý kiến gì bởi đã quá quen với việc đó: Mặc dù phải thường xuyên làm việc với cơ quan an ninh từ năm 2009, nhưng tôi chưa bao giờ nhận được giấy mời hay giấy triệu tập nào. Về cơ bản, anh em an ninh làm việc với tôi theo phong cách hễ cần gặp thì chặn bắt ở đâu đó mang về đồn; hỏi thì phải trả lời và làm việc xong thì phải có kết quả gì đó để họ báo cáo lãnh đạo. Họ coi đấy là làm việc trong tinh thần tôn trọng và hợp tác.

Nhà báo Đoàn Bảo Châu phỏng vấn kinh tế gia Phạm Chi Lan về Dự luật Đặc khu

LTS: Dự luật đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu), hiện đang được mang ra bàn thảo tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14 . Dự luật này cho phép người nước ngoài thuê đất dài hạn, lên tới 99 năm, có khả năng sẽ được Quốc hội thông qua trong tuần tới.

Thư ngỏ gửi 496 Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (Khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2020)

FB Trần Đức Anh Sơn

5-6-2018

Danh sách các ĐBQH khóa XIV. Ảnh: Báo VnE

Thưa quý vị đại biểu Quốc hội!

Hôm nay là ngày 5/6/2018, còn đúng 10 ngày nữa, quý vị bấm nút thông qua dự luật có tên Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi nôm na là “dự luật đặc khu”), để dự luật này trở thành luật và có hiệu lực thực thi ở 3 “đặc khu”: Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Đặc khu là nhượng địa – Nhượng địa từng phần là mất nước

FB Nguyễn Ngọc Chu

5-6-2018

Ảnh: internet

1. ĐẶC KHU LÀ NHƯỢNG ĐỊA

Có bào chữa kiểu gì đi nữa, có tô vẽ kiểu gì đi nữa, có khoác áo mục tiêu gì đi nữa, thì cuối cùng về bản chất, đặc khu là hình thức nhượng chủ quyền lãnh thổ.

Nếu nói về chính sách giảm thuế, giảm tiền thuê đất, ưu tiên thủ tục hành chính, thủ tục hải quan… thì tất cả các điều khoản đó có thể pháp quy cho bất cứ nhà đầu tư nào đáp ứng đủ điều kiện, đầu tư ở bất cứ địa phương nào trên toàn quốc, mà không phải nằm trong một vùng lãnh thổ gọi là đặc khu.

Thức dậy Việt Nam ơi!

FB Trần Mạnh Hảo

3-6-2018

Ngủ mê nước mất nhà tan
À ơi Đại Việt bốn ngàn năm yêu
Bọn Lê Chiêu Thống đương triều
Tham tiền rước giặc vào nhiều đặc khu

Dậy đi đất nước ngàn thu
Ngô Quyền, Hưng Đạo giết thù giờ đâu
Trần Ích Tắc chiếm ngôi đầu
Hàng thần rước giặc quỳ chầu Bắc Kinh

Hoan – Ái còn thập vạn binh (*)
Quang Trung, Lê Lợi làm kinh giặc Tàu
Dậy đi nước Việt thương đau
Vua hèn bán nước nghìn sau rủa nguyền

Ba lần đánh bại giặc Nguyên
Đuổi Minh, bạt Tống, dẹp liền Hán, Thanh
Núi xương sông máu mới thành
Ngồi trên lưng ngựa mà giành non sông

Sôi lên dòng máu Lạc Hồng
Sấm vang trời nước Tiên Rồng ra tay
Vì sao chúng bán đất này
Chín mươi triệu chịu thua bầy vong nô?

Chỉ vì chủ nghĩa mơ hồ
Mà đem nước Việt nhập vô nước Tàu
Việt Nam ơi thức dậy mau
Tuốt gươm cứu nước cờ lau dựng trời…

(*) chú thích : “Hoan Ái do tồn thập vạn binh” ( thơ của vua Trần Nhân Tông).

Giải thích thế nào đây?

Trần Ai

5-6-2018

Khó có thể hiểu lý do vì sao đảng cầm quyền hiện nay luôn có “lập trường nhất quán”, “trước sau như một” đối với Trung Quốc. Xin được hệ thống lại một số sự kiện về “bạn vàng, bạn tốt” của đảng CSVN, đã gây ra những hệ lụy cho đất nước ta:

Chúng sẽ bấm nút bán nước?

Lò Văn Củi

5-6-2018

Cô Tám Ve chai đẩy một xe đầy nhóc phế liệu mua được, ghé quán chị Tư Sồn nghỉ ngơi. Ông Hai Xích lô hỏi:

– Chà, chà, bữa nay vô mánh hen cô Tám, dìa sớm hén, chất một xe chật ních luôn.

Cô Tám thở hắc:

– Ời! tưởng vậy mà hổng phải vậy ông Hai ui. Dạ, nên bữa nay đâu có dám mạnh miệng tuyên bố đãi bà con cô bác.

Ông Hai phẩy tay:

– Đãi gì mà đãi hoài, hồn ai nấy giữ. Mà sao lại hổng vô mánh?

Cô Tám đáp:

– Dạ, mua được nhiều nhưng giá mua cao thì cũng vậy. Tội, của bà con nghèo hông à, gặp lúc trời độc, bịnh hoạn tùm lum, nhiều người nghèo túng thiếu, bí tiền thuốc men, tiền bồi bổ cho con cái để lướt qua cúm, qua sốt, nên lục tung khắp nhà có cái gì bán được thì bán để lo. Mình đâu có ép được, thất đức chết, trả cao chút cho người ta nữa á, lấy công làm lời.

Bà con cô bác đồng tình và khen cô Tám lắm lắm. Ông Thầy giáo thở dài:

– Đúng là tội tình cho cái nghèo, dân nghèo còn nhiều quá, lục lọi đồ đạc để bán, nghe thật là đau thương.

Anh Bảy Thọt buột miệng:

– Có vụ còn đau thương hơn nữa kìa ông Thầy.

– Vụ gì bây? – Ông Hai hỏi.

Chú Tám Thinh tuông cái ào:

– Tui biết rồi, biết Bảy bây nói vụ gì rồi. Đó là các ông cán bộ, quan chức nhà ta cũng vịn vô chỗ đất nước mình còn nghèo, nên có tài nguyên gì thì đem bán sạch bách. Chúng vin vô thôi chứ chúng đâu có lo gì cho đất nước, chúng lo cho cái thân chúng, cái thân chúng thì khốn nạn hết chỗ nói, tham lam vô độ, nghĩ hổng ra. Tài nguyên cạn kiệt, chúng bán tới tài nguyên không thể đụng tới, đó là đất đai, một tấc đất cũng không để mất là ý của vua Trần Nhân Tông truyền dụ, chúng dám bỏ cả ngoài tai. Bọn chúng đích thị là kẻ bán nước. Đang họp hành nhấn nút nhấn nép, nhấn nhấn cái tổ cha bọn chúng để thành lập 3 đặc khu cho thuê đất 99 năm đó. Cho thằng cha Ba Tàu thuê coi như xong, thằng cha điếm đàng, xảo trá từ ngàn đời nay, ai lại hông thấy, chỉ có những kẻ lú, tham lam, mới bợ đỡ mà thôi.

Bà con cô bác tức giận khôn cùng. Ông Ba Hu nói:

– Nhưng chưa chắc mà, chưa chắc nhấn nút.

Anh Năm Ba gác bĩu môi:

– Ý ông Ba là đang còn bàn bạc chứ gì? Còn khuya, bọn chúng cũng học hỏi sự xảo trá, điếm đàng, nên làm trò lừa mị. Trong thâm sâu ý ác của chúng coi như đã xong rồi. Ông Ba hông thấy đã xuất hiện tấm bảng: “Sàn giao dịch BĐS Đông Đô Land – VPĐD Đặc Khu Bắc Vân Phong…” từ lâu đó sao? Có quan chức, cán bộ nào phản đối gì đâu? Coi như chúng đi trước một bước, tìm lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm của mình.

Bảng VPĐD Đặc Khu Bắc Vân Phong. Ảnh: Intrenet

Cô Tám đập tay cái bét:

– Đúng, đúng. Bữa giờ đi đâu cũng nghe bà con bàn tán chuyện này, ai ai cũng phản đối, tui cá đó, có tới 99% dân phản đối luôn. Có người nói nếu tôn trọng dân thì ngon trưng cầu dân ý đi, kiếm ra được 2-3% đồng ý, tui đi đầu xuống đất.

Bà con vỗ tay cho cô Tám. Ông Thầy giáo nói thêm:

– Phản hồi của các bài báo cũng vậy, 99% dân chúng phản đối cho thuê 99 năm. 1% còn lại hông là dư luận viên, hội cờ đỏ… thì cũng là những kẻ vấy máu ăn tiền, như nhóm nhà báo vừa được tài trợ đi Thẩm Quyến, Thượng Hải, trong đó có thằng nhà báo lưu manh Lê Kiên của báo Tuổi Trẻ.

– Có vậy nữa sao? – Anh Sáu Nhặt thắc mắc.

Anh Bảy đáp thay ông Thầy:

– Có thiệt 100% chứ sao hông.

Bà con cô bác khinh miệt lũ dư luận viên ngu dốt, nhưng không bằng cái lũ nhà báo đầu trâu mặt ngựa núp trong những cái vỏ bọc đẹp đẽ.

Ông Ba Hu nói tiếp:

– Nhưng biết đâu đây là chánh sách lớn, sẽ thành công?

Ông Thầy giáo lắc đầu:

– Thôi, thôi, đủ rồi. Chánh sách lớn, chánh sách nhỏ gì cũng hông còn một chút lòng tin. Tài nguyên khoáng sản có sẵn đào lên bán còn thua lỗ. Bao nhiêu chánh sách lớn như bô xít Tây Nguyên, Dung Quất Quảng Ngãi, Vinashin, Vinaline… tan nát, đổ bể hết rồi. Bao nhiêu dự án, nhà máy ngàn tỷ đắp chiếu thành đống sắt vụn kể ra không hết. Bao nhiêu kẻ tai to mặt bự tham những, hầu hết đã là cán bộ là tham nhũng, có nhà cao cửa rộng, tài sản kếch xù, con cái du học ở các nước “giãy chết”… Chỉ có dân chúng là lầm than, khốn cùng.

Ông Ba gật đầu:

– Tui hỏi đặng anh bung cho hết, chứ tui cũng thấy vậy rồi, tui cũng hết tin rồi bà con cô bác à.

– Ui, ui, ông Ba tiến bộ quá xá, hổng bảo thủ với cái đảng của ông Ba nữa ta – Anh Bảy khen, bà con cô bác cũng mừng mừng.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải lên tiếng về Luật Đặc khu

Hoàng Quốc Hải

4-5-2018

ĐẢNG ƠI!
QUỐC HỘI ƠI!
HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN!

Chỉ mới nghe Quốc Hội thảo luận về Dự án luật cho ba Đặc khu kinh tế, với quyền ưu tiên vượt trội cho nhà đầu tư tới 99 năm và họ có quyền chuyển nhượng cho người khác kể cả quyền thừa kế.

So sánh nhanh về mô hình đặc khu Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn, Hải Nam trong chiến lược duyên hải của Trung Quốc

FB Nguyên Tiêu Quốc Đạt

4-5-2018

Ảnh: internet

Rảnh ngồi search lại các bài viết về Thâm Quyến từ năm 2017 trở lại đây thì đa phần các bài viết đều nhàm chán và không phản ánh được các khía cạnh giúp cho Thâm Quyên trở thành đặc khu thành công nhất trong 6 đặc khu của Trung Quốc nằm trong chiến lược hướng ra duyên hải (Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam) thay vì sai lầm khi chỉ chú trọng vào các đô thị đồng bằng trung tâm như Bắc Kinh.

Cùng ở Quảng Đông gần Mao Cao, thành lập sau Thâm Quyến 1 năm, nhưng đặc khu Chu Hải vẫn không thể sánh bằng. Một trong những lợi thế của Thâm Quyến chính là Hong Kong khi hưởng lợi từ làn gió tài chính lành mạnh mà Hong Kong có được từ thế chế dân chủ Anh Quốc để lại. Cảng nước sâu có lợi cho shipping, đầu tư hạ tầng đường xá nối mạch từ duyên hải vào đất liền tạo nên lợi thế về logicstic và phát triển công nghiệp nhẹ (ban đầu chỉ là những sản phẩm nhôm nhựa rẻ tiền) nhưng sau đó các công ty TRung Quốc được hậu thuẫn khổng lồ từ chính phủ để trở thành nhà thầu phụ cho các cty của Nhật, Mỹ, copy nhanh và tập trung vào công nghệ. Từ nền tảng này, Thâm Quyến có Tencent, Hoa Vĩ, hai tập đoàn nổi tiếng về gián điệp và các sản phẩm phần cứng rẻ có sức cạnh tranh với các cty Mỹ, Nhật, Châu Âu. Các ưu đãi về thuế, đặc biệt là thuế thu nhập tạo nên thị trường màu mỡ cho star up. Nhân công Thâm Quyến những năm 90 được đánh giá là raw – rẻ tiền và dồi dào. Một cty sản xuất đồ chơi của TQ nhận các đơn hàng của Hello Kitty, Disney land đã khoảng 10 ngàn người, bằng 1/4 dân số của các đảo quanh Vân Đồn gộp lại.

“Nén lò xo”

FB Mai Quốc Ấn

4-6-2018

Ảnh: Báo NLĐ

Dự đoán dự luật Đặc khu sẽ không thông qua thời hạn cho thuê đất 99 năm (mức mà Thủ tướng phải chỉ đạo). Nghĩa là thời gian cho thuê đất 70 năm (mức mà Chủ tịch Quốc hội đồng ý) giàu khả năng sẽ được chấp thuận. Nghĩa là thứ cần quan tâm là nội dung dự luật Đặc khu mới là thứ đáng quan tâm.

Cơ sở dự đoán là phát ngôn của Thủ tướng: “Chúng ta làm là chậm. Giờ làm theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương Đảng khoá XII, ý kiến của ban ngành Trung ương và QH. Vấn đề thời gian cho thuê đất không phải vấn đề quyết định quá lớn nhưng Chính phủ sẽ lắng nghe”.