30/4/1975: Ngày cỏ độc và loài man dại lên ngôi

Chu Chi Nam Vũ Văn Lâm

24-4-2018

Từ độ ngươi về hỡi loài man dại!

Dẫu vô tri sỏi đá cũng buồn đau

Vũ Hoàng Chương

Đức Đạt lai Lạt ma, khi nói về cộng sản, Ngài đã đưa ra nhận định: “Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời”.

Từ những điều trông thấy

FB Đỗ Ngà

1-7-2018

Đi từ Lý Thường Kiệt đến Ngã Tư Bảy Hiền, ngay Bệnh viện Thống Nhất tôi bắt gặp một bảng điện tử giao thông được tận dụng để tuyên truyền rằng “công dân có quyền bày tỏ chính kiến nhưng không được vi phạm pháp luật”. Đọc câu này trong đầu tôi lại nghĩ, mị dân vốn là bản chất của CS. Không thể nào gột rửa mà chỉ có thể xóa CS thì mới hết trò lừa mị để ru ngủ nhân dân.

Phản đối Trung Quốc xây dựng cao tốc Bắc Nam

Võ Xuân Sơn

29-5-2019

Cách đây nhiều năm, khi dư luận đang nóng vì vấn đề bauxite, một anh bạn tôi, đã có nhiều cuộc trao đổi với một số nhân vật “tai to mặt lớn” xung quanh chuyện này. Tình cờ tôi cũng được tham gia vài cuộc gặp như vậy.

Bãi Tư Chính: Chuyện gì là tư, chuyện gì là chính

Trung Bảo

14-7-2019

Bãi Tư Chính có tên tiếng Anh là Vanguard Bank. Ảnh: Wikimapia.org

Không tìm được thông tin trên các báo “nhà nước”, người đọc ở Việt Nam cố tìm coi chuyện gì đang diễn ra ngoài bãi Tư Chính (Biển Đông) trên các báo nước ngoài, và trên Facebook.

Không có chuyện những người lính trên nhà dàn DK1 bị uy hiếp, nhà báo Bùi Thanh cho biết như vậy trên trang cá nhân của mình. Ông dẫn lại lời từ những người lính đang đóng trên nhà dàn này sau khi gọi điện cho họ.

VN ở thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ sau Cá Rồng Đỏ?

BBC

26-3-2018

TS Trần Đức Anh Sơn và tướng Daniel Schaeffer. Ảnh: FB Trần Đức Anh Sơn

Một số chuyên gia về Biển Đông cho rằng với việc xuống thang ‘trước áp lực của Trung Quốc’ trong dự án Cá Rồng Đỏ khiến Việt Nam ở vào thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ và việc ký COC là ‘sai lầm lớn’.

Ngày 23/3, BBC đăng bài viết của phóng viên Bill Hayton về việc Việt Nam ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.

75 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chu Mộng Long

21-12-2019

Chiều hôm qua, nhà trường tổ chức lễ tri ân các cựu quân nhân, sĩ quan dự bị, sĩ quan biệt phái nhân kỷ niệm 75 năm Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lập luận cho rằng VNCH và VNDCCH từng là hai quốc gia, đã đưa VN vô “ngõ hẹp” về pháp lý

Trương Nhân Tuấn

14-9-2021

Ngày này tháng này năm 1958 (14-9-1958) thủ tướng Phạm Văn Đồng ra công hàm “công nhận và ủng hộ” tuyên bố ngày 4 tháng 9 về hải phận và chủ quyền lãnh thổ của TQ. Tiến trình sự việc được học giả TQ mô tả như sau:

Không chỉ mình ông Duterte ngậm bồ hòn làm ngọt

Nguyễn Ngọc Chu

22-8-2019

Họ quên mất một điều giản đơn, rằng kẻ đã vượt qua biên giới để liên kết nhằm giành quyền lực trong nước, thì tất sẽ vượt qua biên giới để giành quyền lực ngoài quốc gia của mình.

1. Ông Duterte tổng thống Philippines đang ngậm bồ hòn làm ngọt. Khi mới lên nhận chức, ông Duterte ảo tưởng ông là người gốc Hoa, nên Tập Cận Bình vì dòng máu Hoa mà nương tay.

Nếu Mỹ-Trung đụng độ trên biển – Cuộc khủng hoảng Trung Quốc tháng 10/2020

Economist

Người dịch: Châu Minh Dũng

4-7-2019

Lời người dịch: Nội dung bài viết sau đây xoay quanh một sự kiện giả tưởng, diễn ra vào tháng 10/2020, trước ngày bầu cử tổng thống sắp tới: Chiến hạm USS McCampbell bị lực lượng dân quân biển Trung Quốc bao vây trong 13 ngày ở Biển Đông.

“Sống bám đá chiến đấu, chết hóa thành núi đá”

Huy Đức

6-4-2020

Cuộc Chiến tranh Biên giới thường được nhớ đến như là chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn: 17-2-1979 đến 5-3-1979. Nhưng, trên thực tế, phần căng thẳng nhất mà quân quân xâm lược Trung Quốc gây ra trên Biên giới nước ta là trong khoảng 1984 -1987, rồi kéo dài tới 1989. Nơi khốc liệt nhất trong khoảng thời gian ấy là Mặt trận Vị Xuyên.

Bài 2: Về các ý kiến của PGS TS Vũ Thanh Ca trên báo Pháp luật

Trương Nhân Tuấn

10-5-2020

Tiếp theo bài 1: “Quyết định” về lãnh thổ và hải phận của Trung Quốc qua Tuyên bố ngày 4/9/1958

Trong số các câu hỏi mà phóng viên báo Pháp luật đặt ra cho các học giả trong loạt bài 5 kỳ báo đã đăng. Theo tôi câu sau đây là “hay” nhứt, đặt ra cho PGS TS Vũ Thanh Ca. Nguyên văn như sau:

Khi Lòng Yêu Nước Bị Tổn Thương

Nguyễn Công Vượng

28-7-2019

Mấy hôm nay báo chí Nhà nước và công luận quốc tế sục sôi vì tình hình căng thẳng ở Biển Đông, cụ thể là bãi Tư Chính mà Trung Quốc đã cho các tàu quân sự mượn mác dân quân vào khu vực biển nước ta.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 cách Hòn Lớn 175 km

BTV Tiếng Dân

5-10-2019

Facebooker Phạm Thắng Nam cập nhật tin tàu Hải Dương 8 thực hiện đường khảo sát thứ 4. Ông Nam cho biết, lúc 5h35′ sáng 5/9/2019, tàu Hải Dương 8 đã đi được hơn nửa đoạn đường của đường khảo sát thứ 4, thuộc vùng khảo sát IV.

Đàm Phán COC: Một Số Câu Hỏi Ban Đầu

Đại Sự Ký Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng

16-11-2017

Cận cảnh Đá Chữ Thập (Nguồn ảnh: Duan Dang. Ngày 11 tháng 9 năm 2017)

Sau gần 15 năm kể từ ngày ký Tuyên bố Ứng xử các Bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) tháng 11/2002,[1] Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc tại Manila (Philippines) ngày 06/8/2017 đã chính thức thông qua khung của một Bộ quy tắc Ứng xử (gọi tắt là COC)[2] nhằm điều chỉnh các hành vi, hoạt động tại Biển Đông.[3] Đây là thành quả bước đầu của cả một quá trình lâu dài trong việc thực hiện khoản 10 của DOC [4] và chỉ đạt được sau những diễn biến căng thẳng tại khu vực thời gian qua, chủ yếu bắt nguồn từ các hành vi thúc đẩy yêu sách biển không phù hợp luật pháp quốc tế của một quốc gia tại Biển Đông. Chính vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi “sự kiện này” được chào đón rộng rãi và thu hút sự chú ý của giới học giả, bình luận.

Đừng để phải chết chùm!

Blog RFA

VietTuSaiGon

30-7-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng từng nói “Nhìn tổng quan, đất nước có bao giờ được như hôm nay?”. Và nếu mang câu nói này ra mổ xẻ, có vẻ như nó chính xác 100% với hiện tình đất nước. Và cái chữ “được”, chữ then chốt trong câu nói này cũng chính xác 100%.

Được nhìn thấy sự thật, được hiểu biết chính trị, được lo lắng, được cõng nợ, được nổi giận, được im lặng nhìn hàng loạt vấn đề sai trái của nhà cầm quyền, được ăn cá nhiễm độc, được lội bùn đỏ bì bõm, được biểu tình và gào khản cổ kêu đòi công lý trước khi công an gô cổ đánh đập, được đi xe buýt hiện đại trong cách hành xử của người thô lỗ mông muội, được chứng kiến cảnh xe container và cảnh sát giao thông rượt đổi nhau như phim hành động… Có cả hàng ngàn cái được, trong đó, được nhất vẫn là nhìn đồng hồ nợ công nhích dần từ 700 Mỹ kim, rồi 800, 900, và gần đây là 1000 Mỹ kim/đầu người, con số này biến thiên nhanh chóng trong vòng chưa đây 5 năm!

Tháng Tư và nhìn về phía trước

Đông Sa

19-4-2020

Cho đến giờ này, chưa ai đoán chắc dịch bệnh COVID-19 rồi sẽ diễn biến ra sao, vẫn chưa biết cuối tuần nay, cuối tháng này dịch bệnh sẽ như thế nào. Nhưng ngay lúc này, người ta có thể khẳng định một điều chắc nịch: Đầu thế kỷ 21, dịch bệnh COVID-19 là một cột mốc kinh hoàng, mang quá nhiều ý nghĩa với lịch sử loài người trong thời hiện đại. Mọi cộng đồng người trên quả đất này đều dính và mang chịu những hệ lụy của thảm họa toàn cầu này. Và tất cả sẽ phải có sự thay đổi nào đó để thích ứng với một thế-giới-hậu-COVID. Việt Nam cũng sẽ phải cuốn mình theo biến chuyển chung đó.

Bản chất của vụ việc vẫn nằm ở Trung Quốc

Lê Quang

3-4-2021

Người Việt Nam không hề ủng hộ Nike và H&M trong vụ bông Tân Cương nhưng lại sẵn sàng tuyên bố tẩy chay H&M trong vụ bản đồ lưỡi bò mặc dù đây rõ ràng chỉ là ”fake news”. Bỏ qua việc dễ bị nhầm lẫn giữa tin thật với tin giả, điều này là dễ hiểu thôi nhưng bản chất của vụ việc vẫn nằm ở Trung Quốc. Cả bông Tân Cương lẫn đường lưỡi bò đều nằm ở phía Trung Quốc.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 2)

Hồ Bạch Thảo

29-4-2019

Tiếp theo phần 1

2. Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán, củng cố nền độc lập [939-944]

Ngô Quyền người xã Đường Lâm tỉnh Sơn Tây [theo An Nam Kỷ Yếu, quê tại châu Ái, Thanh Hóa], là tướng giỏi của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, nên được Tiết độ sứ gả con gái cho; rồi cho giữ Ái Châu. Sau khi phản tướng Kiều Công Tiện giết Dương Đình Nghệ [937], Ngô Quyền mang quân từ châu Ái ra Bắc, đánh Kiểu Công Tiện; Công Tiện không chống nỗi, bèn mang của cải đút lót cho vua Nam Hán để xin cứu viện.

Nhân tính và nhân cách!!!

Ban Biên Tập

BNS Tự do Ngôn luận số 295

16-07-2018

Có thể cho rằng trong đường lối độc tài toàn trị – nghĩa là một mình nắm hết mọi thực thể trong xã hội, từ cá nhân đến tập thể, từ vật chất đến tinh thần- đảng cộng sản luôn tìm mọi phương cách làm mất nhân tính của công cụ thống trị (tức bộ máy cầm quyền) và làm mất nhân cách của đối tượng thống trị (tức là toàn bộ thần dân).

Hoa Nam tình báo cục – Anh là ai? (Phần 1 và phần 2)

FB Duan Dang

3-10-2018

Đây là loạt bài nghiên cứu tốn khá nhiều thời gian của mình về tình báo Trung Quốc, khởi đăng trên Facebook cá nhân vào năm ngoái. Tuy nhiên, sau khi đăng phần 1 có người lấy bài mình đăng lại nơi khác, sử dụng vào mục đích không rõ ràng, nên mình xóa luôn và không viết tiếp. Nay thấy có cuộc tranh luận có hay không Hoa Nam Tình báo cục, nên mình đăng lại ở đây, nếu có thời gian thì sẽ viết tiếp, đặc biệt là giai đoạn sau này.

Bàn về “quốc gia” Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

Trương Nhân Tuấn

26-12-2022

Học giả Việt Nam thường nhắc đến công ước Montevideo 1933 để định nghĩa “quốc gia”. Vậy “quốc gia” là gì?

Một chuyện tế nhị

Đặng Sơn Duân

1-9-2020

Đồ họa của báo Tuổi Trẻ mô phỏng vụ bắn tên lửa đạn đạo diệt hạm của Trung Quốc ngày 26/8 dựa trên thông tin từ dự án Missile Threat của CSIS.

Trong vụ Trung Quốc phóng tên lửa ra Biển Đông vào tuần trước, báo Tuổi Trẻ có vẽ một đồ họa cho bài viết “Biển Đông dậy sóng: tên lửa và trừng phạt” vào ngày 28.8.

Mười năm diễn đàn Bauxite Việt Nam: Những kỷ niệm và những điều cần biết sau 10 năm khai thác bauxite Tây Nguyên

Lê Phú Khải

30-5-2019

Một buổi chiều oi bức giữa tháng 3 năm 2009, nhà văn Phạm Đình Trọng đến tôi và nói: Tôi vừa viết lên mạng internet gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản đối cho Trung Quốc vào khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nhưng chỉ có mình tôi lên tiếng… cô đơn quá!!!

Tôi bảo anh Trọng: Ông đã kiến nghị Thủ tướng rồi, thì tôi phải phản đối lên Tổng Bí thư mà thôi…

Đêm hôm đó (19.3. 2009), tôi viết bài Thư ngỏ của một công dân ngoài đảng. Trang mạng BBC tiếng Việt đã đăng trang trọng bài viết đó vào ngày 23.3.2009.

Trong thư ngỏ gửi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đó, tôi đã nhắc đến các ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Phạm Đình Trọng về vấn đề khai thác bauxite, và đặc biệt nhấn mạnh đến việc Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa các mỏ bauxite ở nước mình trên toàn quốc từ 2008 vì tính chất độc hại tàn khốc đối với môi trường sinh thái. Vì nhân đạo mà trước đây Liên Xô cũng đã khuyên ta không nên khai thác bauxite ở Tây Nguyên…

Sau khi trang mạng BBC tiếng Việt đăng bài Thư ngỏ của một công dân ngoài đảng, biên tập viên của BBC là nhà báo Lê Quỳnh cho biết, BBC nhận được rất nhiều comment về bài đó. Nhà báo Lê Quỳnh là con trai của nhà văn Trần Hoài Dương, nguyên biên tập viên Tạp chí Cộng sản, người đã hướng dẫn nghiệp vụ và kết nạp đảng viên dự bị Nguyễn Phú Trọng chính thức vào đảng ngày 19.12.1968.

Trước làn sóng phản đối việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên ngày một dữ dội, Bộ Chính trị đảng CS Việt Nam đã có một phiên họp đặc biệt về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Có một câu chuyện hay có thể gọi là một kỷ niệm nhiều chất humour đối với tôi sau đó. Và trước đó, tôi cũng đã nhận được nhiều chuyện đầy chất humour như thế trong cuộc đời làm báo của mình.

Số là, sau cuộc họp của Bộ Chính trị về bauxite, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có bảo người thư ký riêng của ông gọi điện đến Tiến sỹ Tô Văn Trường, người khá thân thiết với ông, để hỏi anh Tô Văn Trường vì sao Lê Phú Khải là đảng viên mà lại viết thư qua BBC nhan đề “Thư ngỏ của một công dân ngoài đảng” (!)?

Khi tôi còn là phóng viên thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm, có nhà riêng tại Mỹ Tho và đặt “bureau” ngay tại nhà, một lần Chủ tịch tỉnh Tiền Giang là ông Nguyễn Công Bình đến bảo tôi: Thường vụ (tỉnh) mới họp, quyết định kỳ này giới thiệu đồng chí tham gia cấp uỷ (phường) để đồng chí giúp đỡ địa phương (phường) và để hằng tháng đồng chí khỏi lên thành phố Hồ Chí Minh họp chi bộ (!). Tôi chưa kịp nói gì, nhưng nhìn vẻ ngạc nhiên của tôi, ông Chủ tịch tỉnh vốn nghiêm nghị và quyết đoán đã nghiêm nét mặt nói: Đồng chí không được khiêm tốn! Nói xong, ông lên xe ra về.

Tôi than với vợ tôi rằng: Kỳ này có lẽ tôi “tới số” rồi, vì “không được khiêm tốn”!

Chưa hết, sau hơn 10 năm có lẻ thường trú cho Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long, tôi về làm việc tại cơ quan thường trú của Đài tại thành phố Hồ Chí Minh, một hôm, hai cán bộ lãnh đạo cấp trưởng – phó ban của báo Sài Gòn giải phóng tranh luận với nhau về việc Lê Phú Khải có phải là đảng viên hay không? Người bảo có, người bảo không. Cuối cùng người ta cá cược nhau một thùng bia! Họ gọi điện về nhà hỏi vợ tôi… Khi tôi về đến nhà, vợ tôi kể lại chuyện này và bảo: Đến bây giờ mà mấy ông Sài Gòn giải phóng còn… nặng về lý lịch! Tôi bảo với bả: Dù sao thì tôi cũng mừng cho đảng, vì người ta thấy tôi tử tế nên nghĩ tôi là đảng viên (!).

Ít ngày sau khi ông Tư Sang hỏi ông Tô Văn Trường về tôi thì diễn đàn Bauxite Việt Nam ra đời do Giáo sư Huệ Chi làm tổng biên tập. Ngay lập tức, cả một rừng phản biện về khai thác bauxite ở Tây Nguyên được đăng tải trên diễn đàn Bauxite Việt Nam. Phản biện toàn diện, từ xử lý môi trường đến vận chuyển thành phẩm ra biển, hạch toán lỗ lãi…

Tác dụng của trang mạng này mạnh mẽ đến mức Tổng biên tập Huệ Chi bị công an mời lên chất vấn dài dài… Cũng từ đó mở đầu cho một giai đoạn các tổ chức xã hội dân sự cùng với các trang mạng của họ ra đời. Các kiến nghị lấy chữ ký, thư thỉnh cầu, các tuyên bố dân sự xuất hiện ngày một nhiều.

Lịch sử đấu tranh ôn hoà để dân chủ hoá đất nước trong lòng chế độ độc tài toàn trị ghi công những người đầu tiên lập nên diễn đàn Bauxite Việt Nam.

Như một tất yếu, khi xã hội Việt Nam quyết không cải cách chính trị, chỉ cải cách kinh tế, với kinh tế thị trường “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì cái quái thai này đã tàn phá dữ dội toàn diện đất nước.

Với 10 năm cầm quyền, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bật đèn xanh cho cả hệ thống chính trị ăn cướp đất đai, tài sản của dân để xây dựng phe cánh, tạo thế lực riêng cho mình, với hy vọng tranh giành quyền lực ở đại hội 12. Dũng đổ, kinh tế, đạo đức xã hội cũng đến hồi sụp đổ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn củng cố đảng, chống tham nhũng và “đốt lò”, nhưng lại thù ghét tam quyền phân lập, luôn miệng chống “các thế lực thù địch”… thì chỉ là một trò hề, một tấn tuồng lố bịch! Hơn nữa, Trung Quốc cũng không bao giờ cho ông Trọng chống tham nhũng thật sự. Họ luôn duy trì một Việt Nam hèn yếu và hỗn loạn… Tham nhũng ngày một lan tràn, vì cái gốc của nó là thể chế độc tài đảng trị vẫn giữ nguyên, thậm chí còn xiết chặt đàn áp dân chủ, đàn áp báo chí hơn bất cứ lúc nào.

Như một lẽ tự nhiên, diễn đàn Bauxite Việt Nam từ chỗ chỉ phản biện về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên, đã trở thành một trang mạng xã hội của trí thức trong và ngoài nước phản biện về tất cả những chính sách kinh tế, xã hội, chính trị của nhà nước đảng trị, công an trị. Trung Quốc đưa giàn khoan khủng vào Biển Đông, tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, vụ làm tàu cao tốc, dự luật đặc khu, vấn nạn cướp đất ở Đồng Tâm, Thủ Thiêm, vườn rau Lộc Hưng, nạn gian lận thi cử, nạn bạo hành ở trường học… tất cả những vấn nạn kinh hoàng ấy của đất nước đều được Bauxite Việt Nam phanh phui, phê phán không khoan nhượng. Vì thế, cho đến nay, sau 10 năm tồn tại, mặc dù cả một rừng các trang mạng khác, các blog cá nhân ra đời như măng mọc sau ngày mưa, diễn đàn Bauxite Việt Nam vẫn là “tờ báo” được đông đảo bạn đọc đón nhận từng ngày. Sức sống của trang Bauxite Việt Nam mãnh liệt và không một luật an ninh mạng nào xoá bỏ được nó ở thời đại công nghệ 4.0 này.

Ngay từ những ngày đầu, tôi đã phản đối quyết liệt việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, tham gia viết bài cho diễn đàn Bauxite Việt Nam và là bạn đọc thường xuyên của trang, vì thế tôi theo dõi từng diễn biến lớn nhỏ suốt 10 năm qua về đề tài bauxite Tây Nguyên.

Với tất cả vốn liếng và kinh nghiệm nghề nghiệp hơn 40 năm theo đuổi công việc của “người trinh thám cuộc sống” – như người đời đã gọi các nhà báo, tôi gắng sức điều tra và thấy cần thông báo về tình hình khai thác bauxite Tây Nguyên như sau:

Như các cụ ta xưa có câu: Trong cái rủi có cái may, Trung Quốc cấm khai thác bauxite ở nước họ, nhưng lại bắt chư hầu Việt Nam khai thác cho bằng được để bán cho họ, bắt Việt Nam mua các thiết bị khai thác kém chất lượng của họ (!). Nhưng với tinh thần sáng tạo, ý chí của mình, các kỹ sư Việt Nam đã giải quyết được tất cả những trục trặc trong dây chuyền công nghệ do thiết bị kém chất lượng của Trung Quốc. Việt Nam đã làm chủ được công nghệ. Từ năm 2016 sản xuất đã ổn định và có lãi. Năm 2018 nhà máy Tân Rai sản xuất được 670.000 tấn alumin (nhôm oxit), lãi 2.000 tỷ, trong khi phải đầu tư 15.000 tỷ. Nhân Cơ sản xuất được 650.000 tấn alumin (nhôm oxit), lãi 1.700 tỷ, trong khi phải đầu tư 17.000 tỷ.

Khi nói về vấn đề lãi, các nhà kinh tế sẽ đặt câu hỏi, bán tài nguyên của đất nước đi thì có thể gọi là lãi được không? Có người lại nêu vấn đề, các nhà máy bauxite nằm trong Tổng công ty Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty đang báo lỗ thì lãi của hai nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ vẫn nằm trong lợi ích nhóm, ngân sách quốc gia không được hưởng gì.

Hiện nay Trung Quốc không mua nhôm oxit của Việt Nam để sản xuất nhôm nữa, họ chủ yếu mua của Brazil. Trung Quốc không mua nữa, ta lại bán cho Nhật và Ấn Độ với giá cao hơn, 360 USD một tấn.

Sau nhiều bầm dập, sau nhiều bất cập, đến bây giờ các kỹ sư Việt Nam có thể lắp đặt toàn bộ dây chuyền công nghệ, từ làm tổng công trình sư đến thiết kế, mua sắm thiết bị… cho một nhà máy tuyển bauxite, phát triển lên thành một công nghệ mạnh mang thương hiệu Việt Nam. Các lãnh đạo ở Nhân Cơ và Tân Rai cho hay: Nếu làm nhà máy mới, tất nhiên là mua sắm thiết bị của G7, không đời nào mua của Tàu. Hiện các kỹ sư của Tàu đã về nước hết.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học môi trường, hiệu quả thực sự của dự án Bauxite Tây Nguyên vẫn là một bài toán rủi ro khó lường, nó bất cập ngay từ đầu, vì chỉ dựa vào quyết tâm chính trị của nhà nước.

Thông thường làm dự án thí điểm thì dự án không lớn. Nhưng Việt Nam làm luôn hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, lại sử dụng cùng một nhà thầu và sử dụng công nghệ của nhà thầu này luôn là một sai lầm ai cũng thấy. Về chất lượng sản phẩm cần phải có so sánh với alumina (nhôm oxit) của một số nước khác, không thể nói chung chung là đạt chất lượng thế giới. Nếu chất lượng thấp thì dùng vào các mục đích khác như trong lĩnh vực chất mài, chất đánh bóng, chất chịu lửa, thuỷ tinh, gốm… Về lâu dài thì phải đầu tư công nghệ thải bùn đỏ khô, không thể bỏ qua chi phí này.

Hồ bùn đỏ là vấn đề rất lớn về môi trường. Hiện VN chỉ mới giải quyết chống chảy tràn giữa hai ô chứa bùn đỏ (block – khoang). Vấn đề chống tràn toàn hồ chưa có, và tháo nước tràn này đi đâu, trong khi mưa ở Tây Nguyên rất lớn? Kinh nghiệm cho thấy thảm họa vỡ hồ bùn đỏ ở Hungari xảy ra vào mùa mưa.

Nhìn bằng mắt thường, hồ bùn đỏ được xây dựng khá vững chãi. Nhưng quan ngại nhất đối với hồ bùn đỏ ở Tân Rai và Nhân Cơ là rò rỉ kiềm vào nước ngầm và nước mưa tràn.

Nhiều chuyên gia khuyên không nên dùng màng chống thấm thông thường với môi trường kiềm, hoặc nếu có sử dụng thì chỉ dùng trong thời gian ngắn.

Vấn đề chọn nhà thầu Trung Quốc với những điều khoản hợp đồng tù mù, bất lợi mà không ít người đã nhìn thấy và can ngăn không được. Nay “việc đã rồi” này phải được giải quyết thật minh bạch trong thời gian tới.

Cần xem xét thật thận trọng kiến nghị của TKV về khả năng mở rộng công suất của dự án. Nếu có công ty tư nhân nào muốn đầu tư thì phải tạo điều kiện cho họ, nhưng phải là công nghệ tiên tiến.

Cuối cùng, Bộ Công Thương phải báo cáo Quốc hội về hiệu quả thực sự của dự án   bauxite 10 năm qua về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Chính vì thế mà diễn đàn Bauxite Việt Nam còn nguyên giá trị phản biện, giá trị thời sự của nó sau 10 năm tồn tại.

Người viết bài này có một đề nghị: Nhân kỷ niệm 10 năm trang mạng Bauxite Việt Nam, thiết nghĩ có nên lập một Ban giám khảo, xét trao giải cho những cây viết đã tham gia diễn đàn Bauxite Việt Nam 10 năm qua? Một giải Nhất trị giá 500.000 VN đồng, giải Nhì 300.000 VN đồng và một giải Khuyến khích 100.000 VN đồng. Là độc giả chăm chỉ của diễn đàn Bauxite Việt Nam, tôi đề nghị trao giải Nhất cho Tiến sĩ Tô Văn Trường, người đã phản biện rất hiệu quả những bất cập trong dự án làm đường tàu cao tốc năm 2010, góp phần cho dự án phản dân hại nước này phải hủy bỏ vĩnh viễn.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 đổi hướng khi thực hiện đường khảo sát thứ 20

BTV Tiếng Dân

21-10-2019

Sáng 20/10/2019, Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Lúc 9h sáng 20/10 giờ Việt Nam, Hải Dương 8 đã hoàn tất nửa chiều dài đường khảo sát thứ 20. Với đường khảo sát này, Hải Dương 8 đã quay lại kiểu khảo sát song song với kinh tuyến 111 độ Đông, vuông góc với các vĩ tuyến. Vào thời điểm trên, Hải Dương 8 di chuyển với tốc độ khoảng 4-5 hải lý/giờ, là tốc độ thường được áp dụng khi tiến hành khảo sát địa chất trên biển.

Những điểm bất ổn của luật đặc khu

FB Luân Lê

30-5-2018

Ảnh: internet

Điều đáng lo ngại nhất của Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là vấn đề liên quan mật thiết đến chủ quyền về lãnh thổ ở hai khía cạnh:

Một là, khả năng mất quyền tài phán của toà án trong nhiều trường hợp, vì luật này cho phép toà án nước ngoài có thể được lựa chọn để giải quyết trong một số tranh chấp với tổ chức và cá nhân người nước ngoài. Trong khi đó, chỉ có Trọng tài mới là cơ chế giải quyết tranh chấp mà do các bên lựa chọn chủ động theo Điều ước quốc tế hoặc theo thoả thuận của các bên tham gia giao dịch (lĩnh vực thương mại quốc tế, thuộc tư pháp quốc tế). Nhưng nay Luật Đặc khu lại cho phép các bên lựa chọn toà án để giải quyết tranh chấp. Đây là một vấn đề pháp lý nguy hại nghiêm trọng, vì một đất nước thì toà án là cơ chế (nhánh tư pháp) thể hiện quyền tài phán riêng biệt và duy nhất mà để khẳng định chủ quyền của một quốc gia. Thế nhưng không hiểu lý do gì mà ta lại có thể coi đặc khu là một nơi được lựa chọn toà án của nước ngoài để giải quyết tranh chấp? Các nhà lập pháp có thực sự có nhận thức và tư duy đúng mực của một nhà lập pháp hay không? Tôi chưa bao giờ thấy nơi nào cho một cơ quan tài phán nào khác được phép xét xử các tranh chấp trên chính lãnh thổ của mình như vậy.

Chung một mái nhà

Trương Minh Ẩn

7-10-2018

Chính trường Việt Nam sắp có đổi mới nữa đây, cứ nhìn sang Trung Quốc thì sẽ thấy rõ, khi nước này kỷ niệm 69 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, ngày 1/10/2018 vừa qua, qua một số hình ảnh sau đây:

Chủ quyền và quyền

FB Vũ Kim Hạnh

2-9-2018

Người Việt sắp được chính thức xài nhân dân tệ rồi, kể từ 12/10/2018? Theo hiến pháp thì chỉ có một thứ đồng tiền của quốc gia được lưu hành, bây giờ sao lại thế? Đó là câu hỏi mình gặp mấy hôm nay…

Sáng qua, mới 5 giờ tôi có một cuộc “chat” ngắn với một doanh nghiệp. “Thế là thế nào, chị Hạnh ơi? Áp dụng thông tư 19 thì hàng Việt càng khổ, càng chết, đúng không? Với qui định này, họ nắm đồng tiền mình công khai, hợp pháp, nếu họ lấy đó mà khống chế luôn tiền tệ, sau khi “dứt gọn” biển đảo, thì làm sao cục cựa? Nhớ không, xưa giờ, bắt được tiền giả thì toàn ở bển đưa qua?”. Mình lý giải chầm chậm, thì Bộ trưởng Công Thương của mình đã ký về chuyện cho lưu hành này từ 2 năm trước, giờ chỉ chính thức hóa thôi; các ngân hàng của mình đều chính thức chuyển đồng TỆ qua lại với họ lâu rồi, nên qui định này trên thực tế, tác động với việc kinh doanh biên mậu chắc đâu có gì. Bạn chắc lưỡi: “Thì đúng vậy. Nhưng vậy mới đáng thắc mắc nè. Không mới, và lâu nay họ cứ đề nghị hoài, mình lảng tránh hay từ chối. Giờ sao lại cho? Cái điểm rơi này nguy hiểm và kinh khủng đáng sợ, biết không?”

Việt – Trung: Trong là thủ thế, ngoài là anh em

Blog VOA

Lê Anh Hùng

15-11-2017

Ông Trọng tiếp ông Tập tại Hà Nội. Ảnh: Reuters

Không ai chọn được láng giềng, nhưng ai cũng có quyền chọn cách chơi với láng giềng của mình.

“Quan hệ hữu nghị” Toracanxi – Hopantomola

Những ai hâm mộ Aziz Nesin, nhà văn trào phúng nổi tiếng thế giới người Thổ Nhĩ Kỳ, hẳn đều biết đến câu chuyện “Quan hệ hữu nghị” của ông. Nội dung câu chuyện là về mối quan hệ giữa Toracanxi và Hopantomola, hai quốc gia láng giềng có mối thâm thù với nhau và luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến tranh.

Lùi về đâu?

Lê Học Lãnh Vân

24-10-2019

Họp, Họp nữa, Họp mãi
Quốc Hội ơi, có Lùi, Lùi nữa, Lùi mãi không?
Ai có nghe chăng bộ trưởng Quốc Phòng Tàu hất mặt
Tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông?
Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam ngồi đó, ngẩng đầu hay cúi mặt?
Nở nụ cầu tài hay bừng bừng phẫn uất?

Tin Biển Đông: Bất luận chuyện gì xảy ra, quan hệ Việt – Trung vẫn nồng ấm!

BTV Tiếng Dân

13-11-2019

Bắc Kinh tìm đủ mọi thủ đoạn thực hiện ý đồ bá quyền của mình. Báo Kiến Thức có bài: Thủ đoạn “tàu thân trắng” Trung Quốc lợi dụng thực hiện đường lưỡi bò phi pháp. “Tàu thân trắng” là thuật ngữ để chỉ một nhóm tàu đánh cá đặc biệt của Trung Quốc: Vẻ ngoài giống tàu đánh cá nhưng hành động rất hiếu chiến, sẵn sàng đâm húc và truy đuổi tàu cá của các nước khác, thậm chí “ngư dân” của các “tàu thân trắng” còn có vũ trang và phối hợp chặt chẽ với các tàu hải cảnh của Trung Quốc.