So sánh nhanh về mô hình đặc khu Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn, Hải Nam trong chiến lược duyên hải của Trung Quốc

FB Nguyên Tiêu Quốc Đạt

4-5-2018

Ảnh: internet

Rảnh ngồi search lại các bài viết về Thâm Quyến từ năm 2017 trở lại đây thì đa phần các bài viết đều nhàm chán và không phản ánh được các khía cạnh giúp cho Thâm Quyên trở thành đặc khu thành công nhất trong 6 đặc khu của Trung Quốc nằm trong chiến lược hướng ra duyên hải (Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam) thay vì sai lầm khi chỉ chú trọng vào các đô thị đồng bằng trung tâm như Bắc Kinh.

Cùng ở Quảng Đông gần Mao Cao, thành lập sau Thâm Quyến 1 năm, nhưng đặc khu Chu Hải vẫn không thể sánh bằng. Một trong những lợi thế của Thâm Quyến chính là Hong Kong khi hưởng lợi từ làn gió tài chính lành mạnh mà Hong Kong có được từ thế chế dân chủ Anh Quốc để lại. Cảng nước sâu có lợi cho shipping, đầu tư hạ tầng đường xá nối mạch từ duyên hải vào đất liền tạo nên lợi thế về logicstic và phát triển công nghiệp nhẹ (ban đầu chỉ là những sản phẩm nhôm nhựa rẻ tiền) nhưng sau đó các công ty TRung Quốc được hậu thuẫn khổng lồ từ chính phủ để trở thành nhà thầu phụ cho các cty của Nhật, Mỹ, copy nhanh và tập trung vào công nghệ. Từ nền tảng này, Thâm Quyến có Tencent, Hoa Vĩ, hai tập đoàn nổi tiếng về gián điệp và các sản phẩm phần cứng rẻ có sức cạnh tranh với các cty Mỹ, Nhật, Châu Âu. Các ưu đãi về thuế, đặc biệt là thuế thu nhập tạo nên thị trường màu mỡ cho star up. Nhân công Thâm Quyến những năm 90 được đánh giá là raw – rẻ tiền và dồi dào. Một cty sản xuất đồ chơi của TQ nhận các đơn hàng của Hello Kitty, Disney land đã khoảng 10 ngàn người, bằng 1/4 dân số của các đảo quanh Vân Đồn gộp lại.

Nếu như Hong Kong là chất xúc tác đầu tư, thì Singapore cũng là kiểu mẫu mà Đặng Tiểu Bình lập trình cho Thâm Quyến. Cả Hong Kong và Singapore đều là kiểu mẫu điển hình cho một thể chế dung hoà, dân chủ, điều kiện quan trọng để tạo nên thành công của phòng thí nghiệm thể chế mang tên Thâm Quyến. Quảng Đông còn mở thêm đặc khu Sán Đẩu. Phúc Kiến có thêm Hạ Môn và gần nhầt là đảo Hải Nam.

Từ Thâm Quyến, đối chiếu vào thì liệu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có hội tụ được các yếu tố thành công mà Thâm Quyến có: Hong Kong? Không.

Nếu ở vị trí duyên hải, giống Thâm Quyến: Nha Trang, đều có thể trở thành các trọng điểm kinh tế cho công nghiệp nhẹ, logicstic và cảng biển. TP. HCM có thể trở thành trung tâm tài chính sôi động làm đòn bẩy tạo nên thung lũng silicon.

Hay lấy đặc khu Hạ Môn nằm trong khu quần đảo Kinh Môn, vùng nhạy cảm chủ quyền giữa Trung Quốc và Đài Loan đặc khu này cũng không thực sự đủ điều kiện phát triển như Thâm Quyến. Hải Nam cũng chưa rõ tương lai như thế nào, nhưng chắc chắn có thể đủ sức nuốt chửng Vân Đồn – vùng đặc khu ăn theo và thậm chí có chính sách mở đường cho các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư TQ (Business Cooperation Contract).

Bởi vậy, nếu thực sự muốn theo đuổi mô hình đặc khu như hơn 4.300 đặc khu tài kính (FTZ) kinh tế (ETZ) mà 31 nước trên thế giới đang theo đuổi, Việt Nam cần 1 luật đặc khu bao quát với các quy định tiêu chuẩn cho mọi tỉnh thành VN lựa chọn nộp hồ sơ và một hội đồng đánh giá từ các chuyên gia từ những nước tiềm năng đối tác, thay vì chỉ định riêng 3 vùng địa lý như một lựa chọn bắt buộc.

Hoặc như, nếu nhìn vào danh sách các danh mục đầu tư, ta có thể thấy, không một chiến lược rõ ràng nào để cho Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Văn Phong trở thành Thâm Quyến.

Về mô hình Thâm Quyến, có thể đọc cuốn sách nhiều thông tin hữu ích:
Learning from Shenzhen của Winnie Wong, Jonathan Bach.

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây