Trang chủ Chủ quyền đất nước

Chủ quyền đất nước

Tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông, Đá Ba Đầu, cơ sở tên lửa gần biên giới Việt – Trung

Đặng Sơn Duân

5-2-2021

1. Tàu sân bay USS Nimitz vào Biển Đông

Tối ngày 4.2, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz bắt đầu tiến băng qua eo biển Malacca chuẩn bị tiến vào Biển Đông, sau khi quay về từ Biển Ả Rập.

Việt Nam sẽ bồi thường cho Repsol để rút lui khỏi dự án Cá Rồng Đỏ?

Chu Vĩnh Hải

6-9-2019

Một nguồn tin cực kỳ khả tín và có trách nhiệm ở Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa cho tôi biết: Vào sáng ngày 06-9-2019, PVN và hãng dầu khí Repsol đã đi đến thỏa thuận cuối cùng là, Repsol sẽ dừng hẳn việc triển khai dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ tại lô 136.03 và lô 07.03.

Học giả Việt Nam trấn an Trung Quốc về quan hệ với Mỹ

VOA

Ngọc Lễ

15-11-2017

Việt Nam đã bắn 21 phát đại bác hôm 12/11/2017 để chào đón ông Tập Cận Bình. Ảnh: AP

Việt Nam không ngả về phía Mỹ để làm khó cho Trung Quốc, một học giả về quan hệ Việt-Trung nói với tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc, trong khi tờ báo này cảnh báo phương Tây rằng họ không thể nào chia rẽ quan hệ Trung-Việt.

Koh Kong – Lưỡi Bò che lấp nẻo quê hương

Lê Minh Nguyên

15-11-2018

Cảng nước sâu Koh Kong đang được Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân. Phó tổng thống Mike Pence được dự trù sẽ lên tiếng trong chuyến đi dự thượng đỉnh ASEAN ở Singapore và APEC ở Papua New Guinea giữa tháng 11/2018 này. Tuần qua trong cuộc họp 2+2 ở Washington, Mỹ yêu cầu TQ gỡ bỏ tên lửa ở Biển Đông.

Đối tác chiến lược Tây Ban Nha đâu rồi?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

26-7-2017

Ông Pedro Argüelles Salaverria, Ngoại trưởng Tây Ban Nha, chịu trách nhiệm về QP, gặp Thứ trưởng BQP Nguyễn Chí Vịnh năm 2013. Nguồn: internet

Vụ Bãi Tư Chính tháng Bảy năm 2017 đã khiến lộ ra một sự thật quá cay đắng: trên trường quốc tế, chính thể Việt Nam chưa bao giờ cô độc đến thế. Một lần nữa, cần nhìn lại toàn cục khung cảnh “đối tác chiến lược” của Việt Nam và liệu chính thể này có tiếp tục kiếm được tiền ở Biển Đông hay không…

Tây Ban Nha đâu rồi?

Chuyên gia: ‘TQ tập trận nhằm dọa dùng vũ lực với VN’

VOA

1-9-2017

Một tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trân bắn đạn thật ở Biển Đông năm 2016 (ảnh tư liệu). Nguồn: AP

Theo một bản tin của Reuters, Trung Quốc hôm 1/9 thúc giục Việt Nam nhìn nhận một cách “bình tĩnh và có lý trí” về các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối, vào lúc căng thẳng giữa hai nước láng giềng trở nên xấu đi liên quan đến vùng biển chiến lược nằm trong vòng tranh chấp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng các cuộc tập đó mang tính thường niên. Tin của Reuters cho hay bà Hoa nói thêm là nơi tiến hành tập trận ở khu vực tây bắc Biển Đông, thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.

Vì lẽ gì Việt Nam ta không bị Hán Hoá?

Hồ Bạch Thảo

8-10-2017

Lãnh thổ Trung Quốc thời xa xưa chỉ bằng mấy tỉnh hiện nay, nhưng nhờ sức bành trướng không ngừng lan ra bốn phía, nên to lớn như hiện nay. Trước thời Tần, biên giới Trung Quốc tại phía nam chỉ đến sông Dương Tử và một phần đất tại các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam, Giang Tô. Qua các thời Tần, Hán, không ngừng xâm lăng; chiếm trọn vùng đất phương nam, chiếm cả Việt Nam. Trải qua một ngàn năm đô hộ, Việt Nam dành lại nền độc lập, trong khi các vùng đất khác biến thành quận huyện của Trung Quốc. Kể từ đó Việt Nam đời nối đời chống Trung Quốc xâm lăng, lại tiếp tục mang gươm đi mở nước nên lãnh thổ tăng gấp đôi. Với địa lý liền núi, liền sông, lại sẵn đường để Trung Quốc xâm nhập thuỷ bộ; hãy tìm hiểu xem vì lẽ gì nước ta không bị Hán hoá.

Chịu đấm và ăn xôi

Kông Kông

2-12-2017

Phiên tòa Phúc thẩm, chỉ hơn 3 tiếng đồng hồ, xử cho có, đã y án 10 năm tù giam blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Những phiên tòa chính trị loại nầy đã không còn xa lạ với công luận. Cho dẫu có sôi sục căm phẫn, như đang bùng nổ, thì những người yêu tự do dân chủ cũng chỉ biết giải tỏa cảm xúc trên các trang mạng xã hội. Rồi đến lượt các nước, các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền lên tiếng… có bày tỏ “quan ngại sâu sắc…” có lên án hay yêu cầu gì đó, cũng như từ trước đến nay, rồi đâu lại vào đấy! Vì cộng sản đã thừa biết những phản ứng đó chỉ nhất thời. Họ từng trải nên nắm được quy luật. Quy luật đó là “chịu đấm và ăn xôi”!

Blogger Mẹ Nấm tại phiên tòa ngày 30/11/2017

Câu “chịu đấm ăn xôi”, hiểu theo nghĩa rất bình dân, đó là một người chấp nhận “liều mạng để đạt được mục đích”. Nhưng ở đây “chịu đấm và ăn xôi” là hai chủ thể. Người chịu đấm và kẻ ăn xôi.

Có thể chín người… một ý không?

Blog VOA

Trân Văn

19-1-2018

Hình ảnh được cho là vé buổi biểu diễn của một đoàn TQ ở HN trùng dịp tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa, 19/1/2018. Ảnh: FB

Cuối cùng, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đã quyết định hoãn buổi biểu diễn của Đoàn Nghệ thuật Nội Mông.

Nội Mông (Inner Mongolia) là một khu tự trị của Trung Quốc. Khu tự trị này tọa lạc ở phía Bắc Trung Quốc, từng là lãnh thổ của những quốc gia mà trong sử sách, cha ông người Việt gọi là Yên, Triệu, Tần, Hung Nô, Ngụy, Tề, Chu, Đột Quyết, Hồi Cốt, Khiết Đan, Liêu, Kim, Mông Cổ,… Nỗ lực vô hiệu hóa phát xít Nhật trong Thế chiến thứ hai đã tạo cơ hội cho Trung Quốc biến một phần lãnh thổ Mông Cổ trở thành Khu tự trị Nội Mông (diện tích lên tới 1,2 triệu cây số vuông).

Việt Nam đang khôn khéo, mềm mại hay hèn nhát?

FB Đoàn Bảo Châu

25-3-2018

Việt Nam phải từ bỏ khai thác dầu do áp lực của Trung Quốc. Ảnh: internet

Bạn quyết định xây một cái chuồng gà trong sân nhà thì thằng hàng xóm gầm gừ đe doạ bảo nếu xây thì nó sẽ đánh bởi cái sân nhà bạn thực ra là của nó. Bạn quyết định tạm dừng vào tháng 7 năm ngoái, năm nay bạn định xây ở một góc sân khác, nó lại doạ, bạn lại dừng công trình, mặc dù đã đầu tư khá nhiều tiền. Bạn sẽ chọn giải pháp “khôn ngoan”, “khéo léo” tạm dừng. Vấn đề là thằng hàng xóm này quá to khoẻ, hôm nay bạn đang yếu hơn nó và có thể mãi mãi về sau bạn vẫn yếu hơn nó. Vậy bạn sẽ dừng vĩnh viễn công trình kia?

Tự chui vào lưới, tự đem nạp mình

Trương Minh Ẩn

13-4-2018

Bài viết của tác giả Vũ Thanh Ca, đăng trên Thanh Niên, ngày 09/04/2018, với tựa đề: Philippines tự giăng bẫy chính mình, có đoạn: ‘’Theo truyền thông nước ngoài, Tổng thống Duterte hồi tháng 2 phát biểu hợp tác giữa hai nước giống như ‘đồng sở hữu’ thay vì chiến tranh. Sau đó, Ngoại trưởng Alan Peter Cayetano lại nói do hạn chế về tài chính, Philippines không thể tự khai thác dầu khí tại các vùng biển của mình mà sẽ đàm phán hợp tác giữa một công ty nước này với một công ty Trung Quốc. Dường như chính quyền Philippines đang mắc vào cái bẫy do mình tự tạo nên…”

Đối phó với ADIZ của Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á phải nghĩ đến ADIZ của chính mình

FB Nguyễn Ngọc Chu

23-5-2018

Ảnh: internet

Trung Quốc đang gấp rút quân sự hoá biển Đông Nam Á. Trung Quốc sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng thủ (ADIZ) tại Biển Đông Nam Á trong một tương lai rất gần. Đó là điều chắc chắn.

ÔNG RODRIGO DUTERTE ĐANG NGỦ MƠ

Khác hẳn với tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino, tổng thống Philippine đương nhiệm Rodrigo Duterte từ khi lên cầm quyền đã thể hiện là một người có tính khí thất thường. Thất thường trong phát ngôn. Thất thường trong đường lối, chính sách.

Hãy biết lo & hãy biết sợ với những quyết tâm của quan chức Việt Nam

FB Châu Đoàn

1-6-2018

Hãy nhớ là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã rất quyết tâm trong việc tạo ra những “nắm đấm thép” của nền kinh tế và kết quả là chúng biến thành những móng thép cào nát ngân sách và cũng cào nát luôn lòng tin của người dân vào khả năng và đạo đức của lãnh đạo. Các ông các bà cứ hô “quyết tâm” thế, dân đen chúng tôi sợ lắm. Những tiếng hô quyết tâm trong chiến tranh có thể khiến hàng chục nghìn con người ngã xuống, trong làm ăn kinh tế thì là hàng chục nghìn tỉ đồng bốc hơi. Kết quả là dân đen há mồm ra đóng thuế để bù vào lỗ hổng ngân sách.

Được công an “mời đối thoại” về đặc khu

FB Phạm Đoan Trang

5-6-2018

Ảnh: internet

Nửa đêm mùng 1, rạng sáng 2/6, tôi đi xe khách từ Sài Gòn về tới Hà Nội, chỉ vừa xuống bến xe được chừng nửa tiếng và đang loay hoay tìm đường về nhà một người bạn, thì đã bị “lực lượng chức năng phát hiện” (nói theo ngôn ngữ công an) và đưa lên xe, mang về nhà.

Họ yêu cầu tôi ngày hôm sau lên “làm việc”. Ngay sau đó, họ bắc ghế ngồi canh cửa rồi ngủ luôn trước hành lang nhà tôi. Sáng hôm sau, ô-tô đến đưa tôi “đi làm việc” từ sớm. Không giấy mời, không giấy triệu tập. Tôi cũng không có ý kiến gì bởi đã quá quen với việc đó: Mặc dù phải thường xuyên làm việc với cơ quan an ninh từ năm 2009, nhưng tôi chưa bao giờ nhận được giấy mời hay giấy triệu tập nào. Về cơ bản, anh em an ninh làm việc với tôi theo phong cách hễ cần gặp thì chặn bắt ở đâu đó mang về đồn; hỏi thì phải trả lời và làm việc xong thì phải có kết quả gì đó để họ báo cáo lãnh đạo. Họ coi đấy là làm việc trong tinh thần tôn trọng và hợp tác.

Tại sao chúng ta nên lên tiếng

FB Tô Nhi A

7-6-2018

Ảnh: internet

Tôi nhận tin nhắn từ sinh viên (như hình bên dưới), điều này làm tôi hiểu rằng: mình cần lên tiếng cho tư cách cá nhân của mình – 1 công dân.

Vấn đề phức tạp và đồ sộ nên post này sẽ dài, quý vị sẽ tốn chút đỉnh thời gian nếu đọc nó đến chữ cuối cùng – kết luận về ý kiến của tôi ở đó! Và vấn đề thì rối ren, sức tôi thì hạn hẹp nên tôi sẽ chỉ nói về các tiêu điểm như sau:

1. Tại sao chúng ta nên lên tiếng (dù ủng hộ hay phản đối) – Vì dự luật chỉ đang là “dự” và bất cứ công dân Việt Nam nào cũng có quyền tự do ngôn luận, dân biết dân bàn. Nếu ý kiến lúc này không phải là lợi dụng quyền công dân để làm phức tạp và chuyển hóa tình hình an ninh xã hội thì đó là sự hợp pháp; Còn sau 15/6, nếu dự luật đã thông qua, lúc đó chúng ta lên tiếng (mà phản đối) thì là cơ sở để cấu thành TỘI.

Thư gởi tuổi trẻ của Việt tộc

GS Lê Hữu Khóa

14-6-2018

Trẻ thẳng lưng, trẻ sáng mắt, trẻ căng lòng

Chào các bạn,

Chúng ta viết thư cho nhau trong một bối cảnh vừa căng thẳng, vừa buồn lo, khi có nhiều kẻ có trách nhiệm trong ĐCSVN đang muốn dâng ba đặc khu (Vân Đồn, Bắc Vân phong, Phú Quốc) cho Tàu tặc: chúng đang bán nước và chúng ta đang mất nước!

Ma Cao kế tiếp? Canh bạc lớn của Trung Quốc ở Campuchia

LTS: Những gì đang diễn ra ở thành phố Sihanoukville, Campuchia, cũng sắp diễn ra ở Việt Nam, tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Mặc dù luật đặc khu chưa chính thức thông qua, thế nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc đang có mặt tại các đặc khu nói trên, họ đang chuẩn bị sẵn sàng để triển khai các dự án đã lên kế hoạch.

Hãy nhìn vào các đặc khu Sihanoukville ở nước láng giềng Campuchia, hay Boten ở Lào, để thấy rằng người dân bản xứ đã bị gạt qua bên lề xã hội, nơi tổ tiên họ đã sống nhiều thế hệ, để rồi bây giờ họ bị chính quyền buộc phải nhường sân chơi cho những người đến từ phương Bắc và các đại gia lắm tiền nhiều của.

Đại nạn Trung Hoa: Giải giới hay trục lợi

Trần Gia Phụng

2-7-2018

Sau khi thế chiến thứ hai (1939-1945) kết thúc ở Âu Châu, và trước khi kết thúc ở Á châu, tam cường Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô họp thượng đỉnh tại Potsdam, ngoại ô Berlin (Đức) từ ngày 17-7 đến 2-8-1945. Pháp không được kể là nước thắng trận nên không dự họp.

Một xã hội bị khổ sai hóa (Phần 1)

GS Lê Hữu Khóa

13-7-2018

Khổ sai hóa luôn trùng kiếp với nô lệ hóa và bần cùng hóa

Các ngữ pháp

Khổ sai đưa ra hai chỉ bảo để định nghĩa ngữ pháp này: thứ nhất nạn nhân cam nhận cảnh tù đày ngay trong xã hội và trong tâm trí; thứ nhì quá trình ngục hóa các nạn nhân này là vô hạn định. Như vậy, khổ sai hóa là một ngữ pháp tới từ một động từ, qua đó các nạn nhân không bị bỏ tù, mà bị đày đọa trong cảnh tù đày ngay qua các sinh hoạt cá nhân, gia đình, tập thể, cộng đồng giữa xã hội mà mình đang sống, và luôn phải chịu đựng các áp lực, các cưỡng chế, các vòng vây, ở tư thế không chọn lựa được, không vượt thoát được. Có ít nhất ba quá trình để nhận diện hiện tượng xã hội này:

Đặc khu: Rộng cửa cho lao động nước ngoài

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

2-8-2018

Việc làm là một lời hứa kinh điển nhất cho mọi chính sách phát triển kinh tế, trong đó có cả đặc khu.

Nói một cách bao quát hơn, và đúng với tinh thần phát triển kinh tế nhất, tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sản sinh công ăn việc làm, từ đó phát triển các chương trình an sinh xã hội, tạo nền tảng ổn định xã hội là đích đến của mọi chính sách nhà nước, bất kể đó có phải là chính sách kinh tế hay không.

Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm lên tiếng về ‘Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử’

Nguyễn Luận

15-8-2018

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm. Ảnh: Soha

Chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm là nguyên Phó Tham Mưu Trưởng kiêm Trưởng Phòng Tác chiến Quân chủng Hải quân VN giai đoạn 1988 đã lên tiếng trước sự chống đối của nhiều vị tướng đòi thu hồi tiêu huỷ sách: “Tại sao các vị Tướng này lại muốn 64 người chiến sĩ VN bị Trung Quốc bắn chết dã man phải chết âm thầm mà không được tôn vinh trên cuốn sách vất vả này?” Viết trên Facebook mà giờ còn in trên báo giấy của Đảng mới loạn và xấu hổ làm sao? Các lý do đưa ra đều chụp mũ qui kết một chiều về Tướng Lê Mã Lương mà không liên quan đến nội dung cuốn sách.

Kế sách thứ ba mươi bảy

FB Lão Tạ

31-8-2018

Nghe tin Quốc Hội lùi thời gian xem xét thông qua Luật đặc khu, tôi coi đó là một hành động tích cực. Trong khi chưa đủ bản lĩnh và sự tử tế để coi việc THUA DÂN là phúc đức cho xã tắc, thì tạm rút lui cũng là một hành động đáng khích lệ. (Mong rằng đây là cái cớ để rút hẳn). Bởi như vậy sẽ có thêm thời gian để những vị đại biểu thực tâm lo cho vận mệnh đất nước, cùng các bậc sĩ phu, dân cày tiếp tục cùng tĩnh tâm suy nghĩ bàn bạc tiếp, lắng nghe ý nguyện của hàng chục triệu người. Thành thật thì tôi không tin triều đình Đại Việt ta lại đã mạt vận đến mức hết sạch hiền tài.

Chẳng cần cho thuê đặc khu thì chúng ta vẫn mất nước

Đàm Ngọc Tuyên

13-9-2018

Bài viết này viết nhưng dưới góc độ như là tóm tắt lại những sự kiện xảy ra. Và, là một người dân Việt Nam, tôi cần phải nói lên những điều mà tôi cho rằng không phải nỗi lòng lo lắng của riêng tôi, mà là nỗi lo của hàng triệu người Việt khác.

Cái bẫy “statu quo” và “việc đã rồi”

FB Trương Nhân Tuấn

8-10-2018

Bài viết của TS Trần Công Trục hôm kia trên Giáo Dục tựa đề “Kỹ niệm về cụ Đỗ Mười trong đàm phán biên giới với Trung Quốc” cho ta thấy vai trò chủ đạo của Đỗ Mười trong những quyết định về biên giới, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo.

Hệ quả (của sự can thiệp của Đỗ Mười) năm 1991 hai bên VN và TQ ký kết Hiệp định Tạm thời để giải quyết những công việc liên quan đến vấn đề biên giới. Cốt lõi của hiệp ước này là nguyên tắc “statu quo”, như trong bài viết TS Trần Công Trục đã ghi nhận.

Họ đang chạy theo mục đích gì?

KTS Trần Thanh Vân

29-11-2018

Chùa Khai Phúc tại thôn Hành Cung thuộc xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, là ngôi chùa nhỏ, diện tích chỉ chừng 100m2, do Thượng hoàng Trần Thái Tông xây dựng, sau trận đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất 1258.

Nghìn năm hắc ám

FB Nguyễn Tiến Tường

20-12-2018

Cuối cùng thì “vật thể lạ” tại bờ biển Phú Yên cũng được thông tin trên báo chí đích xác là ngư lôi của TQ. Vị trí ngư dân trục vớt cách bờ biển chỉ 4 hải lý, tức là rất sâu trong lãnh hải (12 hải lý từ đường cơ sở) của Việt Nam. Theo các chuyên gia quân sự, phạm vi hoạt động của ngư lôi chỉ tầm 40-50 km, tức là “vật chủ” phóng ngư lôi nằm đâu đó rất sâu trong vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam. Chúng ta đã không phát hiện được cả vật chủ lẫn ngư lôi.

Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam

Quốc Phùng

22-1-2019

Nói về tinh thần yêu nước, ta cần phân biệt ý nghĩa của lòng yêu nước (patriotism, love of country) và tinh thần yêu nước (spirit of patriotism). Tinh thần yêu nước là nội lực giữ gìn biên cương lãnh thổ trường tồn và phát triển đất nước đưa đến hùng cường thịnh vượng cho toàn dân.

Tầm quan trọng của Sandy Cay đối với Thị Tứ và Đá Xu Bi

FB Đặng Duân

6-3-2019

Thời gian qua, Trung Quốc bị cho là có những nỗ lực hòng kiểm soát các bãi cát nằm gần đảo Thị Tứ mà Philippines đang chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa.

Những thông tin về việc Trung Quốc dòm ngó các bãi cát này đã châm ngòi cho nhiều tin đồn, tin giả về việc “Trung Quốc nổ súng chiếm đảo Thị Tứ”. Để góp phần gạn lọc thông tin và ngõ hầu có thể dựa vào đó dự báo các bước đi của Trung Quốc ở Trường Sa, xin phép được phân tích về ý nghĩa pháp lý của các bãi cát này, mà nổi bật nhất trong đó là Sandy Cay.

Loại nhà thầu Trung Quốc bằng cách nào?

FB Trần Anh Sơn

2-4-2019

Ảnh: internet

Ngày ấy cách đây trên 20 năm, tôi được chứng kiến bài học hết sức có ý nghĩa đối với Hiệp hội Xây dựng và Cung ứng vật liệu tại Ba Lan, xin được kể lại để chúng ta có bài học ứng phó với nhà thầu Trung Quốc trong tham gia dự án làm đường Cao tốc Bắc – Nam sắp tới và còn nhiều dự án khác.

Đô đốc Trần Văn Chơn qua đời ở Mỹ

Trung Bảo

5-5-2019

Đô đốc Trần Văn Chơn (đeo kính cận) và Đô đốc Elmo Zumwalt. Ảnh: internet

Ông thọ 99 tuổi. Tin này chắc mấy ai quan tâm, bởi ông Chơn là Đô đốc Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, quan tâm đôi khi bị để ý.

Nhưng mình lại quan tâm, bởi Đô đốc Chơn là Tư lệnh cuối cùng của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, ông là người có trách nhiệm chính về cuộc Hải chiến Hoàng Sa tháng 1 năm 1974. Ngoài Đô đốc Chơn, còn có Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải (căn cứ đóng tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng) là Phó Đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (hiện còn sống). Đô đốc Trần Văn Chơn qua đời là mất đi một “nhân chứng” nắm rõ việc Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) dùng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam.