Đất vàng “se chỉ luồn kim”

FB Nguyễn Tiến Tường

17-5-2018

Giữa năm 2017, đất vàng xổ số 23 Lê Duẩn được đấu giá, khởi điểm 558 tỷ đồng. 14 ông bay vô đấu. Có Ô tô Trường Hải, đại gia Jonathan Hạnh Nguyễn… Trung Nam Group, từng rất thèm muốn đưa khu đất vàng này vào đổi BT nhưng không được chấp thuận. Ông này vừa dừng dự án chống ngập 10 nghìn tỷ ngay giữa mùa mưa, không biết có phải giận hay không nữa.

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: Phải xử lý nghiêm các cá nhân sai phạm (kỳ 27)

Nguyễn Văn Tung

18-5-2018

Trong vài tuần gần đây, sau khi Phạm Nhật Vũ buộc phải ói lại số tiền bán AVG cho Mobifone, có dấu hiệu cho thấy vụ đại án tham nhũng này đang được dàn xếp cho chìm xuồng theo kiểu “kiểm điểm rút kinh nghiệm” mặc dù vụ đại án này có nhiều sai phạm, rút tiền cá nhân, nằm trong diện chỉ đạo của Ban Phòng chống tham nhũng trung ương và dư luận toàn quốc rất quan tâm.

Biệt thự của UV BCT Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Trần Tuấn Anh?

LTS: Báo Môi Trường & Đô Thị có đăng loạt ảnh gồm các căn biệt thự của các quan chức và các “đại gia” ở Vườn Đào, Hồ Tây, Hà Nội. Dưới các bức ảnh có chú thích cho biết, trong số các căn nhà sang trọng đó, có căn biệt thự của một Ủy viên Bộ chính trị và của Bộ trưởng Bộ Công thương.

Những bức ảnh chụp căn nhà của ông Phạm Minh Chính hiện đã bị gỡ bỏ. Ghi chú “Chủ nhân của căn biệt thự này hiện là Bộ trưởng Bộ Công thương” cũng đã được thay thế thành “Chủ nhân của căn biệt thự này hiện là một quan chức cấp bộ“. 

Chuyện chưa kể về Trần Văn Minh (phần 3)

Lê Hồng Hà

17-5-2018

Tiếp theo phần 1phần 2

Như đã nói ở phần 1, năm 2006, tại kỳ họp thứ 7 – Hội đồng nhân dân TP. Đà Nẵng khóa VII nhiệm kỳ 2004 – 2009, Trần Văn Minh đã được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng và tái cử khóa VIII, nhiệm kỳ 2011–2016, Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Tất Thành Cang – Phần 1: Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM bao che cho sai phạm của Tân Thuận?

Minh Duy

17-5-2018

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM đã từng bỏ lọt, bao che sai phạm cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận như thế nào?

Theo phản ánh của cán bộ, nhân viên Công ty Tân Thuận, ngày 23 tháng 1 năm 2018 Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM đã ban hành Thông báo số 344-TB/UBKTTU kết luận kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 đối với Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận.

Mặt trận là… mặt của ai?

16-5-2018

Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm (thành phố HCM) đang là điểm nóng nhất trong cái biển lửa hừng hực cháy khắp nơi do bọn quan tham đổ lên đầu dân.

Báo chí, dư luận xã hội tràn ngập thông tin cái dự án Thủ Thiêm, tước đoạt đất của dân rồi dúi vào tay bọn cướp ngày, chia phần bỏ túi tham theo kiểu chợ giời.

Chuyện về ông Tư Huy Sài Gòn

FB Ngọc Bảo Châu

16-5-2018

Ông Nguyễn Thành Tài. Ảnh: internet

Ông Nguyễn Thành Tài – nguyên phó chủ tịch UBND TP.HCM – lên báo thanh minh đã ký chấp thuận giao, cho thuê khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn, ngay trung tâm thành phố “không đúng quy định, có dấu hiệu cố ý làm trái” như kết luận của Thanh tra Chính phủ, là có động cơ trong sáng, không tư túi một xu và tự hào là không dính dáng đến tiền bạc.

Tin hay không tin là quyền của mấy thím nha. Ngọc Bảo Châu không có ý kiến, chỉ kể giai thoại về ông Tư Huy hầu mấy thím đọc cho vui thôi.

Ông Nguyễn Thành Tài có biệt danh là Tư Huy. Hồi nhỏ, Tư Huy ở làng nên bạn bè thường gọi là Bốn Làng. Tuy nhiên, sau này ông Tư Huy sống và làm việc ở thành phố nên mọi người gọi là Tư Huy Sài Gòn. Facebook của ông cũng cùng tên.

Giải quyết ‘biệt thự, biệt phủ’ trăm tỷ ra sao?

Blog VOA

Bùi Tín

16-5-2018

Biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý. Ảnh: NLĐ

Vấn đề các biệt thự, biệt phủ của một số quan chức có giá trị rất cao, mà người chủ không chứng minh được nguồn thu nhập lương thiện, đang đặt ra cho toàn xã hội góp ý giải quyết.

Đất công phải được đấu giá

FB Nguyễn Anh Tuấn

14-5-2018

Sài Gòn: Tập đoàn Kinh Đô bỏ ra 621 tỷ mua không qua đấu giá 3.433m2 đất trung tâm (đường Lê Duẩn), nghĩa là chỉ 180 triệu/m2 cho một khu vực có giá thị trường là 400 triệu/m2. Thanh tra Chính phủ vào cuộc, đề nghị thu hồi bán đấu giá, tránh làm thất thoát ngân sách nhà nước. [1]

Cập nhật tình hình Thủ Thiêm

FB Lê Nguyễn Hương Trà

13-5-2018

Ba ngày trước, trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng làm việc với Ban Tuyên giáo Thành úy Tp.HCM. Lý do bạn này đưa ra để báo chí ngừng nói về Thủ Thiêm, là sẽ gây ảnh hưởng chung; vì quy định và các chính sách hay khung pháp lý đối với các dự án, qui hoạch, tái định cư, đền bù.v.v… áp dụng là cho cả nước chứ không riêng gì Tp.HCM.

Thủ Thiêm và Nhiêu Lộc: Không ai xứng đáng hy sinh cho người khác

FB Huy Đức

13-5-2018

Bà Trần Thị Mỹ, cử tri Quận 2 – TPHCM. Ảnh: Báo PLTP

Đừng trách báo chí hai hôm nay không nói một lời về Thủ Thiêm. Họ đã đưa được những tiếng nói oan khiên lên mặt báo và giờ đây là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta đã có dữ liệu để “share” và lên tiếng.

“Tôi phải nói! Anh biết không, tôi phải nói bởi tôi già sắp chết rồi” – nhiều bạn bị ám ảnh bởi câu nói này của cụ bà Trần Thị Mỹ, 77 tuổi.

Cái lò có mắt

FB Nguyễn Anh Tuấn

12-5-2018

Vài tháng trước, báo chí đã viết cả trăm bài chứng minh Vũ Nhôm đáng tội thế nào: Mua hàng chục công sản (nhà/đất) từ chính quyền Đà Nẵng với giá rẻ mạt không thông qua đấu giá rồi sang tay ăn chênh lệch hoặc giữ lại kinh doanh, phân lô bán nền. [1]

Lò xuất hiện ngay, Vũ Nhôm cùng nhiều quan chức Đà Nẵng bị đưa vào lò.

Nhà báo Nguyễn Việt Chiến công bố vụ bắt giữ mười năm trước

FB Nguyễn Việt Chiến

12-5-2018

Nhà báo Nguyễn Việt Chiến (bên phải). Ảnh: internet

Sau 10 năm, lần đầu công bố việc nhà báo, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, báo Thanh Niên bị đàn áp, bắt giữ khi viết bài chống tham nhũng trong vụ án nghiêm trọng PMU18.

Ngày 12-5-2008 vụ bắt giam 2 nhà báo viết bài chống tham nhũng trên 2 tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất Việt Nam là Thanh Niên và Tuổi Trẻ đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước. Ngay sau đó, ngày 14-5-2008, một “quả bom thông tin” phát nổ trên trang nhất báo Thanh Niên khi đăng ảnh nhà báo Nguyễn Việt Chiến bên cạnh tựa đề “Phải trả tự do cho các nhà báo chân chính”.

“Phải trả tự do cho các nhà báo chân chính”, 10 năm nhìn lại…

FB Hoàng Hải Vân

12-5-2018

Ảnh: internet

Ngày này 10 năm trước, hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ bị cơ quan an ninh điều tra bắt giam vì đưa tin ủng hộ cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong vụ PMU18.

Ngay trong ngày hôm sau, 13-5, báo Thanh Niên đưa trên trang nhất cái tít “2 nhà báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ bị bắt vì đưa tin vụ PMU 18” và dành 2 trang chứng minh nhà báo Nguyễn Việt Chiến vô tội. Báo Tuổi Trẻ cũng đưa tin, bài bảo vệ phóng viên của mình. Ban Tuyên giáo Trung ương không có chỉ đạo gì, nghĩa là báo chí có quyền đăng tiếp.

Lún láo

Lò Văn Củi

12-5-2018

Ông Hai Xích lô mở đầu câu chuyện:

– Nóng nghen, sốt nghen, chắc 40 độ luôn rồi.

Anh Sáu Nhặt hỏi:

– Dạ, vụ gì ông Hai, vụ gì dữ thần biển cả quá vậy, ai bịnh hoạn gì hả?

Chiến lược giành lại… lòng tham

Thạch Đạt Lang

Ngày 10.05.2018, báo Tiếng Dân đăng lại bài Chiến Lược Giành Lại Lòng Dân của ông Lưu Trọng Văn, phổ biến trên trang Facebook. Đọc bài viết này, họ Thạch tôi cười muốn té khỏi ghế, không ngờ ông Lưu Trọng Văn tiếp tục học tập theo cái nghề của ông luật sư Trần Đình Triển.

600 cán bộ chiến lược từ khuôn mẫu giáo điều

Blog VOA

Bùi Tín

11-5-2018

TBT Nguyễn Phú Trọng và lá thư kêu gọi ông công khai tài sản cá nhân.

Hội nghị TƯ 7 sắp kết thúc. Ba nhiệm vụ của cuộc họp là thảo luận về quy họach cán bộ chiến lược cho 5 đến 10 năm tới, cải cách chế độ tiền lương cho cán bộ viên chức và thực hiện bảo hiểm xã hội hiện còn rất sơ sài.

Vụ Thủ Thiêm: Đó, đích xác là tội ác

Blog VOA

Trân Văn

11-5-2018

Bản đồ quy hoạch mới của Khu đô thị Thủ Thiêm. Ảnh: Zing

Chuyện quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm (quận 2 – TP.HCM) thành “Khu Đô thị mới”, sau này đổi thành “Trung tâm Kinh tế – Tài chính – Thương mại” càng ngày càng nóng. Nhiệt độ càng lúc càng cao.

Bàn về phương pháp bảo vệ đất đai ở Việt Nam

FB Phạm Lê Vương Các

11-5-2018

Ảnh: internet

Trong các vụ thu hồi đất đai cho mục đích phát triển kinh tế-xã hội, luôn có nhiều nhóm lợi ích tham gia, mỗi nhóm sẽ đóng một vai trò khác nhau để tạo nên một quy trình “cướp đất hợp pháp”.

Không khó để nhận ra, nhóm lợi ích mạnh nhất trong tất cả các nhóm luôn là “nhóm quan chức” vì họ nắm luật pháp, có công cụ trấn áp, có nhà tù, và hệ thống tuyên truyền.

Ai?

FB Lưu Trọng Văn

11-5-2018

Ảnh: internet

Nhà thơ Nguyễn Duy trước tình cảnh đất nước bị ngoặm nát cả tâm hồn lẫn thể xác đã gào lên “Ai?”, ai phải chịu trách nhiệm trước thực trạng này, ông đã trả lời ngay: Không ai.

Không ai mà ai cũng biết là ai, mà chả ai dám công khai vạch mặt ai.

Buồn cho tổ quốc của gã một thời vô chủ tội ác như thế.

Nhưng hôm nay Đinh La Thăng tên kẻ góp phần phá nát ngành dầu khí đã được điểm dù là đương kim 1 trong 19 ông vua bà chúa cai trị đất nước này.

Cái gốc của câu chuyện Thủ Thiêm

FB Trần Đức Anh Sơn

11-5-2018

Ảnh: internet

1. Năm 2013, tôi được lãnh đạo Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng và Đoàn đại biểu quốc hội thành phố Đà Nẵng giao nhiệm vụ tham gia góp ý cho dự thảo Hiến pháp và dự thảo Luật đất đai, đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung để trình Quốc hội thông qua vào cuối năm 2013.

Theo đó, tôi phải nghiên cứu 2 dự thảo này trong nhiều ngày, rồi viết 2 bản góp ý để gửi lãnh đạo Viện và cho Đoàn đại biểu quốc hội thành phố Đà Nẵng. Mỗi bản góp ý của tôi dài khoảng 5-6 trang, góp ý, bổ sung, phản biện nhiều điều trong 2 dự thảo trên. Trong đó có những điều liên quan đến SỞ HỮU ĐẤT ĐAI và THU HỒI ĐẤT ĐAI.

– Trong bản góp ý dự thảo Hiến pháp mà tôi còn lưu trong laptop, đối với 2 vấn đề trên, tôi viết như sau:

Tất Thành Cang có gần chục căn biệt thự rải khắp Sài Gòn

FB Ngọc Bảo Châu

11-5-2018

Một trong các căn biệt thự của ông Tất Thành Cang. Ảnh: FB Ngọc Bảo Châu

Ngọc Bảo Châu rất nể anh 6 Tan Thành Cất vì anh thuộc thế hệ 7x nhưng tài sản của anh rất lớn, gần chục căn biệt thự rải khắp Sài Gòn.

Căn biệt thự xây theo kiểu kiến trúc Tây âu có cái chòi canh gác ở bên dưới, hàng ngày anh sinh sống ở đấy.

Nó là căn VIP nhất ở khu đô thị City Land quận 7, cạnh Phú Mỹ Hưng.

Còn ba căn biệt thự liền kề nhau ở khu đô thị Himlam, cũng quận 7, anh thường khoe với bạn bè, chiến hữu là của má anh và má vợ anh.

Chủ tịch và kế toán trưởng công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn bị bắt

10-5-2018

Bị can Nguyễn Hoài Giang (trái) và Phạm Xuân Quang (phải). Ảnh: Website Bộ Công an

Theo tin từ trang web của Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra C46, Bộ Công an, đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Hoài Giang, 50 tuổi, Chủ tịch Hội đồng Thành viên và ông Phạm Xuân Quang, 38 tuổi, Kế toán trưởng Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn, về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, theo Điều 355, Bộ Luật hình sự năm 2015.

Nếu không khởi tố, đừng hòng lần ra các đường dây cướp đất ở Thủ Thiêm

FB Hoàng Hải Vân

10-5-2018

Lê Thanh Hải được cho là sắp thành “củi”. Ảnh: internet

Như đã nói ở các stt trước, Quyết định 6565/QĐ-UBND ngày 27-12-2005 của UBND TP.HCM “phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000” ngang nhiên phế bỏ Quyết định 367/TTg ngày 04 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ, dù viện dẫn vào văn bản nào cũng đều trái luật.

Cái quyết định trái luật đó đã hợp pháp hóa việc thu hồi đất của dân nằm ngoài quy hoạch mà Thủ tướng đã phê duyệt, dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài mười mấy năm nay, dân hỏi bản đồ quy hoạch gốc đâu thì bảo không tìm thấy. Đồ án quy hoạch gốc gồm 13 tấm bản đồ vẫn còn ở nhà riêng cựu Chủ tịch TP Võ Viết Thanh nhưng không tồn tại ở những nơi lẽ ra nó phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, điều đó chỉ có thể giải thích là nó đã bị hủy để phi tang nhằm đối phó với tình trạng khiếu kiện của dân. Hậu quả như mọi người đã thấy, là vô cùng nghiêm trọng.

Thủ Thiêm, không chỉ là nước mắt

FB Trương Duy Nhất

10-5-2018

Ảnh: internet

Trước Thủ Thiêm là Cồn Dầu (Đà Nẵng), Tiên Lãng (Hải Phòng), Dương Nội (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên), Vụ Bản (Nam Định)…

Những giọt nước mắt, đâu chỉ ở Thủ Thiêm. Cồn Dầu, Dương Nội, Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản… không chỉ là nước mắt. Máu đã đổ. Dàn quân đánh dân như đánh trận, bắt bớ tù đày, quật ủi cả mồ mả dân.

Hai Nhựt vẫn là một “bố già” của thế giới ngầm điều khiển một chính quyền ngầm

FB Mạnh Kim

10-5-2018

Cựu bí thư SG Lê Thanh Hải, tức Hai Nhựt. Ảnh: Báo Infornet

Sự kiện Thủ Thiêm như vụ vỡ đập cuồn cuộn tuôn ra lượng thông tin khổng lồ. Dĩ nhiên chẳng phải tự nhiên hình ảnh những người dân hiền lành vác các tấm băngrôn “lên án bọn cướp đất” “ngang nhiên” xuất hiện công khai trên các trang báo nhà nước, mà cách đây không lâu họ còn bị thờ ơ, bị cố tình lãng quên và thậm chí bị quy chụp là do “phản động” giật dây “chống đối chính quyền”. Chính quyền nào? Chẳng xa lạ gì cả. Đó là những gương mặt cực kỳ quen thuộc, những “anh Hai”, “anh Tư” từng có mặt trên trang nhất như những “quan bề trên” “hết lòng vì dân”.

Trò hề chống tham nhũng bằng “hồi tỵ”

FB Huỳnh Ngọc Chênh

9-5-2018

Đang rộ lên chuyện sử dụng luật Hồi Tỵ để ngăn ngừa tệ nạn gia đình trị và tham nhũng trong bộ máy cầm quyền. Đó là việc sai bét và không thể nào thực hiện, trong khi việc rất đơn giản để chống nạn tham nhũng là công khai tài sản các quan chức mà làm gương là ông Nguyễn phú Trọng và tiếp theo là 200 ủy viên trung ương đảng như thư đề nghị của các nhân sỹ và đảng viên gởi đến hội nghị trung ương 7 vừa qua là rất khả thi.

Ba lý do ông Trọng không nên thoái thác công khai tài sản cá nhân

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

8-5-2018

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Zing

Chuyện nhiều người đã biết: một nhóm đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cùng một số công dân đã có thư yêu cầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công khai tài sản cá nhân của ông.

Việc này xảy ra chỉ một ngày trước thềm Hội nghị Trung ương 7, vốn tập trung bàn về phẩm chất, năng lực và uy tín của nhân sự cấp chiến lược.

Nhân vật nào đã định đoạt Thủ Thiêm?

FB Bạch Hoàn

8-5-2018

Ông Tất Thành Cang. Ảnh: internet

Có thể nói ngay rằng, những nhân vật “định” – tức quyết định số phận Thủ Thiêm, giao cho nhà đầu tư nào, bằng phương thức nào, có khá nhiều người, như ông Lê Thanh Hải, ông Tất Thành Cang, Lê Hoàng Quân… Còn những nhân vật “đoạt” được miếng bánh Thủ Thiêm, tức có các dự án lớn tại Thủ Thiêm, cũng không ít tên tuổi.

Trong đó, đáng chú ý là cái tên Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh với rất nhiều siêu dự án được chính quyền TP.HCM cấp phép cho đầu tư bằng hình thức BT, tức đổi đất lấy hạ tầng. Hiểu nôm na là nhà đầu tư bỏ tiền xây dựng cầu, đường, công viên, quảng trường… Đổi lại, chính quyền sẽ trả cho nhà đầu tư bằng đất. Giá trị khu đất được hai bên cùng định giá ở mức tương đương với số tiền nhà đầu tư đã bỏ ra làm hạ tầng. Cần thiết phải nhấn mạnh rằng, giá trị khu đất mà chính quyền và nhà đầu tư thống nhất với nhau không đồng nghĩa đó là giá trị thực tế của khu đất.

Trịnh Xuân Thanh sẽ được áp dụng luật đặc xá để đoàn tụ với vợ con tại Đức?

FB Trần Vũ Hải

8-5-2018

Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet

Ngày hôm qua 7/5/2018, có hai sự kiện pháp lý quan trọng liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, tại Hà Nội, thủ đô của Việt nam lẫn Berlin, thủ đô của Đức. Tại Hà Nội, Toà án cấp cao xét xử phúc thẩm vụ Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh đã thông báo nhận đơn rút kháng cáo kêu oan của Trịnh Xuân Thanh (với cả hai vụ án mà Thanh bị tuyên án sơ thẩm chung thân). Con trai của Thanh cũng rút đơn kháng cáo đòi trả lại tài sản kê biên (là biệt thự và xe sang do ông bà cho, được coi không liên quan đến bố). Đồng thời, tại một Toà án ở Berlin, Đức, vợ của Trịnh Xuân Thanh đã khai với tư cách nhân chứng về việc “biến mất” của chồng tại Berlin vào tháng 7/2016, với nhiều tình tiết “khá nhạy cảm” đối với Việt nam.