Tướng bốn không Nguyễn Chí Vịnh cũng chỉ là cái loa của Tuyên giáo

Phạm Đình Trọng

6-3-2022

Tàu cộng hung hăng gây hấn và âm thầm, dai dẳng gặm nhấm đất đai biên cương, quyết liệt cướp biển đảo Việt Nam, kéo hạm đội lớn, hạm hội nhỏ liên tiếp tập trận trên biển Việt Nam, mưu đồ thôn tính Việt Nam ngày càng trắng trợn không cần giấu giếm nhưng tướng Thứ trưởng bộ Quốc phòng phụ trách đối ngoại Nguyễn Chí Vịnh cứ cao giọng trong các buổi họp báo khẳng định lập trường của quân đội Nhân Dân Việt Nam là kiên trì theo đuổi chính sách, hết ba không, trói tay quân đội ba vòng, lại bốn không, trói quân đội thêm vòng nữa tới bốn vòng cho đúng tinh thần giao kèo Thành Đô tháng chín, 1990, làm vừa ý, đẹp lòng nơi được coi là chỗ dựa, là thành trì của nhúm nước xã hội chủ nghĩa còn ngoi ngóp sống sót.

Tình hình Ukraine ngày thứ 580

Phan Châu Thành

27-9-2023

Để thay đổi một chút không khí, hôm nay mình sẽ lược dịch một bài phân tích của chuyên gia Ba Lan, Maciek Kucharczyk, thuộc tờ báo Gazeta Wyborcza, về cuộc tấn công của phía Ukraina vào Crimea:

Nước lũ nhấn chìm tiền tuyến của cuộc chiến Ukraine

New York Times

Cù Tuấn, biên dịch

8-6-2023

Tóm tắt: Đồng thời với các nỗ lực cứu hộ đưa người dân ra khỏi mái nhà, cung cấp nước ngọt và nơi trú ẩn, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguyên nhân khiến con đập bị vỡ.

Mùa đông, vũ khí tàn bạo của Putin

Lâm Bình Duy Nhiên

25-12-2022

Tất cả các chế độ độc tài đều tàn ác và tàn bạo với người dân.

Kỷ niệm hai năm ngày Nga xâm lược Ukraine: Hiện trạng và triển vọng

Đỗ Kim Thêm

25-2-2024

Ảnh: Binh sĩ Ukraine trước cảnh hoang tàn tại khu gia cư ở Donezk. Nguồn: Anadolu/ Ignacio Marin

Hai năm trước, vào ngày 24-2-2022, Nga đã công khai vi phạm luật pháp quốc tế khi dùng quân đội để tấn công vào lãnh thổ Ukraine. Trước sự ngạc nhiên của chính giới và công luận, Ukraine đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ đất nước. Cuộc chiến tàn khốc đã gây bao tổn hại vật chất, cướp đi bao sinh mạng của hai phía. Cuộc chiến này đang bước vào năm thứ ba, nhưng vẫn chưa có triển vọng kết thúc. Đâu là hiện trạng của cuộc chiến và triển vọng tái lập hoà bình?

Hiện trạng

Nhân ngày kỷ niệm lần thứ hai của cuộc chiến, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết rằng đất nước ông còn phải đối mặt với nhiều thách thức quan trọng, nhất là tình hình miền Đông trở nên vô cùng khó khăn, nhưng nghiêm trọng nhất là càng phụ thuộc vào quân viện của các nước phương Tây.

Quân đội Nga bắt đầu tấn công Ukraine ngày 24-2-2022 từ các phía bắc, đông và nam. Tuy nhiên, kế hoạch chiếm thủ đô Kiev trong vòng vài ngày đã thất bại vì các đơn vị Ukraine đã đẩy lùi được quân Nga, rồi sau đó đã tái chiếm được gần một nửa lãnh thổ ở phía đông. Hiện nay, Nga còn đang chiếm 18% lãnh thổ Ukraine.

Kể từ đầu năm 2023, diễn biến chiến trường không thay đổi ngoạn mục cho Nga, mà chỉ gây tiếng vang khi Nga chiếm được Bakhmut và gần đây nhất là Avdiivka, nhưng phải trả bằng cái giá là  tổn thất nặng nề.

Trong khi các phương tiện truyền thông Nga hết lòng ca ngợi việc đánh chiếm Avdiivka, xem đây là một chiến thắng quan trọng về mặt chiến lược, thì các chuyên gia độc lập nghi ngờ thành quả này, vì các diễn biến của tiền tuyến chứng tỏ ngược lại. Quân đội Nga khó có thể tái chiếm các thành phố quan trọng ở Donbass, Kramatorsk và Sloviansk đang do Ukraine kiểm soát. Trong dịp kỷ niệm hai năm ngày tấn công, một lần nữa, Nga tuyên bố, thành phố cảng Odessa và thủ đô Kiev sẽ là mục tiêu chiếm đóng ưu tiên.

Đối với Ukraine, Avdiivka, một thành phố ở phía đông với dân số 30.000, sụp đổ là một thất bại đáng kể mà lý do chính là việc triệt thoái quá muộn và trong hỗn loạn. Quân đội Nga hiện đang trên đường tiến xa hơn về phía tây và nhắm vào các thị trấn gần nhất. Trong khi đó, Ukraine đã đẩy hải quân Nga lùi xa ra khỏi Hắc Hải và liên tục đe doạ Crimea.

Giao tranh còn đang diễn ra ở phía đông nam và nam Ukraine. Đầu cầu Ukraine tại Kynky đang nhiều chịu áp lực nặng nề, nhưng quân đội Ukraine phủ nhận việc chuẩn bị rút quân. Kynky nằm trên bờ phía nam của sông Dnepr.

Theo quan điểm chiến lược của Ukraine, các khu vực ở hướng Crimea là mục tiêu quan trọng cần tập trung, vì đó là nơi mà quân đội Nga nhận được các nguồn cung ứng quân cụ. Chỉ khi nào Ukraine tái chiếm khu vực này, thì Nga sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nhờ thế, may ra Ukraine sẽ có vị thế đàm phán tốt hơn. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay, Ukraine không có đủ điều kiện quân cụ và binh sĩ để tổng tiến công theo như dự kiến.

Tổn thất

Sau hai năm chiến tranh, cả hai bên đều không đưa ra con số nào đáng tin cậy về tình trạng tổn thất. Ước tính chung cho rằng, gần 200.000 binh sĩ của hai bên bị thiệt mạng. Hồi tháng 8-2023, New York Times đưa tin, chính phủ Mỹ ước tính, có hơn 100.000 binh sĩ Nga và khoảng 70.000 người Ukraine tử vong.

Hai cơ quan truyền thông độc lập của Nga là Medusa và Mediazona cho rằng khoảng 75.000 binh sĩ Nga hy sinh. Ngược lại, dựa trên con số đăng ký tử vong của các gia đình binh sĩ, sở thống kê Nga ước tính, khoảng từ 66.000 cho đến 88.000 người chết và 130.000 bị thương. Nguồn tin của cơ quan Projekt UALosses nhận định, có khoảng 47.000 binh sĩ Ukraine thương vong. Không ai có đủ thẩm quyền và cơ sở nào để kiểm chứng các con số này.

Những thách thức cho Ukraine

Trước những tổn thất nặng nề của Ukraine, gần đây, các nước phương Tây cam kết là sẽ tiếp tục viện trợ để giúp ổn định tình hình. Bằng chứng là Tổng thống Zelensky đã ký kết các thỏa thuận an ninh song phương với Đức và Pháp hồi tháng 2. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng cam kết viện trợ thêm cho nước này.

Theo dự kiến, khoảng thời gian trong sáu tháng tới sẽ có các quyết định, liệu xem Ukraine có đủ khả năng để xoay chuyển tiến trình của cuộc chiến theo hướng tốt hơn hay không. Các dấu hiệu chung cho thấy, Ukraine lâm cảnh bi quan.

Những gì được cung cấp cho Ukraine không thể đáp ứng được nhu cầu chiến trường. Giải pháp khẩn thiết cho Ukraine là cần thêm nhiều vũ khí và binh sĩ. Mặc dù đang cố gắng tăng cường sản xuất vũ khí và đạn dược, nhưng trong tương lai gần, ít nhất là đến cuối năm 2025, Ukraine sẽ còn phụ thuộc vào các quốc gia phương Tây trong vấn đề quân viện, nhất là các hệ thống thiết bị nhằm tấn công tầm xa, thiết giáp và máy bay không người lái.

Do đó, Tổng thống Zelensky đang khẩn thiết kêu gọi các nước tiếp tục ủng hộ, và nguy cơ trước mắt là quân viện của Mỹ khó khả thi vì gặp sự chống đối của đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ, hoặc Donald Trump sẽ có thể cản trở sau tháng 11 năm nay nếu ông ta tái đắc cử.

Liệu châu Âu có thể thay thế Mỹ trong vai trò quân viện hay không, đó là một vấn đề đang được chính giới quan tâm. Về mặt tài chính, châu Âu có thể đảm nhận, nhưng về mặt chính trị, có sẵn sàng để lãnh trách nhiệm viện trợ cho Ukraine không? Vấn đề này còn nhiều tranh cãi nên thật khó lường đoán. Tuy nhiên, cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy, ý thức về trách nhiệm này trong các nước Liên Âu đang tăng lên.

Mặt khác, thực tế là nhiều binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương, nên tình trạng thiếu binh sĩ là một nhu cầu cấp bách. Thách thức này nan giải và vẫn còn nằm trong tay chính phủ Ukraine vì việc tuyển dụng tân binh cho chiến trường không tiến triển. Theo dự kiến, quân đội Ukraine cần thêm khoảng 500.000 quân, nhưng cho đến nay, luật động viên vẫn chưa được thông qua; dù nếu có thông qua, con số này cũng khó đạt được.

Một nguyên nhân của các tổn thất là do thiếu trang thiết bị quốc phòng. Ukraine không còn đủ đạn dược tối thiểu hàng ngày để có thể tự vệ hiệu quả hơn. Nếu tình trạng này còn tiếp tục kéo dài, các vùng lãnh thổ đã tái chiếm có thể gặp nguy cơ thất thủ.

Ukraine cần một cuộc huy động toàn diện, hiệu quả và minh bạch, nhưng vấn đề này không chỉ thuần tuý về mặt quân sự, mà còn là tinh thần nhạy cảm và đoàn kết của toàn thể quân dân về mặt chính trị.

Do việc bất đồng quan điểm, vào đầu tháng 2, Tổng thống Zelensky đã thay thế vị Tổng tư lệnh Valerii Zaluzhnyi bằng Tướng Oleksandr Syrskyi, vị chỉ huy của lực lượng bộ binh trước đây. Zelensky và Zaluzhny đã tranh cãi về các biện pháp quân sự khả thi. Qua tranh cãi, người ta cũng nhận ra rằng, Tổng thống cũng coi vị tư lệnh quân đội này là một đối thủ có nhiều tiềm năng cạnh tranh về mặt chính trị.

Tuy nhiên, việc sa thải Zaluzhnyi cũng gây ra nhiều chỉ trích bất lợi cho Zelensky, người đang mất dần sự ủng hộ trong công luận. Dân chúng đang bắt đầu có cảm giác mệt mỏi. Cảm giác chung là, có quá nhiều trì trệ ở phía nam và những khó khăn ở khu vực Donetsk, cả hai gây thêm bi quan cho giới đối lập và dư luận, cho dù tinh thần chiến đấu của Ukraine vẫn chưa bị dập tắt.

Những thách thức cho Nga

Nhu cầu to lớn về trang bị vũ khí và tăng cường quân số để tiếp tục công cuộc chiến đấu sang năm thứ ba cũng là một thách thức đối với Moscow.

Khả năng chiến đấu của Nga không bị suy giảm vì với sự giúp đỡ của Iran và Bắc Triều Tiên; nhờ thế, Moscow có thể sẽ lấp đầy khoảng trống về đạn dược và thiết bị quân sự. Ngành công nghiệp của Nga đã chuyển đổi sang nền kinh tế chiến tranh và đang sản xuất càng nhiều nguồn cung ứng cho chiến trường.

Thuận lợi nhất cho Nga là có ưu thế về pháo binh, tỷ lệ áp đảo là 10 trên 1. So với Hoa Kỳ, phí tổn sản xuất quân cụ ở Nga tương đối rẻ hơn. Vấn đề lớn nhất cho tương lai là quân đội Nga phải sẵn sàng chấp nhận thêm những tổn thất nặng nề hơn để cuộc chiến kéo dài hơn.

Từ một năm rưỡi trước, Nga nhận thấy rằng cần phải huy động thêm 300.000 binh sĩ, việc tuyển mộ đặt ra trên cơ sở tự nguyện. Mặc dù theo tiêu chuẩn của Nga, mức lương tương đối khá hậu hĩ, tương đương 2.000 euro mỗi tháng cho một tân binh, nhưng cho đến nay, số lượng tình nguyện viên không đủ để bù đắp cho những khiếm khuyết. Để trấn an tâm lý dân chúng, Tổng thống Putin tỏ ra dè đặt trong việc đề ra một cuộc tổng động viên cưỡng bức.

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, dân chúng tỏ ra ít ủng hộ cuộc chiến hơn. Bằng chứng là, khoảng 70.000 người thuộc các gia đình binh sĩ Nga đã lên tiếng chỉ trích cuộc chiến, số người tham gia ngày càng tăng. Các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh đang bị chính quyền Nga truy tố gay gắt. Gần đây nhất, việc bày tỏ thương tiếc đối với lãnh đạo đối lập Alexander Navalny, người phản đối cuộc chiến Ukraine, là một bằng chứng.

Một tiếng nói khác chống lại cuộc chiến đã bị gạt ra ngoài lề chính trị: Boris Nadezhdin, chính trị gia đối lập, sẽ không được phép tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Ba.

Vladimir Putin thắng cử là điều chắc chắn và ông ta đang chờ đợi ngày trở lại Nhà Trắng của Donald Trump vào tháng 11 năm nay. Putin hy vọng sẽ nối lại tình thân thiết với Donald Trump và cả hai sẽ tạo ra nhiều chuyển biến khởi sắc để sớm kết thúc chiến cuộc.

Vai trò của Trump

Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng rằng, sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ngoài ra, ông ta còn khuyến khích cho Nga tùy tiện hành động, dù không chính thức hỗ trợ Nga trong việc mở rộng xâm lăng các lãnh thổ khác.

Nhưng sau khi trở lại Nhà Trắng, Donald Trump sẽ đóng vai trò gì trong tương lai cuộc chiến Ukraine, đó là vấn đề khó lường đoán. Trump sẽ nhận làm trung gian hoà giải như các nước khác hay có quyết định cắt đứt mọi quân viện như Putin đang hy vọng? Putin và Trump sẽ có quyết định nào cho tương lai của Ukraine, hiện nay chưa có cơ sở thực tế để nhận định.

Trước mắt, để kiếm phiếu trong chiến dịch tranh cử, Trump và nhóm cộng sự của ông ta đưa ra nhiều mục tiêu thuộc về chính trị quốc nội, thí dụ như sa thải những quan chức tham nhũng trong các cơ quan an ninh và tình báo, cải cách quy chế công vụ, cải cách chính sách nhập cư, trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, tiếp tục thương chiến với Trung Quốc bằng các biện pháp áp thuế thật nặng hoặc cấm nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu như điện tử, thép và dược phẩm.

Do đó, trong khuôn khổ này, Trump sẽ đánh giá lại sứ mệnh của khối NATO và tương lai Ukraine với những mục tiêu đúng đắn mới nhất, nếu ông ta muốn thắng cử. Quan trọng không kém là Trump còn phải chờ đợi nhiều bất trắc khác từ các vụ kiện tụng.

Liệu Mỹ xử sự đúng với đồng minh Afghan?

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

12-4-2021

Người dân Afghan tìm đường tị nạn. Nguồn: Democracy Now

Khi chiến tranh có vẻ sắp kết thúc, một dòng người đổ xô tìm kiếm nơi tị nạn ở phương Tây

Kissinger và ý nghĩa đích thực của tình trạng hòa hoãn (Kỳ 2)

Foreign Affairs

Tác giả: Niall Ferguson

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 3 và tháng 4-2024

Tiếp theo kỳ 1

Lầu Năm Góc đề xuất bắn khoảng 200 vũ khí hạt nhân vào các cơ sở quân sự của Liên Xô gần biên giới Iran. Kissinger hét lên: ‘Các anh mất trí rồi sao? Đây là một lựa chọn hạn chế sao?’

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 155 (29-7-2022)

Phan Châu Thành

29-7-2022

1. Bộ Quốc phòng Anh trong thông báo chính thức tuyên bố rằng phía Ukraina đã tạo được bước ngoặt trong cuộc phản công ở Kherson, sau khi làm cho tất cả các cầu nối giữa hai bờ sông Dnipro không còn có thể sử dụng cho các xe hạng nặng. Điều đó đồng nghĩa với việc toàn bộ 15.000 quân Nga ở phía bờ bên kia đang bị cô lập và sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp tế trong thời gian tới:

Ván bài sau cùng của Putin?

Lâm Bình Duy Nhiên

21-9-2022

Cựu Tổng thống Nga, ông Dmitri Medvedev tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để sát nhập các “vùng ly khai” tại Donbass. Một dạng thôn tính lãnh thổ chiếm đoạt của Ukraina như vùng Crimea.

Mỹ thắng hay thua?

Dương Quốc Chính

29-4-2019

Ở stt trước, anh em bò đỏ có vẻ bức xúc nhất với câu “Mỹ không thua VN”. Cũng dễ hiểu thôi, giống như anh em đang thủ dâm nhiệt tình, sắp tới đỉnh thì bị phát hiện, tụt mẹ cả sướng, nên quay ra chửi thằng bắt quả tang kia. Để rộng đường dư luận, mình phân tích thêm về chuyện thắng thua trong chiến tranh VN.

Michel Setboun và thuyền nhân Việt Nam

Nguyễn Trung Kiên

26-4-2020

Michel Setboun. Ảnh: internet

Michel Setboun là nhiếp ảnh báo chí nổi tiếng của Pháp. Ông sinh năm 1952 tại Algeria. Là một kiến trúc sư, ông cũng đồng thời là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp kể từ năm 1978, liên tục có mặt tại các điểm nóng trên thế giới để ghi lại những khoảnh khắc gây ảnh hưởng sâu đậm đến lương tri nhân loại về tác động của chiến tranh, bạo lực và các cuộc khủng hoảng nhân đạo tới thường dân vô tội.

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 115 (18-6-2022)

Phan Châu Thành

19-6-2022

1. Ngày 17-06-2022, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, bà Ursula von der Leyen đã công bố thông tin: Hội đồng châu Âu chính thức đề nghị cấp cho Ukraina “tư cách ứng cử viên để trở thành thành viên của EU”.

Kissinger và ý nghĩa đích thực của tình trạng hòa hoãn (Kỳ 3)

Foreign Affairs

Tác giả: Niall Ferguson

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 3 và tháng 4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Tôi tin vào hòa bình mà ông Ford nói, nhiều như bất kỳ người nào nói. Nhưng ở những nơi như Angola, Campuchia và Việt Nam, sự bình an mà họ đã biết là sự bình an của nấm mồ. Tất cả những gì tôi có thể thấy là những gì mà các quốc gia khác trên thế giới nhìn thấy: Sự sụp đổ của ý chí Mỹ và sự rút lui của sức mạnh Mỹ”.

Thua trong trận, nhưng thắng trong cuộc chiến

Giới bảo thủ phản đối Kissinger vì những lý do vượt ra ngoài sự khoan dung của ông đối với sự ngang bằng về hạt nhân của Liên Xô. Phe diều hâu cũng lập luận rằng, Kissinger đã quá sẵn sàng để chấp nhận điểm bất công của hệ thống Xô Viết – mặt trái lời phàn nàn của những người theo chủ thuyết tự do, rằng ông đã quá sẵn sàng để dung thứ cho đặc điểm bất công của các chế độ độc tài theo cánh hữu.

Vấn đề này đã trở nên nổi bật về hạn chế của Liên Xô đối với việc di cư của người Do Thái và đối xử với những người bất đồng chính kiến của Liên Xô, chẳng hạn như tác giả Aleksandr Solzhenitsyn. Khi Solzhenitsyn đến Hoa Kỳ trong thập niên 1970 (sau khi bị trục xuất khỏi Liên Xô), Kissinger đã chọc giận giới bảo thủ bằng cách khuyên Tổng thống Gerald Ford không nên gặp ông [Solzhenitsyn].

Solzhenitsyn trở thành một trong những đối thủ khó chịu nhất của Kissinger. Tiểu thuyết gia này nói hồi năm 1975: “Một nền hòa bình bao dung cho bất kỳ hình thức bạo lực tàn bạo nào và bất kỳ liều lượng lớn nào của nó chống lại hàng triệu người, nó không có sự cao cả về đạo đức ngay cả trong thời đại hạt nhân”. Ông và giới phê bình bảo thủ khác lập luận rằng, thông qua việc hòa hoãn, Kissinger chỉ đơn thuần cho phép mở rộng chủ nghĩa cộng sản Liên Xô. Sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, Campuchia rơi vào địa ngục của chế độ độc tài cộng sản Pol Pot, sự can thiệp của Cuba – Liên Xô vào cuộc xung đột tại Angola trong thời hậu thuộc địa – những thất bại này và những thất bại địa chính trị khác, dường như minh chứng cho tuyên bố của họ.

Reagan tuyên bố hồi năm 1976, khi ông vận động chống lại Ford trong cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống của đảng Cộng hòa: “Tôi tin vào hòa bình mà ông Ford nói, nhiều như bất kỳ người nào nói. Nhưng ở những nơi như Angola, Campuchia và Việt Nam, sự bình an mà họ đã biết là sự bình an của nấm mồ. Tất cả những gì tôi có thể thấy là những gì mà các quốc gia khác trên thế giới nhìn thấy: Sự sụp đổ của ý chí Mỹ và sự rút lui của sức mạnh Mỹ”.

Không giống như cáo buộc về tình trạng ưu thế trong hạt nhân của Liên Xô, Kissinger không bao giờ phủ nhận rằng, chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô ở thế giới thứ ba đặt ra một mối đe dọa đối với sự hòa hoãn và sức mạnh của Mỹ. Ông nói trong một bài phát biểu hồi tháng 11-1975: “Thời gian không còn nhiều; việc tiếp tục cho một chính sách can thiệp chắc chắn phải đe dọa các mối quan hệ khác. Chúng ta sẽ linh hoạt và hợp tác trong việc giải quyết các xung đột, . . . Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ cho phép việc hòa hoãn biến thành một sự che đậy lợi thế đơn phương”.

Tuy nhiên, thực tế là trong trường hợp không có được sự ủng hộ của Quốc hội – dù là để bảo vệ cho miền Nam Việt Nam hay Angola – chính quyền Ford không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận cho sự bành trướng quân sự của Liên Xô, hoặc ít nhất là chiến thắng của các lực lượng ủy nhiệm của Liên Xô.

Kissinger nói hồi tháng 12 năm 1975: “Các tranh chấp trong nước của chúng ta đang tước đi khả năng của chúng ta cả trong việc cung cấp các động lực cho sự ôn hòa [của Liên Xô] như trong các hạn chế đối với đạo luật thương mại, cũng như khả năng chống lại các hành động quân sự của Liên Xô như ở Angola”.

Tất nhiên, có thể tranh luận ở mức độ nào mà Kissinger hợp lý khi tuyên bố rằng, với sự hỗ trợ liên tục của Quốc hội trong việc viện trợ của Hoa Kỳ, miền Nam Việt Nam và ngay cả Angola có thể đã thoát ra khỏi được sự kiểm soát của Cộng sản.

Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, khi Kissinger quan tâm đến việc ngăn chặn sự lan rộng của các hệ thống Xô Viết. Ông nói hồi năm 1974: “Sự cần thiết cho việc hoà hoãn như chúng ta quan niệm về nó không phản ánh sự tán thành về cấu trúc trong nội địa của Liên Xô. Hoa Kỳ luôn nhìn với sự cảm thông, với sự đánh giá cao, về việc thể hiện tự do tư tưởng trong tất cả các xã hội”. Nếu Kissinger từ chối ủng hộ Solzhenitsyn, đó không phải là vì Kissinger khoan dung (ít có thiện cảm bí mật hơn) với mô hình Xô Viết. Đó là bởi vì ông tin rằng Washington có thể đạt được nhiều hơn bằng cách duy trì mối quan hệ đang vận hành với Moscow.

Và trong việc này, Kissinger chắc chắn đã có lý. Bằng cách giảm bớt các căng thẳng cả ở châu Âu và các nơi khác trên thế giới, việc hòa hoãn đã giúp cải thiện cuộc sống của ít nhất một số người dưới sự cai trị của Cộng sản. Việc di cư của người Do Thái ra khỏi Liên Xô tăng lên trong giai đoạn khi Kissinger đặc trách  việc hòa hoãn.

Sau khi Thượng nghị sĩ Dân chủ Henry “Scoop” Jackson của Washington và giới diều hâu khác trong Quốc hội tìm cách công khai gây áp lực buộc Moscow thả thêm người Do Thái qua việc duy trì thỏa thuận thương mại Mỹ – Xô Viết, việc di cư đã giảm xuống.

Giới phê bình bảo thủ của Kissinger đã kịch liệt phản đối việc Hoa Kỳ ký các Hiệp định Helsinki vào mùa hè năm 1975, họ lập luận rằng, chúng thể hiện cho việc phê chuẩn các cuộc chinh phục của Liên Xô ở châu Âu trong thời hậu chiến.

Nhưng bằng cách nhận cam kết của các nhà lãnh đạo Liên Xô về việc tôn trọng một số quyền dân sự cơ bản của công dân của họ như một phần của các hiệp định – một cam kết mà họ không có ý định tôn trọng – thỏa thuận cuối cùng đã làm xói mòn tính hợp pháp của việc cai trị của Liên Xô ở Đông Âu.

Không có sự thật nào trong số này có thể cứu vãn sự nghiệp của Kissinger trong chính phủ. Ngay sau khi Ford ra đi, Ngoại trưởng của ông cũng vậy, không bao giờ trở lại nhiệm sở quan yếu. Nhưng khái niệm chính về chiến lược của Kissinger tiếp tục phát huy thành quả trong nhiều năm sau, bao gồm cả các chỉ trích chính về hòa hoãn: Carter và Reagan.

Carter đã chỉ trích Nixon, Ford và Kissinger vì không đủ lòng thương cảm trong chủ thuyết hiện thực của họ, nhưng Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia của chính ông [Carter], đã thuyết phục ông nên cứng rắn với Moscow. Đến cuối năm 1979, Carter buộc phải cảnh báo Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan, nếu không sẽ phải đối mặt với “hậu quả nghiêm trọng”.

Về phần mình, Reagan cuối cùng đã chấp nhận việc hòa hoãn như là một chính sách của riêng mình trong toàn diện ngoại trừ tên gọi – và thực sự đã vượt xa những gì mà Kissinger đã làm để giảm bớt căng thẳng. Trong khi theo đuổi việc xít lại gần nhau, Reagan đã đồng ý giảm kho vũ khí hạt nhân của Washington xuống một lượng lớn hơn nhiều so với những gì Kissinger nghĩ đã là thận trọng. “Kỷ nguyên Kissinger” không kết thúc khi ông rời chính phủ hồi tháng Giêng năm 1977.

Mặc dù đã bị lãng quên, sự thật này được công nhận bởi những người đương thời nhiều tinh ý hơn của Kissinger. Chẳng hạn như nhà bình luận bảo thủ William Safire lưu ý rằng, chính quyền Reagan đã nhanh chóng bị thâm nhập bởi “những người thuộc phe Kissinger” và “những người theo tinh thần hòa hoãn”, ngay cả khi bản thân Kissinger bị ngăn chặn.

Thật ra, chính quyền Reagan đã trở nên quá thích ứng đến mức bây giờ đến lượt Kissinger lại cáo buộc Reagan là quá mềm mỏng, chẳng hạn như trong phản ứng của Reagan trước việc áp đặt tình trạng thiết quân luật ở Ba Lan. Kissinger phản đối các kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên từ Liên Xô đến Tây Âu với lý donó , sẽ khiến phương Tây “trở thành đối tượng bị thao túng chính trị nhiều hơn so với hiện nay”. (Về sau được phát hiện lời cảnh báo này là tiên đoán).

Năm 1987, Nixon và Kissinger đã lên tiếng trong trang xã luận của tờ Los Angeles Times để cảnh báo rằng, việc Reagan sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận với Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo Liên Xô, đã đi quá xa, khi cả hai quốc gia sẽ loại bỏ tất cả vũ khí hạt nhân tầm trung của họ. Đối với lời chỉ trích như vậy, Ngoại trưởng George Shultz đã đưa ra một câu trả lời, tiết lộ: “Bây giờ chúng ta đã vượt quá sự hòa hoãn”.

(Còn tiếp)

Nhận định về cuộc chiến của giáo sư Nhật Bản Francis Fukuyama

Kyiev Post

Kim Văn Chính, dịch

24-11-2022

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Kyiv Post, Francis Fukuyama, nhà tư tưởng chính trị nổi tiếng người gốc Nhật Bản, tác giả và giáo sư tại Đại học Stanford, đã thảo luận về bản chất cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine và ý định của Putin, xác suất sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga, ảnh hưởng của Elon Musk, rủi ro cho tương lai, ý nghĩa của việc bảo vệ tự do của Ukraine đối với lịch sử.

Cập nhật chiến tranh tại Ukraina lúc 8h sáng 17-4-2022

Cù Tuấn

17-4-2022

Nga đã tấn công các mục tiêu quân sự trên khắp Ukraina vào ngày 16/4 để trả đũa cho vụ đánh chìm tàu chiến của họ ở Biển Đen và để chuẩn bị cho một cuộc tấn công dự kiến ở khu vực phía đông Donbas, mà các nhà phân tích cảnh báo có thể kéo dài và đẫm máu.

Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân 1968 (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

13-2-2024

Tiếp theo kỳ 1

Như thường lệ, đón xuân Mậu Thân 1968, với trọng trách chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quốc gia ở miền Bắc (còn nửa kia là miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, cũng là một nước độc lập tự chủ, có tên Việt Nam Cộng hòa), cụ Hồ lại chúc tết. Như đã nói, ông cụ chúc tết bằng thơ, dù thơ không hay. Cần gì hay, cốt yếu là truyền đạt được mệnh lệnh, mục đích, chỉ tiêu để dân chúng, chiến sĩ thực hiện. Hầu như bài nào cũng vậy.

Những đài hương dân lập [17-2-2023]

Huy Đức

17-2-2023

Hai cựu binh Trần Anh Đức và Hồ Tuấn trong nghĩa trang liệt sĩ E 567. Ảnh: FB tác giả

Cảm xúc thật khó tả khi lại lang thang Biên giới vào đúng “những ngày 17-2”, nhất là khi trong xe có hai cựu binh, Hồ Tuấn và Trần Anh Đức (Trưởng ban liên lạc cựu binh Trung đoàn 567 tại Cao Bằng).

Hòa ước Doha và cuộc sụp đổ báo trước của Kabul

Nhã Duy

16-8-2021

Đặc sứ Zalmay Khalilzad ký hòa ước Doha với lãnh tụ Taliban là Mullah Abdul Ghani Baradar tại Doha, Quatar vào ngày 29 tháng Hai năm 2020. Ảnh trên mạng

Cuối cùng thì kết cục của một cuộc chiến dài nhất mà Mỹ từng can dự và đã từng được dự đoán từ nhiều năm qua cũng đã xảy ra: Kabul thất thủ và quân Taliban đã kiểm soát được Afghanistan để thành lập một tân chính phủ.

34 năm Gạc Ma, 48 năm Hoàng Sa

Phạm Đình Trọng

13-3-2022

1. Ngày 24.2.2022 Nga nổ súng xâm lược Ukraine. Cùng với toàn dân Ukraine cầm súng đứng trong chiến hào chống quân Nga xâm lược và chỉ hai ngày sau, ngày 26.2.2022, từ chiến hào, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kí đơn khẩn gửi Toà án Công lý Quốc tế, ICJ ở The Hague, Hà Lan, kiện Nga gây chiến xâm lược phi pháp đất nước Ukraine (*). Toà ICJ đã nhận đơn.

“Quần chúng thế giới” ủng hộ Nga? Và những lý luận hết nước chấm

Nguyễn Quốc Tấn Trung

20-5-2022

Trung nhận thấy lập luận của các nhóm Putinistas Việt Nam ủng hộ chiến tranh xâm lược Ukraine càng ngày càng cùn đi, và cũng dần ít đi hàm lượng tri thức hơn, nên đến giờ cũng không muốn bàn nhiều. Song do một số độc giả hỏi, và vì cũng có nhiều người đưa ra hết sức tự tin trong một vài bình luận, nên xin được phép ghi nhận ngắn như sau:

Putin và giới “Đại tài phiệt” Nga

Trần Trung Đạo

15-4-2022

Các bạn đọc chữ oligarch (đại tài phiệt) rất nhiều trong thời gian qua, nhất là trong hai tháng qua khi Nga bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Cộng Hòa Ukraine. Trừng phạt các oligarch là một phần trong Đạo Luật Bảo Vệ Chủ Quyền Ukraine (Defending Ukraine Sovereignty Act) được quốc hội Mỹ thông qua giữa tháng 1-2022 nhằm “chống lại sự xâm lược của Liên bang Nga đối với Ukraine và các đồng minh Đông Âu, để xúc tiến hỗ trợ an ninh cho Ukraine, tăng cường khả năng quốc phòng của Ukraine và áp đặt các lệnh trừng phạt liên quan đối với các hành động của Liên bang Nga đối với Ukraine, và cho các mục đích khác”.

Tình hình Ukraine ngày thứ 193

Phan Châu Thành

5-9-2022

1. Sáng nay, khoảng 9h30 – 10h30 sáng, quân Nga tìm cách chuyển tiếp viện qua sông Dnipr ở gần khu vực cầu Antonovsky. Việc này không qua khỏi mắt trinh sát của phía Ukraina và họ đem HIMARS tới:

Những trận đánh ở Vị Xuyên, Hà Giang, liên quan gì tới các nhóm trong Bộ Quốc phòng Hà Nội 1980-1990 (bài 1)

Phạm Viết Đào

12-7-2017

Trận Vị Xuyên 1984-1986. Nguồn: PVĐ/ internet

Chiến trường Quân khu 2, gồm 6 tỉnh phía Tây Bắc của tổ quốc, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước luôn đóng một vai trò trọng yếu.

Trong các cuộc xâm lăng lớn từ phương bắc, quân Trung Quốc cất quân sang đánh Việt Nam chủ yếu 2 hướng: Đường bộ vào cửa ải Nam quan Lạng Sơn, đường thủy hướng Vân Đồn-Quảng Ninh-Hải Phòng; Chỉ một lần lịch sử chép lại đó triều nhà Minh cử tướng Mộng Thạnh từ Vân Nam vào mạnh Lào Cai để vào giải cứu cho Vương Thông bị nguy khốn ở Đông Đô. Đội quân này đã nhanh chóng rút về nước sau khi nhận được tin Liễu Thăng bị chém đầu ở ải Nam quan.

Trong khi đó thì lần xuất quân đầu tiên của đại quân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Thái úy Lý Thường Kiệt đánh sang đất Trung Quốc, để bóp chết âm mưu xâm lược lại được xuất hành từ Lũng Cú, Hà Giang.

Ý kiến về lễ kỷ niệm 50 năm Mậu Thân ‘rầm rộ’

BBC

1-2-2018

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo cao cấp dự lễ hôm 31/1. Ảnh: Getty Images

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo cao nhất trong Đảng Cộng sản dự lễ kỷ niệm 50 sự kiện mà Việt Nam gọi là “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”.

Năm 1968, biến cố tổng tấn công trên khắp các địa phương của Việt Nam Cộng Hòa đã tạo ra bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam.

Chiến tranh Việt-Trung 1979 và bức tranh đen tối thời hậu chiến

Nguyễn Tuấn Khoa

13-2-2019

Diễn biến

Rạng sáng 17/02/1979, Trung Quốc phát lệnh tấn công Việt Nam. 600 ngàn quân TQ đã dàn trải trên 1,000 Km biên giới. Ban đầu TQ dùng chiến thuật thí quân “biển lửa-biển người” nên tiến sâu hơn 10 Km như vào chốn không người. Sau đó vì địa hình hiểm trở và tiếp vận kém (dùng lừa vận chuyển) nên TQ khó triển khai cấp sư đoàn.

Đây là một người phụ nữ can đảm

Đoàn Bảo Châu

15-03-2022

Marina Ovsyannikova đã bị bắt sau khi mang biểu ngữ vào đài truyền hình Nga. Ảnh: Channel One Russia

Tối 14 tháng 3, trong chương trình thời sự của Đài Truyền hình Trung ương Nga, biên tập viên Marina Ovsyannikova đã bị bắt sau khi mang biểu ngữ “Hãy đình chiến, đừng tin vào những lời tuyên truyền, họ đang lừa dối các bạn!”

“Tôi là người độc nhất còn lại để kể chuyện cho quý vị” (Phần 4)

Tác giả: Larry Engelmann

Người dịch: Nguyễn Bá Trạc

12-4-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2Phần 3

Lúc ấy tôi tin thượng cấp đã có một kế hoạch mật mà chúng tôi không được rõ. Họ không thể ngu xuẩn đến như thế. Có lẽ đã có một sách lược mà vì không ở cấp chỉ huy tối cao, nên chúng tôi không được biết.

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 5)

Trương Nhân Tuấn

6-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3 và kỳ 4

Kỳ 5: Vấn đề tham nhũng – Phê bình sự lý giải của điệp viên Frank Snepp về lý do “vì sao Mỹ bỏ rơi VNCH”

Tôi có theo dõi các bài phỏng vấn điệp viên Frank Snepp do BBC thực hiện. Bài cuối cùng nói về nguyên nhân “vì sao Mỹ bỏ rơi VNCH”.

Các bức ảnh cho thấy đoàn xe dài 10 dặm ở biên giới Nga khi nhiều người chạy trốn lệnh tổng động viên

Washington Post

Cù Tuấn, dịch

28-9-2022

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy một dòng xe kẹt tại biên giới giữa Nga và Mông Cổ vào thứ Sáu. Ảnh: AP

Hình ảnh vệ tinh cho thấy ùn tắc giao thông tại biên giới của Nga với Gruzia đã kéo dài gần 10 dặm (16km) sau khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh tổng động viên một phần.

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 85 (19-5-2022)

Phan Châu Thành

20-5-2022

1. Như thường lệ, phía Nga lại trở mặt trong thỏa thuận trao đổi tù binh lấy những người lính tử thủ ở Azovstal, sau khi bắt đi 89 người tới trại tạm giam ở Taganrog và định xét xử họ như những tội phạm chiến tranh ở Tòa án Quân đội Quân khu phía Nam Nga. Trước đó, cố vấn của tổng thống Zelensky đã cảnh báo điều này, rằng Nga „có truyền thống” không coi trọng bất kỳ thỏa thuận nào mà họ ký kết, và thực tế lại chứng minh rằng, những cam kết của Nga không có giá trị gì hết.

Theo thông báo từ phía Ukraina, thỏa thuận trao đổi tù binh này được chứng kiến bởi Liên hiệp quốc và Hội Chữ thập đỏ. Tuy nhiên, Nga vẫn chưa cho phép những tổ chức này tiếp cận với những người lính đã ra khỏi nhà máy.

Một số cảnh lính Ukraina ra hàng:

Cũng chẳng riêng gì lần này, trong lịch sử, Nga/Liên Xô thường xuyên có những hành động tráo trở, phản bội lại chính những gì họ cam kết:

– Ký hiệp ước thỏa thuận chia đôi châu Âu cùng Hittler (hiệp ước Molotov-Ribbentrop)

– Có hiệp ước “không tấn công” nhưng lại bất ngờ đánh lén Ba Lan ngày 17-09-1939, bắt 20.000 sỹ quan đem giết ở Katyn.

– Tổng thống Nga Putin tuyên bố: “không tấn công Ukraina” ngày 14-02-2022, nhưng tấn công ngay 10 ngày sau đó.

– Và vô số những câu chuyện khác…

Theo nguồn tin từ phía Nga, có 1.700 lính Ukraina đã ra hàng, nhưng sự thật thế nào, không ai biết. Hiện nay cũng không ai biết số phận của họ sẽ ra sao sau cú lừa này của Nga, dù trước đó cam kết: “nếu lính Ukraina buông vũ khí ra hàng, thì sẽ được trao đổi để lấy tù binh Nga mà phía Ukraina bắt giữ theo đúng luật pháp quốc tế về tù binh chiến tranh”. Nhưng kết quả lại là lừa đảo, Nga chỉ lừa họ ra, để lấy đó làm mục đích tuyên truyền: “đã khuất phục được đám phát xít mới ở Ukraina”, tổ chức các vụ xét xử, thậm chí sẽ ép buộc họ lên truyền hình nhận tội – tuyên truyền mới là điều quan trọng với chính quyền Nga hơn là số mạng binh lính của chính họ.

Phía Nga thậm chí còn nói dối là phó chỉ huy trưởng quân phòng thủ Mariupol đã ra hàng, và đang bị giam ở Rostov-on-Don-Readovka:

… nhưng phó chỉ huy trưởng quân phòng thủ Mariupol, Sviatoslav “Kalyna” Palamar đưa ghi hình rằng ông vẫn còn đang ở trong nhà máy cùng một số binh sỹ và thông báo phía Ukraina vẫn làm chủ nhà máy:

Truyền thông Nga ào ạt lên tiếng tuyền truyền “chiến thắng ở Mariupol!”, “Phát xít đã đầu hàng!”… nhưng như thường lệ, chủ yếu lại che đậy sư dối trá, lật lọng của họ

Một bác sỹ Ukraina, cô Taira, đã ghi lại những hình ảnh người bị thương ở Mariupol được đưa tới chữa trị. Đáng tiếc, ngày 21-03-2022, lính Nga đã bắt cô và sau đó không còn ai biết tin tức gì về cô nữa.

Trong khi đó, quân Nga đang dọn những xác chết ở nhà hát ở Mariupol nơi bị bom Nga ném trúng đem về Crimea, ước tính khoảng 600 người thiệt mạng tại đây.

… đồng thời tổ chức những “chuyến thăm của nhà báo” tới Mariupol với mục đích tuyên truyền:

Đây là một hố bom trong nhà máy Azovstal mà Nga đã ném xuống, hố sâu hơn 5m, rộng hàng chục mét. Để tạo được một cái hố thế này phải là loại bom khổng lồ.

Mariupol, một trang lịch sử. Những người lính Ukraina ở Mariupol đã làm những gì có thể để chiến đấu. Họ là những anh hùng.

Tổng thống Ukraina tuyên bố sẽ giải phóng tất cả các vùng lãnh thổ mà Nga đang chiếm đóng tạm thời: Kherson, Melitopol, Berdyansk, Enerhodar, Mariupol.

2. Quân Ukraina vẫn tiếp tục đẩy lùi quân Nga ở xung quanh Kharkiv. Ngay cả vẫn tuyên truyền láo là “quân Ukraina bị chặn đứng ở hai thành phố” nhưng kênh của Nga lại vô tình đưa ra bản đồ công nhận Nga đã bị đẩy lùi rất xa so với 10 ngày trước, điều mà Nga đến nay không công nhận:

Làng Dementievka đã được giải phóng khỏi quân Nga, ở đây, phía Ukraina chỉ cách biên giới Nga có 7km.

https://twitter.com/ukraine_map/status/1527094914235998208/photo/1?

Một số xe quân sự Nga bị phá hủy:

Quân Nga định tái chiếm Ternova nhưng bị đẩy lùi:

Quân Ukraina đặt mìn chống tăng, phá hủy thiết giáp Nga.

Ở một vài nơi, quân Nga vẫn bắn pháo vào các khu dân cư: “Hãy nhìn hòa bình của Nga này!” – người đàn ông trong phim nói:

Một số người dân vẫn còn ở lại dưới bến tàu điện ngầm, dù chính quyền thành phố cho rằng, họ đã có thể trở về nhà:

3. Quân Ukraina tấn công vào một vài điểm xung quanh Izium:

Chiến sự quanh thành phố:
https://twitter.com/DefMon3/status/1526959241789165569/photo/1

Quân Nga đã đem hết tất cả những vũ khí được quảng cáo là “hiện đại nhất” ra chiến trường, trong đó có cả vũ khí laser, tên lửa siêu thanh, Terminator… và ZS-88 PsyOps được nhìn thấy ở Izium.

Bên trong thành phố Izium:

4. Các cuộc tấn công của Nga vào Severodonetsk:

Chiến trận ở quanh Severodonetsk vẫn tiếp diễn, quân Nga tuyên bố chiếm thêm được làng Toshkivka. Tuy nhiên, làng này vẫn còn cách Severodonetsk tới 25km:

Tên lửa Nga tấn công vào thành phố:

Tiếng pháo nổ khắp nơi:
https://twitter.com/i/status/1527325962362552325

Xe tăng Nga:

Lực lượng Nga về cả số lượng lẫn hỏa lực đều áp đảo, khiến quân Ukraina phải rút vào thành phố:

Nhưng thành phố vẫn chưa bị vây, thêm 37 người dân nữa được quân Ukraina sơ tán bằng xe bọc thép:

https://twitter.com/i/status/1527341350374428686?

Xe tăng T-64 của Ukraina:

5. Khoảng 1.000 xe thường dân đang chờ ở các điểm kiểm tra gần Zaporizhzhia để được di tản vào các vùng do Ukraina kiểm soát nhưng quân Nga không cho họ đi:

Trong khi đó, chiến sự vẫn tiếp tục nhiều ngày nay ở làng Chornobaivka, ngoại ô Kherson:

Chính quyền bù nhìn do Nga lập nên vẫn đang tìm cách để sát nhập Kherson vào Liên bang Nga nhanh nhất, thậm chí kế hoạch tài chính của thành phố cũng được hoạch định bằng đồng ruble của Nga:

6. Ngoài Mỹ, hai nước được cho là cung cấp nhiều vũ khí cho Ukraina nhất là Ba Lan và Anh, theo tin từ đại sứ Ukraina Andrij Deshchyca.

7. Nga lại tiếp tục trơ trẽn không giới hạn, khi Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nga Sergey Lavrov đề nghị Tổ chức Y tế thế giới WHO “hành động để làm giảm nhẹ thương đau của dân thường”. Không hiểu còn tổ chức nào trên thế giới Nga không định lừa nốt nữa.

8. Một người lính Nga 21 tuổi, chỉ huy trưởng xe tăng, đã thừa nhận việc bắn chết một người đàn ông 62 tuổi không có vũ khí ở gần Sumy. Trước tòa án, cậu ta đã xin lỗi và mong vợ của ông ta tha thứ. Bà Kateryna Shelipova phát biểu rằng: “Cậu xứng đáng phải ngồi tù, nhưng nếu chính quyền muốn đem đổi cậu ta lấy những người lính ở Mariupol thì tôi sẽ không phản đối!”

9. Rất nhiều các chuyên gia Israel đang tham gia huấn luyện và cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraina, thế nên rất ngược đời khi Nga gọi Ukraina là “phát xít”.

Cuộc chiến tranh này bất kể bên nào thắng hay thua thì cũng sẽ biến hai dân tộc Nga và Ukraina trở thành kẻ thù của nhau trong hàng chục năm sau đó, rồi sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để hàn gắn, thành ra thực sự không hiểu Putin và bộ sậu suy tính gì khi phát động cuộc chiến tranh này. Kể cả trong trường hợp Nga có chiếm được một số vùng, Nga cũng không thể đồng hóa hay giữ được, mà sự bất ổn sẽ còn kéo dài nhiều năm.

Càng tuyên truyền dối trá càng làm cả thế giới khinh ghét, xa lánh và dù Putin có thành công trong việc nhồi sọ dân Nga rằng: “nước Nga đang chống lại sự xâm lược của phương Tây như hồi thế chiến thứ 2”, thì Putin cũng không sống mãi được, mà nước Nga thì chắc chắn thụt lùi và bị cô lập về mọi mặt trong nhiều năm tới.

Vậy chiến tranh để làm gì? Nước Nga được cái gì? Dân tộc Nga được cái gì?

Viva Ukraina!