Chiến tranh biên giới Tây Nam

Viet-studies

Nguyễn Minh Đào

13-5-2020

Lời tác giả: Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đẫm máu kết thúc hơn 40 năm (1979 – 2020). Theo yêu cầu bạn hữu tôi đăng lại bài hồi ký này viết tháng 1/2014, chỉnh sửa, bổ sung ngày 2/5/2020.

Có chuyện gì với quân Nga ở Avdiivka vậy? Vài nét về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 24-10-2023

Phúc Lai

24-10-2023

1. Đầu tiên tôi xin điểm một số nội dung của Viện nghiên cứu chiến tranh – ISW viết về chiến sự.

Tình hình Ukraine ngày thứ 468

Phan Châu Thành

7-6-2023

1. Đập thủy điện trên sông Dnipr tại thành phố Nova Kakhova đã bị vỡ vào lúc khoảng 2:00 sáng nay, dẫn tới ngập lụt toàn vùng hạ lưu, gây nguy hiểm cho khoảng 80 thành phố, thị trấn và làng mạc, trong đó có cả thành phố Kherson. Phía Ukraina đang phải cấp tốc sơ tán 16.000 người trong những vùng họ kiểm soát, không có thông tin gì từ vùng Nga chiếm đóng, nên chắc như thường lệ – thân ai nấy lo. Cả hai phía đang kết tội lẫn nhau, cho rằng bên kia phá đập:

Chúng tôi sẽ không bao giờ nằm dưới lá cờ Nga!

Đoàn Bảo Châu

28-2-2022

Cảm ơn Nataliya Zhynkina, đại biện lâm thời Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam nhiệt tình hợp tác. Đêm qua trước khi đi ngủ, tôi gửi câu hỏi. Sáng nay đã thấy hồi đáp. Mong các bạn chia sẻ rộng rãi để các bạn ấy thấy được sự quan tâm và ủng hộ của chúng ta. Xin cảm ơn các bạn nhiều. Tôi hy vọng sẽ có cuộc phỏng vấn trực tuyến để các bạn có thể trực tiếp đặt câu hỏi.

Lính đánh thuê Nga dọa rút khỏi thành phố Ukraine khi cuộc phản công đến gần

Reuters

Cù Tuấn, biên dịch

5-5-2023

Ngày 5 tháng 5 (Reuters) – Nhóm lính đánh thuê chính của Nga hôm thứ Sáu đe dọa rút khỏi thành phố Bakhmut miền đông Ukraine trong một dấu hiệu căng thẳng mới giữa các lực lượng vũ trang Nga khi Ukraine sẵn sàng thúc đẩy nỗ lực quân sự để cố gắng chấm dứt cuộc xâm lược của Nga.

Chiến trường Ukraine đang có dấu hiệu chuyển mình

Kim Văn Chính

27-7-2023

Lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Jong Un gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Ảnh: KCNA

1- CÁC MẶT TRẬN TRÊN BỘ

Quân Ukraina đang có các dấu hiệu tích cực sẽ tăng cường phản công cường độ lớn hơn rất nhiều theo hướng nam (Zaporozhnye) với mục tiêu là xuyên thủng phòng tuyến để tiến chiếm Tomak, Melitopol.

Hướng Bakhmut dù không thật quan trọng trên bản đồ quân sự, nhưng lại có ý nghĩa tinh thần rất lớn: Quân Ukraina đã ở thế thượng phong, chiếm lĩnh được các điểm cao hai bên sườn bắc và nam thành phố, đưa quân Nga vào thế bất lợi về phòng thủ. Sức ép tăng lên, quân Nga có nguy cơ vỡ trận, phải bỏ chạy Bakhmut. Hiện nay số thương vong và tử trận ở mặt trận Bakhmut đã quá nhiều và quá tải cho hậu cần quân Nga ở Donnetsk.

Trong khi đó, phía quân Ukraina do tuân thủ chiến thuật đánh tiêu hao – bào mòn, nên số thiệt hại rất ít, vẫn giữ được quân số và tinh thần chiến đấu cao.

Hướng Kupiansk – Lyman quân Nga ưu thế hơn hẳn về quân số, thiết bị, có nống ra được một số vị trí ở phía nam Svatovo nhưng không có ý nghĩa lớn về chiến thuật để có thể mở rộng quy mô mặt trận đánh chiếm phía đông Kharkiv.

Tổng thể, quân Ukraina đang ở cơ trên, có thể tiếp tục phản công với kết quả khả quan hơn hẳn giai đoạn trước.

2- MẶT TRẬN TRÊN KHÔNG (MÁY BAY VÀ TÊN LỬA, UAV)

Cả hai bên đều tăng cường mặt trận trên không.

Nga tăng cường bắn phá các cảng lúa mỳ ở Odessa, bắn phá Kiev và nhiều thành phố miền trung và tây Ukraina, cường độ gấp 2-3 lần.

Cảng biển và kho lúa mỳ to uỳnh nên các vụ oanh kích có kết quả phá hoại rất rõ. Vũ khí đánh chặn ở Odessa cũng không được hoàn hảo và hiện đại như Kiev.

Vùng Kiev và các thành phố quan trọng miền Tây, các tên lửa và UAV tự sát bị đánh chặn gần như 100%, vô hiệu hóa công cụ chiến lược này của Nga.

Ở hướng ngược lại, dù năng lực và số lượng hạn chế, nhưng Ukraina cũng tích cực bắn phá oanh kích các mục tiêu sâu trong vùng Nga chiếm đóng ở Crimea, các vùng mới sáp nhập và sâu đến tận Moskva. Trớ trêu là quân Nga không đánh chặn được hết các vũ khí oanh kích của Ukraina, vẫn để lộ khả năng tấn công các mục tiêu quan trọng từ xa như cầu Kerch, sân bay, kho tàng.

3- TRÊN BIỂN

Chưa có đụng độ lớn nhưng sau vụ Nga rời bỏ Hiệp định ngũ cốc và đe dọa bắn bất kỳ tàu Ukraina nào, dù chở lương thực…, phía Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ – EU đều ra tuyên bố đưa Nga vào thế bất lợi trên biển Đen. Nga không những có nguy cơ bị vô hiệu hóa hoàn toàn Hạm đội Biển Đen, mà còn có thể bị khống chế, không vận chuyển được các hàng hóa thông thường nhưng quan trọng (dầu khí, ngũ cốc, phân bón…) qua biển Đen.

Phía Ukraina có thể cũng gặp khó và phải đi đường vòng, với các điểm trung chuyển giáp với Rumania, dọc theo sông Danube.

4- NGOẠI GIAO

Nga ê mặt trong ngoại giao quốc tế:

– Putin không dám đi dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi.

– Nga tổ chức Hội nghị với 54 nước châu Phi để ve vãn, lấy lòng châu lục này nhưng chỉ có 17 nước cử nguyên thủ đến dự.

– Nhân lễ Hiệp định đình chiến Triều Tiên, Kim Jong Un mời Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu sang thăm và ra tuyên bố chung, theo đó lộ rõ nhà nước Nga cũng chỉ là một nhà nước khủng bố giống Bắc Triều Tiên, hơn nữa, giờ còn phải hạ mình để xin Bắc Triều Tiên giúp đỡ, bán đạn pháo và thiết bị quân sự.

– Putin phát biểu rất ngớ ngẩn, những điều xung quanh câu chuyện an ninh châu Âu – vai trò của các nước như Ba Lan, ba nước Baltic, Ukraina, Belarus – Chứng tỏ Putin đã hết ý tưởng mới và rất bế tắc về lối thoát khỏi cuộc chiến đã bị sa lầy. Đám đàn em theo đóm ăn tàn như Lavrov, Peskov, Medvedev… giờ cũng im hơi lặng tiếng.

KẾT: Nếu trên chiến trường, quân Ukraina nỗ lực phản công và có thành tích rõ rệt, chiến trường có thể có bước chuyển mình quan trọng trong tháng 8 này.

Chiến tranh Việt – Trung năm 1979 góp phần vào tiến trình lịch sử thế giới như thế nào

South East Asia Globe

Tác giả: Hoàng Minh Vũ

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

17-2-2021

Ngày 17 tháng 2 đánh dấu 42 năm kể từ khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam, khi Bắc Kinh trả đũa việc Hà Nội lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Là một cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu, nó chứng tỏ là thời điểm quan trọng trong một năm có lẽ đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại – đó là năm 1979.

Liệu Toà án Hình sự Quốc tế có thể xử tội Putin được không?

Đỗ Kim Thêm

6-4-2024

Hiện trạng

Trong hai năm qua, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đã tường thuật khá nhiều về tội ác chiến tranh do Tổng thống Nga Vladimir Putin gây ra cho vô số thường dân Ukraine.

Ngay từ đầu cuộc chiến, công luận thế giới kinh hoàng chứng kiến những hình ảnh tang thương khi binh sĩ Nga gây cảnh chết chóc cho bao nhiêu thường dân vô tội tại thị trấn Bucha, gần thủ đô Kyiv của Ukraine: Nhiều người chết nằm la liệt trên đường phố, bị trói tay sau lưng và khắp cơ thể có dấu hiệu bị tra tấn bằng bạo lực, các mồ chôn tập thể… tương tự như bi kịch của 5000 đồng bào Huế trong chiến cuộc Mậu Thân tái diễn.

Theo ước tính của Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 29/2/2024, có khoảng 10.675 dân thường thiệt mạng và 20.080 người bị thương khi quân đội Nga tấn công vào các bệnh viện và khu dân cư.

Liệu Putin có chịu trách nhiệm về các cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh trước Tòa án Hình sự Quốc tế (TAHSQT – International Crimical Court, ICC) không?

Định nghĩa

Về mặt pháp lý, Công ước La Haye năm 1907 và bốn Công ước Geneva năm 1949 với các Nghị định thư bổ sung năm 1977 và 2005, định nghĩa tội ác chiến tranh là các vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm luật nhân đạo quốc tế.

Các yếu tố cấu thành tội phạm gồm việc sử dụng vũ khí bị cấm là hóa học và sinh học. Luật cũng bao gồm việc bảo vệ những người không liên quan trực tiếp đến chiến sự như dân thường, tù nhân và nhân viên y tế.

Quy chế Rome của TAHSQT năm 1998 liệt kê chi tiết các yều tố này. Dựa theo cơ sở này, Điều 8 Công ước Geneva quy định các vi phạm gồm có:

– Các cuộc tấn công có chủ ý vào dân thường và các mục tiêu dân sự.

– Giết hoặc làm bị thương các chiến binh đầu hàng hoặc không có khả năng tự vệ.

– Tra tấn

– Hiếp dâm và tấn công tình dục

– Nô lệ

– Cưỡng bách di dời

– Bắt làm con tin

– Chuyên quyền phá hoại tài sản và hôi của

– Các cuộc tấn công có chủ ý vào bệnh viện, trường học và các tòa nhà được dành sử dụng cho các hoạt động tôn giáo, nghệ thuật và văn hóa.

Do đó, khi binh sĩ Nga tấn công vào các trường học, nhà hộ sinh, hí viện Mariupol, giết hại dân thường ở thị trấn Bucha, thì có thể họ bị quy kết là gây ra tội ác chiến tranh.

Tuy nhiên, luật pháp quốc tế cũng dè dặt khi quy định, tiên khởi chỉ là một loại cáo buộc tạm thời dành cho nghi can cho đến khi nào được chứng minh rõ ràng là tội phạm; có nghĩa là, cũng có những vùng xám dành để có nhiều cách biện minh khác nhau dựa theo luật nhân đạo quốc tế.

Cách thu thập bằng chứng

Hiện nay, tổ chức phi chính phủ Trung tâm Rafael Lemkin (Ba Lan) đang tích cực sưu tầm bằng chứng đủ loại về các tội ác chiến tranh của Putin. Họ được thành lập đặc biệt cho nhiệm vụ này và do nhà nước tài trợ.

Ngoài ra, báo giới trong và ngoài Ukraine cũng đang làm việc tương tự. Năm 2022, báo New York Times chứng minh hành động tàn bạo của binh sĩ Nga với các hình ảnh từ vệ tinh sau khi quân đội Nga rút khỏi Bucha. Các cá nhân khác ở Ukraine đang thu thập các lời khai và bằng chứng của nạn nhân.

Theo các luật gia, cách tốt nhất là nên tìm cách đưa các nạn nhân đến gặp trực tiếp các điều tra và công tố viên, để họ ghi lại tội ác một cách chuyên nghiệp hơn. Một trở ngại khác là, nếu nạn nhân sống sót bị phỏng vấn thường xuyên, thì nguy cơ tái chấn thương sẽ tăng lên.

Đặc điểm chung của ngành tư pháp hình sự là hoạt động chậm chạp, luôn mang tính phản ứng theo luật định. Để có được bằng chứng cụ thể, sinh động và thuyết phục về hoàn cảnh của từng nạn nhân là rất khó. Thực tế cho thấy, Tòa án Hình sự Quốc tế (TAHSQT) giải quyết thành công trong nhiều trường hợp kể từ năm 2002.

Kinh nghiệm

Phần lớn giới lãnh đạo các quốc gia châu Phi bị cáo buộc vi phạm trong các vụ án chống lại tội phạm chiến tranh. Thủ tục này được tiến hành ở TAHSQT và kéo dài trong nhiều năm. Cụ thể là:

– Năm 2012, thủ lĩnh dân quân Congo Thomas Lubanga bị kết án 14 năm tù sau một phiên tòa kéo dài ba năm.

– Năm 2016, tòa án ở The Hague lần đầu tiên xác định việc phá hủy các tòa nhà tôn giáo lịch sử Timbuktu ở Mali, châu Phi, là tội ác chiến tranh. Thủ phạm chính Ahmad Al Faqi Al Mahdi, là thành viên của Ansar Eddine, một phong trào liên kết với Al Qaeda, đã bị kết án chín năm tù.

– Năm 2018, năm quốc gia Nam Mỹ và Canada đã đệ đơn xin điều tra chính phủ Venezuela vì vi phạm nhân quyền.

– Năm 2021, hai cựu lãnh đạo Cơ quan An ninh Serbia là Jovica Stanišić và Franko Simatović bị kết tội hỗ trợ các hành vi giết người, bức hại và trục xuất trong cuộc chiến Bosnia.

Thẩm quyền quyết định

Về cơ bản, có bốn cách để điều tra và xác định tội ác chiến tranh. Từ năm 2002, lần đầu tiên 123 quốc gia đã đồng ý TAHSQT truy tố tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội ác xâm lược.

Trong thập niên 1990, các phạm nhân bị xét xử bởi các tòa án đặc biệt: Tòa án Kosovo và Tòa án Rwanda là hai tòa án đặc biệt được thành lập để xét xử cho các cuộc xung đột này.

Thủ tục điều tra

Qua hai bản tuyên bố trước đây, Ukraine đã công nhận thẩm quyền của TAHSQT được áp dụng trong lãnh thổ Ukraine.

Vào đầu tháng 4/2022, ông Karim Khan, một luật sư người Anh và là công tố viên trưởng của TAHSQT, đã chính thức mở cuộc điều tra về tội ác chiến tranh ở Ukraine. Thủ tục này được thực hiện mà không cần lệnh của tòa án vì trước đó có 40 quốc gia đã yêu cầu tiến hành.

Ban đầu, việc điều tra nhắm vào bán đảo Crimea và miền đông Ukraine kể từ năm 2014. Sau khi thu thập nhiều bằng chứng tại chỗ, Công tố viên trưởng Karim Khan cho rằng, đã có đủ cơ sở để tin rằng cả tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đã được Putin thực hiện trong tòan bộ cuộc chiến tranh Ukraine. Do đó, Ukraine cũng nên được nhìn chung là một “hiện trường tội phạm”.

Cách thứ hai để truy tố là thành lập một Ủy ban Điều tra do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc triệu tập. Liên Hiệp Quốc có thể uỷ nhiệm công việc của ủy ban này cho một tòa án hỗn hợp chuyên về tội ác chiến tranh quốc tế.

Cách thứ ba là một nhóm các quốc gia quan tâm hoặc bị ảnh hưởng có thể thành lập một tòa án để xét xử các tội phạm chiến tranh. Một ví dụ điển hình là, tòa án Nuremberg xét xử giới lãnh đạo Đức quốc xã sau Thế chiến thứ hai.

Hiện nay, Ukraine, Ba Lan và Lithuania đã thành lập một nhóm điều tra chung  về tội ác chiến tranh của Putin. TAHSQT cũng đang có các biện pháp  hợp tác với nhóm này.

Tòa án đặc biệt

Một số quốc gia khác cũng đề xuất thành lập một tòa án đặc biệt. Nhưng có nhiều ý kiến phản bác, cho rằng, đó chỉ hình thức của một “tòa án chống Nga”. Việc tranh cãi này không được đa số các quốc gia tán thành vì nhìn chung TAHSQT là giải pháp tốt hơn, cho dù tòa không thể hoạt động hữu hiệu đối với tội ác xâm lược.

Tội xâm lược chỉ thuộc thẩm quyền của TAHSQT nếu cả hai nước đều là quốc gia thành viên của Tòa án. Bởi vì Nga không công nhận TAHSQT, nên tòa đành bất lực trong việc tiến hành xét xử.

Quyền truy tố của từng quốc gia

Xét cho cùng, từng quốc gia cũng có quyền hợp pháp để truy tố tội ác chiến tranh. Ví dụ, ở Đức, cuộc điều tra về cuộc chiến Ukraine cũng đang được tiến hành tại Văn phòng Tổng công tố liên bang. Một toán đặc nhiệm thuộc Văn phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang (Bundeskriminalamt, BKA) được thiết lập cho mục đích này. Cho đến nay, BKA đã thẩm vấn 74 nhân chứng ở Ukraine. Các hình ảnh video từ mạng xã hội và hình ảnh vệ tinh của Bundeswehr cũng được dùng làm tài liệu tham khảo.

Tuy nhiên, BKA cho rằng không thể ra lệnh bắt giữ đối với một số người nhất định trong vài năm, chẳng hạn như các chỉ huy cấp cao của quân đội Nga hoặc lãnh đạo Điện Kremlin.

Triển vọng về lệnh bắt giữ Putin

Vào ngày 17/3/2023 TAHSQT ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin vì bị cáo buộc trục xuất bất hợp pháp trẻ em và cưỡng bức tái định cư từ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine sang Liên bang Nga. Một lệnh bắt giữ khác cũng đã được ban hành đối với Maria Lvova-Belova, Ủy viên về Quyền Trẻ em trong chính quyền Tổng thống của Putin.   

TAHSQT không có lực lượng cảnh sát riêng dùng làm phương tiện để thực hiện lệnh bắt giữ, có nghĩa là lệnh chỉ được thực hiện bởi một quốc gia thành viên của TAHSQT. Thực tế là quốc tế cũng đành bất lực trong việc áp giải Putin ra trước tòa, vì Putin cũng không dại gì mà công du trong lúc này, trừ việc sẽ đi thăm Việt Nam, vốn dĩ là một đồng minh thân thiết.

Ngược lại, triển vọng cũng mở ra, cho dù hạn chế. Ví dụ như Ukraine, dù không phải là thành viên của TAHSQT, nhưng Ukraine là nạn nhân, nên đã công nhận thẩm quyền xét xử của tòa án trong phạm vi lãnh thổ Ukraine với hiệu lực hồi tố sau khi Nga gây ra cuộc chiến tranh xâm lược.

Do đó, hiện nay, TAHSQT đang điều tra trên lãnh thổ Ukraine và có thể ra lệnh bắt giữ Putin.

Trách nhiệm

Ai có trách nhiệm trong cuộc tấn công Ukraine, Nga hay Putin? Theo luật nhân đạo quốc tế và Quy chế Rome, chỉ những cá nhân mới có thể bị truy tố và kết án là tội phạm chiến tranh; do đó, pháp nhân hay nhà nước không bị.

Về thủ tục truy tố, vấn đề quy trách nhiệm được mang ra thảo luận và thủ tục cũng cần phải làm rõ. Các vị chỉ huy quân sự và chính trị gia, những người không liên quan trực tiếp đến tội ác chiến tranh, có thể bị quy kết về mặt pháp lý, thông qua trách nhiệm của cấp trên mà họ công nhận. Điều này không chỉ áp dụng nếu các thượng cấp ra lệnh thi hành những tội ác này, mà còn cho giới chức biết về lệnh hoặc đang ở một vị trí mà họ có thể biết và không phản ứng.

Do đó, thủ phạm sẽ bị đưa ra tòa chỉ có thể là những người thừa hành cấp thấp, nghĩa là, công lý không được thực thi đúng mức. Nhưng các mệnh lệnh cụ thể trong chiến cuộc Ukraine đến trực tiếp từ Điện Kremlin. Do đó, Tòa phải truy nguyên đến tận cùng nguồn gốc của mệnh lệnh gây ra tội ác để chung quyết.

Con chim lạ: Nguyễn Vinh Hiển – Hoàng Khởi Phong

Chu Sơn

1-11-2019

Nhà văn, nhà thơ Hoàng Khởi Phong. Ảnh: Trương Thị Thịnh vẽ

Sau thời gian một tháng bị tạm giam – thẩm vấn tại ty cảnh sát Tuyên Đức (Đà Lạt) tôi được đưa qua đồn quân cảnh Đà Lạt để truy tố tội đào ngũ. Khoảng 3 giờ chiều một ngày đầu tháng 12. 1974, đồn quân cảnh Đà Lạt làm các thủ tục tiếp nhận tôi. Thẩm vấn tôi là một trung sĩ, anh ta hỏi tên tuổi, nghề nghiệp để ghi hồ sơ.

Khi nghe tôi khai là nhà báo, anh ta quay qua người chuẩn úy ngồi bên cạnh nói: “Chỉ huy trưởng của mình cũng là nhà báo”. Tôi hỏi: “Chỉ huy trưởng của các anh tên gì”? Người chuẩn úy nói: “Ông ấy tên là Nguyễn Vinh Hiển, làm thơ ký tên Hoàng Khởi Phong. Tôi nói: “Cho tôi gặp chỉ huy trưởng của các anh”. Người chuẩn úy nói: “Ông ấy đã đi ra ngoài”.

Tình hình Ukraine ngày thứ 392

Phan Châu Thành

23-3-2023

1. Tổng thống Ukrainza Zelensky đã có chuyến thăm bất ngờ tới Konstiantynivka gần Bakhmut, cách mặt trận chưa đầy 10km, để tìm hiểu thực tế chiến trường và trao huân chương cho những người lính đang anh dũng bảo vệ thành phố này:

Tình hình Ukraine ngày 258

Phan Châu Thành

9-11-2022

1. Đài Châu Á Tự Do (Radio Free Asia) thông báo rằng Bắc Triều Tiên đang may trang phục mùa đông cho quân đội Nga bằng nguyên liệu mà Nga chuyển tới.

Bao giờ nước mắt có thể “Lay lòng gỗ đá”

Huy Đức

25-4-2020

Hai bức ảnh chụp cách nhau 13 năm, đều nói về ngày đoàn tụ của hai người tù, hai người cùng một mẹ Việt Nam, nhưng từng bị đặt ở hai bên chiến tuyến.

Nguyễn Thị Thái Hòa, nhân chứng sống trong đợt thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế

LTS: Nhân dịp ông Hoàng Phủ Ngọc Tường cho phổ biến bài viết “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn“, xin được đăng lại bài viết của bà Nguyễn Thị Thái Hòa, là một nhân chứng sống trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân, kể về vai trò của Hoàng Phủ Ngọc Phan, em trai của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài viết này đã được phổ biến trên mạng năm 2012, nhưng có lẽ nhiều người dân trong nước chưa được đọc qua.

_____

Nguyễn Thị Thái Hòa

Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau tết Mậu Thân, như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung, thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại VN không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng Cộng Sản, và bè lũ tay sai khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v…

Chiến tranh Việt Nam vẫn chưa kết thúc?

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

30-9-2017

Hai phụ nữ Việt Nam tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa hôm 29/4/1975. Ảnh: AFP

“Chưa kết thúc” (unfinished business) không phải là chữ của tôi mà là của đạo diễn phim này. Một số bạn bè bảo tôi bình luận về phim “The Vietnam War” (Ken Burns & Lynn Novik, PBS, Sept 2017). Khó quá vì tôi đã xem hết đâu mà dám bình luận. Ở Việt Nam làm sao xem được PBS. Dù có trong tay trọn bộ 10 tập phim (dài 18 giờ) thì cũng phải mất vài ngày mới xem hết. Vì vậy đành phải xem lướt qua một lượt (fast forward) để có khái niệm, chỉ dừng lại xem đoạn nào cần thiết, như đọc lướt (skim-reading) một cuốn sách quá dầy. Thứ nhất, phim này dài quá, dù có kiên trì xem hết thì cũng dễ bội thực. Thứ hai, mới xem qua một lượt đã có cảm tưởng “Déjà Vu” nên cũng mất hứng thú. Thứ ba, tôi tò mò muốn lắng nghe xem các bên bình luận thế nào (tuy không biết các vị đó đã xem hết chưa). Vì vậy, bài viết này đơn giản chỉ là một số ấn tượng chung ban đầu, chứ không phải bình luận chi tiết.

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 66 (30-04-2022)

Phan Châu Thành

1-5-2022

1. Theo The Telegraph, do tình hình chiến sự ngày càng bất lợi, ngày 09-05-2022, thay vì tổ chức buổi lễ ăn mừng chiến thắng, tổng thống Nga Putin sẽ chính thức tuyên bố chiến tranh với Ukraina, chứ không còn là “chiến dịch đặc biệt” như hiện nay. Điều này cho phép ông ta được tổng động viên toàn quốc để có thêm rất nhiều lính ném vào cuộc chiến, được chính thức yêu cầu các nước đồng minh như Belarus tham chiến, đồng thời khi đó, những quốc gia nào cung cấp vũ khí, hỗ trợ cho phía Ukraina cũng có nghĩa là sẽ tuyên chiến với Nga, đẩy cuộc chiến tranh lên một tầm mới, khốc liệt hơn.

Tôi yêu nước Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi phải nói lên sự thật về nước Mỹ (Phần 1)

TIME

Tác giả: Nguyễn Thanh Việt

Dịch giả: Mai V. Phạm

15-11-2018

LTS: Nhà văn Nguyễn Thanh Việt, sinh năm 1971, là người Mỹ gốc Việt. Ông hiện là phó giáo sư tại Đại học USC. Ông được nhiều người Mỹ biết đến qua tiểu thuyết đầu tay “The Sympathizer”, đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có giải Pulizer năm 2016.

Mới đây, ông Việt có bài viết đăng trên tạp chí TIME của Mỹ, có tựa đề: “Tôi yêu nước Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi phải nói lên sự thật về nước Mỹ”. Chúng tôi xin được dịch và giới thiệu cùng quý độc giả. Bài viết khá dài, xin được chia làm hai phần, dưới đây là phần đầu bài dịch.

Ukraine cho phép người dân băng qua sông Dnieper đầy nguy hiểm để chạy trốn khỏi vùng Nga chiếm đóng (Phần 1)

Washington Post

Tác giả: Samantha SchmidtSerhii Korolchuk

Cù Tuấn, dịch

6-12-2022

Dmytro Fomin, 54 tuổi, người lái thuyền máy, đứng gần dãy thuyền đậu trên sông Dnepr. Ảnh: AP

KHERSON, Ukraine – Hàng chục người đã gọi điện cho Dmytro Fomin trong vài tuần qua, cầu xin ông đưa họ qua sông Dnepr.

Nguyên nhân chiến tranh

Trương Nhân Tuấn

23-2-2021

Phía TQ đưa nhiều lý do để biện hộ cho cuộc chiến biên giới tháng Hai năm 1979.

Phóng sự Ukraine: Tuổi thiếu niên bị đánh cắp

New York Times

Cù Tuấn, dịch

20-5-2023

Denys, trái, và Mykyta đi ngang qua một tòa nhà chung cư bị hư hại do đạn pháo khi bạn bè của họ đi theo họ ở Sloviansk. Ảnh trên mạng

Tóm tắt: Tại một thành phố bị tàn phá của Ukraine, chiến tranh đã cướp đi những trải nghiệm bình thường của cuộc sống tuổi thiếu niên. Các thanh thiếu niên chủ yếu sử dụng sự hài hước để đối phó với sự khốc liệt của cuộc chiến xung quanh họ.

Taliban chiến thắng “đế quốc Mỹ”?

Nguyên Đại

16-8-2021

Các chiến binh Taliban đứng trên một chiếc xe dọc theo vệ đường ở Kandahar vào ngày 13/8/2021. Nguồn: AFP

Hôm nay các chiến binh Taliban đã chiếm thủ đô Kabul của Afghanistan, chấm dứt cuộc chiến tranh với liên quân do Mỹ lãnh đạo ở đây sau 20 năm, kể từ khi hai tòa tháp đôi ở New York bị nổ sập vào ngày 11/9/2001.

Bằng chứng cho thấy quan điểm xét lại với Trung Quốc?

BTV Tiếng Dân

12-8-2020

Người xem truyền hình Việt Nam khá bất ngờ khi tối qua, 11/8/2020, VTV cho phát đoạn phim tài liệu của Truyền hình báo Nhân Dân về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc với quân Trung Quốc xâm lược.

Matxcơva tuyên bố vụ nổ UAV tại Điện Kremlin là một nỗ lực nhằm ám sát Putin

New York Times

Cù Tuấn, biên dịch

Tóm tắt: Nga cho biết Ukraine đã phát động một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, mà Kyiv kịch liệt phủ nhận, cáo buộc Nga tự tạo ra một cái cớ để leo thang chiến tranh.

Người anh hùng đánh Tàu hy sinh ở Vị Xuyên: “Chỉ còn mối tình mang theo…”

Lê Đức Dục

18-2-2021

Ảnh: VTV

“Khi đó bị thương mình cứ bò đi , chung quanh toàn mỏm đá, mình chỉ mong tìm được một vạt đất bằng phẳng để nằm chết cho thoải mái. Khi tìm được chỗ bằng phẳng rồi mình lại ước có đồng đội bên cạnh, để mình chết thì có hơi ấm của đồng đội bên mình, có đồng đội vuốt mắt cho mình…”

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 68 (2-5-2022)

Phan Châu Thành

3-5-2022

1. Theo tin từ tình báo Anh, từ đầu cuộc chiến, Nga đã sử dụng 120 nhóm chiến thuật cấp tiểu đoàn, tức là khoảng 65% toàn bộ quân lực của họ. Trong 68 ngày qua, hơn ¼ số đó không còn sức để chiến đấu, đặc biệt là lính dù của Nga thì tổn thất nhiều đến mức sẽ phải mất nhiều năm để bổ sung lại lực lượng như trước chiến tranh.

Thịnh vượng – từ khóa của kỷ nguyên mới?

FB Nguyễn Đắc Kiên

28-4-2018

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đứng bên tảng đá có khắc dòng chữ: “Chúng tôi vun trồng hòa bình và thịnh vượng”. Ảnh: AFP

“Những người du khách Mỹ hồng hào no ấm y phục xứ lạnh dày nặng sặc sỡ đi về từ mười năm nay ở phi trường Minneapolis, tiểu bang Minnesota, lâu lâu một lần, lại nhìn thấy đơn độc khác lạ một cặp vợ chồng Á châu như họ, cũng tới phi trường đợi chờ một giờ máy bay cất cánh.”

“Quê quán họ ở Á châu, đúng vậy, nhưng đường về nghìn trùng cách biệt, dấu chân phiêu dạt chưa biết ngày nào trở lại được với bến bờ quê cũ. Đó là một cặp vợ chồng nhà văn. Một cặp vợ chồng nhà văn Việt Nam tha hương, từ bảy mùa tuyết, đã định cư yên ổn ở Vạn Hồ.”*

Về một bài báo trên VnExpress gây hiểu lầm ủng hộ Trung Quốc, phê phán Ấn Độ

Nguyễn Ngọc Chu

17-6-2020

Khu vực biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: NYT

Không chỉ giật mình, mà phẫn nộ với bài báo có tiêu đề “Trung Quốc tố Ấn Độ vượt biên, tấn công binh lính” đăng trên Vnexpress ngay 16/6/2020.

1. TRUNG QUỐC “TỐ” NHƯ THẾ NÀO?

“Trung Quốc tố Việt Nam vượt biên tấn công Trung Quốc nên Trung Quốc buộc phải phản kích tự vệ bằng 60 vạn quân trên toàn tuyến biên giới Việt -Trung hơn 1200 km vào ngày 17/2/1979”.

Tình hình Ukraine ngày thứ 689

Phan Châu Thành

13-1-2024

1. Trên chiến trường, các cuộc tấn công của Nga trên mặt trận phía đông xung quanh Kupyansk đều đã giảm hẳn và không có động lực như trước. Cùng với drone và các hệ thống trinh sát đang có, phía Ukraina thường xuyên phát hiện ra các cuộc tấn công của Nga từ khá sớm và có những ứng phó cụ thể. Phim dưới đây cho thấy một cuộc tấn công của Nga bị bẻ gãy ngay từ trong trứng nước với sự hỗ trợ của đạn chùm do Mỹ viện trợ, ngay từ khi quân Nga còn đang cách xa các vị trí của phía Ukraina. Sau khi những xe dẫn đầu trúng đạn, quân lính Nga hoảng hốt, mất phương hướng và mạnh ai nấy chạy.

Phẩm cách quốc dân

Thái Hạo

16-2-2023

Cách đây 2 ngày (14/2) 35 công dân Hàn Quốc, gồm thường dân, luật sư, nhà nghiên cứu chiến tranh Việt Nam, nhiếp ảnh gia, đã tham dự một lễ tưởng niệm đặc biệt trên đất Quảng Nam. Họ đến để làm gì vậy?

Tình hình Ukraine ngày thứ 203

Phan Châu Thành

15-9-2022

1. Theo Viện nghiên cứu chiến tranh ISW, lần đầu tiên từ ngày 24-02-2022 khi bắt đầu xâm lược Ukraina, chính phủ Nga mới công khai công nhận thất bại trên chiến trường (Kharkiv):

Sự thật là sự thật, lịch sử là lịch sử, không thể chối cãi nổi

Phan Châu Thành

10-5-2022

Một trong những lý do rất buồn cười của nhiều người là: “Hồng quân Liên Xô chiến thắng phát xít, phải mang ơn họ”, hoặc là các bạn hoàn toàn không tìm hiểu lịch sử, hoặc cố tình không hiểu, nhưng: