Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân 1968 (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

13-2-2024

Tiếp theo kỳ 1

Như thường lệ, đón xuân Mậu Thân 1968, với trọng trách chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quốc gia ở miền Bắc (còn nửa kia là miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, cũng là một nước độc lập tự chủ, có tên Việt Nam Cộng hòa), cụ Hồ lại chúc tết. Như đã nói, ông cụ chúc tết bằng thơ, dù thơ không hay. Cần gì hay, cốt yếu là truyền đạt được mệnh lệnh, mục đích, chỉ tiêu để dân chúng, chiến sĩ thực hiện. Hầu như bài nào cũng vậy.

Cho tới nay, cụ qua đời đã gần 55 năm nhưng chưa thấy nghiên cứu sinh nào làm luận án tiến sĩ về thơ chúc tết của cụ Hồ, tinh dững lạc sang đề tài cầu lông, bóng bàn, hoạt động của hội phụ nữ… Tôi mà là giám đốc học viện quốc gia nào đó, tôi cho 5 – 7 người đồng loạt làm đề tài này luôn, đặc cách thành công luôn, khỏi cần người hướng dẫn, tổ chức bảo vệ.

Bài thơ chúc tết Mậu Thân 1968 như sau: “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua/ Thắng trận tin vui khắp nước nhà/ Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ/ Tiến lên!/Toàn thắng ắt về ta”.

Bài này đã được khá nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, phát hát trên đài suốt ngày, khí thế lắm. Hai bài còn lại trong nhóm ba bài cuối đời của ông cụ cũng có số phận sôi động như vậy. Bài Tết Đinh Mùi 1967 là: “Xuân về xin có một bài ca/ Gửi chúc đồng bào cả nước ta/ Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi/ Tin mừng thắng trận nở như hoa”.

Bài Tết Kỷ Dậu 1969 là một trong ba bài viết theo thể lục bát (Hai bài kia là Tân Mão 1951, Giáp Thìn 1964), và cũng là bài cuối cùng, chấm dứt sự nghiệp thơ chúc tết của tác giả: “Năm qua thắng lợi vẻ vang/ Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to/ Vì độc lập, vì tự do/ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào/ Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào/ Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn”.

Điều dễ thấy nhất ở những bài thơ chúc tết này là hầu hết đều có nội dung đánh nhau, hiếu chiến, sát khí, đánh thế này, đánh thế kia, kẻ thù này, kẻ thù nọ; thắng và thắng, chúc tết nhưng hầu như không nhắc gì tới người lao động, tới hoạt động lao động sản xuất.

Chính ông cụ là người gọi chính quyền Việt Nam Cộng hòa là “ngụy”, cho nên sau này có những đề nghị phải bỏ từ “ngụy” ấy đi, tôi nói thật, bỏ thế nào được, không ai dám bỏ dù rất cần bỏ, ngoại trừ có Gorbachov Việt. Sự hòa hợp hòa giải nhiều khi vướng phải những thứ rất vớ vẩn.

Thông thường, người ta làm thơ khi tức cảnh sinh tình, hoặc trong hoàn cảnh cụ thể tạo sự rung động, cảm xúc (thời trước các nhà thơ gọi cái ấy là “yên sĩ phi lý thuần” – cảm xúc, cảm hứng sáng tạo) thì sinh thơ. Nhưng cụ Hồ làm thơ theo đơn đặt hàng của tổ chức. Bài thơ chúc tết Mậu Thân 1968 là rõ nhất. Có lẽ cụ viết vào lúc gần cuối năm 1967, hoặc đầu năm 1968, lúc vẫn còn năm cũ Đinh Mùi nhưng chưa sát Tết. Viết xong thì Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức thu âm để phát trong đêm giao thừa. Hồi ấy chưa có đài truyền hình. Tại sao vậy?

Theo lời kể của ông Vũ Kỳ, người giúp việc thân tín của cụ Hồ, nửa năm sau của năm 1967 có nhiều biến động về nội bộ. Trung ương liên tục đưa ông Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để… chữa bệnh. Tháng 9, họ đưa ông sang Bắc Kinh, ở mãi tới đó, tới gần cuối tháng 12 mới chở về. Cụ chưa nóng chỗ ở nhà sàn, đầu tháng 1.1968, tức khi ấy đã đầu tháng chạp, trước Tết Nguyên đán Mậu Thân một tháng, họ lại đưa sang Bắc Kinh.

Cụ trùm sang đó, đàn em ở nhà muốn làm gì thì làm, không cần phải xin ý kiến ý cò, tha hồ họp bàn chuyện đại sự quốc gia. Ông Vũ Kỳ đã kể khá chi tiết chuyện này trên báo quốc doanh. Thơ chúc tết thì cụ đã làm sẵn rồi, chỉ việc phát đúng thời điểm thôi.

Điều khác duy nhất của bài thơ Tết Mậu Thân 1968 so với những bài còn lại, là nó được dùng làm hiệu lệnh tiến công, tổng tiến công trên toàn miền Nam, sau này được gọi bằng cái tên “Tổng tấn công xuân Mậu Thân”.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Cũng chưa thấy nghiên cứu sinh nào làm luận án về bản hùng văn “Địa chủ ác ghê” tố cáo tội ác của bà Nguyễn Thị Năm, người đã đổ tiền đổ của ra ủng hộ Việt Minh.

    • Theo Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, chắc vì Chả Biết ai là tác giả nên gây khó khăn cho nghiên cứu, tớ đoán vậy

  2. Ngụy mà không ngụy, lại làm vẻ vang cho lịch sử dân tộc và dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào về tinh thần chống giặc xâm lược phương Bắc. Chỉ mỗi sử gia Trần Trong Kim, trong Việt Nam sử lược, ở bài “Chính thống và ngụy triều”, ông đã gọi chế độ nhà Nguyễn là “chính thống”, còn triều đại Tây Sơn, ông gọi là ngụy triều.
    Sau này, chẳng ai thèm nghe ông cả. Trái lại, vua Gia Long còn bị nhiều người chê là người cõng rắn cắn gà nhà ( chỉ có mấy nhà “Huế học” là ca ngợi hết lời ) .

  3. Cho tới nay, cụ qua đời đã gần 55 năm nhưng chưa thấy nghiên cứu sinh nào làm luận án tiến sĩ về thơ chúc tết của cụ Hồ, tinh dững lạc sang đề tài cầu lông, bóng bàn, hoạt động của hội phụ nữ… Tôi mà là giám đốc học viện quốc gia nào đó, tôi cho 5 – 7 người đồng loạt làm đề tài này luôn, đặc cách thành công luôn, khỏi cần người hướng dẫn, tổ chức bảo vệ.

    ĐM bọn bbt Tiếng Dân !!

    Tụi bay cũng là bàn tay nối dài ra hải ngoại TUYÊN TRUY ỀN VỤ THẢM SÁT Tết Mậu Thân do thằng HỒ CHÍ MEO nay được thằng siêu vi trun..g c..uốc nguyễn thông xào lại

    ĐM bọn bbt Tiếng Dân !!

    ĐM bọn bbt Tiếng Dân !!

    ĐM bọn bbt Tiếng Dân !!

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    • Trên đời này sao lại có những kẻ dốt mà lại thích nói như thế. Ông Nguyễn Thông viết mỉa mai ai cũng thấy, chỉ có ông đọc không hiểu, rồi cắm đầu chửi người ta. ĐM, khùng thì cũng khùng vừa thôi ông à.

      • Rất đúng . Nguyễn Thông dùng phép ẩn dụ mang tên Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, trí thức PAP nàm thao mà hiểu được .

        Chiện khùng vừa hay không vừa thì không thể nào nói được bác ạ . Chỉ nên khuyên ổng nên uống thuốc đều đặn thui

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây