Quỷ Trung Cộng

Đoàn Bảo Châu

6-4-2020

Dần dần thế giới sẽ nhận rõ bản chất bẩn thỉu, đầy mưu mô của Trung Cộng. Với tham vọng bá chủ toàn cầu, Trung Cộng đã và sẽ không từ một thủ đoạn hèn hạ và ác độc nào để làm được điều ấy.

Dịch từ ‘High Seas’ trong Tuyên bố lãnh hải 1958 của Trung Quốc như thế nào?

Phan Văn Song

25-4-2020

Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và quân sự hóa. Ảnh: Nhân Dân Nhật Báo

Trong trận chiến công hàm sau vụ Malaysia nộp hồ sơ về thềm lục địa mở rộng cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa (UBRGTLĐ) LHQ 12/12/2019, ngày 17/4 vừa qua Trung Quốc đã gởi công hàm phản bác lại Công hàm phản bác của VN, trong đó có đưa ra luận điểm về việc đã từng công nhận HS, TS là của Trung Quốc như ‘Công hàm’ Phạm Văn Đồng năm 1958. Công hàm Phạm Văn Đồng bày tỏ ủng hộ tuyên bố lãnh hải ngày 4/9/1958 của Trung Quốc mà trong tuyên bố này có nêu rõ phạm vi áp dụng bao gồm cả HS và TS.

Mục đích che giấu các cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Chu

7-7-2020

1. Việc Trung Quốc cùng lúc tập trận trên các biển Hoàng Hải, Đông Hải, Nam Hải (theo cách gọi của Trung Quốc) trong căng thẳng xung đột biên giới với Ấn Độ đặt ra nhiều điều phải suy nghĩ nghiêm túc về chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc.

Tòa Đại sứ Mỹ và tấm bản đồ Việt Nam

Trương Nhân Tuấn

19-9-2020

Bản đồ Việt Nam mà Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đăng tải trên trang Facebook chính thức có hình ảnh các đảo của Hoàng Sa và Trường Sa. Nguồn: FB US Embassy in Hanoi

Vụ Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội hôm 9 tháng chín đăng bài báo kỷ niệm 25 năm ngày quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt trong đó đính kèm bản đồ Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chưa đến tuần lễ sau thì bài viết và bản đồ vẫn còn nhưng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị gỡ xuống. Báo chí Việt Nam bàn luận sôi nổi chung quanh sự việc này.

Hải quân Đức sẽ gửi tàu chiến đến biển Đông vào mùa hè năm nay

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

3-3-2021

Tàu khu trục của Đức mang tên Hamburg. Ảnh trên mạng

Hôm thứ Ba ngày 3 tháng 4, các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Liên bang Đức và Bộ Quốc phòng Đức, cho biết rằng Hải quân Đức sẽ gửi một tàu khu trục đến khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương vào mùa hè năm nay.

Điểm nóng lệch từ Biển Đông lên Đài Loan và Đông Bắc Á?

Jackhammer Nguyễn

17-4-2021

Nguyên thủ nước ngoài đầu tiên mà tổng thống Mỹ Joseph Biden đón tiếp tại tòa Bạch Ốc là thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, ngày 16/4/2021. Quốc gia đầu tiên mà thủ tướng Suga công du sau khi lên cầm quyền là Việt Nam, ngày 18/10/2020.

Chuyện “lạ mà quen” nhân chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris

Tản văn của Trần Hưng Đạo

25-8-2021

Không lực số 2 của Mỹ chở bà Kamala Harris đêm qua đã lăn bánh đáp xuống sân bân bay quốc tế Nội Bài lúc 22h35’. Cho đến trưa nay 25/8 (giờ Hà Nội), có biết bao chuyện “lạ mà quen” xung quanh chuyến công du đầu tiên của Phó Tổng thống Hoa Kỳ tại Việt Nam. Có lẽ khi về đến Washington, bà Kalama Harris và người Mỹ vẫn đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác, mà không hiểu nổi cái văn hoá chính trị của xứ sở này: “Văn hoá” của sự không minh bạch hay sự không minh bạch của văn hoá?

Cơ hội quan sát năng lực thực tiễn của PLA

Mick Ryan

Nguyễn Tiêu Quốc Đạt, dịch

4-8-2022

Hành vi gây hấn của Trung Quốc, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và Chiến khu Đông bộ, như thể hiện trong hình ảnh này, sẽ cung cấp những hiểu biết có giá trị về tư duy và năng lực quân sự của Trung Quốc trong những ngày tới.

Gót chân Asin

Nguyễn Thông

10-6-2023

Nghe các ông bà người phát ngôn phát mãi một bài học thuộc lòng, cứ chán ặt ra.

Nói thế để Trung cộng nó sợ chăng? Không bao giờ, thậm chí nó càng coi thường. Nó thừa biết đấy chỉ là tiếng nói của một cá nhân không có quyền hành gì, cao lắm là của Bộ Ngoại giao, chứ không phải của nhà nước hoặc cấp cao hơn.

Vụ Gạc Ma: Con tàu HQ-505 ủi bãi để giữ đảo Cô Lin giờ ở nơi đâu?

Lê Đức Dục

14-3-2024

Tàu HQ 505. Ảnh: Lê Đức Dục/ tư liệu

Trong trận Gạc Ma, hai tàu HQ-604 và HQ-605 bị chìm nhưng thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã cho HQ-505 ủi bãi lên đảo Cô Lin, nhờ đó chúng ta đã giữ được Cô Lin đến hôm nay.

Thế tiến thoái lưỡng nan của CSVN

FB Nguyễn Anh Tuấn

24-7-2017

Trong bối cảnh hội nhập hôm nay, bất luận lực lượng nào nắm quyền thì hướng phát triển của Việt Nam vẫn là hướng biển, tức hướng Đông. Ngay cả Chiến lược Kinh tế Biển của đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định tới năm 2020 kinh tế biển sẽ góp hơn 50% GDP cả nước, và con số này còn tăng lên nữa theo thời gian.

Trong khi đó, hướng bành trướng chính của Trung Quốc, ngày nào nó còn là một đế chế như hiện nay, vẫn luôn là hướng Nam, nhằm khống chế tuyến giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất đi qua nơi đây.

Trung Quốc tập trận rầm rộ ở Biển Đông

LTS: Cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc diễn ra đúng một tuần, kể từ ngày 29/8 đến 4/9, trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chỗ gần nhất cách bờ biển Đà Nẵng chỉ 75 hải lý!

Nhưng bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối hôm qua, chỉ phản đối các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ, nhưng cuộc tập đó đã kết thúc… 8 ngày trước (TQ tập trận ở Vịnh Bắc Bộ từ ngày 1/8 đến 23/8). Cuộc tập trận của TQ ở Vịnh Bắc Bộ, có chỗ cách bờ biển Móng Cái 50 km, tức 27 hải lý!

Có lẽ khi TQ tập trận ngay trước sân nhà Việt Nam suốt gần một tháng qua nhưng không nhận được bất kỳ phản đối nào, nên Trung Quốc tiếp tục tập trận ngay sát cửa nhà Việt Nam, cách bờ biển Đà Nẵng 75 hải lý, thử xem phản ứng của Việt Nam ra sao.

Cuộc tập trận đã diễn ra 4 ngày, từ ngày 29/8 đến nay, nhưng vẫn chưa nghe lãnh đạo đảng, nhà nước, hay Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối. Hiện chỉ thấy báo Thanh Niên đưa tin này.

_____

Thanh Niên

1-9-2017

Lược đồ vị trí tập trận của Trung Quốc từ 29.8 – 4.9 Đồ họa: S.D

Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước này tiến hành diễn tập quân sự liên tục trong 6 ngày, từ 29.8 – 4.9 tại một khu vực rộng lớn trong vùng biển VN.

Cựu đại sứ: ‘Việt Nam bị TQ bao vây chiến lược, phải tập hợp lực lượng’

VOA

An Tôn

24-10-2017

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế. Ảnh: VTC

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 24/10 với An Tôn của VOA rằng Trung Quốc đã và đang có những động thái không khác gì bao vây Việt Nam. Và vì vậy, Việt Nam phải có đối sách.

Là người từng nắm các nhiệm kỳ đại sứ Việt Nam ở 5 quốc gia, Tiến sĩ Trường nêu ra nhận định về những điều Việt Nam có thể làm trong bối cảnh đang hình thành “tứ giác kim cương” gồm Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ có mục đích bảo đảm hòa bình, thịnh vượng, tự do hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, còn gọi là vòng cung Ấn-Thái.

Thời Trump, Việt Nam ít chắc chắn khi đặt cược vào quan hệ với Mỹ

Viet-Studies

Tác giả: Joshua Kurlantzick

Dịch giả: Huỳnh Hoa

29-1-2018

Bộ trưởng QPVN Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng QP Mỹ J.Mattis tại Hà Nội hôm 25/1/2018. Ảnh: AP.

Trong 5 năm qua, không quốc gia Đông Nam Á nào thách thức các tham vọng chiến lược của Trung Quốc ở khu vực này quyết liệt hơn Việt Nam. Đã nhiều lần chống lại những mục tiêu của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam đã thử cho phép các công ty thăm dò dầu khí nước ngoài hoạt động tại các vùng biển tranh chấp. Và giống như Trung Quốc, Việt Nam cũng bồi đắp những đảo đá ngầm, đảo nhỏ và bãi cát mà họ chiếm đóng, lắp đặt các thiết bị dù ở quy mô nhỏ hơn [Trung Quốc] nhiều lần. Đôi lúc, Việt Nam cố gắng làm việc với các nước láng giềng, chẳng hạn với Philippines dưới thời cựu tổng thống Benigno Aquino III, để nêu bật những gì mà Việt Nam coi là hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Bàn một chút về đường chữ U 1951

Song Phan

26-4-2018

Mấy ngày nay trên các báo và trên net xôn xao vụ nhóm nghiên cứu Danling Tang (Đường Đan Linh), Yupeng Liu (Lưu Vũ Bằng), Xiaoguang Hao (Hác Hiểu Quang), Changxia Wu (Ngô Thường Hà), Sufen Wang (Vương Tố Phân ) và Yuwei Yin (Ân Vũ Uy) công bố bản đồ lưỡi bò liền nét mà họ cho là có thể giúp Tàu đòi chủ quyền ở biển Đông có cơ sở vững chắc và chính xác hơn.

Bản Biển Đông ngày 16/8/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Một báo cáo của chính phủ Philippines mà AP có được cho thấy, trong nửa cuối năm ngoái, máy bay quân sự Philippines đã nhận được cảnh báo của Trung Quốc qua radio ít nhất 46 lần trong khi đang bay tuần tra gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Bản tin Biển Đông ngày 20/9/2018

BTV Tiếng Dân

Hợp tác quân sự

VTC News dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Canada, cho biết, tàu HMCS Calgary dẫn đầu là trung tá Blair Sattel cùng đoàn thuỷ thủ 230 thành viên, dự định sẽ tới thăm cảng Đà Nẵng từ ngày 26-30/9. Lịch trình chuyến thăm này gồm nhiều sự kiện nhằm hỗ trợ sứ mệnh xây dựng và củng cố quan hệ quốc tế. 

Suy ngẫm về trường hợp Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ ra khỏi đảng CSVN

FB Trần Kiêm Đoàn

9-3-2019

Sáng nay, được tin TS. Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ ra khỏi Đảng, chúng tôi không ngạc nhiên chút nào. Đây chỉ là vấn đề thời gian trước hay sau, nhanh hay chậm mà thôi.

Trung Quốc – Ngoài biển vs trong này!

Ngô Nguyệt Hữu

19-7-2019

Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên“, cuối cùng thì Bộ Ngoại giao đã lên tiếng, chỉ đích danh Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.

Vượt qua mọi chống phá của Trung Quốc

Nguyễn Quang Bô

31-7-2019

Sơ đồ mạng lưới tuyến khảo sát địa chấn xác định ranh giới ngoài TLĐ Việt Nam CSL-07. Ảnh: FB tác giả

VƯỢT QUA MỌI CHỐNG PHÁ CỦA TRUNG QUỐC, DẦU KHÍ CHÚNG TÔI ĐÃ HOÀN THÀNH PHƯƠNG ÁN THU NỔ ĐỊA CHẤN XÁC ĐỊNH RANH GIỚI NGOÀI TLĐ VIỆT NAM.

Số phận Trường Sa

Trần Trung Đạo

19-8-2019

Giống như Gạc Ma, Vành Khăn, Chữ Thập, sự kiện Tứ Chính chỉ là một điểm nhỏ khác trong tiến trình thực hiện chính sách bành trướng của Tập Cận Bình trên toàn bộ Biển Đông.

Tứ Chính ở đâu? Các lãnh đạo thế giới không bao nhiêu người biết và có biết cũng chưa đáng để họ quan tâm. Quá nhiều việc lớn hơn họ phải lo, phải làm, phải đáp ứng hơn là Tứ Chính.

Phản bác một sai lầm nghiêm trọng, để góp phần bảo vệ chủ quyền

Chu Vĩnh Hải

13-9-2019

Lần đầu tiên tôi cầu khẩn cộng đồng copy mạnh, và share mạnh bài phân tích nhanh của tôi để phản bác một sai lầm nghiêm trọng, để góp phần bảo vệ chủ quyền.

Phải chăng ông Trọng không biết sự thật?

Nguyễn Đình Cống

8-10-2019

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 11. Ảnh: TTXVN

Sau khi đọc bài báo của tôi “Ông Trọng nói tới Biển Đông để làm gì”, một người bạn bình luận: “Có thể ông ấy không biết chuyện gì ở bãi Tư Chính chứ không phải biết rõ mà ngậm miệng”.

Biển Đông, nghị trường và ngư dân

Trần Tuấn

22-10-2019

Những bức ảnh và video clip mà ngư dân Quảng Ngãi vừa ghi được cảnh chiếc tàu ngầm hạt nhân đen trũi khổng lồ treo cờ Trung Quốc đang “kè sát” chiếc tàu cá loại giã cào nhỏ bé của của mình ở Hoàng Sa, mới đây đã xuất hiện trên truyền thông thế giới. Báo chí nước ngoài đang đặt dấu hỏi về động cơ nào khiến tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc “trồi lên” giữa tàu cá Việt Nam ở Biển Đông?

Tin Biển Đông: “Bà con hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước”

BTV Tiếng Dân

30-11-2019

Sáng 29/11, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân có buổi tiếp xúc cử tri ở phường An Hội, quận Ninh Kiều. Trong buổi tiếp xúc, cử tri Cần Thơ lo lắng về tình hình biển Đông, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Một cử tri đặt câu hỏi: “Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam… Vậy Đảng, Nhà nước có chủ trương và biện pháp gì?”

Vài nhận định sơ lược về vụ Hải Dương 8

Đặng Sơn Duân

15-4-2020

Như vậy, đến 17 giờ 45 ngày 15.4 tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng đội tàu hải cảnh hộ tống của Trung Quốc đã đi ra khỏi vùng thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia và đi vào vùng đặc quyền kinh tế Brunei, chuẩn bị đến vùng biển Malaysia với khả năng cao sẽ tiến xuống khu vực cụm bãi cạn Luconia.

Trái chanh Hoàng Duy Hùng đã bị vắt “hết nước”?

Trương Nhân Tuấn

6-5-2020

Hoàng Duy Hùng một lần nữa lên BBC rêu rao là Việt Nam Cộng hòa làm mất Hoàng Sa, đảo Ba Bình cũng như một số đảo khác. Có một điều Hoàng Duy Hùng không (muốn) biết là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng có trách nhiệm như Việt Nam Cộng hòa trong vấn đề bảo vệ đất nước.

Bàn về tuyên bố của Mỹ qua các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Trương Nhân Tuấn

15-7-2020

Tuyên bố của Mỹ về các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông thực chất là việc tái khẳng định sự ủng hộ của quốc gia này đối với phán quyết 12 tháng 7 năm 2016 của tòa PCA (Phi đơn phương kiện Trung Quốc theo phục luc VII UNCLOS với nội dung “giải thích và cách áp dụng Luật Biển”).

“Hoàng Sa chưa có điện”

Trần Trung Đạo

19-1-2021

Ảnh: Gia Hân

Báo Thanh Niên hôm 23-12-2020 đăng một tin mới đọc tưởng là câu nói của diễn viên hài Trần Thành nhưng báo viết sai họ: “Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành cho biết, EVN đã cung cấp điện tới 11/12 huyện đảo của cả nước. Chỉ còn huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) là chưa được EVN cấp điện.”

Đá Ba Đầu thuộc chủ quyền của nước nào?

Trương Nhân Tuấn

24-3-2021

Ảnh: Google

Đây là một thực thể địa lý “lúc chìm lúc nổi”, thuộc nhóm đảo Sinh tồn, thuộc quần đảo Trường Sa.