Tin Biển Đông ngày 23-4-2021

BTV Tiếng Dân

RFA đưa tin: Tàu cá Trung Quốc vào sát bờ đánh bắt khiến ngư dân Việt kêu cứu. Tin cho biết, ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cung cấp 2 đoạn video được quay vào ngày 10/4 cho thấy, hai tàu cá vỏ sắt của TQ đã vào sát bờ biển VN, cách đảo Cát Bà, Hải Phòng chỉ 35 hải lý về phía Nam, để đánh bắt hải sản. Ngư dân ở hiện trường khẳng định, không thấy cảnh sát biển Việt Nam ra bảo vệ bờ biển.

Hải cảnh Trung Quốc hội quân ở Trường Sa

Đặng Sơn Duân

10-9-2021

Trung Quốc dường như đang tập hợp lực lượng hải cảnh ở quần đảo Trường Sa để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu hoặc một chiến dịch nào đó ở phía nam Biển Đông.

Quan hệ Việt – Nga: Việt Nam có tham gia tập trận Vostok 2022?

ĐSK Biển Đông

19-8-2022

Cuộc tập trận quân sự đa quốc gia Vostok do Nga chủ trì sẽ quay trở lại vào năm nay, diễn ra từ ngày 30/8 đến ngày 05/9/2022, trong bối cảnh Nga và Trung Quốc đang nỗ lực chứng minh rằng một “thực tế địa chính trị mới” đã được hình thành mà ở đó “không còn chỗ cho bá quyền của Mỹ.”

Diễn ngôn về Biển Đông: Và điểm dừng nào cho các cuộc tẩy chay?

Nguyễn Quốc Tấn Trung

6-7-2023

– Bức ảnh bên dưới là bản đồ dùng cho mục “Hỗ trợ” (Support) của Công ty điện thoại thông minh Oppo – Trung Quốc.

Đối tác chiến lược Tây Ban Nha đâu rồi?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

26-7-2017

Ông Pedro Argüelles Salaverria, Ngoại trưởng Tây Ban Nha, chịu trách nhiệm về QP, gặp Thứ trưởng BQP Nguyễn Chí Vịnh năm 2013. Nguồn: internet

Vụ Bãi Tư Chính tháng Bảy năm 2017 đã khiến lộ ra một sự thật quá cay đắng: trên trường quốc tế, chính thể Việt Nam chưa bao giờ cô độc đến thế. Một lần nữa, cần nhìn lại toàn cục khung cảnh “đối tác chiến lược” của Việt Nam và liệu chính thể này có tiếp tục kiếm được tiền ở Biển Đông hay không…

Tây Ban Nha đâu rồi?

Mỹ thách thức Trung Quốc bằng nhiều cuộc tuần tra hơn trong các vùng biển tranh chấp

Wall Street Journal

Tác giả: Gordon LuboldJeremy Page

Dịch giả: Trung Nguyễn

1-9-2017

Lịch trình các chiến dịch hải quân đã được thiết lập lần đầu tiên trong nỗ lực nhằm gây áp lực với Bắc Kinh về những tuyên bố chủ quyền lãnh hải của họ.

Máy bay chiến đấu của Mỹ trên tàu sân bay USS Carl Vinson, trong một cuộc tập trận ở Biển Đông hồi tháng 3/2017. Ảnh: Erik De Castro/ Reuters.

Tâm lý chuộng bề ngoài cũng đưa đến mất nước…

FB Trương Nhân Tuấn

5-11-2017

Tôi thấy tâm lý người VN hay chuộng cái “bề ngoài”, cái “tiêu biểu”, cái “hoa hòe cành lá”… của “vấn đề” chớ ít khi chú trọng tới cái “thực chất” của vấn đề chi đó.

Thử xét về phương diện nhà cửa. Các xứ tây phương, Nhật, Đài loan, Hàn…, nói chung là các nước giàu, người ta có thói quen quan tâm “bề trong” hơn là “bề ngoài” của căn nhà.

Các xứ Châu Âu, nhà cửa ở đây phần lớn là cũ kỹ, lâu đời. Những nhà tỉ phú, những chính trị gia, minh tinh tài tử… nổi tiếng phần lớn đều ở trong những ngôi nhà cổ, những lâu đài “cũ kỹ”, xây cất từ vài trăm năm. Nhưng điều này không quan trọng đối với họ. Họ sống sung sướng hay không là cái “tiện nghi” của căn nhà đó chớ đâu phải ở cái “hùng vĩ” của cổng ra vào, hay cái “lấp lánh” do sơn son mạ vàng từ trong ra ngoài? Ở các xứ này, chỉ dân nghèo mới ở trong những “nhà hộp cao tầng”.

Hàng không mẫu hạm Mỹ lần đầu cập bến Việt Nam

FB Trương Nhân Tuấn

4-3-2018

Tàu san bay USS Carl Vinson của Mỹ lần đầu tiên ghé thăm Việt Nam sau năm 1975. Ảnh: internet

Dĩ nhiên chuyện này có ý nghĩa rất lớn, tóm gọn trong câu “thương hải biến vi tang điền”, biển xanh hóa thành ruộng dâu – tang thương – cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. “Kẻ thù” ngày xưa đang được Việt Nam mơ ước trở thành “đồng minh chiến lược”.

Đã qua rồi thời kỳ đầu óc mông muội, trong lòng chất chứa thù hận “còn cái lai quần cũng đánh”, “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung quốc”.

Đại cục bán nước

Phạm Đình Trọng

20-5-2018

Dân gian ta có câu: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa để chỉ hạng người ăn chơi thì giỏi, nói năng bẻm mép thì hay nhưng làm thì dở. Quan chức nhà nước cộng sản Việt Nam không phải chỉ làm dở, làm đâu hỏng đấy mà đến lời nói cũng ngô ngọng, ngớ ngẩn. Mở mồm ra nói là bộc lộ một nền tảng văn hóa thấp kém, một nhân cách hèn mọn, một tư cách công dân thiếu vắng.

Bản Tin Biển Đông ngày 22/8/2018

BTV Tiếng Dân

Đối ngoại – Hợp tác Quốc phòng giữa Việt Nam và các nước

Việt Nam – Hoa Kỳ

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mới đây công bố số liệu về hợp tác an ninh giữa Việt Nam và Mỹ. Báo cáo viết:

Bản tin Biển Đông ngày 25-9-2018

BTV Tiếng Dân

Một số áp lực lên Việt Nam trong đàm phán COC

Bài bình luận của Mark Valencia đến từ Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc, đăng trên ASEAN Today, nói về nguy cơ chia rẽ trong quá trình đàm phán COC, cho thấy những áp lực mà Việt Nam đang đối mặt để bảo vệ yêu sách của mình ở Biển Đông.

Trung Quốc đang sử dụng bẫy nợ để thao túng Biển Đông

Business Insider

Tác giả: Callum Burroughs

Dịch giả: Châu Minh Dũng

30-3-2019

Người dân Philippines biển tình chống Trung Quốc. Nguồn: Dondi Tawatao/Getty

Dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc cùng các khoản cho vay khổng lồ để đầu tư cơ sở hạ tầng [cho Philippines và một số nước ASEAN] đang góp phần làm suy yếu sự phản đối nhắm vào các yêu sách của nước này ở Biển Đông.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ về Biển Đông

BTV Tiếng Dân

20-7-2019

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Morgan Ortagus vừa có tuyên bố với báo giới về “Sự ép buộc của Trung Quốc đối với hoạt động dầu khí ở Biển Đông”. Chúng tôi xin được dịch toàn bộ nội dung tuyên bố này, như sau:

Không lùi bước ở bãi Tư Chính

Nguyễn Ngọc Chu

5-8-2019

Phải khẳng định rằng hiện nay không ai có mưu đồ xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung quốc. Và cũng chưa ai lấy được lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung quốc. Từ đó mà xác định rằng Việt Nam không có kẻ thù nào ngoài Trung quốc.

Biển Đông: Điều này sẽ xảy ra

Nguyễn Huy Cường

21-8-2019

Lẽ ra, tựa đề bài này sẽ là “Điều gì sẽ xảy ra” nhưng tôi nhận thấy, cần phải bộc lộ rõ quan điểm của mình, kể cả sau đó, nó sai, cũng là một trải nghiệm về năng lực dự đoán của tôi. Đây là một dự đoán.

Tin Biển Đông: Trung Quốc vẫn tiếp tục quấy phá ngoài bãi Tư Chính

BTV Tiếng Dân

19-9-2019

Mang tên “Tổ Quốc” nhưng chẳng dám lên tiếng khi Tổ Quốc bị xâm hại

VOV dẫn lời chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm lưu ý, báo cáo kiểm điểm của MTTQ “thiếu vắng phần nói về biển đảo”. Ông Lâm nói thẳng, tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay “không yên ổn và đang khá sôi sục”. Khu vực thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang bị xâm hại, nhưng Mặt trận Tổ Quốc họp hành, báo cáo mà không đề cập tới.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 đột ngột đổi hướng khảo sát

BTV Tiếng Dân

10-10-2019

Tàu Hải Dương 8 đang làm gì sau khi hoàn thành đường khảo sát thứ 6? Sáng nay, ông Phạm Thắng Nam cho biết: “Vào lúc 7.00 pm, chiều hôm qua, 9-10-2019 (giờ VN), HẢI DƯƠNG 8 đang di chuyển theo hướng trỏ đến bờ biển Việt Nam thì đột ngột dừng lại, quay đầu và di chuyển về hướng Đông. Đường di chuyển mới của HẢI DƯƠNG 8 vuông góc với các đường khảo sát cũ (đường 1,2,3,4,5,6)“.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 quay về đảo Hải Nam?

BTV Tiếng Dân

24-10-2019

Sáng nay, Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 21 và đang chạy nhanh lên phía Bắc. Ông Nam cho biết, lúc 21h08’ đêm qua, Hải Dương 8 đã hoàn thành đường khảo sát thứ 21 và “chạy ngược lên phía Bắc với tốc độ rất nhanh, khoảng 13-15 knots (tốc độ di chuyển khi khảo sát chỉ là 5 knots). Hiện nay HD8 vẫn duy trì tốc độ di chuyển này”.

Tin Biển Đông: Tàu hải cảnh Trung Quốc lại xâm phạm lãnh hải Việt Nam

BTV Tiếng Dân

9-1-2020

Vụ xâm phạm của tàu Hải Dương Địa Chất 8, thăm dò trong vùng biển Việt Nam suốt gần 4 tháng ở khu vực bãi Tư Chính, đã chấm dứt hai tháng rưỡi qua, nhưng dường như Trung Quốc đang quay trở lại, thực hiện chiến dịch quấy phá tiếp.

Căng thẳng leo thang trên Biển Đông, trong bối cảnh cả thế giới đang tập trung đối phó với virus Wuhan!

Lê Nguyễn Hương Trà

22-4-2020

Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và xây thành đảo nhân tạo trái phép. Ảnh: internet

Ngày 10/4, Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh cùng 04 tàu chiến hộ tống và 01 tàu hậu cần tiến hành tập trận; Nhật và sau đó là Đài Loan đã phát hiện khi Liêu Ninh băng ngang eo biển Miyako rồi qua eo Bashi vào Biển Đông.

45 đoàn thể ủng hộ cuộc trưng cầu kiện Trung Quốc

27-5-2020

Đã có 45 đoàn thể và hàng trăm ngàn người ký tên ủng hộ cuộc Trưng Cầu Dân Ý kêu gọi Việt Nam kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế với ý đồ xâm chiếm biển Đông, theo Thông cáo Báo chí của sáu hội đoàn hiện đang tổ chức cuộc trưng cầu cho biết.

Rosneft Việt Nam hủy hợp đồng khoan với Noble: ‘Cũng vì sức ép Trung Quốc’

BBC

Mỹ Hằng

17-7-2020

BBC có xác nhận rằng liên doanh Rosneft Việt Nam đã hủy một hợp đồng khoan với Noble Corporation, xuất phát từ sức ép của Trung Quốc.

Noble Corporation và công ty điều hành dầu khí Rosneft Việt Nam hủy hợp đồng khoan đã ký giữa 2 bên.

Rosneft Việt Nam là liên doanh giữa tập đoàn Rosneft của Nga (35%), ONGC (45%) của Ấn Độ, và PetroVietnam – PVN (20%) của phía chủ nhà Việt Nam. Trong liên doanh này, Rosneft làm nhà điều hành và đây là công ty có 50% vốn của Chính phủ Nga.

“Việt Nam – Noble Clyde Boudre: Hợp đồng trước đó đã bị hủy.” Đó là dòng thông báo vỏn vẹn trên webiste riêng của Noble hôm 9/7. Không có thông tin về nguyên nhân cũng như số tiền Việt Nam phải đền bù.

Noble Clyde Boudreaux là giàn khoan treo cờ Liberia, thuộc sở hữu của công ty Noble Corporation, một công ty đăng ký ở Anh, hoạt động ở Cayman Islands. Dàn khoan này tới Vũng Tàu vào tháng 4/2020. Đến tháng Năm, Chính phủ Việt Nam họp cân nhắc triển khai Noble Clyde Boudreaux tại Lô 06-01, nơi tập đoàn Rosneft của Nga đã hoạt động được vài năm.

Nhưng mới nhất, Tập đoàn Noble thông tin rằng hợp đồng giàn khoan Noble Clyde Boudreaux đã bị hủy bỏ.

Lô 06-01 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, tuy nhiên cũng nằm trong khu vực Đường Chín Đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra.

‘Sức ép từ Trung Quốc’

Nguồn tin thân cận với các lãnh đạo ngành dầu khí Việt Nam, ông Nguyễn Lê Minh, thuộc Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, tiết lộ với BBC rằng vụ hủy hợp đồng khoan của Tập đoàn Noble là ‘do sức ép từ Trung Quốc’.

Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Nguyễn Lê Minh, thuộc Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, tiết lộ:

“Không phủ nhận việc Trung Quốc gây sức ép.”

“Đây là giếng khoan thẩm lượng (appraisal well) phía ngoài mỏ Phong Lan Dại, nên nếu để căng thẳng leo thang sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác của mỏ này và các mỏ lân cận trong lô 06.1 như Lan Tây và Lan Đỏ.

“Chưa kể, còn ảnh hưởng đến tình hình khu vực bể Nam Côn Sơn, nơi có tàu cá và tàu bè quốc tế qua lại.

“Vì vậy, sau khi cân nhắc kỹ, Chính phủ thông qua PetroVietnam đã thông báo nhà điều hành Rosneft Việt Nam cho dừng chiến dịch khoan (của Noble Corporation), và dời sang năm sau.”

Về chi phí bồi thường, ông Lê Minh nói ước tính chỉ khoảng ‘mấy triệu đô la’.

“Về mặt kinh tế, tôi muốn đề cập đến 2 ý. Thứ nhất, về chi phí thuê giàn khoan, đương nhiên, phía chủ nhà và Rosneft Việt Nam có ảnh hưởng song không nhiều vì chỉ phải trả cho Noble Corporation chi phí hủy hợp đồng mà thôi, ước tính khoảng mấy triệu USD.

“Thứ hai, về sản lượng khai thác như kế hoạch năm nay, việc dừng giếng khoan thẩm lượng này sẽ không ảnh hưởng gì đến sản lượng khí của lô 06.1 khi các mỏ hiện hữu như Lan Tây, Lan Đỏ đang khai thác ổn định. Cần biết, khí từ Lô 06.1 cung cấp 9% điện năng của Việt Nam và việc bảo đảm các hoạt động xuyên suốt là ưu tiên hàng đầu.

“Về dài hạn, quyền lợi của các đối tác trong liên doanh Rosneft Việt Nam sẽ không ảnh hưởng gì vì hàng năm, có tính đến trượt giá 2%, điều chỉnh tăng trong thời hạn hợp đồng dầu khí còn gần 10 năm nữa.”

Cũng theo ông Nguyễn Lê Minh, về mặt chính trị, ngoại giao và an ninh lãnh hải, Việt Nam “hoàn toàn chủ động”.

“Tôi muốn nhấn mạnh từ chủ động này là vì ngoài Viện hàn lâm khoa học xã hội chuyên tư vấn về chính sách, đường lối đối ngoại cho Chính phủ thì còn Ủy ban biên giới (Bộ ngoại giao), Tổng cục 2 (Bộ quốc phòng) và Cục tình báo Bộ công an, cập nhật tình hình, đánh giá rủi ro rất sát sao để tư vấn cho Chính phủ đưa ra các quyết sách phù hợp với tình hình. Vì vậy, các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư, hải quân, chưa cần phải huy động khi tình hình đang trong tầm kiểm soát.

“Việc gây sức ép lên chiến dịch khoan ở Lô dầu khí 06.1, diễn ra trước thềm đại hội Trung ương Đảng XII, cũng đã được nhận diện và tính đến. Nghĩa là, họ muốn gây sức ép để làm một phép thử về bản lĩnh của các lãnh đạo Việt Nam. Theo đó, họ muốn kéo Việt Nam vào tranh chấp để đi đến đàm phán song phương về các quyền lợi trên biển, mà nếu sa vào, Việt Nam sẽ bất lợi và sa lầy về mặt chính trị.

“Cụ thể là nếu căng thẳng leo thang, hai bên sẽ có các cuộc gặp cấp cao và trước Đại hội Đảng, sẽ ảnh hưởng đến công tác cán bộ và đường lối đối ngoại.

“Trong khi, khu vực Nam Côn Sơn nói riêng và thềm lục địa Việt Nam nói chung, thông qua các hợp đồng dầu khí, không chỉ có quyền lợi của phía chủ nhà mà còn có quyền lợi của các đối tác quốc tế.

“Ngoài ra, ở Biển Đông, ngoài các hoạt động dầu khí, còn có các hoạt động đánh bắt thủy hải sản của các nước trong các vùng đặc quyền kinh tế kinh tế EEZ của mình. Nhìn rộng hơn, nơi đây có nhiều tuyến giao thương, lưu thông hàng hải quan trọng kết nối Châu Âu, Châu Á, Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.”

Hậu quả nghiêm trọng?

Áp lực từ Trung Quốc đã khiến Việt Nam phải xuống nước ít nhất là ba lần, Bill Hayton, nhà báo của BBC News, đồng thời là nhà nghiên cứu Biển Đông, nói với BBC News Tiếng Việt.

Việt Nam đã phải bồi thường cho Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, số tiền 1 tỷ đô la, theo nguồn tin của Bill Hayton.

Và bây giờ cho tập đoàn Noble.

Bill Hayton nói với BBC News Tiếng Việt rằng sẽ chẳng có công ty dầu khí nào ngờ rằng Việt Nam sẽ lại không tiếp tục xuống nước như vậy trước Trung Quốc.

Ngoài mất tiền, hành động này còn gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác về quyền lợi hợp pháp trên Biển Đông và niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam đã tạo ra “một tiền lệ tồi tệ” từ vụ Repsol. Và nay vụ hủy hợp đồng với Noble đã “đóng thêm một chiếc đinh lên cỗ quan tài trong nỗ lực phát triển nguồn trữ lượng khí ở khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam”, GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu Đông Nam Á kỳ cựu nói với BBBC News Tiếng Việt từ Úc.

GS Carl Thayer lo ngại rằng ngành dầu khí Việt Nam không có đủ nguồn lực tài chính để tự mình phát triển tại vùng biển quanh Bãi Tư Chính, trong khi các nhà đầu tư tiềm năng không cảm thấy được khuyến khích bởi các hành động của Việt Nam. “Họ không được đảm bảo sẽ gặt hái được gì nếu đầu tư dài hạn ở Việt Nam”.

“Việt Nam cũng tổn thất vì để mất cơ hội tìm kiếm và phát triển các mỏ khí carbon,” GS Carl Thayer nói.

Nhà báo Bill Hayton thì cho rằng tập đoàn Noble là ‘đòn nghiêm trọng’ giáng vào không chỉ ngành dầu khí Việt Nam mà cả nền kinh tế và cả hệ thống chính phủ Việt Nam.

“Khí đốt từ các hợp đồng khai thác với Repsol và Rosneft sẽ được sử dụng để tạo ra điện cho đất nước. Doanh thu thuế từ các dự án này đóng góp vào ngân sách nhà nước. Nhưng giờ thì Việt Nam sẽ phải tìm nguồn năng lượng mới, phải trả tiền để mua chúng, và chính phủ sẽ mất nguồn thu ngân sách,” Bill Hayton nói.

“Với những diễn biến gần đây, rất khó để các công ty năng lượng khí sẵn sàng mạo hiểm đầu tư vào các khu vực ngoài khơi nơi Trung Quốc có thể phản đối.

Bóng dáng TQ trong mọi quyết định dầu khí của VN ở Biển Đông

GS Carl Thayer cung cấp cho BBC News Tiếng Việt lịch sử can thiệp của Trung Quốc vào các dự án dầu khí của Việt Nam như sau:

– 2012: Việt Nam ban hành Luật Biển. Đáp trả, Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cho thăm dò dầu khí trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), trong đó có vùng biển gần Bãi Tư Chính, và kêu gọi các công ty nước ngoài đấu thầu hợp đồng thăm dò.

– 2017: Việt Nam phải tạm ngưng hoạt động thăm dò khai tác dầu của Repsol (Tây Ban Nha) tại vùng biển gần Bãi Tư Chính sau khi Trung Quốc được cho là đe dọa.

– 2018: Việt Nam chính thức chấm dứt hợp đồng với Repsol.

– 2019: Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 8 tới khảo sát bên trong EEZ của Việt Nam, đồng thời quấy rối giàn khoan dầu Hakuryu-5 (Nhật Bản) và quấy rối các tàu đang tiến hành thăm dò Lô 06- 01 theo hợp đồng của Việt Nam với Rosneft (Nga).

– 2020: Tàu thăm dò Hải Dương 8 của Trung Quốc quay lại EEZ của Việt Nam vào tháng Sáu. Tiếp đó vào tháng Bảy, tàu 5402 của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG) đã vào khu vực mỏ khí Lan Đỏ thuộc Lô 06-01 để theo dõi hoạt động của nhà giàn tại mỏ khí Lan Tây. Bốn ngày sau, có thông báo rằng hợp đồng của Noble Clyde Boudreaux với Việt Nam đã bị hủy bỏ.

Những hành động này của Trung Quốc là nhằm củng cố quan điểm: Bắc Kinh luôn phản đối hoạt động của các công ty nước ngoài tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, GS Carl Thayer cho hay.

Trong Văn bản Đàm phán Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông ASEAN-Trung Quốc tháng 8/2018, Trung Quốc nêu rõ, việc thăm dò và phát triển dầu khí tại vùng biển tranh chấp phải được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia có quyền lợi trên Biển Đông, và sẽ không được chấp nhận nếu hợp tác với các công ty từ các quốc gia ngoài khu vực.

“Nguy cơ cao là Trung Quốc sẽ không buông tha cho Việt Nam và Việt Nam sẽ bị tước nguồn dự trữ năng lượng tiềm năng để thúc đẩy quá trình phục hồi sau COVID-19,” GS Carl Thayer nhận định.

Nhà báo Bill Hayton cũng cho rằng khu vực mà Việt Nam hợp đồng với Noble để khoan thăm dò là khu vực rất rộng lớn, nằm gần các đường ống dẫn khí đã khai thác từ lâu và là vị trí thuận lợi để kéo nguồn đầu tư thương mại. Việt Nam cần nguồn khí ở đây để cung cấp cho nhu cầu năng lượng ngày càng lớn của đất nước.

“Do đó, hẳn phải có lý do nào ghê gớm lắm chính phủ Việt Nam mới bỏ dự án ở đây. Trung Quốc hẳn đã gây ‘áp lực nghiêm trọng’ lên các lãnh đạo Việt Nam, theo Bill Hayton.

Giải pháp nào?

Mỹ mới đây lần đầu tiên chính thức bác bỏ gần như toàn bộ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, và sát cánh cùng các quốc gia có quyền lợi ở khu vực này, như Việt Nam.

Nhưng liệu Mỹ có giúp gì được cụ thể cho Việt Nam không, ví dụ như giúp trong các vụ việc dầu khí với Noble hay Repsol, vẫn còn là câu hỏi lớn.

GS Carl Thayer nhận định rằng cả Mỹ và Việt Nam đều có cùng quan điểm rằng Việt Nam có quyền chủ quyền đối với tài nguyên biển, bao gồm các mỏ khí ở vùng biển gần Bãi Tư Chính thuộc EEZ của Việt Nam. Cả Việt Nam và Mỹ đều phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính.

Thế nhưng, “bài phát biểu ủng hộ Việt Nam của ông Pompeo lại đến quá muộn vì Việt Nam đã đưa ra quyết định của mình rồi,” GS từ Úc nói với BBC News Tiếng Việt.

Thay vì trông chờ Mỹ, GS Carl Thayer chỉ ra rằng Việt Nam cần bắt đầu các cuộc thảo luận ở hai cấp độ.

Thứ nhất, Việt Nam cần thảo luận với các quốc gia có quyền lợi ở Biển Đông về một quan điểm chung trước Trung Quốc. Liên minh này sẽ hỗ trợ quan điểm mới của Mỹ.

Việt Nam cũng cần lên tiếng xem Hoa Kỳ đã chuẩn bị đưa ra hành động cụ thể nào, đơn phương, hay hợp tác với Việt Nam, hay trong một liên minh các cường quốc hàng hải có cùng chí hướng.

Thứ hai, Việt Nam cần thảo luận với Nga để xác định xem Rosneft Việt Nam có sẵn sàng tiếp tục hoạt động ở Việt Nam hay không và nếu có thì Nga có gây áp lực ngoại giao lên Trung Quốc để ngăn chặn hành vi quấy rối của họ trong Lô 06-01 hay không?

Nhưng nhà báo Bill Hayton thì nhận định rằng “Trung Quốc đã thắng và Việt Nam đã thua”. Ông nói:

“Bắc Kinh hiện có quyền phủ quyết đối với sự phát triển dầu khí bên trong Đường Chữ U (Đường Chín Đoạn). Nếu Việt Nam muốn sử dụng các nguồn tài nguyên ngoài khơi này, họ cần có khả năng ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng lực lượng quân sự.”

“Nói cách khác, Việt Nam cần xây dựng khả năng quân sự và thuyết phục Trung Quốc rằng họ sẵn sàng chiến đấu và có thể giành chiến thắng nếu đối đầu trên biển. Nếu không, trò chơi này đã kết thúc rồi.”

Ảnh: BBC

Còn ông Nguyễn Lê Minh nêu quan điểm:

“Về lý thuyết là giống nhưng bản chất khác nhau. Điểm giống nhau là họ luôn gây sức ép bằng việc gửi công hàm ngoại giao đến các nhà điều hành là các tập đoàn, công ty mẹ trước (Repsol và Rosneft). Sau đó, mới leo thang, hạ đặt giàn khoan hoặc gây hấn ở Biển Đông để gây sức ép lên phía Việt Nam.

“Điểm khác nhau là, Repsol là công ty đại chúng và không có vốn của Chính phủ Tây Ban Nha, trong khi Rosneft (công ty có 35% vốn góp ở Rosneft Việt Nam), cũng đã lên sàn giao dịch chứng khoán nhưng có 50% vốn của Chính phủ Nga.

“Vì vậy, đối với lô dầu khí 07/03 (mỏ Cá Rồng Đỏ), sau khi nhận được công hàm phía Trung Quốc, Repsol đã có sự chuẩn bị và ngay khi họ nhận được đề nghị tạm dừng dự án của phía Việt Nam, họ chìa ra các yêu cầu quá khó (Bảo lãnh Chính phủ về bảo đảm khai thác, bảo toàn vốn đầu tư), và rủi ro về trữ lượng trong kế hoạch phát triển mỏ (FDP) đã phê duyệt, trong quá trình phát triển mỏ đã nhận diện nên dẫn đến các đàm phán kéo dài, và chuyển nhượng lại cho PVN.

“Còn đối với lô 06.1, như đã diễn giải ở trên, Rosneft là nhà điều hành và các hoạt động khai thác vẫn diễn ra bình thường. Lô 06.1 đóng vai trò quan trọng, cung cấp hàng năm khoảng 35% sản lượng khí cho Việt Nam. Rosneft Việt Nam đang là một trong những nhà điều hành dầu khí hiệu quả nhất ở Việt Nam, nên trong trường hợp Trung Quốc gây căng thẳng leo thang, Chính phủ Nga sẽ can thiệp vì họ có quyền lợi trực tiếp ở lô này.”

Về chiến lược của Việt Nam, ông Lê Minh phân tích:

“Đương nhiên, về phía chủ nhà, Việt Nam vẫn luôn chủ động và làm hết mình trên tinh thần hòa bình và ổn định để phát triển dầu khí và kinh tế biển. Có thể thấy, ngày 11/6/2020 trước khi chính thức dừng chiến dịch khoan lô 06.1, các lãnh đạo Việt Nam đã điện đàm với ExxonMobil và Nga. Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng điện đàm Tổng thống Nga và theo được hiểu, trong nghị trình chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Nga đến Việt Nam, ngoài việc làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược về an ninh, quốc phòng, sẽ đi sâu về hợp tác dầu khí ở bể Nam Côn Sơn và khu vực lân cận.

“Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã điện đàm với chủ tịch toàn cầu của ExxonMobil, để tái khẳng định “hợp tác với ExxonMobil là rất quan trọng, đóng góp vào hợp tác chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”. Hiện ExxonMobil vẫn đang tiếp tục đàm phán với PetroVietnam để thúc đẩy dự án Cá Voi Xanh ngoài khơi tỉnh Quảng Nam đi vào triển khai vào năm sau. Ngoài dự án trên, ExxonMobil đang có kế hoạch đầu tư vào các dự án LNG, lọc hóa dầu và sản xuất điện từ LNG.

“Từ những diễn giải và trích dẫn trên đây, nói lên rằng, hợp tác dầu khí và hoạt động thăm dò khai thác ngoài khơi vẫn được Đảng và Chính phủ quan tâm kịp thời, đúng mức và tạo điều kiện để kiến tạo một môi trường đầu tư bền vững và hiệu quả.”

Hai món “quà quí” từ “ông bạn quí”

Vũ Kim Hạnh

23-1-2021

Hôm qua, giữa đêm, chừng 2 giờ sáng, trời bỗng đổ mưa ầm ầm. Tôi giật mình, chạy ra xem có đóng giếng trời chưa. Vô ngồi ở cái ghế quen thuộc của bàn nước nhỏ thì dường như nghe tiếng ông bạn cùng nhà: Chà, gần Tết quá rồi mà ông trời còn tặng cho trận mưa này, mấy thứ vạn thọ, cúc, huệ… người ta chuẩn bị bán tết hổng chừng nở toác hoác hết. Món quà này thiệt không đúng lúc nha…

Samsung cũng xài bản đồ đường lưỡi bò…

Một trang web như Baidu dù xâm phạm chủ quyền biển đảo vẫn có thể dễ dàng truy cập tại Việt Nam trong khi những trang liên quan đến nhân quyền, tin tức đối ngược thì bị chặn.

Mỹ – Trung lại đấu khẩu về biển Đông

Blog VOA

Trân Văn

21-5-2021

Trung tá Robert J. Briggs – Hạm trưởng USS Mustin – ngồi trên ghế bành đặt ở boong tàu, nhìn Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Ảnh: Hải quân Mỹ

Dường như là lần đầu tiên quân đội Mỹ gắn việc tuần tra bảo vệ tự do lưu thông ở biển Đông, thực thi luật pháp quốc tế, bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông với lợi ích của các quốc gia quanh biển Đông đang bị Trung Quốc xâm hại…

Lịch sử thường hay dẫm vào chính vết chân mình

Tạ Duy Anh

1-11-2021

(Phát biểu online của tôi tại Lễ ra mắt sách “Sống với Trung Quốc”, sáng 31-10-2021 tại Đài Loan)

Tóm tắt Hải chiến Gạc Ma ngày 14-3-1988

Cù Tuấn

13-3-2023

Bản đồ chi tiết quần đảo Trường Sa. Việt Nam là quốc gia chiếm nhiều thực thể tại đây nhất, sau đến Trung Quốc. Đài Loan chiếm được đảo lớn nhất. Đá Gạc Ma có tên tiếng Anh là Johnson South Reef như trong hình. Ảnh trên mạng

Hải chiến Gạc Ma, Hải chiến Trường Sa hoặc Xung đột Trường Sa là sự kiện xung đột tại khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988 khi Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tấn công vũ trang hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma, bấy giờ đang được Hải quân Nhân dân Việt Nam cho người bảo vệ và đang xây dựng công trình trên các đảo này.

Trung Quốc “âm mưu” gì khi xây đường băng ở đảo Tri Tôn?

Trương Nhân Tuấn

19-8-2023

Báo chí VN loan tải tin tức TQ đã xây đường băng trên đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN. Có học giả thì nói đường băng quá ngắn và quá hẹp để gọi đó là phi đạo. Nhưng lại có học giả khác quả quyết đó là đường băng, các phi cơ nhỏ hay các drones có thể sử dụng.

Nhà nước CSVN đã mặc thị nhìn nhận đảo Tri Tôn không thuộc chủ quyền của VN

FB Trương Nhân Tuấn

4-7-2017

Đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN mà TQ đang chiếm giữ. Ảnh: internet

Vụ tàu khu trục của Mỹ, chiếc US Stethem, áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm chủ nhựt, 2 tháng bảy, đã tạo phản ứng hết sức gay gắt nơi TQ. Phát ngôn nhân BNG Trung quốc ông Lục Kháng cho rằng hành vi của tàu chiến Mỹ là « khiêu khích chính trị và quân sự, đe dọa an ninh Trung Quốc ». Ông này cũng cho biết TQ sẽ đưa tàu chiến và phi cơ chiến đấu đến khu vực.

Báo chí cho biết chuyện này xảy ra sau cú điện thoại của ông Trump cho Tập Cận Bình về vụ Bắc Hàn.

Tàu cá bị “tàu lạ” tông chìm, một thuyền trưởng mất tích

LTS: Sáng nay, 6/8 một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đã bị “tàu lạ” đâm chìm, cách Côn Đảo, Bà Rịa- Vũng Tàu, khoảng 48 hải lý về phía tây nam, cách mũi Vũng Tàu khoảng 150 hải lý về phía nam tây nam, theo báo Pháp Luật TP. Như vậy là bọn “tàu lạ” này đã đuổi ngư dân Việt Nam vào gần tới bờ rồi.

Mời nghe clip: