Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học không nhất thiết phải là UVTW đảng

Nguyễn Ngọc Chu

12-11-2019

Ảnh: internet

1. Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học, dù là Tự nhiên hay Xã hội, đều phải là những nhà khoa học giỏi đứng đầu một hay nhiều ngành. Đó là những trí tuệ tạo nên những công trình khoa học giá trị manh tính mở đường cho những hướng nghiên cứu mới, hay phát minh ra những sáng chế đột phá, tạo nên những bước tiến dài cho kỹ thuật, công nghệ và sản xuất. Nhờ trí tuệ sáng láng mà họ trở thành thủ lĩnh xác định hướng nghiên cứu và dẫn dắt đội ngũ các nhà khoa học đi đúng hướng đến thành quả cuối cùng.

Xe đạp

Từ Thức

11-11-2019

Trên mạng, facebooks Việt ngữ, cái vidéo được share nhiều nhất lúc này là cảnh 2 ‘’tổng thống Pháp và Đan Mạch’’ đi xe đạp bên nhau, thăm viếng thành phố.

Những vòi bạch tuộc Trung Cộng

Đỗ Ngà

11-11-2019

Theo điều 5 của Luật đất đai thì chỉ có tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao (quy định ở khoản 5) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh (quy định ở khoản 7) được công nhận có thể có quyền sử dụng đất ở Việt Nam.

Đôi lời với các Bố Đời & Mẹ Thiên Hạ!

Đoàn Bảo Châu

11-11-2019

Ảnh: internet

Tôi nghĩ cũng nên bỏ vài phút mà ôn tồn dạy bảo các cô các cậu đôi điều để các cô, các cậu biết mình là ai, khỏi nhầm lẫn tai hại.

Trong bất cứ xã hội nào cũng cần phải có người làm nghề cảnh sát giao thông, công an bảo vệ trật tự an ninh. Đối tượng hành nghề của cảnh sát giao thông là bắt phạt những người vi phạm giao thông, còn của công an là bọn trộm cướp, những kẻ gây mất an ninh trật tự công cộng hay xâm hại tài sản, sức khoẻ, tính mạng người dân.

Liên Xô sụp đổ: Vì định mệnh hay vì “kẻ tội đồ” Gorbachev?

Luật Khoa

Võ Văn Quản

11-11-2019

Cựu Tổng bí thư Mikhail Gorbachev của Liên Xô. Ảnh: Getty Images

Vì sao Liên Xô sụp đổ? Trong muôn vạn lý do mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn còn chưa hoàn toàn thống nhất, một bộ phận người dân yêu mến Liên Xô luôn cho rằng Mikhail Gorbachev chính là kẻ tội đồ làm cho liên bang này sụp đổ. Họ khẳng định Liên Xô sẽ tiếp tục tồn tại và hùng cường nếu Gorbachev không xuất hiện.

Trong một cuộc điều tra về quan điểm của người dân Nga đối với các lãnh đạo từng nắm quyền trong lịch sử do Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) thực hiện, Gorbachev bằng cách nào đó ở vị trí thấp hơn cả vị độc tài quân sự Stalin khét tiếng, người từng phủ bóng Liên Xô với nạn thanh trừng và đàn áp. Một bộ phận không nhỏ khác đi xa đến mức gọi vết bớt (birthmark) trên trán của Gorbachev là dấu hiệu của Quỷ Satan (The mark of Satan).

Cũng xứng đáng thôi

Mai Quốc Ấn

11-11-2019

Ảnh: Báo Thanh Niên

Tới lúc này không thể không đặt ra câu hỏi về năng lực các cán bộ quản trị thủ đô!

Phản ứng chậm cả sự cố cháy Rạng Đông lẫn sự cố ô nhiễm nước sông Đà. Đây là hai sự cố rất nghiêm trọng và tôi nhiều lần đánh giá hoàn toàn có thể liệt vào dạng thảm hoạ quốc gia.

Chút gợi nhớ của một người chứng, sau sự ra đi của một nhà tu hành

Lê Nguyễn

11-11-2019

Hình ảnh ông Thích Trí Quang trên bìa báo Time, năm 1966. Ảnh: Time

Những ngày qua, khi Thượng tọa Thích Trí Quang qua đời, mình không muốn nghĩ lại, nhớ lại một quãng đời tuổi trẻ đã qua, vào những tháng ngày sau 1.11.1963, khi nhiều tướng lãnh miền Nam thực thi kế hoạch của chính phủ Mỹ, lật đổ, thậm chí sát hại hai anh em nhà lãnh đạo Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu.

Nhưng rồi có một số bạn trẻ liên lạc, bày tỏ ý muốn biết một vài chi tiết về những gì liên quan đến thầy Trí Quang và Phật giáo miền Nam những năm sau sự sụp đổ của nền Đệ nhất Cộng hòa. Thôi thì xin ghi lại chút hồi ức và cảm nghĩ linh tinh vậy.

Những ngày sôi động vào giữa năm 1963, các cuộc biểu tình của Phật tử nổ ra khắp nơi, đặc biệt là Phật tử Huế, sau sự kiện chính quyền Thừa Thiên – Huế chỉ cho phép treo Phật kỳ tại các chùa, mà không cho treo ở khắp các ngả đường trong dịp Phật đản 1963, như đã từng cho phép làm thế trong các mùa Phật đản trước. Cái sảy nảy cái ung, chính quyền Thừa Thiên – Huế hành xử thiếu kiên nhẫn, súng nổ và sự kiện “đàn áp Phật giáo” được sớm sủa loan truyền trên khắp cả nước.

Não trạng người cộng sản

Larry De King

10-11-2019

Ông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: internet

Ông Nguyễn Mạnh Hùng là một ngôi sao sáng của quân đội nhân dân Việt Nam, mang lon thiếu tướng. Ông là chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm luôn CEO của Việt teo (Viettel), một tập đoàn viễn thông lớn do quân đội làm chủ.

Ở Việt Nam Việt teo là người khổng lồ, người Việt nào nghe nói đến cũng đều teo. Khi quân đội làm kinh tế với nguồn hổ trợ vô tận từ chính phủ, lại mang cái mác quân đội nhân dân nữa thì bố thằng nào dám cạnh tranh, không thành công mới lạ. Từ đó ông Hùng nổi lên như một ngôi sao.

Đổi mới

Ngô Trường An

10-11-2019

Mục đích của thẻ căn cước công dân. Ảnh: internet

Ngày trước ở Miền Nam, người dân tự do đi lại, làm ăn, buôn bán, trong nền kinh tế tư nhân tự do. Đến sau ngày 30.4.75 thì người dân bị chính quyền cách mạng bắt vô HTX với mô hình kinh tế tập trung. Với mô hình này, dân chúng đói rã họng sau hàng chục năm thực hiện, đảng thấy không ổn nên vội vàng “đổi mới” cho chuyển sang làm ăn cá thể như VNCH, sau 25 thực hiện.

Các loại tường

Nguyễn Thọ

10-11-2019

Ảnh: BBC

Hôm qua 9.11.2019, cả thế giới nói về bức tường Berlin. Bức tường đó đã đi vào dĩ vãng.

Năm 1989 toàn cầu có 16 bức tường chia cắt lãnh thổ, chia cắt lòng người. 30 năm sau, hơn 70 bức tường biên giới được biết đến.

Chính phủ CHDC Đức coi việc xây bức tường Berlin năm 1961 là để bảo vệ hòa bình. Bất cứ ai chủ trương xây tường biên giới luôn tìm cách vẽ cho chúng bộ mặt tử tế. Cuối cùng chúng đều bị lịch sử đào thải.

Bình Thạnh: Nhiều hộ dân khốn khổ vì “ông vua con” Phạm Phương, Trưởng Ban quản trị Nhà chung cư Miếu Nổi (Bài 3)

Duy Quách

10-11-2019

Tiếp theo bài 1bài 2

Bài 3: Cúng bái mê tín dị đoan một hoạt động nổi bật của “ông vua con” Phạm Phương, Trưởng Ban Quản trị Nhà Chung cư Miếu Nổi

Bình Thạnh: Nhiều hộ dân khốn khổ vì “ông vua con” Phạm Phương, Trưởng Ban quản trị Nhà chung cư Miếu Nổi (Bài 2)

Duy Quách

10-11-2019

Tiếp theo bài 1

Bài 2: “ông vua con” Phạm Phương đã “nói một đằng làm một nẻo” trong việc thu tiền của người dân để tiến hành cái gọi là “cải tạo con đường” nội bộ Nhà Chung cư Miếu Nổi như thế nào?

Tiền sông Đuống và nước mắt thị dân

Nguyễn Tiến Tường

10-11-2019

Đại biểu QH Trương Trọng Nghĩa khẩn thiết đề nghị xem lại thương vụ bán 34% cho người Thái tại nhà máy sông Đuống vì nguy cơ an ninh nguồn nước, an ninh quốc gia.

Trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng: Cần xóa bỏ cơ chế đảng cử dân bầu

Nguyễn Ngọc Chu

10-11-2019

Ảnh: TTXVN

1. Đất Đà Nẵng – Quảng Nam đã sinh ra bao nhiêu anh hùng hào kiệt cho Đất Nước từ thế kỷ này qua thế kỷ khác. Khí phách người Đà Nẵng – Quảng Nam vang danh đời nối đời. Quật cường sáng lòa không chỉ khi chống giặc ngoại xâm mà trong những thời khắc “trở dạ” của Đất Nước.

Ngày 26/6/2019 trong phiên tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng (QH khóa XIV), các cử tri Đà Nẵng đã kiến nghị yêu cầu một loạt các bộ trưởng phải từ chức.

Thông tin – Truyền thông về Đường lưỡi bò

Nguyễn Sơn

10-11-2019

Sáng nay đọc được trên FB một cựu nhà báo về chuyện 25% học viên trong lớp anh giảng dạy thạc sĩ truyền thông – PR không hề biết “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc vẽ trên Biển Đông là gì. Nghe qua tưởng đấy là một việc gây sốc nhưng kỳ thực mình nghĩ nó phản ánh đúng nhận thức của người Việt hiện nay.

Về kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chu Mộng Long

10-11-2019

Trước khi hứng cơn bão, vội viết nhanh mấy dòng về Ngày Nhà giáo Việt Nam. Nhà giáo tham ăn rất đông, nên dự đoán sẽ có bão chồng lên bão!

Vụ 39 nạn nhân: Những giải pháp trước mắt

Nguyễn Anh Tuấn

10-11-2019

Người dân Hà Nội tưởng niệm 39 nạn nhân trong thảm nạn Essex, Anh quốc. Ảnh: Green trees

Vậy là không còn nghi ngờ gì nữa về quốc tịch của 39 người xấu số bỏ mạng trong thùng xe container tới Anh.

Tất cả đều là người Việt, và đa số chỉ đang tuổi đôi mươi.

Thảm kịch này tô thêm một nét thật buồn lên bức tranh người Việt di cư vốn đã u ám lâu nay.

Lý do dòng người chọn lựa ra đi ngay cả khi biết là sẽ đối mặt với rủi ro hẳn rất đa dạng, từ nghèo đói, thất nghiệp, đến nhận thức hạn chế.

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh – Người như tôi được biết

Đặng Đình Mạnh

10-11-2019

Ký sư Nguyễn Ngọc Ánh. Ảnh: internet

Trước phiên tòa:

Kỹ sư thủy sản Nguyễn Ngọc Ánh sinh năm 1980 tại Hà Nội. Ông cùng vợ lập nghiệp tại Bình Đại, Bến Tre. Hai vợ chồng ông có một con trai sinh năm 2014.

Ông là chủ hai tài khoản Facebook gồm “Line Conan” (trước đó là “Nguyễn Ngọc Ánh”) và “Cùng Đồng Loạt”. Thông qua các tài khoản FB này, ông thường xuyên tham gia các buổi live tream với những Fbker nổi tiếng như Hoàng Ngọc Diêu, Tan Thai, Rosa Dao, Huy Chương Đoàn… Nhưng thực tế, tên tuổi của ông lại khá lặng lẽ trong giới hoạt động dân chủ.

Ông bị Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Bến Tre khởi tố và bắt giữ vào ngày 30/08/2018 với tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều luật 117 Bộ luật hình sự.

Trước đó, từ tháng 10/2017, ông đã liên hệ với luật sư để nhờ bảo vệ quyền lợi nếu gặp phải các rủi ro pháp lý. Thế nhưng, rất bất ngờ, khi thật sự gặp rủi ro, ông lại viết văn bản từ chối luật sư ngay sau khi được thông báo luật sư đã lập thủ tục bào chữa, bảo vệ cho ông tại Cơ quan ANĐT. Ông đã duy trì sự từ chối đến tận thời điểm tòa án xét xử sơ thẩm vào tháng 06/2019. Căn nguyên về điều này, trong phiên tòa xét xử ông đã được làm rõ.

Tòa án tỉnh Bến Tre tuyên ông có tội và phải chịu hình phạt 06 năm tù giam cộng với 05 năm quản chế sau khi mãn hạn tù giam. Sau phiên tòa sơ thẩm, ông kháng cáo.

Sau khi kháng cáo, ông nhắn người nhà nhờ luật sư bảo vệ, bào chữa cho ông tại phiên tòa phúc thẩm. Sau hơn ba tháng đăng ký, đến trước phiên xét xử ít ngày, thì luật sư mới được tòa án cấp giấy chấp nhận bào chữa (dù luật quy định 24 giờ), và tiếp cận bộ hồ sơ vụ án đồ sộ gồm 18 tập, gần 7.000 bút lục, tương đương với khoảng hơn 10.000 trang tài liệu.

Vài ngày trước phiên tòa xét xử phúc thẩm, gặp luật sư trong trại tạm giam, ông cười tếu táo kể : Gia đình em có “duyên” với tù Cộng Sản, đến em là đời thứ ba rồi. Từ ông nội, cha đến em. Khởi đầu “duyên” ấy là từ đời ông nội Nguyễn Phú Lãi, một nhà tư sản dân tộc đã hào hiệp mở kho thóc cứu đói cho dân chúng vào năm 1945. Đồng thời, cũng rất hồ hởi đóng góp tài sản trong “Tuần lễ vàng” theo lời kêu gọi chính phủ khi ấy. Đến năm 1953, giai đoạn thực hiện cải cách ruộng đất thì ông bị đưa ra đấu tố, hành hạ đến chết để khảo của. Khi gần chết, ông được “đặc ân” gặp vợ vì những kẻ khảo của hy vọng ông sẽ trối trăng với vợ nơi cất giấu của.

Nhưng có lẽ quá kinh hãi với sự giàu có, nên lời trối trăng của ông với vợ trước khi mất chỉ là phải đổi tên lót Phú (giàu có) của hai con trai, thay vào đó là tên lót Dục (giáo dục) và Phổ (phổ biến đạo đức) và cứ giữ như thế đến ba đời sau mới được đặt tên lót Phú trở lại. Đến đời cha em, vì mua một chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc mà cũng phải đi tù, bị tra tấn đến ho ra máu. Giờ đến em!

Luật sư hỏi về các “Sơ đồ biểu tình thông minh” bị coi là chứng cứ chống lại ông có trong hồ sơ vụ án. Ông hồ hởi cười giải thích “Sáng kiến của em đó, nếu thực hiện thì bảo đảm đoàn biểu tình sẽ không bị xâm nhập, pha loãng, kéo giãn và suy yếu như cách mà công an chống biểu tình hiện nay đang áp dụng!”.

Trong buổi làm việc, ông hào hứng nói về hàng loạt sáng kiến, ý tưởng mà ông ấp ủ từ bao lâu nay cho việc củng cố, cải tổ các tổ chức xã hội dân sự để bảo đảm hoạt động hiệu quả, an toàn, tránh sự manh mún, mất đoàn kết hoặc bị xâm nhập. Thậm chí, ông xây dựng cả những dự án đầy tham vọng về cải cách hoạt động của các tổ chức quốc tế, kể cả tổ chức Liên Hiệp Quốc.

Cuối buổi làm việc, luật sư khuyên ông giữ gìn sức khỏe và giữ vững tinh thần lạc quan, niềm hy vọng trong hoàn cảnh tù đày. Ông trấn an lại luật sư bằng các câu đối và thơ:

Thân trong tù ngục mang mãn bệnh
Xuân trong tư tưởng tưởng mãi xuân

Và:

Đi ngàn cây số chẳng ra khỏi buồng
Ở yên một chỗ dạo khắp muôn nơi
Nhiều tên hầu hạ chẳng một chút buồn
Một mình suy tưởng thấy đời lên hương

Đây có vẻ lại là một phiên bản khác của “Ngục trung nhật ký”, nhưng được bảo đảm về tác giả.

Trong phiên tòa:

Sáng ngày 07/11/2019, tại trụ sở Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM, kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh ra tòa trong phiên xử phúc thẩm hình sự về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán …” theo điều luật 117 Bộ luật hình sự. Điều 117 này vốn là hậu thân của tội danh theo điều luật 88 về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” rất nổi tiếng trước đây theo Bộ luật hình sự năm 1999.

Sáng hôm ấy, cả tòa nhà to rộng của tòa án ấp cao đều ngưng hoạt động chỉ để phục vụ cho vụ án xét xử kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh. Chận ngay từ kế cổng tòa nhà là xe cứu hỏa, xe cứu thương và vài trăm cảnh sát mặc cảnh phục và thường phục tay cầm bộ đàm đi lại với thái độ rất nghiêm trọng.

Điểm khá lạ so với các vụ án khác là một số công chúng quan tâm đến vụ án đều được tạo điều kiện vào tòa án. Họ được dẫn vào một phòng trong nội viên của tòa nhà để theo dõi vụ án qua màn hình ti vi. Chỉ có điều, theo lời thuật của những người dự khán trong phòng này, khi đến đoạn bị cáo hoặc luật sư phát biểu thì ti vi sẽ bị mất tín hiệu một cách rất nhất quán!?

Một điểm lạ khác là phương tiện làm việc của luật sư (laptop) đã bị nhân viên an ninh yêu cầu để lại bên ngoài. Sau một hồi giằng co, giải thích, thuyết phục các kiểu rằng laptop đó chứa đựng hồ sơ và bài bào chữa trong vụ án, không cho mang vào thì luật sư bào chữa theo kiểu … Úc chăng ? Cuối cùng, luật sư được mời vào một phòng làm việc riêng với thẩm phán, chủ tọa phiên tòa. Ông thẩm phán đề nghị luật sư hợp tác, đổi lại, ông ấy sẽ giúp cho in các tài liệu cần thiết để luật sư làm việc. Luật sư đồng ý và đề nghị tòa án in giúp 10.000 nghìn trang tài liệu và bài bào chữa. Nghe vậy thì ông thẩm phán trợn tròn mắt và chốt hạ “Nếu luật sư không đồng ý thì tùy”. Đương nhiên, luật sư phải nhượng bộ để được cho in khoảng 50 trang tài liệu để có cái mà hành nghề.

Đổi lại, luật sư đã bổ sung thêm một ý trong phần mở đầu bài bào chữa:

“Chúng tôi thành thật cảm ơn tòa án đã in giúp bài bào chữa này. Vì lẽ, trong khoảng ¼ thế kỷ hành nghề tranh tụng, đây là lần đầu tiên chúng tôi được tòa án chiếu cố như vậy. Và có lẽ, tôi cũng hân hạnh nằm trong số rất ít luật sư được đặc ân này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng không đồng tình với việc bị gây khó khăn trong khi hành nghề bằng cách ngăn cản, không cho mang phương tiện hành nghề là laptop vào trong phòng xét xử. Chúng tôi có thể thông cảm với việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh cho phiên tòa, nhưng một khi các biện pháp ấy ảnh hưởng đến việc hành nghề của luật sư, thì lẽ ra phải được báo trước để chúng tôi chủ động trong công việc chứ không phải bị động như thế này, đồng thời làm ảnh hưởng đến chất lượng bào chữa mà chúng tôi đã chuẩn bị cho thân chủ của mình”.

Trong phần xét hỏi, ông Ánh thẳng thắn thừa nhận tất cả hành vi mà cáo trạng đã nêu, nhưng khẳng định mình vô tội. Theo ông, các hành vi ấy đều là các quyền công dân như quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình và quyền tham gia nhà nước và xã hội theo các điều 25 và 28 của hiến pháp.

Với câu hỏi của luật sư: “Lý do ông thực hiện các hành vi như cáo trạng nêu?”, thì ông Ánh trả lời “Do tôi lo lắng về hiện tình đất nước và lo lắng cho thế hệ con cháu”.

Với câu hỏi sau của luật sư: “Lý do ông từ chối luật sư tại giai đoạn điều tra và phiên tòa sơ thẩm?”, ông trả lời: “Do ông L. “dụ”, nếu từ chối luật sư thì sẽ được cộng thêm yếu tố giảm nhẹ hình phạt vì đã cộng tác với cơ quan điều tra, mức án chỉ độ 2 đến 2,5 năm tù thôi! Nhưng đến khi bị tuyên án 6 năm tù cộng 5 năm quản chế thì mới biết bị lừa!?”.

Tại phần tranh luận, luật sư đã ba lần yêu cầu VKS tranh luận, trả lời về phương cách giám định của giám định viên tư pháp về tư tưởng, nhận thức, quan điểm chính trị của một người. Vì lẽ, định chế giám định viên tư pháp kiểu này trên thế giới chưa từng có. Nhưng hai lần đầu đều bị lờ, luật sư nhắc đến lần thứ ba thì được trả lời phương cách giám định là bằng “Tiếng Việt”?! Đến đây thì chủ tọa “bịt miệng” luật sư bằng tuyên bố chấm dứt phần tranh luận và trả lời phản đối của luật sư rằng VKS đã trả lời rồi thì không cần phải tranh luận thêm…

Trong lời nói sau cùng, ông Ánh khẳng định vắn tắt: “Tôi vô tội!”.

Sau khi nghị án, hội đồng xét xử trở ra tuyên y án sơ thẩm, xác định ông Ánh có tội và phải chịu hình phạt 6 năm tù cộng 5 năm quản chế sau khi mãn hạn tù.

Suốt thời gian đứng nghe tuyên án, ông Ánh vẫn giữ nguyên nụ cười mỉm nhẹ nhàng cho đến sau khi chủ tọa dứt lời. Khi cảnh sát tư pháp vây quanh ông đang loay hoay tra còng vào tay, ông khẽ khàng gật đầu chào luật sư rồi bình thản quay lưng bước đi.

Độ mươi phút sau, hai chiếc mô tô trắng từ trong sân tòa án lao ra dẫn đầu đoàn xe hùng hậu chở ông về lại trại tạm giam Bến Tre.

Hầu như đã biết trước, nhưng rời phiên tòa, lòng tôi vẫn trĩu nặng, ám ảnh về những năm tháng tù đày làm hình phạt cho người ái quốc. Xứ sở này khốn khó chứ giàu có gì cho kham mà hao phí nhân tài? Bao nhiêu bậc hiền tài, ái quốc đến nồng nàn như thế đã phải đứng đằng sau song sắt nhà tù ? Rồi bao nhiêu vị như vậy đã ngậm ngùi chọn con đường lưu vong, hoặc thiết tha ở lại với đất nước nhưng vẫn phải là người ngoại cuộc với những hoạch định chính sách phát triển quốc gia chỉ vì khác chính kiến. Xứ sở này lại tiếp tục tự mình đánh mất những nguồn nguyên khí quốc gia, lại lỡ bước chuyển mình về phía trước của sự văn minh đến bao lần mới đủ?

Đau xót lắm, không chỉ vì phận người, mà còn ngẩn ngơ tiếc nuối cho xứ sở khốn khó này.

Vị trí của não

Ngô Trường An

9-11-2019

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng TTTT. Ảnh: internet

Ông bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói rằng: “Não người Việt không nằm ở Việt Nam sẽ nguy hiểm tới an ninh quốc gia”.

Đây là điều rất đúng, thưa ông! An ninh quốc gia hiện nay đang bị đe dọa nghiêm trọng, đó chính là do não trạng của lãnh đạo người Việt không nằm trong nước, mà nó đã nằm ở các nước ngoài từ rất lâu rồi.

Từ việc thống nhất nước Đức, nhìn lại cuộc chiến Việt Nam

Dương Quốc Chính

10-11-2019

Sau khi phát xít Đức sụp đổ vào năm 45, các nước đồng minh chiếm đóng và phân chia nước Đức làm chiến lợi phẩm. Nước Đức được chia làm 4 phần cho các nước Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, trong đó LX được diện tích lớn nhất và cũng được đền bù chiến phí lớn nhất (LX và Ba Lan được 50% giá trị đền bù). Liên Xô đem về nước rất nhiều chiến lợi phẩm liên quan đến công nghiệp và các nghiên cứu về nguyên tử.

No-U in Art, No-U in China

Nguyễn Đức Thành

9-11-2019

Ảnh: FB tác giả

Cuộc triển lãm nghệ thuật đương đại Đông Nam Á khai mạc chiều nay tại Bảo tàng Nghệ thuật của Đại học Nghệ thuật Nam Kinh (AMNUA) với hàng trăm người tới dự. Đây có lẽ là cuộc triển lãm đương đại quy mô lớn đầu tiên của Đông Nam Á tại Trung Quốc. Các nghệ sĩ đương đại danh tiếng nhất ĐNA và các nhà phê bình danh tiếng của khu vực đều có mặt.

Trước khi diễn ra khai mạc, ít ai biết một việc nội bộ. Đó là hình minh hoạ khu vực Đông Nam Á được vẽ trên một bản đồ cách điệu. Tuy nhiên, theo quy định chính thống của nhà nước Trung Quốc, đường lưỡi bò cũng hiện diện trong bản đồ này.

Thư của bác Nguyễn Hữu Thao gửi các bạn công nhân VN đi XHLĐ, đang làm việc tại Bulgaria

Nguyễn Hữu Thao

9-11-2019

Thân gửi: Các bạn công nhân Việt Nam (CNVN) đang làm việc tại Công ty “ELIMEKC” Tp. Troyan”, Công ty “ZITI” Tp. Ruse và Công ty “POPOV – S.I.E” Tp. Shumen nước Bulgaria (BUL).

Gửi ông Phùng Xuân Nhạ và Quốc hội

Chu Mộng Long

9-11-2019

Tôi, giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn, thâm niên công tác trong ngành giáo dục gần 30 năm.

Berlin Wall, câu hỏi sau 30 năm

Tuấn Khanh

9-11-2019

Thế giới vừa nhắc tên việc sụp đổ của một bức tường dài đến 155 cây số. Berlin wall, bức tường là biểu tượng của một phần nhân loại bị ám đỏ, tuyệt vọng và khao khát tự do. Ngày 9/11 năm 2019 đánh dấu 30 năm hàng hàng lớp lớp con người bước ra ánh sáng, chào nhau và dặn dò với mai sau, rằng chủ nghĩa cộng sản chỉ là một thứ trá hình của cuộc hôn phối quái đản giữa chế độ phong kiến và độc tài hiện đại.

Thành Long và một bài học

VOA

Trân Văn

9-11-2019

Operation Smile Vietnam (OSV) – một tổ chức phi chính phủ chuyên chữa trị miễn phí cho những đứa trẻ bị dị tật ở mặt – vừa thông báo: Thành Long (Jackie Chan) sẽ không tham gia bất kỳ hoạt động nào trong đợt kỷ niệm 30 năm ngày thành lập OSV tại Việt Nam (1).

Liên Xô tan rã như thế nào? Và có nước nào còn kỷ niệm Cách mạng tháng 10 không?

Nguyễn Ngọc Chu

9-11-2019

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT

1. Cho đến đầu tháng 12/1991, tuy tất cả các nước cộng sản Đông Âu không còn nữa, nhưng Liên bang Xô viết vẫn tồn tại, với Mikhail Gorbachev là người đứng đầu.

Cuộc sống người dân Đông Đức sau 30 năm ngày phá bỏ bức tường Berlin

Nguyễn Thọ

9-11-2019

Nhân 30 năm ngày phá bỏ bức tường Berlin, một số ý kiến trên mạng Việt ngữ cho là chỉ có ít người Đức coi công cuộc thống nhất đất nước là thành công. Có ý kiến còn cho là đa số người Đông Đức bị coi là công dân hạng hai.

Bệnh ung thư quyền lực của Erich Mielke

Trần Trung Đạo

9-11-2019

“Dấu tích The Berlin Wall”. Ảnh: FB tác giả

Ung thư các bộ phận trong cơ thể vốn đã khó chữa nói chi là ung thư tâm thần quả thật vô phương.

Một bằng chứng ung thư tâm thần thoạt nghe rất hài nhưng có thật. Đó là trường hợp của Erich Mielke, cựu lãnh đạo cơ quan Stasi nổi tiếng tàn ác của Đông Đức.

Stasi, tức Bộ An Ninh Quốc Gia của Cộng Hòa Dân Chủ Đức với 91 ngàn nhân viên toàn thời gian và 174 ngàn mật báo viên.

Lời cảnh báo

Đỗ Ngà

8-11-2019

Thành Long vốn là con người lớn lên và trưởng thành ở đất Hồng Kông, nhưng ông ta đã quay lưng lại chính mảnh đất đã nuôi ông lớn lên, trao ông cơ hội thành đạt, và mang lại cho ông danh tiếng.

Một câu hỏi không khó trả lời

Vũ Kim Hạnh

8-11-2019

Ông Nguyễn Việt Phương, trưởng đại diện của Operation Smile (OS), một tổ chức có nhiệm vụ cao cả mà người Việt Nam rất có thiện cảm và chia sẻ, nói là OS chấp nhận mọi sự tham gia bất kể tổ chức, cá nhân nào.