Ít nhất 50 linh mục Thiên chúa giáo đã chết ở Ý do virus corona

Hiếu Bá Linh

23-3-2020

Một linh mục mang khẩu trang đang đi trong sân nhà thờ tại Codogno – Ý. Photo Courtesy

Chỉ riêng hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy vừa qua (20 – 21/3), đã có 10 linh mục qua đời ở Ý. Nhiều người trong số họ bị nhiễm virus corona vì họ muốn giúp đỡ khi những người khác cần hỗ trợ tinh thần. Phần lớn là những linh mục lớn tuổi, thuộc nhóm người có nguy cơ tử vong cao khi nhiễm bệnh.

Hoa Kỳ hủy bỏ chuyên gia CDC ở Trung Quốc vài tháng trước khi dịch bùng phát

LTS: Bài viết độc quyền điều tra của Reuters dưới đây, cung cấp cho người đọc lý do, vì sao đại dịch virus corona bùng phát ở Mỹ quá nhanh như hiện nay (số ca nhiễm của Mỹ hiện đứng hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Italy, có khả năng sẽ qua mặt cả hai nước này trong tháng 4).

Virus corona đã giết chết các bác sĩ ở Ý, sắp tới là các bác sĩ ở Mỹ

Daily Beast

Tác giả: Barbie Latza Nadeau

Dịch giả: Trúc Lam

19-3-2020

Các nhân viên y tế ở Mỹ lo lắng về làn sóng đại dịch tràn ngập quanh họ. Họ nên lo lắng. Ở Ý, điều đó đã xảy ra dù Ý đã được chuẩn bị tốt hơn Mỹ.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ đối mặt với virus corona khi thiếu nhân sự và lãnh đạo

NBC

Tác giả: Shannon Pettypiece

Dịch giả: Châu Minh Dũng

18-3-2020

Lời người dịch: Hậu quả của việc Trump tùy tiện sa thải và bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong tòa Bạch Ốc, cũng như dẹp bỏ các cơ quan quan trọng của chính quyền liên bang, bây giờ đã thấy rõ.

Đừng để bị cả hai lừa

LTS: Bài viết dưới đây của GS Robert Kelly, cũng là một nhà phân tích chính trị về Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. GS Kelly cung cấp cho người đọc một cái nhìn rõ hơn về trò chơi Trump – Tập, cũng như nhắc mọi người rằng, đừng để cả hai đánh lừa chúng ta: Trong khi Tập Cận Bình đang tìm mọi cách khơi dậy chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc, khi đổ thừa cho quân đội Mỹ mang virus vào Vũ Hán, thì Trump cũng sử dụng đúng trò chơi của Tập, bằng cách đổ thừa cho Trung Cộng, để đánh lừa cử tri Mỹ.

Miễn nhiễm cộng đồng là gì và liệu nó có chặn được virus corona?

Technology Review

Tác giả: Antonio Regalado

Dịch giả: Carl Trần

17-3-2020

Căn bản là có ba cách ngăn chặn bệnh Covid-19 vĩnh viễn. Một cách bao gồm những hạn chế phi thường đối với việc di chuyển tự do và tụ họp, cũng như những cuộc xét nghiệm gắt gao, nhằm chặn đứng sự lây lan một cách toàn diện. Điều đó giờ đây có thể là bất khả thi vì virus đang xuất hiện ở hơn 100 quốc gia.

Cách thứ hai là một thuốc chủng có khả năng bảo vệ mọi người, nhưng thuốc này vẫn còn đang được phát triển.

Cách thứ ba có tiềm năng hiệu quả nhưng thật kinh khủng khi xét đến: Cứ chờ cho đến khi có đủ số người bị nhiễm.

Nếu virus tiếp tục lây lan, sẽ đến lúc số người lây nhiễm đủ nhiều và (nếu họ sống sót) trở nên miễn nhiễm. Khi đó cơn dịch sẽ tự tàn lụi vì virus ngày càng khó tìm một sinh vật chủ có thể bị lây nhiễm. Hiện tượng này được gọi là miễn nhiễm cộng đồng (herd immunity).

Sự lan truyền rộng rãi, không thể ngăn chặn của virus corona chính là một kết cuộc mà các chuyên gia đang dựng mô hình trong các kịch bản tồi tệ nhất của họ. Họ cho rằng với những gì người ta biết về virus corona, rốt cuộc nó có thể sẽ lây nhiễm khoảng 60% dân số thế giới, thậm chí chỉ trong vòng một năm.

Các con số đó không phải là đoán mò. Chúng dựa trên thời điểm mà các nhà dịch tễ học cho là sự miễn nhiễm cộng đồng bắt đầu có tác dụng đối với riêng loại virus này.

Hồi tuần trước, ý tưởng miễn nhiễm cộng đồng đã bùng nổ trên các dòng tít lớn sau khi thủ tướng Anh Boris Johnson ngỏ ý chiến lược chính thức của nước này có thể là mím môi thật chặt và để mặc cho dịch bệnh hoành hành. Trưởng cố vấn khoa học của chính phủ, Patrick Vallance, nói rằng, Anh quốc cần phải “xây dựng một dạng miễn nhiễm cộng đồng nào đó, để rồi sẽ có thêm nhiều người miễn nhiễm với bệnh này và chúng ta giảm được sự lây lan“.

Hôm qua, thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte, cũng có giọng điệu tương tự, khi nói, “Chúng ta có thể làm chậm đà lây lan của virus đồng thời xây dựng tính miễn nhiễm cộng đồng theo một cách thức có kiểm soát“.

Nhưng nhắm tới miễn nhiễm cộng đồng ngay lập tức sẽ là một chiến lược thảm bại, theo các mô hình mới nhất. Đó là vì sẽ có quá nhiều người phát bệnh nặng – và một sự bùng nổ bất chợt về số người bệnh cần nhập viện hoặc vào các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) sẽ làm quá tải các bệnh viện.

Anh quốc trong tuần này ra chỉ dấu, thay vì đi theo đường hướng ấy, họ sẽ gia tăng các biện pháp trấn áp virus, bao gồm khuyến cáo người dân không tụ tập đông người. Hãm đà cơn dịch có thể cứu được các hệ thống y tế và nhiều mạng người, nhưng cuối cùng kết quả có thể cũng vẫn vậy. Đó là, ngay cả khi cơn đại dịch được kéo giãn ra theo thời gian, vẫn cần đến sự miễn nhiễm cộng đồng để kết liễu nó.

Như Matt Hancock, bộ trưởng y tế và chăm sóc xã hội Anh quốc, giải thích sau khi chính phủ Anh bị chỉ trích: “Miễn nhiễm cộng đồng không phải là mục tiêu hay chính sách của chúng tôi. Đó là một khái niệm khoa học“.

Nhưng miễn nhiễm cộng đồng thật ra là gì?

Khi có đủ thành phần dân số đề kháng được một loại virus, sự lây lan của nó dừng lại một cách tự nhiên vì không có đủ người có khả năng truyền bệnh. Như thế, cả cộng đồng (“herd” trong tiếng Anh, nghĩa là “đàn”) được miễn nhiễm, ngay cả khi nhiều cá thể trong đó vẫn chưa miễn nhiễm.

Ước lượng virus corona mang tỉ lệ tử vong khoảng 1% trên mỗi trường hợp lây nhiễm, nhưng điều này được xem là không chắc chắn, và tỉ lệ tử vong trên số trường hợp được nhập viện còn cao hơn. Thật là kinh dị khi mường tượng viễn cảnh hàng tỉ người bị nhiễm virus corona, nhưng chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện miễn nhiễm cộng đồng trong những cơn dịch mới đây.

Hãy xét virus Zika, một cơn bệnh do muỗi lan truyền từng gây ra cơn hoảng loạn dịch bệnh vào năm 2015 vì có mối liên hệ với những trường hợp khuyết tật bẩm sinh.

Hai năm sau, vào năm 2017, hầu như chẳng còn ai lo ngại về nó. Một nghiên cứu ở Brazil phát hiện bằng cách kiểm tra mẫu máu rằng 63% dân số của thành phố ven biển miền đông bắc Salvador đã bị phơi nhiễm trước Zika; các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng, miễn nhiễm cộng đồng đã phá tan cơn dịch.

Thuốc chủng cũng tạo ra miễn nhiễm cộng đồng, dù được cấp phát rộng rãi hay đôi khi chỉ được cấp phát trong một “vành đai” xung quanh một trường hợp mới của một bệnh truyền nhiễm hiếm gặp. Đó là cách mà những bệnh như đậu mùa được trừ tiệt và tại sao bệnh lao gần như được xóa bỏ. Nhiều nỗ lực chế tạo thuốc chủng đang được tiến hành đối với virus corona, nhưng có thể tất cả đều chưa hoàn tất trong vòng hơn một năm tới.

Ngay cả đến lúc đó, các nhà sản xuất thuốc chủng có thể thấy mình đang trong một cuộc đua thất bại với thiên nhiên để xem ai bảo vệ cộng đồng trước. Đó chính là một phần câu chuyện đã xảy ra hồi năm 2017, khi nhà sản xuất thuốc Sanofi âm thầm dẹp bỏ một dự án bào chế thuốc ngừa Zika sau khi nguồn tài trợ cạn kiệt: Đơn giản là không còn thị trường cho nó.

Virus corona hãy còn mới, do đó có vẻ không ai miễn nhiễm đối với nó: Đây là nguyên do nó lây lan và tại sao nó có thể có những tác động trầm trọng nơi một số người.

Để cho sự miễn nhiễm cộng đồng bám rễ, con người phải phát triển được sức đề kháng sau khi nhiễm bệnh. Điều đó đã xảy ra với nhiều loại virus: người bị nhiễm bệnh và hồi phục tự tạo được sức đề kháng và không mắc bệnh trở lại, vì hệ thống miễn nhiễm của họ có đủ kháng thể để đánh bại virus.

Khoảng 80 ngàn người đã hồi phục từ virus corona, và rất có thể là giờ đây họ đề kháng được bệnh này, mặc dù chưa biết mức độ miễn nhiễm cao đến đâu. “Tôi sẽ ngạc nhiên, nhưng không hoàn toàn ngạc nhiên, nếu người ta không trở nên miễn nhiễm“, Myron Levine, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại trường University of Maryland, nói. Một số virus, như cúm, quả đã tìm ra những cách thức tự biến đổi không ngừng, đó là lý do khiến sự miễn nhiễm đối với những loại virus theo mùa như vậy không bao giờ đầy đủ.

Khi nào chúng ta đạt được miễn nhiễm?

Thời điểm mà chúng ta đạt miễn nhiễm cộng đồng có liên quan một cách toán học tới khuynh hướng lây lan của virus, được biểu diễn bằng con số sinh sản của nó, hay R0. Các nhà khoa học ước lượng R0 của virus corona là giữa 2 và 2.5, nghĩa là mỗi người bị lây nhiễm, truyền bệnh cho khoảng hai người khác, nếu không có những biện pháp kiểm soát truyền nhiễm.

Để hình dung ra cách thức sự miễn nhiễm cộng đồng có tác dụng, hãy nghĩ đến số trường hợp virus corona đang nhân lên trong một dân số dễ bị lây nhiễm theo cách này: 1, 2, 4, 8, 16, và cứ thế tiếp tục. Nhưng nếu một nửa dân số miễn nhiễm, một nửa số vụ lây nhiễm sẽ không bao giờ xảy ra, và do đó tốc độ lây lan trên thực tế giảm đi phân nửa. Khi đó, theo Trung tâm Truyền thông Khoa học, cơn dịch chỉ còn tiếp diễn âm ỉ như thế này: 1, 1, 1, 1 … Cơn dịch bị dập tắt khi tỉ lệ lây nhiễm ít hơn 1.

Tỉ lệ lây lan của con virus hiện tại cao hơn bệnh cúm thông thường, nhưng tương tự những bệnh cúm mới xuất hiện đã đôi lần quét qua toàn cầu trước đây. “Nó giống với đại dịch cúm năm 1918, và điều đó ám chỉ rằng việc chấm dứt được cơn dịch này sẽ đòi hỏi gần 50% dân số trở nên miễn nhiễm, hoặc là nhờ một thuốc chủng, mà hiện chưa xuất hiện trong tầm mắt, hoặc là nhờ sự lây nhiễm tự nhiên“, nhà dịch tễ học Marc Lipsitch của trường Harvard University nói với một nhóm chuyên gia qua một cuộc hội luận bằng video hồi cuối tuần này.

Một virus càng lây lan mạnh, thì càng cần phải có nhiều người miễn nhiễm để đạt đến miễn nhiễm cộng đồng. Bệnh sởi, một trong những bệnh dễ dàng lây nhiễm nhất, với R0 trên 12, đòi hỏi khoảng 90% dân chúng miễn nhiễm để giúp những người không được bảo vệ trong cộng đồng khỏi bị lây nhiễm một cách tự nhiên. Đó là tại sao những ổ dịch mới có thể manh nha khi chỉ có một số nhỏ người quyết định không đi chích ngừa sởi.

Tương tự, nếu virus corona lây lan dễ hơn là các chuyên gia nghĩ, sẽ cần có thêm nhiều người lây nhiễm trước khi đạt đến miễn nhiễm cộng đồng. Với R0 bằng 3, chẳng hạn, 66% dân số sẽ phải miễn nhiễm trước khi hiệu ứng bắt đầu có tác dụng, theo mô hình đơn giản nhất.

Dù cho đó là 50% hay 60% hay 80%, các con số đó ám chỉ hàng tỉ người lây nhiễm và hàng triệu người thiệt mạng trên khắp thế giới, dù cho khi đại dịch diễn ra càng chậm, ta càng có thêm cơ may được cứu bằng những thứ thuốc điều trị hoặc thuốc chủng.

Những mô hình dịch tễ học mới nhất được phát triển ở Anh quốc hiện nay đều khuyến nghị việc “trấn áp” gắt gao đối với virus corona. Chiến thuật căn bản đang được hối thúc là cách ly người bệnh, cố gắng giảm thiểu 75% tiếp xúc xã hội, và đóng cửa các trường học. Các biện pháp tốn kém về kinh tế ấy có thể sẽ tiếp tục trong nhiều tháng.

Trấn áp sự lan truyền có nghĩa là chúng ta sẽ không xây dựng được miễn nhiễm cộng đồng“, Azra Ghani, trưởng nhóm dịch tễ học đang làm việc với mô hình mới về cơn dịch tại trường Imperial College London, nhận xét. Cái giá phải trả cho thành công là “chúng ta đang đưa mọi hoạt động xuống thấp đến mức mà chúng ta phải có để duy trì các biện pháp đó“.

Trump từ từ cho thêm các cơ quan vào nhóm “Toàn bộ chính phủ” để đối đối phó với virus

LTS: Đối phó với virus corona hiện đang là thử thách rất lớn đối với chính quyền Trump, khi mà cách chọn những người trung thành với ông ta vào làm việc trong Nhà Trắng, cũng như dẹp bỏ các cơ quan quan trọng, như cơ quan Ứng phó Đại dịch của Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ và các cơ quan Y tế Công cộng khác… đang gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào.

Covid-19: Câu chuyện của cha tôi

Tác giả: Vince Viet Nam Nguyen

Dịch giả: Đoản Kiếm

16-3-2020

Cha tôi bị mù và không tự đi lại được ở nhà dưỡng lão ở Issaquah, Washington. Chúng tôi được thông báo rằng ông không có triệu chứng gì nhưng có nhiều người ở đây đã xác định dương tính với Corona và một người đã chết. Tôi hỏi tại sao cha tôi không được xét nghiệm thì họ chỉ nói rằng những người có triệu chứng corona mới được xét nghiệm vì xét nghiệm không đủ.

Thế giới cần khẩu trang, Trung Quốc sản xuất nhưng đã tích trữ chúng

New York Times

Tác giả: Keith Bradsher

Dịch giả: Trúc Lam

14-3-2020

Người dân đang chờ phát khẩu trang miễn phí tại quận Sham Shui Po, Hồng Kông hôm thứ Năm 12/3. Nguồn: Jerome Favre / EPA/ Shutterstock

Khi Trung Quốc vật lộn với virus corona, họ đã giữ những chiếc khẩu trang mà họ làm ra. Bây giờ các nước khác cần chúng, áp lực đang gia tăng đối với Bắc Kinh trong việc xuất khẩu trở lại.

Virus corona: Phản ứng của Nam Hàn hoàn toàn ngược lại với Trung Quốc và Italy – Và nó có tác dụng

SCMP

Tác giả: John Power

Dịch giả: Trúc Lam

14-3-2020

TT Nam Hàn Moon Jae-in thăm Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Nam Hàn ngày 11/3. Ảnh: EPA

Việc xử lý dịch bùng phát của Seoul nhấn mạnh tính minh bạch và phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của công chúng, thay cho các biện pháp cứng rắn như phong tỏa.

Trong khi những điều không chắc chắn vẫn còn, nhưng [Nam Hàn] ngày càng được các chuyên gia y tế công cộng xem là mô hình để các nhà chức trách tuyệt vọng giữ Covid-19 trong tầm kiểm soát, làm theo.

Hàn Quốc cho thấy các nền dân chủ có thể thành công trong cuộc chiến chống lại virus corona

Washington Post

Tác giả: Josh Rogin

Dịch giả: Jonathan London Hiền Ngô

14-3-2020

Một số nhà bình luận đang tranh luận rằng, phản ứng với virus corona của Trung Quốc chứng minh cho tính ưu việt của thương hiệu độc tài của mình trong quản trị và quản lý khủng hoảng. Trên thực tế, hóa ra các nền dân chủ phù hợp hơn để bảo vệ sức khỏe cộng đồng – ít nhất là khi họ tận dụng những thế mạnh vốn có của mình. Một quốc gia đang cho thấy cách thức mà nó thực hiện: Hàn Quốc.

Thuyết âm mưu của quan chức TQ Triệu Lập Kiên: Mỹ mới là nước đáng bị lên án vụ virus corona

AFP/ Hồng Kông Free Press

Người dịch: Châu Minh Dũng

13-3-2020

Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên BNG Trung Quốc. Ảnh trên mạng

Một quan chức Trung Quốc cho rằng, quân đội Hoa Kỳ có thể đã mang loại virus corona chết người vào Trung Quốc, nhưng không cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào cho tuyên bố gây tranh cãi này.

Virus corona: Ca nhiễm được xác nhận đầu tiên ở Trung Quốc xuất hiện ngày 17/11

SCMP

Tác giả: Josephine Ma

Dịch giả: Trúc Lam

13-3-2020

Hồ sơ của chính phủ cho thấy, người đầu tiên bị nhiễm virus corona có thể là cư dân Hồ Bắc ở tuổi 55, nhưng bệnh ‘nhân zero’ chưa được xác nhận.

Các tài liệu mà SCMP nhìn thấy có thể giúp các nhà khoa học theo dõi sự lây lan của bệnh dịch và có thể xác định nguồn gốc của nó

Đức bị tố cáo giấu dịch

Der Tagesspiegel

Tác giả: Dominik Straub

Dịch giả: Hiếu Bá Linh

11-3-2020

Ít nhất có một điều hơi kỳ lạ: Ý đã đếm được 7.375 người nhiễm bệnh vào tối Chủ nhật 8-3 vừa qua, trong đó có 365 người chết. Tính ra tỷ lệ tử vong là gần 5% (chính xác là 4,96%), nghĩa là trung bình cứ 20 người nhiễm bệnh thì có 1 người chết.

Thảm kịch của Cách Mạng: Những bài học từ quá khứ

Viet-Studies

Tác giả: Daniel Chirot

Người dịch: Mặc Lý

Một điểm quan trọng cần nhớ: Những người ôn hòa ít khi hiểu được những tay cấp tiến cực đoan nguy hiểm như thế nào.

‘Không ổn định và không thể đoán trước’: Lần đầu tiên Life Care Center lên tiếng công khai kể từ khi Covid-19 bùng phát

KUOW/ NPR

Tác giả: Dyer Oxley John Ryan

Dịch giả: Trúc Lam

7-3-2020

Một bệnh nhân được đưa vào xe cứu thương từ Life Care Center ở Kirkland, ngày 3/3/2020. Nguồn: Megan Farmer/ KUOW

Viện dưỡng lão Life Care Center ở TP Kirkland cung cấp cái nhìn sâu rộng về địa điểm mà hầu hết các trường hợp tử vong do Covid-19 ở bang Washington xuất phát từ đây.

Đức: Cảnh sát Liên bang huy động 700 nhân viên vây ráp những kẻ buôn người gốc Việt

Berliner Zeitung

Chuyển ngữ: Lê Quang NgọLê Quí Trọng

3-3-2020

Nhân viên cảnh sát áp giải một người bị còng tay. Photo Courtesy

155 người Việt được đưa lậu vào Berlin. Những người cảnh sát bịt mặt, được trang bị tới tận răng, nhằm mục đích vây ráp chống bọn mafia đưa người nhập cư lậu vào nước này.

Bác sĩ ở Vũ Hán làm việc với BS Lý Văn Lượng đã chết do nhiễm virus corona

SCMP

Tác giả: Jane Cai

Dịch giả: Trúc Lam

3-3-2020

Bác sĩ nhãn khoa Mai Trọng Minh (Mei Zhongming), 57 tuổi, đã bị nhiễm bệnh sau khi làm việc nhiều giờ để điều trị bệnh nhân.

Ông là bác sĩ thứ ba của bệnh viện [Trung ương Vũ Hán], chết vì Covid-19.

BS Mai Trọng Minh. Ảnh: SCMP

Ông trùm truyền thông Hồng Kông Jimmy Lai bị bắt vì tội tụ tập trái phép

Guardian

Tác giả: Verna YuHelen Davidson

Dịch giả: Trúc Lam

28-2-2020

Jimmy Lai, chủ Daily Apple, một người bảo trợ tài chính cho phong trào dân chủ Hồng Kông, đã bị bắt Ảnh: Athit Perawongmetha / Reuters

Ông Lai bị bắt cùng với hai nhà hoạt động khác và sau đó được tại ngoại. Ông là người bảo trợ tài chính lớn cho phong trào dân chủ Hồng Kông.

Chuyên gia TQ: Đối phó với virus corona chậm có thể thấy trong 100.000 ca

SCMP

Nhóm tác giả: Gigi Choy, Teddy Ng, Bhavan Jaipragas, Josephine Ma và Zhuang Pinghui

Dịch giả: Trúc Lam

27-2-2020

Chuyên gia hô hấp nói rằng, dịch bệnh bùng phát có thể tồi tệ hơn nếu hành động bị trì hoãn chỉ vài ngày

Ông cũng kêu gọi cơ quan kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc cần được trao quyền lớn hơn

Phát biểu khai mạc cuộc họp báo về COVID-19 của TGĐ Tổ chức Y tế Thế giới WHO ngày 24/2/2020 

Thục Quyên, lược dịch

24-2-2020

Kính chào quý vị,

Như mọi khi, tôi xin phép bắt đầu với những con số mới nhất. Vào lúc 6 giờ sáng nay, theo giờ Geneva, Trung Quốc đã báo cáo với WHO tổng cộng 77.362 trường hợp nhiễm COVID-19, gồm cả 2.618 trường hợp tử vong.

WHO: Bây giờ là lúc chuẩn bị cho đại dịch tiềm tàng

Worldometers

Dịch giả: Trúc Lam

24-2-2020

Trích cuộc họp báo ngày 24/2 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về COVID-19. Sau đây là phát biểu của TS Mike Ryan, Giám đốc Điều hành Chương trình Cấp cứu Sức khỏe của WHO:

Hun Sen lo sợ Bắc Kinh hơn là sợ virus corona

Foreign Policy

Tác giả: Audrey Wilson

Dịch giả: Trúc Lam

22-2-2020

Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN bắt tay trên sân khấu tại hội nghị thượng đỉnh về virus corona được Trung Quốc kêu gọi ở Viêng Chăn, Lào, vào ngày 20/2. Ảnh: Dene-Hern Chen / AFP/ Getty Images

Nhà chuyên chế Campuchia đang đặt người dân mình vào nguy hiểm để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc.

Học giả khắp thế giới viết thư cho Tập Cận Bình, đòi quyền tự do ngôn luận cho dân Trung Quốc

China Change

Dịch giả: Nguyệt Quang Bảo

22-2-2020

Bức thư này do ba giáo sư sau đây khởi xướng: Andrew Nathan, University of Columbia; Perry Link, University of California at Riverside; Zhang Lun, Universitéde Cergy-Pontoise. Hãy tham gia cùng họ, như nhiều đồng nghiệp của họ đã làm, để ký tên vào bức thư này. Vui lòng gửi tên và chức danh của quý vị tới: chinacitizenmovement@gmail. Danh sách ký tên sẽ được cập nhật hàng ngày.

Bài thơ “Tiếc Thương Lý Văn Lượng” của nhà thơ Du Tú Hoa, đòi quyền tự do ngôn luận

Nguyệt Quang Bảo, dịch

21-2-2020

Nhà thơ Dư Tú Hoa (Yu Xiuhua – 余秀华) đã có một bài thơ bày tỏ lòng thương xót của bà đối với bác sĩ Lý Văn Lượng và kêu gọi tự do ngôn luận. Bài thơ “Tiếc Thương Lý Văn Lượng” (悼李文亮), nhà thơ Dư Tú Hoa nói trực tiếp với bác sĩ Lý, ra lệnh cho bác sĩ yên nghỉ, và tự hỏi đời sống sau khi chết có nghĩa lý gì với BS Lý.

Nhà hoạt động nhân quyền Hứa Chí Vĩnh bị bắt ở Trung Quốc trong bối cảnh đàn áp bất đồng chính kiến

NPR

Tác giả: Emily Feng

Dịch giả: Trúc Lam

18-2-2020

Hứa Chí Vĩnh phát biểu trong một cuộc họp ở Bắc Kinh năm 2013. Ảnh: Xiao Guozhen/ Reuters

Hứa Chí Vĩnh, nhà hoạt động pháp lý nổi tiếng của Trung Quốc và là luật sư dân quyền, đã bị câu lưu ở miền nam Trung Quốc, sau khi trải qua gần hai tháng chạy trốn khi ông chế nhạo các nhà chức trách Trung Quốc và khuyến khích những người ủng hộ ông, thông qua một dòng bình luận chính trị đăng tải trên mạng xã hội và blog cá nhân của ông.

Cập nhật: Diễn biến lây lan của virus corona ở Trung Quốc đang chững lại khi giới chức nước này duy trì các lệnh phong tỏa

New York Times

Người dịch: Châu Minh Dũng

19-2-2020

Trong khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hơn 150 triệu người dân nước này tiếp tục bị giam lỏng trong nhà của họ.

Diễn văn của Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, kỷ niệm 75 năm vụ đánh bom Dresden

Bài phát biểu tại Cung Văn hóa ngày 13.2.2020 tại Dresden – Kỷ niệm 75 năm ngày ném bom Dresden ngày 13 tháng 2 năm 1945

Âu Dương Thệ, lược dịch (*)

19-2-2020

TT Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu ngày 13/2/2020 tại Dresden. Nguồn: Guido Bergmann

Thư ngỏ của các học giả Trung Quốc gửi đến Quốc hội và UBTV QH Trung Quốc

Boxun

Dịch giả: Nguyệt Quang Bảo

8-2-2020

Ngày 6 tháng 2 năm 2020, Bác sĩ Lý Văn Lượng (Dr. Li Wenliang – 李文亮), người lên tiếng cảnh báo về vi-rút 2019-nConV, đã chết giữa nạn dịch ở Vũ Hán. Bác sĩ Lý cũng là một nạn nhân của sự đàn áp ngôn luận. Người dân Trung Quốc đau lòng và rất là buồn bực.

Đề Xuất Tuyên Bố Ngày 6/2 Là ‘Ngày Toàn Dân Nói Thật’ Của Nhóm Luật Sư Nhân Quyền Trung Quốc

China Change

Dịch giả: Nguyệt Quang Bảo

7-2-2020

Vào ngày 6 tháng 2 năm 2020, Bác sĩ Lý Văn Lượng đã chết vì virus corona. Cái chết của ông đã gây choáng váng trên mạng thông tin toàn cầu.