Việt Nam hành động cứu đồng bằng sông Cửu Long

 Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Biên dịch: Giải pháp vì Môi trường

11-1-2021

Việt Nam từ bỏ chính sách “chỉ trồng lúa,” chấp nhận sự giúp đỡ của nước ngoài.

Biên lai MAGA đà đáo hạn

Tác giả: John Pavlovitz

Nhã Duy chuyển ngữ

24-8-2020

Mục sư John Pavlovitz. Nguồn: Facebook nhân vật

Lời người dịch: Mục sư John Pavlovitz là một nhà văn, một blogger của trang “Điều cần được nói” (Stuff that needs to be said) có đông đảo người theo dõi. Là một nhà truyền giáo trong 20 năm qua, Mục sư John Pavlovitz cam kết cổ vũ sự bình đẳng, đa dạng và công lý bất kể trong hay ngoài cộng đồng đức tin.

Quan điểm và thái độ của Bộ Ngoại giao Đức về phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, biên dịch

24-1-2018

“Chúng tôi sẽ sẽ nỗ lực để trong thời gian tới luật sư Đức có thể tiếp cận tốt với thân chủ [ở Việt Nam] và các phương tiện truyền thông quốc tế có thể vào tham dự quan sát phiên tòa. Chúng tôi đang đối thoại rất tường tận với phía Việt Nam. Đây là một quá trình đối thoại với phía Việt Nam và vẫn đang tiếp tục. Đại diện Đại sứ quán của Pháp, Hoa Kỳ và Phái đoàn EU tại Việt Nam đã đến theo dõi phiên tòa cùng với Đại diện Đại sứ quán Đức”.

Bà Maria Adebahr, Phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đức. Ảnh: Phoenix

Sau lời khuyên của Hoa Kỳ, phải chăng Bắc Hàn đang tìm cách sao chép Việt Nam?

SCMP

Tác giả: Bennett Murray

Dịch giả: Châu Minh Dũng

30-11-2018

Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho ở Hà Nội, Việt Nam. Nguồn: EPA

Một cuộc họp cấp cao đã làm dấy lên những lời đồn đoán rằng, Bình Nhưỡng đang tìm cách mô phỏng kinh nghiệm của Hà Nội trong việc hòa trộn Chủ nghĩa Cộng sản với quá trình cải cách kinh tế.

Thư của tổng thống tân cử Joe Biden giới thiệu ban lãnh đạo kinh tế quốc gia

3-12-2020

Nhã Duy chuyển ngữ

Chào quý vị,

Đây là Biden. Năm nay chúng ta không phải chỉ có ​​những cuộc tụ họp ít người quanh bàn tiệc lễ Tạ Ơn mà nhiều gia đình Mỹ còn đối diện lắm điều bất ổn. Đại dịch Covid-19 không chỉ gây ra cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng mà còn gây ra cả khủng hoảng kinh tế. Nhiệm vụ của tân Phó Tổng thống Kamala Harris và tôi là sẽ đối đầu trực tiếp với cuộc khủng hoảng kinh tế này và trợ giúp người dân ngay khi nhậm chức.

Cập nhật: Diễn biến lây lan của virus corona ở Trung Quốc đang chững lại khi giới chức nước này duy trì các lệnh phong tỏa

New York Times

Người dịch: Châu Minh Dũng

19-2-2020

Trong khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hơn 150 triệu người dân nước này tiếp tục bị giam lỏng trong nhà của họ.

Hệ thống “thế giới tội phạm ngầm” của Đảng CSTQ thể hiện qua “Những đàn ông mặc áo trắng” ở Hồng Kông

Đài Á châu Tự do

Wang Yun, thực hiện

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

22-7-2019

Xã hội đen tấn công người biểu tình ở nhà ga Hong Kong. Photo Courtesy

Trong cuộc biểu tình ngày 21/7 tại Hồng Kông, một nhóm “Đàn ông mặc áo trắng” đã tấn công và làm bị thương nhiều người biểu tình tại ga tàu điện ngầm Yuen Long.

Tương lai hậu-Trump của Văn học Mỹ

New York Times

Tác giả: Nguyễn Thanh Việt

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

22-12-2020

Tác giả Nguyễn Thanh Việt là Chủ nhiệm khoa Anh văn, ngạch Aerol Arnold, và là Giáo sư Anh văn, Nghiên cứu Hoa Kỳ và Dân tộc học tại Đại học Nam California. Ông từng đoạt giải Pulitzer và là thành viên của Hội đồng giải thưởng Pulitzer.

Tập bị chống đối trên nhiều mặt trận khác nhau khi sắp họp Trung ương 6

Jamestown Foundation

Tác giả: Willy Wo-Lap Lam

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

23-9-2021

Giới thiệu

Một cuộc tranh cãi đang bùng phát giữa các cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về chủ trương “thịnh vượng chung” của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, bao gồm việc buộc các doanh nghiệp tư nhân khổng lồ chia sẻ tài sản của họ cho các lĩnh vực ít đặc quyền hơn.

Không có một dấu hiệu sự sống nào của Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, biên dịch

16-10-2017

Không những gia đình ông mà cả 4 luật sư được gia đình ủy nhiệm cũng không được tiếp cận với ông, bà Petra Schlagenhauf luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin cho biết.

Trên tờ nhật báo TAZ của Đức, số ra hôm nay ngày 16.10.2017 có đăng một bài báo về Trịnh Xuân Thanh với tựa đề “Con tốt trong ván cờ quyền lực ở Việt Nam” của nữ ký giả Marina Mai. Sau đây là bản dịch bài báo:

Putin trả thù theo kiểu Mafia

FAZ

Tác giả: Reinhard Veser

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

24-8-2023

Một quốc gia có các cơ quan hoạt động đúng nghĩa của nó, những người lãnh đạo một cuộc bạo loạn quân sự sẽ bị đưa ra xét xử. Do đó, cái chết bạo lực của những người điều hành Wagner là một bước tiếp theo trong sự xói mòn quyền lực của quốc gia Nga.

Cái chết bất ngờ của người lãnh đạo dân quân và tội phạm chiến tranh Yevgeny Prigozhin không gây ngạc nhiên. Có vẻ như Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trả thù. Người ta không mong đợi ông ta sẽ tha thứ cho cuộc bạo loạn vũ trang của nhóm Wagner của Prigozhin. Putin đã nói về “sự phản bội” vào ngày 24 tháng 6 – và trong một dịp khác, chính ông ta đã ám chỉ công khai rằng, những kẻ phản bội xứng đáng chết.

Càng đáng kinh ngạc hơn khi Prigozhin có thể di chuyển tự do trong hai tháng kể từ khi cuộc nổi dậy vũ trang của nhóm Wagner của ông ấy và còn công bố các kế hoạch trong tương lai. Rõ ràng người cai trị nước Nga nhận thấy mình không thể loại trừ Prigozhin và những người theo ông ta ngay lập tức. Quan trọng như quá trình của cuộc bạo loạn, trong đó không ai đối đầu nghiêm túc quân đội Wagner mặc dù họ đã đến gần Moscow, vụ rớt máy bay này là một dấu hiệu cho thấy quyền lực cai trị của Putin đã bị rung chuyển như thế nào.

Cấu trúc quyền lực sẽ phát triển như thế nào bây giờ?

Ảnh hưởng của cái chết của Prigozhin đối với cấu trúc quyền lực ở Nga không thể được nhìn thấy từ bên ngoài tại thời điểm này. Thậm chí không thể nói chắc chắn, liệu đối thủ chính của Prigozhin, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Sergei Schojgu và Tham mưu trưởng Walerij Gerassimow hiện đang ở một vị trí mạnh hơn. Sau cuộc nổi dậy của Prigozhin, rõ ràng cũng có rất nhiều sự phản đối trong quân đội đối với họ. Và Putin rõ ràng không đứng về phía họ trong cuộc đấu tranh quyền lực công khai giữa họ và Prigozhin – ông ấy chỉ chuyển sang một vị trí chống lại Prigozhin khi quyền lực ông ta bị thách thức.

Nhiều điều có thể  nghĩ ra được: Số phận của Prigozhin có thể đóng vai trò là một sự răn đe đối với những người khác không hài lòng trong giới thượng lưu của Nga và do đó, góp phần ít nhất củng cố tạm thời quyền lực của Putin. Nhưng nó cũng có thể làm cho những người đã nghĩ rằng mình nằm trong danh sách bị lọai trừ, hành động, bởi vì họ không có gì để mất cả. Một ẩn số lớn lao trong các cuộc thanh toán này là cách những người đàn ông Wagner có kinh nghiệm chiến đấu, những người biểu lô sự trung thành của họ với Prigozhin sau cuộc bạo loạn, hành xử. Chế độ Nga phải vô hiệu hóa họ bằng cách nào đó.

Chỉ có một điều chắc chắn có thể nói ra được: Cái chết của Prigozhin là một bước tiếp theo trong sự xói mòn quyền lực của nhà nước Nga, vốn là đặc điểm của sự cai trị của Putin từ nhiều năm nay. Ở một quốc gia có các cơ quan hoạt động đúng nghĩa của nó – bất kể cai trị theo kiểu chuyên chế hay dân chủ – những người lãnh đạo của một cuộc bạo loạn vũ trang không thành công sẽ phải bị đưa ra tòa án. Trong Đế chế của Putin, nó được thanh toán theo phong cách các băng đảng Mafia. Điều này có thể đưa tới một tiên đoán xấu cho tương lai gần của Nga. Do đó, cái chết của Prigozhin là một lời nhắc nhở khác với EU và NATO nên suy nghĩ nghiêm túc về cách bảo vệ an ninh của các quốc gia thành viên của họ, nếu có một sự hỗn loạn nổ ra ở Nga.

Jean d’Ormesson và Trịnh Xuân Thuận đối thoại về vũ trụ

Le Point

Thomas Mahler

Dịch giả: Hiếu Tân

Le Point: Năm 2014, tạp chí “Le Point” đã kết nối nhà văn với nhà vật lý thiên văn, hai con người sáng chói suốt đời đi tìm những câu trả lời cho bí mật lớn của cuộc sống.

Bài này đăng trên Le Point ngày 3-7-2014, chúng tôi xin được giới thiệu lại trong dịp Jean d’Ormesson từ trần ngày 5-12-2017.

Jean d’Ormesson và Trịnh Xuân Thuận. Ảnh: Le Point

Một người là nhà vật lý thiên văn xuất chúng, đã tìm ra giải thiên hà trẻ nhất được biết từ trước đến nay, nhưng không quên mang những “giai điệu bí mật của vũ trụ” đến tai những đồng loại tầm thường hơn. Người kia là viện sĩ hàn lâm hay cười, người sau những cuộc tắm biển, những đôi giày Italie và Chateaubriand, về già bỗng tự thấy mình có khuynh hướng thám hiểm vũ trụ. Trịnh Xuân Thuận và Jean d’Ormesson biết nhau từ lâu rồi, nhưng chưa bao giờ trao đổi quan điểm trong một cuộc chuyện trò trực tiếp.

Trung Quốc: Chúng ta phải nhanh chóng đổi mới tư duy

Zeit

Tác giả: Peter R. Neumann và Moritz Rudolf

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

24-10-2022

Nó không còn là về giá trị đạo đức và thương mại: Đối với phương Tây, thái độ đối với Trung Quốc dưới sự cai trị của Tập Cận Bình là một vấn đề sống còn. Ba mục tiêu cho một chính sách mới đối với Trung Quốc.

Montenegro là nạn nhân về chính sách ngoại giao tín dụng của Trung Quốc?

Tagesschau

Hiếu Bá Linh, biên dịch

21-4-2021

Một dự án đường cao tốc đưa Montenegro vào tình thế khốn cùng. Việc hoàn thành bị chậm trễ và các khoản vay từ Trung Quốc đến hạn phải trả. Tài sản của nhà nước Montenegro sẽ rơi vào tay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?

Chỉ số RSF năm 2018: Mô hình kiểm soát phương tiện truyền thông của Trung Quốc đe dọa nền dân chủ ở châu Á-Thái Bình Dương

RSF

25-4-2018

Dịch giả: Trúc Lam

Mô hình kiểm duyệt của Trung Quốc do nhà nước kiểm soát tin tức, đang được các nước châu Á sao chép, điển hình là Việt Nam và Campuchia. Các nền dân chủ ở Bắc Á đang cố gắng tự thiết lập các mô hình thay thế. Bạo lực đối với các nhà báo ngày càng đáng lo ngại ở Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan và Philippines.

Tuần lễ Donald Trump đánh mất biển Đông

Foreign Policy

Tác giả: Bill Hayton

Dịch giả: Song Phan

31-7-2017

Bản đồ lô 128, 136/03. Ảnh: Google Earth.

Sự đầu hàng của Việt Nam cho thấy các nước láng giềng của Trung Quốc lo rằng, Mỹ không còn ủng hộ họ nữa.

Lịch sử Việt Nam đầy những câu chuyện hào hùng chống Trung Quốc. Nhưng tháng này, Hà Nội đã quỳ gối trước Bắc Kinh, bị hạ nhục trong đua tranh về việc ai kiểm soát biển Đông, tuyến đường thủy gây tranh cãi nhất thế giới. Hà Nội đang nhìn về Washington tìm dấu hiêu ủng hộ ngầm giúp tránh các đe dọa của Bắc Kinh. Đồng thời, chính quyền Trump đã cho thấy rằng họ không hiểu hoặc không quan tâm đúng mức tới lợi ích của bạn bè và các đối tác tiềm năng của mình ở Đông Nam Á để bảo vệ họ chống lại Trung Quốc. Các chính phủ Đông Nam Á sẽ kết luận rằng Hoa Kỳ không sẵn lòng hậu thuẫn họ. Và trong khi Washington tự làm suy yếu chính mình về vụ gián điệp Nga và các cuộc tranh luận về chính sách chăm sóc y tế, một trong những khu vực quan trọng nhất của thế giới đang rơi vào tay của Bắc Kinh.

Nằm vạ

HĐBA Liên Hiệp quốc

Tác giả: Timothy Snyder

Trần Gia Huấn, chuyển ngữ

4-8-2023

Lời giới thiệu: Đây là bài phát biểu của ông Timothy Snyder ngày 14-3-2023, tại một phiên họp do Nga triệu tập ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, để thảo luận về “Russophobia“. Timothy Snyder là nhà sử học uyên bác người Mỹ tại Đại học Yale. Ông có nhiều tác phẩm lịch sử quan trọng.

Châu Âu đang từ bỏ Trump để quay sang Trung Cộng trên chính trường thế giới 

Business Insider

Tác giả: Adam Bienkov

Dịch giả: Nhã Duy

20-5-2020

Trong cuộc thăm dò gần đây cho thấy, người dân châu Âu đang quay lưng với Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump. Dư luận xã hội đối với Mỹ đã giảm ở các nước lớn tại châu Âu kể từ khi bắt đầu đại dịch virus corona.

Một vài sự thật bất ngờ về thâm hụt thương mại

NYT

Tác giả: N. Gregory Mankiw

5-10-2018

Tổng thống Trump đặt chính sách thương mại trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ của mình. Sự kiện đáng chú ý ở đây là thỏa thuận thương mại mới chỉnh sửa giữa Mỹ với Mexico và Canada, được công bố vào thứ hai vừa rồi. Thật khó để lạc quan trước thành công của thỏa thuận lần này, một phần vì những thay đổi vẫn còn khiêm tốn và chủ yếu vì đường lối trong thương mại quốc tế của tổng thống vẫn còn nhiều mơ hồ.

Putin sử dụng bài phát biểu mừng năm mới để kêu gọi người dân Nga đoàn kết

Reuters

Tác giả: Jake Cordell

Cù Tuấn, dịch

1-1-2023

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dành bài phát biểu mừng Năm mới hàng năm vào thứ Bảy 31/12 để kêu gọi người dân Nga ủng hộ quân đội của ông đang chiến đấu ở Ukraine và cam kết chiến thắng trước “chủ nghĩa phát xít mới” ở Ukraine và ý đồ của phương Tây được cho là có ý định “tiêu diệt Nga”.

Nghiên cứu chiến tranh Việt Nam

Tác giả: Mark Atwood Lawrence

Dịch giả: Song Phan

Humanities

Mùa Thu năm 2017 (tập 38, số 4)

Tình trạng nghiên cứu đã giúp thay đổi như thế nào

Hai lính Mỹ ở Pleiku, miền Nam Việt Nam, nơi có một căn cứ không quân Mỹ tháng 5/1967. Nguồn: Everett Collection / Alamy Stock Photo

Việt Nam cố làm sống lại ‘đạo đức’ cách mạng

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Trúc Lam

20-5-2018

Những người biểu diễn múa cờ, kỷ niệm ngày thành lập đảng 3 tháng 02 năm 2017. Ảnh: AFP / Hoang Dinh Nam

Nguyễn Phú Trọng đang thực hiện một cuộc thập tự chinh để thanh trừng tham nhũng, tái khẳng định ý thức hệ và khôi phục sự trong sạch của cách mạng, khi Đảng Cộng sản tìm cách lấy lại tính hợp pháp của nó.

Ngay trước khi qua đời vào năm 1969, nhà lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh đã viết xuống giấy bản di chúc cuối cùng của mình, nhưng những ý nghĩ của ông ta về việc nên duy trì các giá trị đạo đức cốt lõi của nó như thế nào, đã bị đảng Cộng sản Việt Nam quyết định.

Cuộc đàm phán hàn gắn mối quan hệ ngoại giao Đức – Việt diễn ra hôm nay

Hiếu Bá Linh, biên dịch
2-11-2018

Việt nam có đáp ứng yêu cầu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức hay không?

Sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, chính phủ Đức đã quyết định tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam kể từ ngày 22/09/2017. Sau đó chính phủ Đức còn tạm đình chỉ hiệp định giữa hai nước về việc miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao Việt Nam. Hiện nay Đức vẫn tiếp tục tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Làm sao tránh điều tệ hại nhất sẽ xảy ra cho Ukraine và Đài Loan

Project-Syndicate

Tác giả: Jeffrey D. Sachs

Đỗ Kim Thêm dịch

15-12-2021

Lời người dịch: Không như Jeffrey D. Sach đơn giản hoá về sự kềm chế của các phe trong bài viết sau đây, bối cảnh của Ukraine trở nên sôi động hơn khi Tổng Thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm, 23/12, kêu gọi phương Tây đáp ứng “ngay lập tức” yêu cầu của Nga về bảo đảm an ninh và ngăn chặn Khối Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) thu nhận Ukraine làm thành viên. Putin gay gắt nêu lên việc “chính Mỹ mới là kẻ đặt hỏa tiễn sát biên giới đất nước chúng tôi”.

Trung Quốc đã đạt đến tột đỉnh?

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

3-1-2023

Nguồn ảnh: Kevin Frayer/ Getty Images

Hãy ngưng đàn áp Việt Nam: Các nhóm toàn cầu kêu gọi bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam

Global Voices

Tác giả: Mong Palatino

Dịch giả: Trúc Lam

15-11-2017

Các nhóm nhân quyền đang kêu gọi trả tự do cho 165 tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

Các tổ chức xã hội dân sự toàn cầu (CSOs) đã đưa ra một loạt khởi xướng ​​để nêu bật tình trạng nhân quyền đáng báo động ở Việt Nam.

Bài phát biểu của Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland nhân kỷ niệm một năm vụ tấn công điện Capitol

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ

Trúc Lam, chuyển ngữ

5-1-2022

Bộ trưởng Tư Pháp Merrick Garland. Photo Courtesy

Chào các bạn. Rất vui khi được gặp một số bạn ở đây tại Great Hall và có thể kết nối với tất cả các bạn qua mạng hôm nay.

Tại sao không thể có bước đột phá ngoại giao ở Biển Đông

Viet-studies

Tác giả: Gregory Poling (*)

Dịch giả: Huỳnh Hoa

25-1-2018

Làm thế nào ứng phó với việc Bắc Kinh tiếp tục gia tăng xây dựng quân sự?

Hôm 30 tháng 12, truyền hình nhà nước Trung Quốc chiếu đoạn phim quay từ trên cao miêu tả những căn cứ mà nước này thiết lập trên đá Chữ Thập (Fiery Cross) ở Biển Đông. Đoạn video là những hình ảnh cận cảnh đầu tiên được trình chiếu cho thấy trạng thái hoàn chỉnh của một căn cứ không quân và hải quân vững chắc trên một bãi đá tranh chấp trong quần đảo Trường Sa (Spratly).

Mỹ – Việt xích lại gần nhau hơn

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

10-9-2023

Tóm tắt: Sự vụng về của Bắc Kinh mở ra cơ hội cho hai cựu thù kết hợp sức mạnh

Tôi yêu nước Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi phải nói lên sự thật về nước Mỹ (Phần 2)

TIME

Tác giả: Nguyễn Thanh Việt

Dịch giả: Mai V. Phạm

15-11-2018

Tiếp theo phần 1

Đây là một gánh nặng đè trĩu lên con trai tôi, mặc dù nó không nặng hơn gánh mà cha mẹ tôi đã kỳ vọng vào tôi. Tên của tôi có nghĩa là người Việt Nam, một dân tộc với những câu chuyện thần thoại yêu nước kể rằng hàng thế kỷ chúng tôi đã phải chịu đựng gian khổ để được độc lập và tự do. Và mặc dù hiện tại Việt Nam đã độc lập, nhưng lại không hề có tự do. Tôi có thể không bao giờ quay trở lại Việt Nam thì tốt hơn, bởi vì tôi không bao giờ có thể trở thành một nhà văn ở Việt Nam và tự do nói những điều tôi muốn nói mà không bị tống vào tù.

Vì vậy, tôi chọn sự tự do của nước Mỹ, thậm chí tại thời điểm khi mà câu nói “yêu thì ở, không thì cút” không còn là lời nói cường điệu nữa. Chính quyền hiện tại đang đe dọa ngay cả những công dân nhập tịch bằng việc tước quốc tịch và trục xuất. Có lẽ không phải là quá xa vời để tưởng tượng rằng một ngày nào đó một người nào đó giống như tôi, sinh ra ở Việt Nam, có thể bị tống về Việt Nam, mặc dù đã nỗ lực hơn so với nhiều người Mỹ bản địa. Nếu là như vậy, tôi sẽ không mang con trai mình đi cùng tôi. Việt Nam không phải là đất nước của nó. Nước Mỹ là đất nước của con trai tôi và có lẽ nó sẽ biết đó là một tình yêu ít phức tạp và nhiều linh cảm hơn tôi.

Tôi cũng hy vọng rằng con trai tôi cũng sẽ biết tình yêu của một người cha thông thường thì ít phức tạp hơn tình yêu của tôi. Tôi chưa bao giờ nói “I love you” khi lớn lên vì Bố Mẹ tôi chưa từng nói “I love you” đối với tôi. Điều đó không có nghĩa là họ không yêu tôi. Họ yêu tôi rất nhiều, đến nỗi họ làm việc kiệt sức ở nước Mỹ – quê hương mới của họ. Tôi rất ít khi gặp Bố Mẹ mình. Khi tôi được gặp thì họ đã quá mệt mỏi để vui đùa cùng tôi. Tuy nhiên, dù mệt mỏi thế nào đi chăng nữa, họ luôn làm bữa ăn tối, ngay cả khi bữa ăn tối thường chỉ là món lòng luộc. Tôi lớn lên từ ruột, lưỡi, dạ dày, gan, mề và tim. Nhưng tôi chưa bao giờ phải đói.

Ký ức về tình yêu bản năng mãnh liệt đó, được thể hiện trong sự hy sinh của Bố Mẹ tôi, ngấm chặt trong tủy xương tôi. Một từ hoặc một giai điệu có thể khiến tôi cảm nhận được sự sâu sắc của tình yêu đó, như khi tôi nghe lỏm một cuộc trò chuyện trong tiệm thuốc gần nơi tôi ở Los Angeles. Người đàn ông bên cạnh tôi là một người châu Á, không đẹp trai, ăn mặc giản dị. Ông nói tiếng Việt trên chiếc điện thoại di động của mình. “Con ơi, Ba đây. Con ăn cơm chưa? ” Ông ấy trông lam lũ, có lẽ thuộc tầng lớp lao động. Nhưng khi ông ấy nói chuyện với con mình bằng tiếng Việt, giọng ông ấy rất dịu dàng, âu yếm. Những gì ông ấy nói không thể chuyển ngữ được. Nó chỉ có thể được cảm nhận.

Những gì ông ấy nói không có ý nghĩa gì đáng kể trong tiếng Anh, nhưng khi được nói bằng tiếng Việt, nó có nghĩa lớn lao. “Con ơi, Ba đây. Con ăn cơm chưa? ”Đây là cách mà những người chủ chào đón những vị khách đến chơi, bằng cách hỏi họ có ăn cơm chưa. Và đây cũng là cách Cha Mẹ – những người sẽ không bao giờ nói “I love you” – thể hiện tình yêu thương với những đứa con của họ. Tôi lớn lên với những truyền thống, những cảm xúc, những sự thân mật, gắn bó này và khi tôi nghe ông ấy nói như thế với con ông, tôi như muốn khóc. Điều này cho tôi biết rằng tôi vẫn là người Việt Nam, bởi vì lịch sử nằm trong máu tôi và văn hóa nằm trong dây rốn tôi. Mặc dù tiếng Việt của tôi không hoàn hảo, tôi vẫn đang kết nối với Việt Nam và với những người Việt tị nạn trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, khi tôi bắt đầu lớn lên, một số người Mỹ gốc Việt đã nói với tôi rằng tôi không thực sự là người Việt vì tôi không nói tiếng Việt giỏi. Câu nói đó cũng gần như đồng nghĩa với câu “yêu thì ở, không thì cút”. Có nhiều cách để trở thành người Việt Nam, cũng giống như có nhiều cách để trở thành người Pháp, và có nhiều cách để trở thành người Mỹ. Đối với tôi, miễn là tôi cảm nhận chất Việt Nam, miễn là những gì thuộc về Việt Nam khiến tôi xao xuyến, thì tôi vẫn là người Việt Nam. Đó là cách tôi cảm nhận tình yêu đất nước dành cho Việt Nam, một trong những đất nước của tôi và đó cũng là cách tôi cảm nhận bản chất Việt Nam của chính mình.

Khi phản đối tất cả những ai nói “yêu thì ở, không thì cút”, tôi nhấn mạnh vào nước Mỹ đã cho phép tôi trở thành người Việt Nam và nước Mỹ được giàu mạnh nhờ tình yêu của nhiều thành phần khác nhau. Chính vì vậy, mỗi ngày tôi hỏi con trai mình đã ăn cơm chưa và mỗi ngày tôi nói với con mình tôi yêu nó. Tình yêu của đất nước và tình yêu của gia đình không khác nhau là mấy. Tôi muốn tạo dựng một gia đình mà tôi sẽ không bao giờ nói “yêu thì ở, không thì cút” với con mình, cũng giống như tôi mong muốn một đất nước sẽ không bao giờ nói như thế với bất cứ ai.

Hầu hết người Mỹ sẽ không cảm nhận được những gì tôi cảm nhận được khi họ nghe tiếng Việt, nhưng họ cảm nhận được tình yêu của đất nước theo cách riêng của họ. Có lẽ họ cảm nhận được tình yêu sâu sắc, đầy xúc cảm khi họ nhìn thấy quốc kỳ hoặc nghe quốc ca. Tôi thừa nhận rằng những biểu tượng đó không có ý nghĩa nhiều đối với tôi, bởi vì chúng vừa thể hiện sự chia rẽ lẫn đoàn kết. Quá nhiều người, từ những quan chức cao cấp nhất của chính phủ đến thường dân, đã sử dụng những biểu tượng đó để nói với tất cả người Mỹ “yêu thì ở, không thì cút”.

Không cảm nhận được quốc kỳ và quốc ca không khiến tôi mất chất Mỹ, hơn những người yêu thích những biểu tượng đó. Không phải sẽ là quan trọng hơn nếu tôi yêu ý nghĩa thực sự của những biểu tượng đó, chứ không phải là hình thức của các biểu tượng? Những giá trị nền tảng: dân chủ, bình đẳng, công lý, hy vọng, hòa bình và đặc biệt tự do, tự do viết và suy nghĩ bất cứ điều gì tôi muốn, ngay cả khi các quyền tự do và vẻ đẹp của những giá trị đó đều được nuôi dưỡng bởi máu của diệt chủng, nô lệ, chinh chiến, thực dân, chiến tranh đế quốc, chiến tranh vĩnh cửu. Tất cả những điều đó là nước Mỹ, nước Mỹ xinh đẹp và hung bạo của chúng ta.

Tôi không hiểu sự xung đột đó của nước Mỹ trong thời niên thiếu khi tôi ở San Jose, California, vào những năm 1970 và 1980. Hồi đó tôi chỉ muốn trở thành người Mỹ theo cách đơn giản nhất có thể, một phần nhằm đối chọi lại yêu cầu của Bố tôi rằng tôi là người Việt Nam 100%. Bố tôi cảm nhận tình yêu sâu đậm đối với đất nước của ông ấy vì ông ấy đã mất nó khi chúng tôi trốn khỏi quê hương Việt Nam như những người tị nạn khác vào năm 1975. Nếu Bố Mẹ tôi nắm giữ bản sắc và văn hóa Việt Nam một cách quyết liệt, đó là bởi vì họ muốn giành lại đất nước của họ – một cảm xúc, giá trị tinh thần mà nhiều người Mỹ chắc chắn sẽ hiểu.

Hoa Kỳ tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1994, và Bố Mẹ tôi đã nắm lấy cơ hội đầu tiên để về thăm lại quê nhà. Họ đã về Việt Nam hai lần, không có tôi, viếng thăm quê hương đang cố thoát khỏi nghèo đói sau chiến tranh và tuyệt vọng. Không biết Bố Mẹ tôi đã nhìn thấy gì ở Việt Nam, nhưng nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Bố tôi. Sau chuyến đi thứ hai, Bố Mẹ tôi không bao giờ trở lại Việt Nam nữa. Trong bữa tiệc Tạ Ơn sau đó, Bố tôi nói: “Chúng ta bây giờ là người Mỹ.”

Cuối cùng, Bố tôi cũng đã xác nhận nước Mỹ. Tôi nên phấn khởi, trong lúc cùng gia đình ăn gà tây, khoai tây nghiền và nước sốt cranberry, là những món mà anh tôi đã mua từ siêu thị vì không ai trong gia đình tôi biết nấu những món đặc sản mà chúng tôi ăn chỉ ăn một lần vào dịp lễ Tạ Ơn. Nhưng nếu như tôi cảm thấy không thoải mái, thì đó là do tôi cố tự hỏi: Nước Mỹ (mà Bố tôi xác nhận) là nước Mỹ nào?