SPIEGEL
Alexandra Berlin phỏng vấn
Nguyễn Văn Vui chuyển ngữ
11-11-2024
SANTIAGO (AP) – Hệ thống tư pháp Chile hôm thứ Hai xác định rằng, một thành viên trong phái đoàn của Chủ tịch nước Việt Nam, người đang thăm chính thức quốc gia Nam Mỹ này, phải rời khỏi Chile và sẽ không thể nhập cảnh lại trong ít nhất hai năm, sau cáo buộc lạm dụng tình dục.
Ban Biên tập EAF
Song Phan chuyển ngữ
28-10-2024
Bên ngoài nước Mỹ, người ta thường nghe rằng khả năng tiếp tục tranh cử của Donald Trump — bất chấp việc ông ngày càng kêu gọi tới sự cố chấp và khinh miệt rõ ràng đối với pháp quyền và các chuẩn mực của sự công bằng dân chủ — cho thấy rằng có điều gì đó đặc biệt bị phá vỡ trong xã hội Mỹ.
Tác giả: Alyssa Chen
Cù Tuấn, dịch
27-10-2024
Tóm tắt: Theo các chuyên gia, bất chấp các cuộc đối thoại cấp cao, các cuộc đối đầu trên biển giữa Bắc Kinh và Hà Nội không chỉ dai dẳng mà còn có khả năng leo thang trong tương lai
***
Các bước tiến của Việt Nam diễn ra nhanh chóng và lặng lẽ.
Theo tổ chức nghiên cứu Sáng kiến thăm dò Biển Đông có trụ sở tại Bắc Kinh, chỉ trong năm tháng qua, Việt Nam đã cải tạo được hơn 2km vuông (0,8 dặm vuông) tại quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp.
Hà Nội kiểm soát 11 trong số 29 thực thể trong quần đảo này, nơi mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và được Trung Quốc gọi là Nam Sa.
Theo một số ước tính, nếu Việt Nam duy trì tốc độ xây dựng đảo ở Biển Đông, nước này có thể vượt qua Trung Quốc.
Cho đến nay, phản ứng của Trung Quốc vẫn khá im ắng – đặc biệt khi so sánh các tranh chấp chủ quyền với Philippines trên cùng vùng biển này.
Nhưng các nhà phân tích hàng hải cho rằng, Bắc Kinh có thể sẽ quan ngại về điều này, và trong khi hai bên có kênh liên lạc mở để giải quyết tranh chấp, những khác biệt cơ bản giữa hai nước dự kiến sẽ vẫn tồn tại.
Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) có trụ sở tại Washington, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cũng đã ghi nhận những nỗ lực mở rộng đảo của Việt Nam.
Trong một báo cáo hồi tháng 6, cho biết, Hà Nội đang trên đà vượt qua các kỷ lục trước đó về xây dựng đảo trong năm nay. Báo cáo cho biết, từ tháng 11 đến tháng 5, Việt Nam đã có thêm khoảng 692 mẫu Anh (khoảng 2,8km vuông) tại 10 thực thể khác nhau ở quần đảo Trường Sa, một dấu hiệu cho thấy sự gia tăng mở rộng lãnh thổ.
Hu Bo, giám đốc SCSPI cho biết: “Hà Nội đã liên tục mở rộng các thực thể chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa kể từ thập niên 1970… và đã có sự tăng tốc đáng kể về cả tốc độ và quy mô của những sửa đổi này, kể từ đợt mở rộng mới nhất bắt đầu hồi tháng 10 năm 2021”.
Hu Bo cho biết, Việt Nam – quốc gia chiếm đóng nhiều thực thể nhất trong số các quốc gia có yêu sách ở quần đảo Trường Sa – đã tích cực cải tạo đất trên 11 thực thể đó và không có dấu hiệu ngưng lại.
“Những nỗ lực cải tạo đất trên đảo của Việt Nam có khả năng vượt quá quy mô các hoạt động trước đây của Trung Quốc trong khu vực”, Hu nói và nói thêm rằng, Bắc Kinh nên công khai giải quyết vấn đề với Hà Nội, vì “các cuộc phản đối riêng tư là vô nghĩa”.
Chen Xiangmiao, nghiên cứu viên cộng tác tại Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia, có trụ sở tại Hải Nam, cho biết, Việt Nam muốn tận dụng hoạt động xây dựng đảo để tăng cường kiểm soát quần đảo Trường Sa, vì có khả năng sẽ thiết lập sự hiện diện liên tục của các tàu thực thi pháp luật trên biển và mở rộng việc triển khai các cơ sở quân sự tại đây.
“Trước đây, Hà Nội duy trì số lượng hạn chế các căn cứ ở Trường Sa, và chúng chỉ có khả năng tiếp nhận các tàu nhỏ. Tuy nhiên, với những nâng cấp gần đây đối với các cơ sở cảng của mình, Việt Nam đang sẵn sàng duy trì sự hiện diện liên tục của lực lượng thực thi pháp luật hàng hải, điều này sẽ tăng cường đáng kể quyền kiểm soát của mình đối với toàn bộ khu vực Trường Sa”, Chen cho biết.
Trong số nhiều rạn san hô do Việt Nam kiểm soát, rạn san hô Barque Canada (tên Việt: Bãi Thuyền Chài) nổi bật là tiền đồn lớn nhất của Việt Nam và là thực thể lớn thứ tư ở quần đảo Trường Sa. Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền đối với rạn san hô này và lo ngại về việc xây dựng tiền đồn của Việt Nam tại đây.
Báo cáo của AMTI lưu ý rằng, rạn san hô Barque Canada có diện tích 1,66km vuông hồi tháng 5 và là tiền đồn duy nhất do Việt Nam kiểm soát có thể chứa đường băng dài 3km (1,86 dặm) đủ khả năng hạ cánh cho hầu hết các máy bay quân sự của Việt Nam.
Theo SCSPI, rạn san hô này có diện tích 2,66km vuông và một đường băng đang được xây dựng nhanh chóng trên đó, với hơn 410 mét đường băng đã được quan sát cho đến nay.
“Những vụ nâng cấp gần đây đối với các tiền đồn đã nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc tiếp nhận các tàu lớn – từ hàng ngàn đến gần 10 ngàn tấn – cho thấy tiềm năng của họ đối với việc neo đậu tàu quân sự trong tương lai“, Chen cho biết. Ông nói rằng các công trình phòng thủ đang được xây dựng, được trang bị doanh trại, pháo binh và các cơ sở quân sự khác.
Quần đảo Trường Sa không nằm dưới sự kiểm soát của bất kỳ quốc gia nào mà nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Malaysia, Brunei, Việt Nam và Philippines, cũng như nằm trong phạm vi đường chín đoạn rộng lớn của Trung Quốc, quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn tuyến đường thủy này.
Ông Chen cho biết, những nỗ lực của Việt Nam nhằm chiếm đóng “bất hợp pháp và vĩnh viễn” các thực thể này sẽ đặt ra thách thức đáng kể cho Trung Quốc vì chúng có khả năng thúc đẩy các hành động tương tự từ Philippines và các quốc gia có yêu sách khác.
“Các tàu Việt Nam có thể mạo hiểm đi vào các vùng biển xung quanh các đảo và rạn san hô do Trung Quốc kiểm soát hoặc cố gắng thiết lập sự hiện diện trên một số thực thể chưa bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa”, ông Chen nói.
“Những hành động này có thể dẫn đến leo thang tương tác và cạnh tranh trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, gây ra những lo ngại đáng kể cho chính quyền Trung Quốc”.
Ông Chen cho biết, những bất ổn xung quanh việc nâng cấp các đảo tiền đồn của Việt Nam sẽ trở nên phức tạp hơn nữa.
Cho đến nay, Trung Quốc đã đưa ra phản ứng ôn hòa đối với các nỗ lực cải tạo đất của Việt Nam trên vùng biển này, trái ngược với lập trường quyết đoán hơn đối với Philippines. Các chuyên gia cho rằng, sự khác biệt trong cách tiếp cận của Bắc Kinh liên quan đến lòng tin chính trị lẫn nhau giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Trung Quốc duy trì trao đổi chặt chẽ với ban lãnh đạo cấp cao mới của Việt Nam sau một cuộc cải tổ quyền lực. Tuần này, tướng quân đội Lương Cường được bầu làm chủ tịch nước mới để kế nhiệm Tô Lâm, người đã giữ chức Chủ tịch nước ngay cả sau khi được bổ nhiệm chính thức làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản cầm quyền hồi tháng 8.
Ông Lương Cường đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón trong tháng này và họ đã tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ giữa hai nước. Ông Tô Lâm đã đến thăm Trung Quốc hồi tháng 8, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức và cam kết giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai nước thông qua đối thoại.
Luo Liang, trợ lý nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia, cho biết, vẫn còn quá sớm để nhận định định hướng chính sách đối ngoại của chính quyền mới tại Việt Nam, “tuy nhiên, khả năng thay đổi triệt để lập trường đối với Trung Quốc có vẻ không cao”.
Theo ông Luo, các hành động của Việt Nam đã vấp phải nhiều cuộc đàm phán và phản đối thông qua các kênh ngoại giao nội bộ của Bắc Kinh.
“Nhưng sự tương tác thường xuyên giữa các quan chức cấp cao và các kênh liên lạc cởi mở, thông suốt giữa Trung Quốc và Việt Nam đã giúp giải quyết hiệu quả các bất đồng trên biển, giúp giảm thiểu tác động bất lợi đến quan hệ song phương”, Luo cho biết.
Theo ông Luo, bất chấp những nỗ lực này, những bất đồng cơ bản về Biển Đông vẫn tiếp tục là một thách thức.
Hồi năm 2013, Trung Quốc đã bắt đầu một chương trình xây dựng đảo lớn của riêng mình tại quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã xây dựng cả cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự, bao gồm đường băng quân sự, trạm radar, bến cảng và nhà ở cho quân đội.
Bắc Kinh cho biết, chúng được xây dựng trên các thực thể do họ kiểm soát và hành động trên là “hợp pháp và chính đáng”.
Theo một phó giáo sư tại Quảng Châu chuyên về Biển Đông và yêu cầu được giấu tên, những hành động kiên quyết của Việt Nam trong việc bảo vệ các yêu sách của mình có thể làm phức tạp thêm những nỗ lực trong tương lai của Trung Quốc nhằm khẳng định quyền lợi của mình ở Biển Đông.
Các cuộc đối đầu trên biển giữa Bắc Kinh và Hà Nội không chỉ dai dẳng, mà còn có khả năng leo thang trong tương lai, học giả này cho biết, trích dẫn một sự cố trong tháng này, trong đó Việt Nam cáo buộc Trung Quốc tấn công 10 ngư dân Việt Nam, khiến ba người bị gãy chân, tay. Cuộc đối đầu cũng dẫn đến thiệt hại cho tàu đánh cá Việt Nam và tàu Trung Quốc đã tịch thu số cá đánh bắt được của họ.
Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc này, tuyên bố các tàu thuyền Việt Nam đang đánh bắt cá bất hợp pháp trong khu vực. Trung Quốc cho biết, họ đã phản ứng một cách chuyên nghiệp và kiềm chế để ngăn chặn các tàu thuyền, và không có thương vong nào xảy ra.
Sau khi tham dự một diễn đàn khu vực tại Lào, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã tới Việt Nam để thảo luận với Tổng bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính, tạo cơ hội cho Bắc Kinh hàn gắn quan hệ.
Trong văn bản tuyên bố, Bắc Kinh và Hà Nội cam kết “kiềm chế không thực hiện các hành động làm phức tạp tình hình và mở rộng quy mô tranh chấp”.
Ngoài ra, hai bên đã nhất trí khởi xướng các dự án phát triển hàng hải chung ở những khu vực ít nhạy cảm và cải thiện tương tác giữa các lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
“Cường độ và mức độ nghiêm trọng của cuộc đụng độ tiếp theo giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể vượt qua các sự cố trước đó. Tuy nhiên, các cuộc đối thoại cấp cao có thể tạm thời ổn định và hạ nhiệt, nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi“, các học giả tại Quảng Châu cho biết.
Ileana Grabitz và Marcus Gatzke, phỏng vấn
Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ
21-10-2024
Tóm tắt: Donald Trump ở Mỹ, Björn Höcke ở Đức: Còn hy vọng ở đâu, thưa ông Jan-Werner Müller? Giáo sư Princeton nói về cuộc đấu tranh cam go vì dân chủ.
Tác giả: John Berthelsen
Song Phan, chuyển ngữ
17-10-2024
Tóm tắt: Sự hủy diệt nền dân chủ
Tác giả: Markus Frenzel
Việt Hùng chuyển ngữ
5-10-2024
Bắc Kinh muốn biến thế giới thành một chế độ độc tài vĩ đại theo mô hình Trung Quốc. Ở Đức cũng vậy, một mạng lưới đang bí mật thực hiện việc này và đã đi được một chặng đường dài. Các chính trị gia Đức ngoảnh mặt nhìn theo hướng khác – và trong một số trường hợp thậm chí còn trở thành đồng lõa.
Tác giả: Susanne Knaul
Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ
4-10-2024
Ở Lebanon, tổ chức khủng bố [Hezbollah] do Tehran tài trợ là lực lượng quân sự mạnh nhất. Nếu không có Hezbollah, hòa bình đã có thể đạt được từ lâu.
Đây là những ngày đen tối đối với Trung Đông. Nhiều thường dân đã thiệt mạng và thêm nhiều người khác có thể sẽ chết. Không ai ngăn cản sự mở rộng của cuộc chiến tranh đã gây lo ngại trong nhiều tháng. Ngón tay trỏ buộc tội giờ đây đang chĩa vào Israel. Benjamin Netanyahu, theo cáo buộc đang được đưa ra ở Israel và trên thế giới, đang thúc đẩy bạo lực. Tính toán của ông Netanyahu là quyền lực của ông sẽ chỉ được bảo đảm khi các cuộc chiến ở Dải Gaza và Lebanon vẫn tiếp diễn. Điều đó có thể đúng. Nhưng nó chỉ là một phần của sự thật.
Cuộc chiến khủng khiếp ở Dải Gaza diễn ra sau vụ thảm sát của Hamas, tổ chức khủng bố Palestine, ở Israel vào ngày 7 tháng 10 năm ngoái, là lý do được tổ chức khủng bố Hezbollah người Shiite ở Lebanon tuyên bố dẫn đến việc pháo kích liên tục vào miền bắc Israel kể từ đó. Để đoàn kết với người Palestine, các cuộc tấn công từ Lebanon sẽ tiếp tục chừng nào cuộc chiến ở Dải Gaza vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, đằng sau điều này là một tính toán không kém phần lạnh lùng của Hezbollah.
Sự hợp tác giữa hai tổ chức khủng bố, mà cuộc chiến chống lại Israel của họ nên được đánh giá khác nhau, không hề dựa trên tình thương lẫn nhau – người Sunni và người Shiite coi nhau như những kẻ ngoại đạo. Cả hai tổ chức khủng bố đều nhắm đến mục tiêu đuổi người Do Thái ra khỏi Israel. Động lực của họ khác nhau. Hamas đang đấu tranh để giải phóng vùng đất mà họ coi là đất của Palestine “from the river to the sea“ (từ sông ra biển), bao gồm cả Israel.
Đây là một nhóm khủng bố chống chủ nghĩa bành trướng Do Thái, không phải chống người theo đạo Do Thái. Những người Do Thái không sống ở Israel hoặc vùng lãnh thổ Palestine không phải là kẻ thù của họ. Hezbollah thì không như vậy. Đó là một tổ chức hoạt động trên toàn cầu – và không chỉ để quyên góp hay mua vũ khí như Hamas đã làm. Nó hành động khủng bố chống lại người Do Thái trên toàn thế giới.
Những tuyên bố đoàn kết gian dối
Không giống như ở Gaza và Bờ Tây, người dân Lebanon không phải chịu bất kỳ hành vi vi phạm nhân quyền nào của binh lính chiếm đóng hoặc người định cư Israel. Kể từ khi Israel rút quân khỏi miền nam Lebanon vào mùa hè năm 2000, không có tranh chấp lãnh thổ liên quan nào giữa hai quốc gia láng giềng. Sự chiếm đóng đã kết thúc từ lâu.
Sự đoàn kết với người Palestine mà Hezbollah ủng hộ bị vạch trần là đạo đức giả, muộn nhất là khi nhìn vào các trại tị nạn ở Lebanon. Người Palestine, hiện thuộc thế hệ thứ ba và thứ tư, đã sống ở đó hơn 70 năm mà không có bất kỳ quyền công dân nào. Họ không được phép tham gia bầu cử và bị cấm làm nhiều nghề. Hezbollah hoàn toàn không quan tâm đến người Palestine, dù ở Dải Gaza, Bờ Tây hay thậm chí là Lebanon. Sự hủy diệt của Israel là lý do để họ tồn tại.
Israel không tiến hành chiến tranh chống lại Lebanon, mà là chống lại một tổ chức khủng bố mà các Ayatollah* ở cách xa 3.000 km phái tới tham dự một cuộc chiến không cần thiết. Các Ayatollah ở quê nhà đã tống phụ nữ vào tù, để họ bị hãm hiếp và tra tấn họ vì họ không đội khăn trùm đầu; đồng tài trợ cho những kẻ khủng bố Hamas và gửi tiền đến Yemen để người Houthis thỉnh thoảng có thể gửi tên lửa đến Tel Aviv.
Hezbollah và Iran là kẻ thù chung của Israel. Vũ khí, tiền bạc, bí quyết quân sự và các chỉ dẫn tương ứng đều đến từ Iran. Việc Tehran mô tả các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào Israel là một “hành động tự vệ” đã nói lên điều đó. Bất cứ ai cho rằng sự leo thang khủng khiếp ở Trung Đông hiện thời chỉ là do những tính toán chính trị của Netanyahu đều đang tin vào câu chuyện đoàn kết được Hezbollah dàn dựng.
Hỗ trợ quân đội Lebanon
Việc leo thang đã xảy ra hoặc buộc phải xảy ra cũng là thất bại của cộng đồng quốc tế, Unifil (Lực lượng lâm thời Liên Hiệp quốc) và cả Hải quân Đức, lực lượng đóng quân ngoài khơi bờ biển Lebanon từ năm 2006. Với thỏa thuận ngừng bắn lúc bấy giờ, nhiệm vụ của họ là ngăn chặn Hezbollah tự vũ trang, đồng thời hỗ trợ chính phủ và quân đội Lebanon. Tất cả đều thất bại trong nhiệm vụ này.
Thay vào đó, mọi người đứng nhìn những kẻ khủng bố bổ sung thêm kho tên lửa của chúng. Cộng đồng quốc tế có nhiệm vụ giải giáp những kẻ khủng bố ở Lebanon đang hèn nhát ẩn náu trong các khu dân cư, trong trường học và bệnh viện. Để có thể đạt được hòa bình giữa hai quốc gia láng giềng, Lebanon chỉ cho phép có một lực lượng vũ trang duy nhất: Quân đội Lebanon.
_________
Chú thích:
Ayatollah: Là tước vị tôn giáo cao nhất của các giáo sĩ Hồi giáo Twelver Shia, một nhánh của Shia mà đa số dân của Iran, Aserbaidschan, Irak và Bahrain theo giáo phái này.
Tác giả: Susanne Knaul sinh năm 1961 ở Berlin, là biên tập viên mục “quan điểm” của Taz từ năm 2021. Từ 1999 đến 2019, bà là phóng viên phụ trách các vấn đề tại Israel và Palestine ở Trung Đông.
Bài liên quan: Được chọn để thống trị thế giới?
Người phỏng vấn: Evelyn Finger
Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ
26-9-2024
LGT của Tiếng Dân: Quân đội Israel vừa đưa ra tuyên bố, Hassan Nasrallah, thủ lĩnh Hezbollah, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích lớn của Israel vào thủ đô Beirut của Lebanon. Sau đó, Hezbollah cũng đã xác nhận trong một tuyên bố về cái chết của Nasrallah, là người đã lãnh đạo Hezbollah trong suốt 32 năm qua.
Tác giả: Ruchir Sharma
Cù Tuấn, biên dịch
25-9-2024
Tóm tắt: Tại sao chẳng ai muốn trở thành doanh nhân giàu có nhất Trung Quốc nữa
Tác giả: David Brown
Song Phan chuyển ngữ
23-9-2024
Tóm tắt: Ở Việt Nam, các vụ bắt giữ có nghĩa là không dễ để có năng lượng xanh
20-9-2024
Chúng ta đang chuẩn bị nội dung cho các cuộc đàm phán chi tiết và thực chất với các đối tác của chúng ta: Điều này liên quan đến cả khu vực Donetsk và các khu vực khác – phát biểu của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy ngày 19/9:
Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ
2-9-2024
Trong số ít máy bay chiến đấu F-16 được đưa đến Ukraine, có một chiếc đã bị rơi. Điều đó gây thiệt hại như thế nào? Và quân Kiev có thể bảo vệ Pokrovsk trước quân Nga bao lâu nữa? Đại tá Markus Reisner giải thích với NTV, điều gì sẽ quyết định cuộc giao tranh cam go.
NTV: Ông Reisner, tuần trước ông có đề cập đến nguy cơ một máy bay chiến đấu F-16 do phương Tây cung cấp từ trên không rớt xuống và điều đó sẽ gây thiệt hại như thế nào về mặt quân sự và biểu tượng. Bây giờ điều đó dường như đã xảy ra. Ông biết gì về việc đó?
Markus Reisner: Cho đến nay có nhiều thông tin trái ngược nhau. Đầu tiên là tin đồn về một vụ tai nạn, sau đó là tin một máy bay vô tình bị bắn hạ bởi khẩu đội phòng không Patriot của Ukraine. Các quan chức Mỹ đã phủ nhận điều sau đêm qua. Điều này cho thấy chiếc F-16 và phi công của nó có thể đã bị tên lửa hành trình Nga từ mặt đất bắn hạ trong cuộc không kích quy mô lớn ngày 26/8. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra lỗi kỹ thuật, chẳng hạn như do lỗi bảo trì. Nhưng tất cả điều này là suy đoán vào lúc này.
NTV: Có thể rút ra được kết luận nào? Có lẽ việc đưa phi công tham gia chiến đấu chỉ sau vài tháng huấn luyện trên hệ thống mới có phải là quá táo bạo?
Markus Reisner: Nếu một khẩu đội phòng không Patriot của Ukraine bắn hạ nó, thì điều này cho thấy Ukraine gặp khó khăn trong việc tạo ra bức hình tình hình trên không chính xác. Đây được gọi là “Hình ảnh trên không được nhận thấy” hay viết tắt là RAP.
Bản đồ tình huống kỹ thuật số được nối mạng như vậy mô tả tất cả các chuyển động của các chuyến bay, chủ yếu bao gồm cả lực lượng của ta và địch. Nó chủ yếu được sử dụng để chỉ định mục tiêu mà không còn gây nghi ngờ gì hết.
NTV: Và nếu một RAP như vậy không có sẵn hoặc chỉ có sẵn ở một mức độ hạn chế?
Markus Reisner: Thì các lỗi nghiêm trọng có thể xảy ra, bao gồm cả việc bắn rơi một trong các máy bay của chính mình. Tuy nhiên, nếu phi công tự mình gây ra tai nạn thì đó thực sự có thể là lỗi của người vận hành. Nếu người Nga đứng đằng sau việc này, điều đó sẽ cho thấy rằng họ luôn giám sát các sân bay của Ukraine.
NTV: Cho đến nay, Điện Kremlin hầu như không sử dụng vụ chiếc F-16 bị phá hủy cho mục đích tuyên truyền. Điều đó có thể giải thích được không?
Markus Reisner: Một số nỗ lực đã được thực hiện trên mạng xã hội Nga nhằm làm mất uy tín của giới lãnh đạo lực lượng không quân Ukraine. Họ muốn miêu tả sứ mệnh F-16 là một thất bại ngay từ đầu và hiện đang cố coi việc mất chiếc máy bay này là một thành công của Nga.
Nhưng ở đây họ không cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào. Không có video nào quay cảnh một cuộc không chiến bắn hạ, cũng không có video nào về một chiếc F-16 đậu trên mặt đất bị bắn trúng. Nếu không có bằng chứng rõ ràng thì tổn thất không thể cho đó là do người Nga làm.
NTV: Trong vài ngày qua, các nhà quan sát chủ yếu tập trung vào Pokrovsk ở miền đông Ukraine. Người ta nói rằng nhiều người đang di tản khỏi đó vì người Nga đang tiến gần hơn đến mục tiêu là chiếm thành phố đó. Tình hình ở đó như thế nào?
Markus Reisner: Người Nga tiếp tục tiến tới và đang gây áp lực lớn lên Pokrovsk. Từ Kupyansk đến Zaporizhia, họ tấn công với tổng cộng sáu đoàn cơ động tác chiến. Ngoài ra còn có hai đoàn quân nữa gần Kharkiv và Kursk.
Ở Donbass, ba trong số sáu đoàn cơ động tạo thành một đội quân đông đảo với khoảng 150.000 binh sĩ. Họ đang cố gắng chọc thủng các vị trí phòng ngự của Ukraine. Bằng cách tiến gần Kursk, Ukraine muốn ngăn chặn đỉnh điểm của cuộc tấn công mùa hè của Nga.
Họ muốn lấy gió ra khỏi cánh buồm của người Nga. Tuy nhiên, điều này không hiệu quả. Hiện đang có cuộc giao tranh gay gắt tại Pokrovsk, nơi đây là trung tâm hậu cần quan trọng của Ukraine và là căn cứ của tuyến phòng thủ thứ ba.
NTV: Phía Ukraine cũng cho biết, giao tranh “ác liệt” ở đó. Họ đề cập đến điều gì?
Markus Reisner: Quân Nga đang ngày càng chiếm nhiều thị trấn ở phía đông Pokrovsk. Nhiều nơi nhanh đến mức chúng vẫn tương đối nguyên vẹn. Quân đội Nga đã chọc thủng được tuyến phòng thủ thứ hai.
Hiện tại, chúng ta đang chứng kiến một hiệu ứng domino, mặc dù ở mức độ hạn chế: Sự thất thủ của một thị trấn đe dọa quân Ukraine đang phòng thủ ở bên sườn. Họ phải rút lui và thị trấn tiếp theo rơi vào tay người Nga. Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy, một cuộc giao tranh ác liệt ở cự ly gần, với thương vong nặng nề cho cả hai bên.
NTV: Pokrovsk nằm cách tiền tuyến một khoảng về phía Tây và một “hành lang” sẽ được tạo ra nếu thành phố bị chiếm. Liệu người Ukraine có cơ hội cắt đứt hành lang này từ phía bắc và phía nam và do đó cắt đứt nguồn cung cấp cho quân địch? Thậm chí bao vây họ?
Markus Reisner: Để làm được điều này, họ cần có lực lượng dự trữ hoạt động di động và không bị ràng buộc. Có nghĩa là, quân đội có sẵn trong khu vực và có khả năng chiến đấu.
NTV: “Khả năng chiến đấu” có nghĩa là gì trong trường hợp này?
Markus Reisner: Hiệu quả chiến đấu có nghĩa là chúng phải được cơ giới hóa, tức là có xe tăng, để có thể phát triển sức mạnh xung kích thích hợp. Việc sử dụng dự trữ chiến lược cũng có thể thực hiện được. Nhưng những điều này sẽ phải được chuẩn bị trước.
Ukraine tuyên bố sẽ tổ chức lại các lữ đoàn từ 160 đến 169. Năm nay điều này đã được thử nghiệm với các Lữ đoàn 150 đến 159. Chúng, thực ra, chỉ nhằm mục đích cho cuộc tấn công tiếp theo, nhưng ngay lập tức được triển khai đến những khu vực quan trọng nhất của mặt trận.
NTV: Quân Nga vẫn còn cách Pokrovsk một quảng. Nhưng nếu họ đến được các khu vực đã được xây cất, liệu một loại chiến tranh đô thị nào đó có bắt đầu không?
Markus Reisner: Chúng ta đã chứng kiến điều gì đó tương tự lặp đi lặp lại trong hai năm rưỡi qua. Ví dụ, hãy nghĩ đến các trận chiến ở Mariupol, Lysychansk, Bakhmut hay Avdiivka. Người phòng thủ có lợi thế là có thể ẩn nấp và bố trí tối ưu trong đô thị. Anh ta có thể thực hiện các cuộc phục kích. Những người Nga tấn công đã đáp trả bằng bạo lực lớn. Hết khu nhà này đến khu nhà khác bị san bằng bởi pháo, bệ phóng tên lửa và bom lượn. Số phận này giờ đây cũng đe dọa Pokrovsk.
NTV: Ông đã đề cập đến tầm quan trọng của địa điểm hậu cần của Ukraine. Những vấn đề lớn nhất sẽ nảy sinh ở đâu nếu người Nga chiếm được thành phố này?
Markus Reisner: Có thể hình dung Ukraine sẽ ổn định tuyến phòng thủ thứ ba, trong đó lực lượng dự bị được đưa vào Pokrovsk, kịp thời. Tuy nhiên, nếu điều này không thành công, thì ngoài việc quân Nga chiếm được thành phố, một cuộc đột phá sâu về phía Tây cũng có thể xảy ra. Điều này có thể dẫn đến sự sụp đổ của mặt trận Donbass của Ukraine. Ukraine nhất định phải ngăn chặn điều này.
NTV: Người Ukraine có cơ hội thực sự để bảo vệ thành phố trước quân đội Nga không?
Markus Reisner: Tất cả phụ thuộc vào tình trạng lực lượng của cả hai bên. Dù đã lùi về phía sau, nhưng quân Ukraine được hưởng lợi từ việc lực lượng Nga cũng bị thiệt hại nặng nề. Đằng sau những người lính tấn công của đoàn thứ nhất và thứ hai, không có đoàn thứ ba, được trang bị đầy đủ và mạnh mẽ đang chờ đợi để hỗ trợ những kẻ tấn công Nga thành công vào thời điểm quan trọng.
Nhưng người Nga đang ném những gì họ có vào cuộc chiến. Giống như người Ukraine làm. Bên nào có sức chịu đựng lâu hơn và nhiều nguồn lực hơn, sẽ thắng.
NTV: Còn tình hình hiện tại ở Kursk, nơi Ukraine đã kiểm soát lãnh thổ Nga trong vài tuần qua, ra sao? Liệu quân đội Nga triển khai ở đó có đủ để ngăn chặn cuộc tấn công của Ukraine không?
Markus Reisner: Đà tấn công của Ukraine ở Kursk đã ngưng lại. Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều cuộc phản công của Nga. Mặt khác, quân Ukraine đang cố gắng giành được các vị trí phòng thủ thuận lợi trên cơ sở cục bộ. Để làm được điều này, họ phải từ bỏ những vùng đất trống rộng lớn và chiếm hữu rừng, đồi hoặc thị trấn. Bởi vì những chỗ này phù hợp hơn cho một cuộc chiến bền vững.
Vấn đề nằm ở ưu thế trên không và các biện pháp gây nhiễu điện tử của Nga. Cả hai đều đang gây thêm khó khăn cho quân Ukraine. Ở Kursk, họ đang cố gắng duy trì quân đội lưu dộng và nhanh nhẹn.
NTV: Liệu người Ukraine có thể ổn định được lãnh thổ mình chiếm được và giữ vững những khu rừng, đồi núi và thị trấn này lâu dài trước sự kháng cự của Nga không?
Markus Reisner: Ở đây, cũng như ở Donbass, mọi thứ đều phụ thuộc vào tình trạng lực lượng của cả hai bên. Người Nga đang bổ sung lực lượng mỗi ngày, đặc biệt là từ khu vực phía bắc Kharkiv. Do đó, các cuộc tấn công của Nga ở đó gần như chấm dứt.
Người Nga đang tiến hành một cách có hệ thống gần Kursk và Kharkiv. Họ trinh sát và tấn công các mục tiêu được xác định bằng pháo và bom lượn. Mục đích là để làm suy yếu quân Ukraine.
Chính cái vòng luẩn quẩn này mà Ukraine phải thoát ra. Nhưng họ có một nhược điểm mang tính quyết định ở đây: Những nước ủng hộ từ phương Tây, chủ yếu là Mỹ, không cho phép các hệ thống vũ khí tầm xa của phương Tây được triển khai sâu sau phòng tuyến của Nga.
Frauke Niemeyer đã nói chuyện với Markus Reisner
30-8-2024
Lòng biết ơn đến từng chiến binh và tất cả những anh hùng Ukraine đã ngã xuống, những người trở về nhà với tấm khiên của họ – phát biểu của Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 29/8:
29-8-2024
Chúng tôi đang hợp tác với các đối tác để cung cấp cho tiền tuyến không chỉ vũ khí và đạn dược mà còn cả sức mạnh đoàn kết của chúng ta – phát biểu của Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 28/8:
Tác giả: Anatoly Kurmanaev, từ Berlin
Cù Tuấn biên dịch
28-8-2024
Tóm tắt: Việc bắt giữ nhà sáng lập Telegram đã làm nổi bật vị thế to lớn của ứng dụng nhắn tin này trong cuộc chiến đẫm máu nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II.
Tác giả: David Brown
Song Phan chuyển ngữ
27-8-2024
Tóm tắt: Giờ đây, khi đang ở đỉnh cao nhất, hồ sơ bẩn của Tô Lâm có thể giữ ông ta ở đó.