VN: Bộ luật Hình sự mới không còn các Điều 79, 88 và 258?

BBC

4-1-2018

Luật sư Đặng Đình Mạnh và nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh (bìa phải). Ảnh: FB Đặng Đình Mạnh

Một luật sư bình luận với BBC rằng sự thay đổi các Điều 79, 88 và 258 trong Bộ luật Hình sự tu chính là “lợi bất cập hại.”

Từ ngày 1/1/2018, Bộ luật Hình sự tu chính chính thức có hiệu lực pháp luật. Theo đó, các tội danh “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”(Điều 79 Luật Hình sự cũ), “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 88 luật hình sự cũ) và “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”(Điều 258 Luật Hình sự cũ) đều được giữ lại trong Bộ luật Hình sự tu chính nhưng thay đổi số thứ tự điều luật và còn có thay đổi về hình phạt cho mỗi tội danh này.

Muốn thêm mấy mạng người nữa ư?

FB Mai Quốc Ấn

4-1-2018

Ông Hiến đang ôm con khóc. Ảnh: FB Mai Quốc Ấn

“Nếu chính quyền vẫn bao che cho công ty Long Sơn, súng sẽ còn nổ tiếp!”- nguyên văn trích lời người dân là câu mở đầu trong báo cáo gửi đến một chính trị gia rất lớn sau vụ nổ súng Đak Nông. Tôi nghĩ người đó cần biết chuyện gì xảy ra thay vì chỉ đọc báo cáo.

9 tháng trước vụ nổ súng, tôi có viết bài về vụ bảo vệ Long Sơn tấn công 1 gia đình và chém “vạt đầu” ông Nguyễn Văn Thanh (xem ảnh, bài ở comment). Tôi có cảnh báo với 1 số nhà báo là sẽ có những điều kinh khủng hơn vì giữa rừng sâu ấy, làm 1 khẩu hoa cải từ ống nước chỉ 15 phút. Những tòa soạn tôi gõ cửa không đăng vì “chưa có gì xảy ra”…

Ông Anh Vũ ‘lo lắng cho an toàn cá nhân’

BBC 

3-1-2018

Ông Phan Văn Anh Vũ. Ảnh: internet

Luật sư Singapore của ông Phan Văn Anh Vũ đang chờ đợi phiên điều trần ở tòa ngày 18/1.

Sau khi gặp thân chủ Anh Vũ chiều 3/1, luật sư Remy Choo nói với BBC Tiếng Việt rằng ông Vũ đang trong tình trạng sức khỏe “không tốt và mong muốn được trả quyền tự do đi lại”.

Cuộc gặp diễn ra khoảng một giờ đồng hồ.

Chính trị VN ra sao nếu ông Anh Vũ bị bắt về?

BBC

3-1-2018

Ông Phan Văn Anh Vũ (giữa, áo trắng) thời còn oanh liệt năm 2016. Ahr: Getty Images

Một nhà quan sát nước ngoài cho rằng nếu ông Phan Văn Anh Vũ bị bắt và đưa trở về Việt Nam, vụ việc sẽ tác động đến cả Bộ Công an Việt Nam và thành phố Đà Nẵng.

Singapore đã xác nhận đang tạm giữ ông Anh Vũ, còn có biệt danh Vũ ‘nhôm’, từ hôm 28/12 vì “vi phạm theo Luật Di trú”.

Hiến!

FB Ngô Nguyệt Hữu

3-1-2018

Đặng Văn Hiến, người nổ súng khiến 3 người bên phía công ty Long Sơn tử vong, vụ án chấn động dư luận xảy ra tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông hồi tháng 10 -2016.

Đắk Nông là một tỉnh nghèo, người dân tứ xứ đổ về mưu sinh rất nhiều, đa phần nghèo khó, rách nát phải ly hương tìm một sinh lộ.

Cửa đào thoát cho Vũ “nhôm” đang rộng mở

FB Phạm Lê Vương Các

3-1-2018

Vũ “nhôm”. Ảnh: internet

Trước thông tin của tất cả các bên liên quan cung cấp cho báo chí trong vụ án Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), có cơ sở để nhận định rằng, cửa đào thoát cho Vũ “nhôm” là đang được rộng mở.

Thông tin việc Vũ “nhôm” đang bị tạm giữ ở Singapore, và bị ra tòa trong ngày hôm nay 3/1, chỉ nhằm xem xét cho cáo buộc ông Vũ có vi phạm Luật Di trú của Singapore hay không, khi phía Singapore nhận được thông báo Hộ chiếu của ông bị giới chức Việt Nam hủy bỏ.

Vũ “nhôm” trốn thoát: Một cuộc so găng khác

FB Nguyễn Anh Tuấn

2-1-2018

Ảnh: internet

Tháng 9 năm 2016, chỉ một thời gian ngắn sau khi có tin Trịnh Xuân Thanh trốn khỏi Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã quyết định trở thành Tổng Bí thư đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia Đảng ủy Công an Trung ương – cấp ủy lãnh đạo trực tiếp, toàn diện Bộ Công an.

Ông Vũ ‘nhôm’ muốn ‘tị nạn chính trị ở Đức’

VOA

Viễn Đông

2-1-2018

Vũ “nhôm”. Ảnh: internet

Luật sư đại diện của ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, ở Singapore và Đức cho VOA Việt Ngữ biết như vậy hôm 2/1.

Ông Victor Pfaff, luật sư đại diện cho ông Vũ ở Frankfurt, Đức, cho biết ông đã liên hệ với Đại sứ quán Đức ở Singapore hôm 31/12, ít ngày sau khi ông Vũ “bị bắt” ở quốc gia Đông Nam Á này, và cho tới ngày 2/1, ông vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ cơ quan đại diện ngoại giao này cũng như Bộ Ngoại giao Đức.

Luật Singapore có cứu được Vũ “nhôm” không?

Luật Khoa

Nam Quỳnh

2-1-2018

Rất có thể, Vũ “nhôm” sẽ không có được may mắn như một người cộng sản nổi tiếng khác, Nguyễn Ái Quốc, khi ông này bị bắt giữ ở Hong Kong năm 1931. Ảnh: Người Đưa Tin, JCDecaux.

Dư luận Việt Nam mấy tuần qua đã biết chuyện đại gia nhà đất Đà Nẵng Phan Văn Anh Vũ, hay còn được gọi là Vũ “nhôm”, từ một trong những con người quyền lực nhất tại địa phương của ông ta bỗng nhiên trở thành một trong những nghi phạm bị truy nã gắt gao nhất của Việt Nam.

Các tình tiết như phim trinh thám về việc “trốn thoát” khỏi vòng vây an ninh của ông Vũ được chia sẻ nhiệt tình trên các trang mạng xã hội. Ai ai dường như cũng khấp khởi mong đợi một vụ “Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn” thứ hai.

Không thể như thế được!

FB Nguyễn Tiến Tường

2-1-2018

Ông Nguyễn Viết Hiệp (bìa trái) trong một hội nghị tại công ty. Ảnh: Báo Giao thông

Ông Nguyễn Viết Hiệp – nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội trước đây nhập 160 toa tàu cũ của Trung Quốc về VN gây lãng phí tiền tấn. Ông này bị ông Thăng khi đương nhiệm Bộ trưởng GTVT “trảm” mất chức. Thế nhưng, ông vừa chính thức “quan về ghế cũ”, làm tổng giám đốc.

Tương tự, ông Phạm Tuấn Anh, Tổng công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Nam cũng vừa tiếp “ngai” sau một thời gian bị ông Thăng “trảm”. Việc gia đình trị ở DN này còn khủng khiếp hơn. Ông Vân là bố ông Anh về hưu thì ông Súy là em ruột lên thay. Trước khi nghỉ 2 ngày, ông Vân bổ nhiệm cho con trai làm PTGD. Đây là một quyết định vượt thẩm quyền và trái các quy định. Ông Thăng đã chỉ đạo DN thu hồi quyết định.

Phan Văn Anh Vũ ‘xin đi châu Âu tỵ nạn’

BBC

1-1-2018

Ông Phan Văn Anh Vũ hiện đang bị công an Việt Nam truy nã. Ảnh: VGP

Luật sư Remy Choo nói với BBC đơn xin tỵ nạn của thân chủ của mình ‘đã được nộp cho một nước ở châu Âu’ và đang ‘trong quá trình xét duyệt’.

Trả lời BBC tiếng Việt qua điện thoại vào chiều hôm thứ Hai 01/01, luật sư Remy Choo từ Singapore cũng nói về khả năng cảnh sát phải đưa ông Anh Vũ trình diện thẩm phán nếu quá thời hạn tạm giam.

Việt Nam: Luật sư nói gì về ‘quyền im lặng’ có hiệu lực

BBC

1-1-2018

Luật sư Đặng Đình Mạnh và nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh (bìa phải). Ảnh: Đặng Đình Mạnh

Đề cập về việc Việt Nam lần đầu tiên công nhận quyền im lặng, một luật sư nói với BBC: “Cơ quan điều tra trước nay vẫn quen “múa gậy vườn hoang” thì nay sẽ phải làm việc với cách thức tích cực hơn.”

Từ ngày 1/1/2018, Bộ luật Tố tụng Hình sự tu chính chính thức có hiệu lực pháp luật. Theo đó, “quyền im lặng” của người bị bắt giữ (tương tự như quyền Miranda của Hoa Kỳ) lần đầu tiên được công nhận tại Việt Nam.

LS Võ An Đôn: “Tôi không hối tiếc”

Blog RFA

Tuấn Khanh

30-12-2017

LS Võ An Đôn. Ảnh: FB Tuấn Khanh

Trò chuyện với luật sư Võ An Đôn, những ngày cuối năm 2017.

Đây không phải là một cuộc phỏng vấn. Bởi một cuộc phỏng vấn thì tôi sẽ phải chọn lựa cách nói, xoay trở cách trình bày cho chỉn chu.

Nhưng nếu như vậy, thì sẽ không thể mô tả được một tính cách của Đôn. Tính cách đã đem lại cho anh sự thương mến từ rất nhiều người, cũng như sự ghét bỏ từ không ít người. Tôi giữ nguyên cách xưng hô của Đôn, như một người anh em. Nhưng đó không phải là riêng với mối quan hệ quen biết với tôi, mà hầu hết các cuộc phỏng vấn của VOA, BBC, RFA, SBS… Đôn vẫn luôn xưng hô như vậy: nhũn nhặn và gần gũi.

Chuyện buồn Việt Nam

FB Mai Quốc Ấn

30-12-2017

Một năm 2017 giàu biến động và “dư giả” chuyện buồn. Có rất nhiều sự kiện lớn và rất đáng buồn như phản đối BOT, bắt hàng loạt quan chức tham ô, bà giết cháu, vợ giết chồng, chồng giết vợ, cha mẹ hành hạ con, bảo mẫu đánh trẻ em, các hoạt động gây ô nhiễm, ăn cướp và live stream,…

Nhìn lại vụ Đồng Tâm: Bài học về sức phản kháng của người dân

RFA

28-12-2017

Cảnh sát cơ động được người dân thả ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017. Ảnh: AFP

Tức nước vỡ bờ

Vụ việc có thể khái quát như sau: mảnh đất hơn 100 ha tại Đồng Sênh, thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội theo chính quyền là đất quốc phòng và đòi thu lại cho Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Trong khi đó người dân lại nói chỉ có một phần đất là của quốc phòng, còn lại là đất nông nghiệp của họ.

Vào tháng 4 cơ quan chức năng nói mời đại diên người dân đến để đo đất; nhưng sau đó xảy ra việc bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm và gây thương tích cho một cụ già trong quá trình bắt giữ. Bức xúc trước cách hành xử của phía lực lượng chức năng mà người dân cho là bất chấp luật pháp, phi nhân; người dân Đồng Tâm đã trả đũa bằng cách giữ 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin từ ngày 15 đến ngày 22 tháng tư.

Vì sao nên phi bạo lực

FB Phạm Đoan Trang

28-12-2017

Ảnh: internet

Không bàn chuyện đạo đức ở đây: Dưới đây là các lý do cực kỳ thực dụng để giải thích vì sao nên phi bạo lực khi chọn cách đấu tranh – theo Srdja Popovic, chuyên gia về đấu tranh phi bạo lực người Serbia.

1. KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG CAO HƠN

Lý do thứ nhất, đơn giản là vì theo thống kê, trong tất cả 323 chính biến từ năm 1900 đến năm 2006 trên toàn thế giới, các phong trào phản kháng phi bạo lực có tỷ lệ thắng lợi (hoàn toàn hoặc một phần) cao gần gấp đôi những trận chiến bạo lực: 53% so với 26%.

Chết vì “chú phỉnh” Đào Minh Quân

FB Phạm Đoan Trang

26-12-2017

“Chú phỉnh” Đào Minh Quân. Ảnh: internet

15 người, trong đó có người sinh năm 1990, 1992, 1993, ra trước Tòa án Nhân dân TP.HCM ngày hôm nay (26/12) với cáo buộc “phạm tội khủng bố chống chính quyền nhân dân”, trong một vụ án nhằm vào “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” của Đào Minh Quân

Theo phản ánh của một số nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền ở Sài Gòn thì nhiều bị cáo rất trẻ và đều “hâm hâm, ảo ảo”, hay theo dõi livestream của một vài nhân vật “đấu tranh” ở hải ngoại và cực kỳ tin tưởng các “nhà đấu tranh” đó. Trong khi ấy, chính những người đang hoạt động trong nước khuyên can, thuyết phục thì họ lại không nghe.

Qua câu chuyện này, có thể thấy rõ một điều rằng: Khi không hiểu biết về chính trị, bạn trẻ rất dễ sa vào một trong các thái cực sau:

Trong đồn công an

FB Nguyễn Thúy Hạnh

25-12-2017

Hình ảnh trong giờ “họp chi bộ” tại CA Hà Nam lúc sắp ra về. Ảnh: FB Nguyễn Thúy Hạnh

Có quá nhiều chuyện bi thảm trong đồn công an, nên mình muốn kể chút chuyện khôi hài để anh em nào chưa từng bị “lên xe bus” đỡ cảm thấy căng thẳng, và ko ngại tham dự những phiên toà xử người yêu nước, hoặc xuống đường thể hiện chính kiến.

Sáng 22/12, sau khi bị đưa về một đồn CA ở Phủ Lý, bọn mình bị chia ra mỗi người một phòng cho cái gọi là “thẩm vấn”.

Nhiều dấu hỏi về Vũ ‘Nhôm’, thượng tá công an, ‘trùm mafia đỏ Đà Nẵng’

Người Việt

24-12-2017

Vũ “nhôm” và Nguyễn Xuân Anh. Ảnh: internet

Dư luận rất ngạc nhiên khi báo chí loan tin có lệnh truy nã đại gia địa ốc khét tiếng “mafia” Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ “Nhôm,” vì công an đến khám xét nhà ở Đà Nẵng nhưng ông này đã bỏ trốn.

Phan Văn Anh Vũ bị cáo buộc hành vi “làm lộ bí mật nhà nước” theo điều 263 của Luật Hình Sự CSVN mà nếu bị bắt và bị kết án có thể bị đến 15 năm tù. Tuy nhiên, ông ta chỉ là một doanh nhân sao có thể “làm lộ bí mật nhà nước?” Và có thế lực nào đằng sau chống lưng để ông ta tung hoành?

“Đại gia” Vũ “nhôm” biến mất

LTS: Sau một ngày bị công an Đà Nẵng khám nhà, nhưng chưa có lệnh bắt giam, thì ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, một ông trùm bất động sản Đà Nẵng, có thể làm khuynh đảo nhiều quan chức, đã “cao chạy xa bay”.

Vì sao khi có lệnh khám nhà, nhưng Vũ “nhôm” không bị bắt? Liệu có sự thông đồng của ai đó trong lực lượng Công an Đà Nẵng để cho ông ta trốn chạy để rồi bây giờ cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an phát lệnh truy nã? Công an Đà Nẵng có vô can trong việc để ông ta biến mất?

____

Infonet

Đà Nẵng: Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) phát lệnh truy nã Vũ “nhôm”

22-12-2017

Bị can Phan Văn Anh Vũ vừa bị phát lệnh truy nã. Ảnh: Infonet

Tối 22/12, nguồn tin của Infonet cho hay, vào buổi sáng cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) phối hợp với Công an Đà Nẵng đã tiến hành công bố Quyết định khởi tố bị can số 47/ANĐT-P5 ngày 20/12 đối với Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ “nhôm”, sinh ngày 2/11/1975 tại Đà Nẵng; Chủ tịch HĐQT Công ty CO xây dựng Bắc Nam 79, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CO Nova Bắc Nam 79 – nay là Công ty CP đầu tư và phát triển Chấn Phong).

Cộng sản chỉ muốn “cổ vũ và nuôi dưỡng sự mê muội, ngu dốt”!

FB Đặng Bích Phượng

22-12-2017

Vụ công an quận Hoàn Kiếm xử phạt tôi vì cầm biểu ngữ: YÊU NƯỚC KHÔNG CÓ TỘI; PHẢN ĐỐI BẮT NGƯỜI YÊU NƯỚC…. ban đầu tôi định kiện về lý do xử phạt, dù biết rằng rất khó “cãi lý” với một “thằng” cùn. Nhưng bạn phây mách kiện quyết định xử phạt sai quy trình dễ kiện hơn. Dễ thế mà “nó” vẫn cùn được đấy – vụ này chưa dừng lại ở đây đâu các anh nhé.

Thế tiến thoái lưỡng nan và những kẻ giữa đường đứt gánh hay mấy nhời với cụ Đinh Đức Thiện

FB Phạm Nguyên Trường

22-12-2017

Tướng Đinh Đức Thiện. Ảnh: internet

Hồi mới vào đại học thấy mấy anh lớn tuổi trầm trồ: Ông Đinh Đức Thiện khiếp lắm, ở công trường xây dựng nhà máy gang thép Thái Nguyên ông ấy tước bắng kĩ sư của một người đấy… Sau này, hồi những năm 1970-1980 lại nghe đồn có lần cụ Thiện bảo: Đảng cũng là tao, chính phủ cũng là tao… Tất nhiên đây chỉ là những lời đồn, không có bằng chứng gì. Nhưng nó thể hiện não trạng chung của quan và dân lúc đó: quan thì độc đoán, dân thì sợ và phục những người độc đoán. Cụ Đinh Đức Thiện ơi, kẻ hậu sinh này tin rằng người chỉ huy tuyến đường Trường Sơn có thể cần phải quyết liệt, thậm chí độc đoán vì chỉ cần chậm vài phút, chỉ cần một người chần chừ là cả đoàn xe, đoàn người có thể bị B52 rải thảm chết hết.

Đến lượt Vũ “nhôm”

FB Phạm Việt Thắng

21-12-2017

Ảnh: internet

Chính thức bắt và khám nhà ông Phan Văn Anh Vũ, thường gọi là Vũ “nhôm”. Sở dĩ gọi là Vũ “nhôm” vì anh này trước đây mở xưởng làm nhôm kính. Vũ “nhôm” có mối quan hệ mật thiết với nhiều mũ cao áo dài. Thế lực lớn đến nỗi, một nhà báo bị công an Đà Nẵng cấm xuất cảnh vì dám mó đến công ty anh Vũ.

PVN: Sau Phùng Đình Thực và Đinh La Thăng đến ai?

BBC

20-12-2017

Ông Phùng Đình Thực (trái) và ông Đinh La Thăng tại sự kiện khánh thành tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam hồi tháng 7/2010. Ảnh: PVME.

Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an hôm 20/12 thông báo khởi tố ông Phùng Đình Thực, cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.

Cùng ngày, cơ quan này cũng ra kết luận điều tra đối với ông Đinh La Thăng, người bị mất chức Ủy viên Bộ Chính trị hồi 5/2017 và từng là Chủ tịch PVN thời kỳ 2006-2011, theo đó đề nghị truy tố ông và “các đồng phạm” với cùng tội danh trên.

Chuyện tình Việt – Thái

FB Lê Nguyễn Hương Trà

20-12-2017

Ông Don Lam (bìa trái) và thủ tướng Phúc. Ảnh: internet.

Gây chấn động mấy ngày qua là việc Vietnam Beverage – do ThaiBev gián tiếp sở hữu 49%, đã mua trọn lô cổ phần Sabeco từ Bộ Công Thương với mức giá 320.000 đồng/cp; tương ứng tổng giá trị gần 5 tỉ USD trong phiên 18/12. Theo đó, tỉ phú Thái ông Charoen Sirivadhanabhakdi vừa thâu tóm xong 53,59% vốn Sabeco.

Đây cũng là thương vụ thoái vốn có giá trị lớn nhất của Nhà nước từ trước tới giờ. Vậy ai đứng sau tư vấn…kèo thơm này!?

10 điểm cốt lõi trong giải quyết mâu thuẫn cho vấn đề Công giáo tại Nghệ An

FB Nguyễn Ngọc Chu

20-12-2017

Cảnh sát được huy động đến giáo xứ Kẻ Gai. Ảnh: internet

Trong bài ngắn CHIA RẼ TÔN GIÁO LÀ PHẢN QUỐC, có bạn đã đặt câu hỏi, băn khoăn rằng nếu có người lợi dụng tôn giáo để chống phá, không dùng bạo lực thì không có lẽ nhẫn nhịn để họ làm càn. Nhân tiện đây xin đăng lại câu trả lời, để những ai chưa đọc có dịp tham khảo. Cũng là cách để cho những ai tham gia xung đột tĩnh tâm mà tìm ra lối thoát. Dưới đây là 10 điểm cốt lõi cần được soi sáng khi giải quyết mâu thuẫn tôn giáo đang nổi cộm ở Nghệ An.

9 điều cần biết về tử tù Hồ Duy Hải

Luật Khoa

Trần Long Vi

20-12-2017

Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ tử tù Hồ Duy Hải. Ảnh. Internet

Vụ giết hai nhân viên bưu điện Cầu Voi (Thủ Thừa, Long An) xảy ra cách nay đã gần 10 năm. Đó cũng là khoảng thời gian mà Hồ Duy Hải bị giam giữ, hai lần bị tuyên án tử hình, được hoãn thi hành án tử vào giờ chót và vẫn đang tiếp tục kêu oan.

Ngày 7/12/2017, ông Đinh Văn Sang – Viện trưởng VKSND tỉnh Long An – trong kỳ họp HĐND tỉnh Long An đã kiến nghị tử hình Hồ Duy Hải càng sớm càng tốt, “bởi vì giam giữ loại này rất cực”.

Bạn đọc hãy cùng Luật Khoa tạp chí điểm lại chín điều cần biết trong vụ án còn nhiều khuất tất này.

Cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh: Cơm lành nhưng canh chẳng ngọt (phần 7)

FB Minh Trần

20-12-2017

Dự án Khu đô thị Đa Phước. Ảnh: internet

Mời xem Phần 1 và 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6

Thành phố Đà Nẵng không phải chỉ có một Công ty CP Xây dựng 79 mà còn nhiều doanh nghiệp nữa, chẳng hạn như: Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn-Đà nẵng, Công ty 579, Công ty Nam Việt Á, Công ty Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp… Mối quan hệ giữa lãnh đạo thành phố, các sở ban ngành của thành phố với doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh nghiệp đều ấm áp trong mái nhà chung của thành phố thân yêu.

Chuyện đặc quyền đặc lợi

FB Luân Lê

20-12-2017

Ông Lê Phước Thanh (bìa trái ảnh) và con trai là Lê Phước Hoài Bảo (phải ảnh). Ảnh: Báo Người đưa tin.

Câu chuyện mà người cha là cựu Bí thư tỉnh uỷ Quảng Nam làm đơn xin Trung ương xem xét lại quyết định kỷ luật về mặt đảng đối với con trai mình, nó đã bộc lộ rõ nét nhất những tính cách đặc trưng của xã hội ta đó là gì?

Là chuyện cha mẹ luôn bảo bọc và che chở cho con đến hết đời mà không để cho chúng trưởng thành và tự chịu trách nhiệm với việc mình làm. Tại sao con làm mà cha lại đưa đơn xin xem xét và cố gắng bảo bọc con mình bằng cách van nài thống thiết như vậy?

Thế là kết thúc phiên tòa: Tao giả vờ xử! Mày giả vờ thắng! Nó giả vờ thua!

FB Đặng Bích Phượng

19-12-2017

Nhà hoạt động Đặng Bích Phượng và bạn bè trước cổng tòa. Ảnh: FB Nguyễn Thúy Hạnh.

Ngày 28/11/2017, tôi nhận được quyết định thụ lý phúc thẩm vụ kiện, kiện công an quận Hoàn Kiếm không tuân thủ pháp luật khi ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với tôi. Một luật sư trẻ biết tin thì hồ hởi bảo, thẩm phán cấp thành phố rất biết lắng nghe, và cô sẽ có cơ hội để trình bày.

Nửa tháng sau, tức 13/12/2017 – tôi nhận được quyết định ký ngày 7/12/2017, về việc đưa vụ án ra xét xử vào ngày 19/12/2017. Tôi ngạc nhiên hỏi cậu luật sư trẻ: nghĩa là họ đưa ra xét xử luôn mà không gặp mình (giống như phiên sơ thẩm) lần nào? Cậu ấy bảo thế thì xử luôn rồi.

Tôi hỏi tiếp: và kết quả bản án đã có sẵn?