Nghề Luật sư – Muôn nỗi truân chuyên…

Ngô Anh Tuấn

19-8-2024

Phí chồng phí

Một luật sư, bước chân vào hành nghề, phải đóng lệ phí gia nhập đoàn. Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội chúng tôi, nhiều năm trước, phí này là 10 triệu/người, không biết nay có tăng lên chút nào hay chưa. Để hành nghề, mỗi năm luật sư đó phải đóng phí cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam là 1,2 triệu; đóng cho Đoàn Luật sư nơi họ hành nghề là 1,8 triệu; vị chi, số tiền tối thiểu cần chi là ba triệu tiền phí.

Suy nghĩ về đăng kiểm sau vụ tai nạn trên cầu Phú Mỹ

Nguyễn Huy Cường

12-8-2024

Một điều chưa thấy nhà báo nào quan tâm sau vụ ồn ã trên đây, đó là: Tất cả xe ô tô bị nạn tại cầu Phú Mỹ gần đây đều còn hạn đăng kiểm.

Chuyện khó tin (Bài 3)

Nguyễn Huy Cường

8-8-2024

Tiếp theo bài 1 và bài 2

Đọc những bình luận của hai bài “Chuyện Khó Tin” hôm qua có vài ý kiến khá nặng ký, cần được làm rõ.

Chuyện khó tin (Bài 2)

Nguyễn Huy Cường

7-8-2024

Tiếp theo bài 1

Một lần ở tòa soạn báo Gia Đình Việt Nam, tôi hướng dẫn một cậu phóng viên tập sự đi viết về đề tài một xóm thuyền chài trên sông Sài Gòn, đoạn qua Thủ Dầu Một. Anh bạn trẻ này có vẻ rất yêu nghề, được phân công đi là sướng lắm. Khi ấy tòa soạn đang tuyển phóng viên bằng cung cách đánh giá qua thực tế công việc.

Chuyện khó tin (Bài 1)

Nguyễn Huy Cường

7-8-2024

Từ nay, chúng tôi sẽ đem đến cho quý bạn một mục khá lý thú, ví dụ như câu chuyện hôm nay.

Cập nhật về vụ việc của Bến xe Giáp Bát và các nhà xe liên quan

Thái Hạo

14-7-2021

Sáng ngày 13 tháng 7 tôi đã đăng Thư ngỏ gửi Sở GTVT Hà Nội và Sở GTVT Thanh Hóa, phản ánh về cách làm ăn sai trái của nhân viên bán vé ở Bến xe Giáp Bát (BXGB) và các nhà xe có liên quan. Khoảng 2 giờ sau khi đăng bài, phía nhà xe Khiêm Oanh đã cho người liên lạc với tôi, xin lỗi và đề nghị được hoàn lại số tiền mà tôi đã phải chi trả cho cuốc taxi phát sinh. Tôi cũng cảm thông với các nhà xe trong bối cảnh kinh doanh nhiều khó khăn, nhưng tôi không thỏa hiệp với những điều xấu xí và sai trái đang tàn phá văn hóa nói chung.

Từ tối qua đến sáng nay, Phó Giám đốc và Giám đốc của BXGB cũng đã liên hệ với tôi, chia sẻ về kết quả bước đầu trong giải quyết sự việc. Theo đó, Ban quản lý BXGB đã mời đơn vị Khiêm Oanh làm việc và viết tường trình, đồng thời căn cứ vào quy định của pháp luật, dừng phục vụ nhà xe Khiêm Oanh trong 5 ngày, từ 15 đết hết ngày 19 tháng 7 (có gửi kèm các văn bản làm việc và các quyết định).

Trước hết, tôi với tư cách là một khách hàng bị ảnh hưởng về quyền lợi, đã tiếp nhận các động thái và thông tin trên, đồng thời chia sẻ thêm với những người có liên quan những thông tin cần thiết để giải quyết rốt ráo sự việc, với mong muốn những điều sai trái ấy không còn lặp lại với bất kỳ hành khách nào khác. Tôi cũng ghi nhận động thái tích cực, mau chóng và có trách nhiệm của các bên liên quan trong xử lý sự vụ. Điều mong muốn cuối cùng của tôi là tất cả đều phải sống bằng tinh thần thượng tôn pháp luật, xây dựng văn hóa giao thông và kiến tạo văn hóa chung cho xã hội.

Tôi cũng đã chia sẻ với Giám đốc và Phó Giám đốc của BXGB những điểm cần tiếp tục làm rõ và giải quyết dứt điểm. Thứ nhất là trong Bản tường trình của mình, lái xe của nhà xe Khiêm Oanh đã phản ánh chưa đúng về sự việc. Bản tường trình ghi “Bây giờ xe về Nghi Sơn đã hết nên hành khách và quầy vé đã thống nhất đưa khách về Thành phố Thanh Hóa”. Không hề có sự “thống nhất” nào giữa nhân viên bán vé và hành khách (là tôi) cả. Tôi không được cung cấp bất cứ thông tin gì về hành trình bất thường sẽ diễn ra sau đó của nhà xe, tôi cũng không được hỏi và đề nghị bất cứ điều gì về hành trình ấy. Khi tôi hỏi mua vé về Nghi Sơn thì nhân viên bán vé chỉ đưa tôi ra xe và giao cho nhà xe, không một lời nào giải thích hay “thống nhất”, thành ra tôi không hề biết gì về việc họ sẽ thả tôi xuống Thành phố Thanh Hóa (thay vì Nghi Sơn).

Tôi cũng yêu cầu làm rõ mối quan hệ giữa nhà xe Khiêm Oanh và Trường Hằng trong trường hợp “chuyển giao” hành khách là tôi trong vụ việc này. Cần làm rõ vai trò và trách nhiệm của nhà xe Trường Hằng cũng như cung cách ứng xử của họ với khách hàng (nếu họ có trách nhiệm liên quan trong vụ việc).

Tôi cũng yêu cầu thông báo rộng rãi về kết quả giải quyết vụ việc, chấn chỉnh lại hoạt động của Bến xe và cung cách làm ăn của các nhà xe để bảo đảm quyền lợi của hành khách, chú trọng xây dựng văn hóa giao thông và văn hóa doanh nghiệp, không để tình trạng như trên tiếp tục tái diễn.

Nhân đây, tôi cũng trông chờ các cơ quan quản lý nhà nước (Sở GTVT) có chỉ đạo, giám sát và quản lý chặt chẽ hoạt động của các bến xe và các cty vận tải; ra thông báo về kết quả xử lý đối với các bên liên đới trách nhiệm trong vụ việc này.

Điều mong muốn và yêu cầu lớn nhất của tôi, là muốn thấy một bộ mặt giao thông quốc gia: An toàn, lành mạnh, văn minh. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ và đóng góp tiếng nói nhỏ bé của mình, thực hiện trách nhiệm công dân cho mục tiêu tốt đẹp cần có và phải có ấy.

Tôi sẽ tiếp tục cập nhật tình hình đến cộng đồng khi các bước tiếp theo và các vấn đề còn tồn đọng được giải quyết dứt điểm, vẹn tròn – như đã nêu và đề nghị.

______

Ghi chú: Thư ngỏ gửi Sở GTVT thành phố Hà Hội và Sở GTVT tỉnh Thanh Hóa: https://baotiengdan.com/2024/07/13/thu-ngo-gui-so-gtvt-thanh-pho-ha-hoi-va-so-gtvt-tinh-thanh-hoa/

Đặt câu hỏi luật học không phải là dễ

Ngô Huy Cương

10-7-2024

Đặt câu hỏi về luật học trong các hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đâu phải là dễ.

Có hay không cái khối đá trong hình?

Thái Hạo

8-7-2024

Thấy thông tin về vụ xử phạt kỳ lạ này, tôi phải search và đọc hàng loạt báo, tuy nhiên không một tờ nào nói rõ việc có hay không cái khối đá mà các YouTuber này đã quay trong thước phim của họ.

Hai “người cao tuổi” Trần Đình Triển và Trương Huy San bị bắt trong ngày Quốc tế thiếu nhi nên được tại ngoại

Trần Vũ Hải

8-6-2024

Nhà báo Huy Đức và LS Trần Đình Triển. Ảnh trên mạng

Cách đây đúng một tuần, 9h sáng ngày 1/6/2024, luật sư Trần Đình Triển và nhà báo Trương Huy San cùng được mời lên làm việc tại cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an (ANĐT-BCA) tại Hà nội. Khi đó ông Triển đang họp tại một chi hội luật gia, còn ông San đang chuẩn bị cho buổi thuyết trình về lịch sử vào chiều cùng ngày. Luật sư Trần Đình Triển sinh năm 1959, nhà báo Trương Huy San sinh năm 1962, đều trên 60 tuổi, nên theo Luật Người Cao Tuổi, hai ông là Người Cao Tuổi (NCT).

Kỷ niệm 75 năm ngày Hiến pháp Đức được công bố: Thành tựu và thách thức

Đỗ Kim Thêm

21-5-2024

Tuần này, Cộng hòa Liên bang Đức làm lễ kỷ niệm lần thứ 75 (23/5/1949 – 23/5/2024) ngày công bố Luật Cơ bản (Das Grundgesetz, tên gọi khác của Hiến pháp). Cho dù nước Đức trải qua bao nhiêu biến cố, Hiến pháp Đức năm 1949 vẫn là nền tảng pháp lý vững chắc, giải quyết các vấn đề quan trọng cho dân chúng.

Hiện nay, Hiến pháp này vẫn tiếp tục mang lại các thành tựu rực rỡ cho tòan dân Đức sẽ được tiếp tục tu chỉnh để đáp ứng những thách thức mới như biến đổi khí hậu và nền dân chủ đang bị đe doạ.

***

Ngày 23 tháng 5 năm 1949, Hội đồng Nghị viện Đức công bố Hiến pháp, bộ Luật Cơ bản, bộ luật này bắt đầu có hiệu lực vào đêm ngày 24 tháng 5. Cũng trong ngày này, Cộng hòa Liên bang Đức ra đời như là một nhà nước hiến định, tự do, dân chủ. Cho đến nay, Hiến pháp đã được tu chỉnh nhiều lần và đang phải tìm cách thích nghi hơn trước các biến đổi.

Những tu chỉnh đã được thực thi

Hiến pháp Đức có một số điều khoản mà nội dung không được phép thay đổi, thí dụ như các quy định về nhân phẩm, tính cách hiến định của nền dân chủ tự do và hệ thống luật pháp của một nhà nước liên bang. Những nguyên tắc này được xem là cố định, được gọi chung là “điều khoản vĩnh cửu”. Các điều khoản khác của Hiến pháp có thể thay đổi, nhưng phải có đa số 2/3 dân biểu Hạ viện đồng thuận.

Cho đến nay, tổng cộng có 67 lần tu chỉnh Hiến pháp, đáng kể nhất là tu chỉnh để thành lập Quân đội Đức, (Bundeswehr, 1957) và luật khẩn cấp (1968). Năm 1990, Đức thống nhất đất nước, sự kiện này đã mang lại nhiều cải cách về cấu trúc liên bang và đến năm 2006, 19 điều khoản liên hệ đã được tu chỉnh.

Năm 1992, quyền cơ bản về tị nạn và năm 1998 luật về “cuộc tấn công nghe lén trên quy mô lớn” cũng được xét lại. Trong trường hợp nghi ngờ có vi phạm nghiêm trọng, khi có lệnh trước đó của tòa án, nhà nước được phép sử dụng các phương tiện kỹ thuật để theo dõi.

Năm 1994, vấn đề bảo vệ môi trường đã được Hiến pháp bổ sung là mục tiêu chính của nhà nước. Năm 2002, do nhu cầu bảo vệ động vật, cụm từ “các loài động vật” đã được ghi vào Hiến pháp.

Năm 2022, trước nguy cơ chiến tranh Ukraine lan rộng, Hiến pháp Đức thành lập một quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ Euro, cho nhu cầu tân trang quân đội.

Những tu chỉnh đang đề xuất

Hiện nay, quyền trẻ em được thảo luận để tu chỉnh, nhưng vẫn chưa được chung quyết. Việc xóa cụm từ “chủng tộc” ra khỏi Hiến pháp cũng nhiều lần được đề cập đến, nhưng không gây sự chú ý trong công luận.

Năm 2021, theo một phán quyết của Tòa Bảo hiến Liên bang, chính phủ phải đề ra các biện pháp hữu hiệu hơn để bảo vệ khí hậu, nếu không sẽ bị xem là vi hiến, đặc biệt là quyền của các thế hệ tương lai đã được quy định trong Điều 20 Hiến pháp.

Kể từ năm 2018, Đảng Xanh kêu gọi đưa vấn đề bảo vệ khí hậu vào Hiến pháp và đề xuất này được phe cánh tả ủng hộ. Năm 2024 Viện Nghiên cứu Đô thị Đức (Deutsche Institut für Urbanistik, Difu) cũng đưa ra yêu cầu tương tự.

Mạng lưới liên bang “Quyền tự nhiên” cũng đang tìm cách nâng cao quyền tự nhiên thành một quyền hiến định.

Trong chiều hướng này, “Luật cơ bản về sinh thái” đề nghị là Hiến pháp nên quy định thêm một loạt các quyền sinh thái mới như là quyền tòan vẹn sinh thái. Người dân không chỉ có “quyền tòan vẹn cơ thể” mà còn được hưởng “quyền nguyên vẹn môi trường” và các “quyền tự nhiên của cuộc sống”. Tất cả các nền tảng này sẽ được bảo đảm như quyền hiến định.

Theo ý kiến này, thiên nhiên phải được hiểu là bao gồm cả động vật và địa vị pháp lý của thiên nhiên sẽ được nâng cao trong Hiến pháp. Ví dụ, một khu rừng phải được công nhận là “nhân vật sinh thái”, nghĩa là, giống như các doanh nghiệp hoạt động với tư cách pháp nhân. Ngoài ra, quyền sở hữu không chỉ mang tính bắt buộc về mặt xã hội, mà còn phải mang tính sinh thái.

Bảo vệ Tòa Bảo hiến Liên bang và nền dân chủ

Mục tiêu cao cả của Tòa Bảo hiến Liên bang là bảo vệ Hiến pháp và nền dân chủ. Từ lâu, chính giới và công luận quan tâm đến tinh thần độc lập của Tòa, không chỉ từ khi có cuộc họp của những thành phần cực đoan cánh hữu ở Potsdam vào ngày 25 tháng 11 năm 2023.

Theo kết quả các thăm dò dư luận gần đây, việc ủng hộ đảng AfD, lực lượng cực hữu, ngày càng nhiều, nhất là tại các vùng Đông Đức cũ; do dó, nguy cơ như cảnh Hitler trở lại cầm quyền, cần phải được cảnh báo nghiêm túc. Nhiều cuộc biểu tình của dân Đức chống lại hoạt động của đảng AfD đã diễn ra rầm rộ khắp nơi.

Trong tình thế đảng cực đoan dân tuý thâm nhập vào các cơ cấu công quyền, chính phủ liên hiệp đang cầm quyền cũng chủ trương rằng, Tòa Bảo hiến Liên bang cần tìm các biện pháp giới hạn để bảo đảm an toàn cho nền dân chủ.

Nhiều luật gia nhấn mạnh rằng, đạo luật quy định về hoạt động của Tòa Bảo hiến Liên bang có thể được Hạ viện tu chỉnh với tỷ lệ đa số đơn giản, trong khi những thay đổi tại Thượng viện có thể đạt được dễ dàng hơn.

Đằng sau ý kiến này là những lo ngại đáng kể khác: Ngoài hai bộ phận xét xử hiện nay của Tòa Bảo hiến, một bộ phận thứ ba có thể được thành lập với những tay chân tâm phúc của chính phủ. Ngân sách dành cho Tòa, thời gian và điều kiện làm việc của các thẩm phán có thể dễ dàng bị thao túng, mà hậu quả về lâu dài là thanh danh của Tòa sẽ bị thiệt hại. Những kinh nghiệm về các hoạt động tiêu cực của tòa án tối cao ở Ba Lan và Hungary là một bài học quý giá, đáng suy ngẫm.

Ngoài ra, việc bầu chọn các thẩm phán với mức đa số 2/3 được đề ra. Cho đến nay, vấn đề này được quy định trong một đạo luật thông thường; do đó, cũng nên được thay đổi. Tuy nhiên, vấn đề là, liệu đa số 2/3 có nên được Hiến pháp quy định hay không. Luật giới cảnh báo về những cạm bẫy này. Ví dụ như, nếu một đảng cánh hữu dân túy giành được hơn 1/3 số ghế trong Quốc hội, họ có thể tìm cách ngăn chặn việc bầu thẩm phán là chuyện dễ dàng.

Các phản đối về việc lạm dụng tu chỉnh

Ngược lại với trào lưu chung, đã có nhiều cảnh báo cho rằng không nên lạm dụng quá nhiều việc tu chỉnh. Lý do chính là vì Hiến pháp hiện nay dựa trên nền tảng về dân chủ và tự do, nó có sức mạnh thuyết phục mạnh mẽ đối với đa số dân chúng. Điển hình nhất là Điều 1 của Hiến pháp quy định về nhân phẩm và nhân quyền rồi mới đến các tổ chức của nhà nước.

Tuy nhiên, ý kiến đối nghịch cho rằng, ý nghĩa về dân quyền cơ bản ngày càng được diễn giải ngược lại, nghĩa là, thành nghĩa vụ để bảo vệ nhà nước.

Điểm quan trọng cần ghi nhận là các nguyên tắc tự do cơ bản hiến định đều không gây nguy hại nghiêm trọng đến các diễn biến trong tình hình chung. Vì thế, giới lập pháp cũng không nên quá dễ dãi trước “sự cám dỗ độc đoán” mà đề ra các biện pháp “độc tài hơn” vì muốn bảo vệ nền dân chủ đang bị đe doạ.

Tinh thần thượng tôn pháp luật

Các luật gia lập luận rằng, cho dù nước Đức trải qua nhiều biến động, nhưng tinh thần thượng tôn pháp luật được giữ vững và do đó cần phải được duy trì và phát huy, điển hình nhất là việc Hiến pháp quy định các nguyên tắc dân chủ, quy tắc tổ chức nhà nước và sự chung sống của toàn dân mà mọi tranh chấp xã hội đều được giải quyết thông qua phương tiện pháp lý.

Gần đây nhất, vụ chỉ trích thường được nêu lên làm thí, dụ đó là trường hợp Hiến pháp Đức thành lập quỹ đặc biệt để tân trang cho Quân đội. Liệu việc tân trang này có nên đưa ra trong khuôn khổ tu chỉnh không, thủ tục này có hợp hiến không, vấn đề này gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều lập luận xem việc tu chỉnh này là không phù hợp với mục tiêu của Hiến pháp.

Nhìn chung, trong tiến trình tu chỉnh Hiến pháp, thủ tục thường quá cồng kềnh. Ví dụ, Điều 3, “quyền bất khả xâm phạm về nhà ở” ban đầu đơn giản chỉ gồm có bốn dòng. Sau những thay đổi về nội dung quy định “cuộc tấn công nghe lén”, đoạn văn trên lên đến 30 dòng. Những thay đổi này đã được thực hiện, mà đáng lẽ ra, về hình thức phải thuộc về phạm vi luật thủ tục.

Lòng dân đối với Hiến Pháp

Cuối cùng, để kết luận, thành tựu của Hiến pháp Đức suốt 75 năm qua đã được chứng minh, đó là sự đồng thuận của toàn dân đối với giá trị của Hiến pháp.

Theo kết quả từ một cuộc thăm dò mới nhất của đài truyền hình ARD, 77% người Đức coi Luật Cơ bản là hiến pháp tốt hoặc rất tốt.

Nhìn chung, 25% những người được hỏi cho rằng, Luật Cơ bản là hiến pháp “rất tốt” và 52 % coi đó là “tốt”. Ngược lại, 5% cho rằng “ít tốt hơn” và 4% cho rằng “không tốt”.

Khi được hỏi riêng về phía Đông Đức và phía Tây Đức, tỷ lệ đồng ý là 70% ở phía Đông Đức (“tốt” hoặc “rất tốt”) và 78% ở phía Tây Đức.

Trước những thách thức mới về tương lai của nền dân chủ, người Đức cũng có nhiều âu lo. Khi được hỏi “nền dân chủ ở Đức hiện nay có bị đe dọa bởi các thế lực chính trị cực đoan không?” 14% trả lời là “bị đe dọa rất nghiêm trọng”, 39% trả lời “bị đe dọa nặng nề”, 31% cho rằng “ít nghiêm trọng hơn” và 7% thấy “không có mối đe dọa”.

___________

Bài liên quan: Bàn về các khái niệm Luật Hiến pháp, Rule of Law và RechtsstaatBàn về khái niệm Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩaHiến pháp Việt Nam: Thực trạng, nguyên nhân vả giải pháp — Khái niệm Rechtsstaat của Đức

Project 88: Việt Nam bắt giam ông Nguyễn Văn Bình, vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ LĐ-TB-XH

VOA

8-5-2024

Project 88 đưa tin về việc ông Nguyễn Văn Bình, vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thương binh – Lao động – Xã hội, vừa bị bắt. Ảnh chụp màn hình

Vài điều về việc xóa tên luật sư

Đặng Đình Mạnh

11-4-2024

Ngày 10/4/2024, truyền thông trong nước đưa tin, Đoàn Luật Sư Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định xóa tên Luật sư Đặng Đình Mạnh (tức tôi) và một đồng nghiệp khác ra khỏi danh biểu đoàn luật sư vì lý do không đóng đoàn phí.

Luật pháp nhẫn nại

Nhã Duy

11-4-2024

Thẩm phán liên bang Mỹ Tanya Chutkan. Ảnh: law.com

Hôm nay, tại tòa liên bang khu vực DC, thẩm phán Tanya S. Chutkan đã tuyên án Antony Võ 9 tháng tù giam, 12 tháng quản thúc sau hạn tù và 1.000 đô la tiền phạt.

Liệu Toà án Hình sự Quốc tế có thể xử tội Putin được không?

Đỗ Kim Thêm

6-4-2024

Hiện trạng

Trong hai năm qua, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đã tường thuật khá nhiều về tội ác chiến tranh do Tổng thống Nga Vladimir Putin gây ra cho vô số thường dân Ukraine.

Ngay từ đầu cuộc chiến, công luận thế giới kinh hoàng chứng kiến những hình ảnh tang thương khi binh sĩ Nga gây cảnh chết chóc cho bao nhiêu thường dân vô tội tại thị trấn Bucha, gần thủ đô Kyiv của Ukraine: Nhiều người chết nằm la liệt trên đường phố, bị trói tay sau lưng và khắp cơ thể có dấu hiệu bị tra tấn bằng bạo lực, các mồ chôn tập thể… tương tự như bi kịch của 5000 đồng bào Huế trong chiến cuộc Mậu Thân tái diễn.

Theo ước tính của Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 29/2/2024, có khoảng 10.675 dân thường thiệt mạng và 20.080 người bị thương khi quân đội Nga tấn công vào các bệnh viện và khu dân cư.

Liệu Putin có chịu trách nhiệm về các cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh trước Tòa án Hình sự Quốc tế (TAHSQT – International Crimical Court, ICC) không?

Định nghĩa

Về mặt pháp lý, Công ước La Haye năm 1907 và bốn Công ước Geneva năm 1949 với các Nghị định thư bổ sung năm 1977 và 2005, định nghĩa tội ác chiến tranh là các vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm luật nhân đạo quốc tế.

Các yếu tố cấu thành tội phạm gồm việc sử dụng vũ khí bị cấm là hóa học và sinh học. Luật cũng bao gồm việc bảo vệ những người không liên quan trực tiếp đến chiến sự như dân thường, tù nhân và nhân viên y tế.

Quy chế Rome của TAHSQT năm 1998 liệt kê chi tiết các yều tố này. Dựa theo cơ sở này, Điều 8 Công ước Geneva quy định các vi phạm gồm có:

– Các cuộc tấn công có chủ ý vào dân thường và các mục tiêu dân sự.

– Giết hoặc làm bị thương các chiến binh đầu hàng hoặc không có khả năng tự vệ.

– Tra tấn

– Hiếp dâm và tấn công tình dục

– Nô lệ

– Cưỡng bách di dời

– Bắt làm con tin

– Chuyên quyền phá hoại tài sản và hôi của

– Các cuộc tấn công có chủ ý vào bệnh viện, trường học và các tòa nhà được dành sử dụng cho các hoạt động tôn giáo, nghệ thuật và văn hóa.

Do đó, khi binh sĩ Nga tấn công vào các trường học, nhà hộ sinh, hí viện Mariupol, giết hại dân thường ở thị trấn Bucha, thì có thể họ bị quy kết là gây ra tội ác chiến tranh.

Tuy nhiên, luật pháp quốc tế cũng dè dặt khi quy định, tiên khởi chỉ là một loại cáo buộc tạm thời dành cho nghi can cho đến khi nào được chứng minh rõ ràng là tội phạm; có nghĩa là, cũng có những vùng xám dành để có nhiều cách biện minh khác nhau dựa theo luật nhân đạo quốc tế.

Cách thu thập bằng chứng

Hiện nay, tổ chức phi chính phủ Trung tâm Rafael Lemkin (Ba Lan) đang tích cực sưu tầm bằng chứng đủ loại về các tội ác chiến tranh của Putin. Họ được thành lập đặc biệt cho nhiệm vụ này và do nhà nước tài trợ.

Ngoài ra, báo giới trong và ngoài Ukraine cũng đang làm việc tương tự. Năm 2022, báo New York Times chứng minh hành động tàn bạo của binh sĩ Nga với các hình ảnh từ vệ tinh sau khi quân đội Nga rút khỏi Bucha. Các cá nhân khác ở Ukraine đang thu thập các lời khai và bằng chứng của nạn nhân.

Theo các luật gia, cách tốt nhất là nên tìm cách đưa các nạn nhân đến gặp trực tiếp các điều tra và công tố viên, để họ ghi lại tội ác một cách chuyên nghiệp hơn. Một trở ngại khác là, nếu nạn nhân sống sót bị phỏng vấn thường xuyên, thì nguy cơ tái chấn thương sẽ tăng lên.

Đặc điểm chung của ngành tư pháp hình sự là hoạt động chậm chạp, luôn mang tính phản ứng theo luật định. Để có được bằng chứng cụ thể, sinh động và thuyết phục về hoàn cảnh của từng nạn nhân là rất khó. Thực tế cho thấy, Tòa án Hình sự Quốc tế (TAHSQT) giải quyết thành công trong nhiều trường hợp kể từ năm 2002.

Kinh nghiệm

Phần lớn giới lãnh đạo các quốc gia châu Phi bị cáo buộc vi phạm trong các vụ án chống lại tội phạm chiến tranh. Thủ tục này được tiến hành ở TAHSQT và kéo dài trong nhiều năm. Cụ thể là:

– Năm 2012, thủ lĩnh dân quân Congo Thomas Lubanga bị kết án 14 năm tù sau một phiên tòa kéo dài ba năm.

– Năm 2016, tòa án ở The Hague lần đầu tiên xác định việc phá hủy các tòa nhà tôn giáo lịch sử Timbuktu ở Mali, châu Phi, là tội ác chiến tranh. Thủ phạm chính Ahmad Al Faqi Al Mahdi, là thành viên của Ansar Eddine, một phong trào liên kết với Al Qaeda, đã bị kết án chín năm tù.

– Năm 2018, năm quốc gia Nam Mỹ và Canada đã đệ đơn xin điều tra chính phủ Venezuela vì vi phạm nhân quyền.

– Năm 2021, hai cựu lãnh đạo Cơ quan An ninh Serbia là Jovica Stanišić và Franko Simatović bị kết tội hỗ trợ các hành vi giết người, bức hại và trục xuất trong cuộc chiến Bosnia.

Thẩm quyền quyết định

Về cơ bản, có bốn cách để điều tra và xác định tội ác chiến tranh. Từ năm 2002, lần đầu tiên 123 quốc gia đã đồng ý TAHSQT truy tố tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội ác xâm lược.

Trong thập niên 1990, các phạm nhân bị xét xử bởi các tòa án đặc biệt: Tòa án Kosovo và Tòa án Rwanda là hai tòa án đặc biệt được thành lập để xét xử cho các cuộc xung đột này.

Thủ tục điều tra

Qua hai bản tuyên bố trước đây, Ukraine đã công nhận thẩm quyền của TAHSQT được áp dụng trong lãnh thổ Ukraine.

Vào đầu tháng 4/2022, ông Karim Khan, một luật sư người Anh và là công tố viên trưởng của TAHSQT, đã chính thức mở cuộc điều tra về tội ác chiến tranh ở Ukraine. Thủ tục này được thực hiện mà không cần lệnh của tòa án vì trước đó có 40 quốc gia đã yêu cầu tiến hành.

Ban đầu, việc điều tra nhắm vào bán đảo Crimea và miền đông Ukraine kể từ năm 2014. Sau khi thu thập nhiều bằng chứng tại chỗ, Công tố viên trưởng Karim Khan cho rằng, đã có đủ cơ sở để tin rằng cả tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đã được Putin thực hiện trong tòan bộ cuộc chiến tranh Ukraine. Do đó, Ukraine cũng nên được nhìn chung là một “hiện trường tội phạm”.

Cách thứ hai để truy tố là thành lập một Ủy ban Điều tra do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc triệu tập. Liên Hiệp Quốc có thể uỷ nhiệm công việc của ủy ban này cho một tòa án hỗn hợp chuyên về tội ác chiến tranh quốc tế.

Cách thứ ba là một nhóm các quốc gia quan tâm hoặc bị ảnh hưởng có thể thành lập một tòa án để xét xử các tội phạm chiến tranh. Một ví dụ điển hình là, tòa án Nuremberg xét xử giới lãnh đạo Đức quốc xã sau Thế chiến thứ hai.

Hiện nay, Ukraine, Ba Lan và Lithuania đã thành lập một nhóm điều tra chung  về tội ác chiến tranh của Putin. TAHSQT cũng đang có các biện pháp  hợp tác với nhóm này.

Tòa án đặc biệt

Một số quốc gia khác cũng đề xuất thành lập một tòa án đặc biệt. Nhưng có nhiều ý kiến phản bác, cho rằng, đó chỉ hình thức của một “tòa án chống Nga”. Việc tranh cãi này không được đa số các quốc gia tán thành vì nhìn chung TAHSQT là giải pháp tốt hơn, cho dù tòa không thể hoạt động hữu hiệu đối với tội ác xâm lược.

Tội xâm lược chỉ thuộc thẩm quyền của TAHSQT nếu cả hai nước đều là quốc gia thành viên của Tòa án. Bởi vì Nga không công nhận TAHSQT, nên tòa đành bất lực trong việc tiến hành xét xử.

Quyền truy tố của từng quốc gia

Xét cho cùng, từng quốc gia cũng có quyền hợp pháp để truy tố tội ác chiến tranh. Ví dụ, ở Đức, cuộc điều tra về cuộc chiến Ukraine cũng đang được tiến hành tại Văn phòng Tổng công tố liên bang. Một toán đặc nhiệm thuộc Văn phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang (Bundeskriminalamt, BKA) được thiết lập cho mục đích này. Cho đến nay, BKA đã thẩm vấn 74 nhân chứng ở Ukraine. Các hình ảnh video từ mạng xã hội và hình ảnh vệ tinh của Bundeswehr cũng được dùng làm tài liệu tham khảo.

Tuy nhiên, BKA cho rằng không thể ra lệnh bắt giữ đối với một số người nhất định trong vài năm, chẳng hạn như các chỉ huy cấp cao của quân đội Nga hoặc lãnh đạo Điện Kremlin.

Triển vọng về lệnh bắt giữ Putin

Vào ngày 17/3/2023 TAHSQT ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin vì bị cáo buộc trục xuất bất hợp pháp trẻ em và cưỡng bức tái định cư từ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine sang Liên bang Nga. Một lệnh bắt giữ khác cũng đã được ban hành đối với Maria Lvova-Belova, Ủy viên về Quyền Trẻ em trong chính quyền Tổng thống của Putin.   

TAHSQT không có lực lượng cảnh sát riêng dùng làm phương tiện để thực hiện lệnh bắt giữ, có nghĩa là lệnh chỉ được thực hiện bởi một quốc gia thành viên của TAHSQT. Thực tế là quốc tế cũng đành bất lực trong việc áp giải Putin ra trước tòa, vì Putin cũng không dại gì mà công du trong lúc này, trừ việc sẽ đi thăm Việt Nam, vốn dĩ là một đồng minh thân thiết.

Ngược lại, triển vọng cũng mở ra, cho dù hạn chế. Ví dụ như Ukraine, dù không phải là thành viên của TAHSQT, nhưng Ukraine là nạn nhân, nên đã công nhận thẩm quyền xét xử của tòa án trong phạm vi lãnh thổ Ukraine với hiệu lực hồi tố sau khi Nga gây ra cuộc chiến tranh xâm lược.

Do đó, hiện nay, TAHSQT đang điều tra trên lãnh thổ Ukraine và có thể ra lệnh bắt giữ Putin.

Trách nhiệm

Ai có trách nhiệm trong cuộc tấn công Ukraine, Nga hay Putin? Theo luật nhân đạo quốc tế và Quy chế Rome, chỉ những cá nhân mới có thể bị truy tố và kết án là tội phạm chiến tranh; do đó, pháp nhân hay nhà nước không bị.

Về thủ tục truy tố, vấn đề quy trách nhiệm được mang ra thảo luận và thủ tục cũng cần phải làm rõ. Các vị chỉ huy quân sự và chính trị gia, những người không liên quan trực tiếp đến tội ác chiến tranh, có thể bị quy kết về mặt pháp lý, thông qua trách nhiệm của cấp trên mà họ công nhận. Điều này không chỉ áp dụng nếu các thượng cấp ra lệnh thi hành những tội ác này, mà còn cho giới chức biết về lệnh hoặc đang ở một vị trí mà họ có thể biết và không phản ứng.

Do đó, thủ phạm sẽ bị đưa ra tòa chỉ có thể là những người thừa hành cấp thấp, nghĩa là, công lý không được thực thi đúng mức. Nhưng các mệnh lệnh cụ thể trong chiến cuộc Ukraine đến trực tiếp từ Điện Kremlin. Do đó, Tòa phải truy nguyên đến tận cùng nguồn gốc của mệnh lệnh gây ra tội ác để chung quyết.

Có tật giật mình?

Võ Xuân Sơn

4-4-2024

Hôm nay, tôi đọc được một stt của một bạn, trong đó có đoạn: “Bọn lừa đảo nói bạn vướng vào gì đó, phải chuyển tiền vào tài khoản để xử lý và bạn thực hiện theo. Điều này chứng tỏ bạn ít nhiều có tật giật mình”.

GS Lê Xuân Khoa lên tiếng về vụ kiện TS Nguyễn Đình Thắng

Lê Xuân Khoa

21-3-2024

GS Lê Xuân Khoa. Nguồn: Tác giả gửi Tiếng Dân

Kính gửi quý độc giả quan tâm,

‘Loại trừ vĩnh viễn’

Blog VOA

Trân Văn

20-3-2024

Đại diện Viện Kiểm sát TP.HCM vừa đề nghị Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến Vạn Thịnh Phát “loại trừ vĩnh viễn” bà Trương Mỹ Lan khỏi đời sống xã hội…

Nợ 8 triệu thẻ tín dụng, sau 11 năm phải trả 8 tỷ: “Dễ hơn đi ăn cướp”

Vũ Thế Dũng

16-3-2024

Đây là một vụ việc rất nghiêm trọng, phần nào cho thấy tính tùy tiện trong quản lý của ngân hàng và nhìn qua chẳng khác nào cho vay siêu nặng lãi. Nói một cách dân gian “dễ hơn đi ăn cướp”. Ta sẽ phân tích vai trò, trách nhiệm, và tính đạo đức của các ngân hàng ở phần sau.

Một phụ nữ gốc Việt nhận án tù trong vụ bạo loạn tấn công tòa nhà Quốc hội ngày 6-1

Nhã Duy

27-2-2024

Hôm qua, ngày 26 tháng 2 năm 2024, một phụ nữ gốc Việt là Lê Ngọc Mai Nhi, 27 tuổi, đã bị tòa kết án 10 ngày tù giam vì đã nhận tội tham gia vào cuộc bạo loạn tại tòa Quốc Hội Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 2021.

Đại án vỗ béo… chạy án! (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

27-2-2024

Một công trình ngay trung tâm Sài Gòn, tài sản của Vạn Thịnh Phát.

Vụ án Vạn Thịnh Phát – Tòa án sẽ xử thế nào? (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

22-2-2024

Trong Kết luận điều tra (KLĐT) vụ án “xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan”, Cơ quan Điều tra (CQĐT) không chỉ bày ra sự tùy tiện vừa đáng ngại, vừa đáng ngờ khi diễn giải và áp dụng pháp luật.

Từ câu chuyện Chợ Trường Sơn, tự hỏi chính quyền và báo chí ở đâu

Blog VOA

Trân Văn

15-2-2024

Bản nội quy và mức thu ở Chợ Trường Sơn. Nguồn: Thái Hạo

Chợ, với bà con tiểu thương và chính quyền các địa phương

Thái Hạo

15-2-2024

Vụ việc thu phí chợ dã man ở chợ Trường Sơn (Nông Cống, Thanh Hóa) mà tôi phản ánh mấy ngày qua, một lần nữa cho thấy vấn đề quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chợ đã bị buông lỏng đến mức tồi tệ như thế nào (điều đáng mừng và đáng ghi nhận là người quản lý chợ này đã tiếp nhận ý kiến và có điều chỉnh bước đầu kịp thời theo hướng đúng). Cho nên, nó đòi hỏi phải có sự thay đổi mang tính hệ thống ngay. Xin nhấn mạnh lại mấy ý sau đây.

Luật pháp ở Việt Nam

Kim Văn Chính

2-2-2024

1. Bà Ngô Bá Thành, luật sư học ở Pháp về nước, người hoạt động nội gián trước 1975 ở Sài Gòn, sau làm đến đại biểu Quốc hội vài khóa, chủ tịch Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đã nói một câu rất nổi tiếng: “Chúng ta có một rừng luật, nhưng chỉ có một luật duy nhất hoạt động – đó là Luật rừng”.

Bản án 23 năm tù cho vợ chồng bán con nhằm mục tiêu “trừng trị” hay “giáo huấn”?

Mai Bá Kiếm

28-1-2024

Về học lý, bất cứ mức hình phạt nào dành cho bị cáo (treo, tù giam, chung thân, tử hình) đều nhắm đến hai mục tiêu, “trừng trị” và “giáo huấn”. (Tôi không xài từ “cải tạo”, vì đối tượng của cải tạo là vật chất). Vì thế, thẩm phán phải rất thấu hiểu “tâm lý tội phạm” để cân bằng giữa hai mục tiêu “trừng trị” và “giáo huấn”.

Có toà án nào như [thế này] ở Việt Nam?

Nguyễn Ngọc Chu

27-1-2024

Không bênh vực ông Trần Hùng. Chỉ yêu cầu công lý. Chưa khẳng định ông Trần Hùng có tội. Cũng chưa khẳng định ông Trần Hùng vô tội. Nhưng kiểu “án bỏ túi” thì phải triệt tận gốc.

Thông báo thôi tham gia Đoàn Luật sư TP Hà Nội và thôi hành nghề luật sư

Lê Văn Hòa

26-1-2024

Hà Nội, ngày 30-12-2023

Kính gửi: Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội,

Đồng kính gửi: Ban lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Tôi là Luật sư Lê Văn Hòa, số thẻ Luật sư: 11305/LS do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp ngày 07/10/2016, tham gia Đoàn luật sư thành phố Hà Nội và hành nghề luật sư từ cuối năm 2016; tôi xin thông báo như sau:

Ngày 27/5/2021, tôi đã tuyên bố công khai trên facebook của tôi là bỏ nghề luật sư vì đã mất hết niềm tin vào nền tư pháp Việt Nam. Từ đó đến nay tôi không nhận bào chữa và tham gia tố tụng thêm bất cứ vụ án nào mới, mà chỉ bào chữa, hỗ trợ pháp lý trong một số vụ án dang dở, bị kéo dài từ nhiều năm trước, cụ thể:

1- Bào chữa cho các bị cáo Thái Lương Trí, Dương Minh Hải trong vụ án oan sai đặc biệt nghiêm trọng “Làm giả con dấu” của Nhà nước Lào (ông Thái Lương Trí bị cướp mỏ Huổi Chừn, Lào) do Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an khởi tố từ ngày 25/5/2009 và đến 10/01/2023 mới kết thúc bằng bản án phúc thẩm trái luật của Tòa án nhân dân TP Hà Nội (“Bản án số 31/2023/HS-PT, ngày 10-01-2023”);

2- Hỗ trợ pháp lý cho ông Nguyễn Trường Chinh (Hải Dương) kêu oan cho con là Tử tù Nguyễn Văn Chưởng bị tuyên án tử hình oan với cáo buộc là chủ mưu và là thủ ác giết hại thiếu tá cảnh sát hình sự Nguyễn Văn Sinh (Công an Hải Phòng) nhằm cướp tài sản ngày 14/7/2007;

3- Hỗ trợ pháp lý cho bị án Vũ Sơn Tùng (Quảng Ninh) kêu oan về bản án 7 năm tù về hai tội “Cưỡng đoạt tài sản” và “Không tố giác tội phạm” trong vụ án “Phạm Khắc Tú và các bị cáo khác phạm tội Cưỡng đoạt tài sản” xảy ra ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên năm 2013 (Vũ Sơn Tùng hiện đang thụ án tại Trại giam Thanh Phong, Bộ Công an);

4- Bào chữa cho các bị cáo Vũ Đình Thức, Nguyễn Xuân Nghiêm trong vụ án oan sai đặc biệt nghiêm trọng “Trần Trung Dũng và các bị cáo khác phạm tội cưỡng đoạt tài sản” do Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC45)-Công an TP Hà Nội khởi tố oan từ ngày 08/10/2015 và 08 năm sau mới kết thúc bởi “Bản án số 539/2023/HS-PT, ngày 17-7-2023” oan sai đặc biệt nghiêm trọng của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội;

5- Hỗ trợ pháp lý cho ông Nguyễn Văn Ngọc ở xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kêu oan bị các cơ quan tố tụng tỉnh Thanh Hóa khởi tố, truy tố, xét xử oan sai về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm môi giới hối lộ” (ông Ngọc đã chấp hành xong bản án 15 năm tù oan của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa/ ra tù năm 2019).

Năm vụ án trên tôi đã tố giác, tố cáo những cá nhân, tập thể vi phạm pháp luật trong việc thụ lý, giải quyết vụ án, cũng như đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm để minh oan cho người bị hàm oan và làm cơ sở cho việc xử lý những cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật.

Kể từ hôm nay (30/12/2023) tôi chính thức tuyên bố tự rút khỏi Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, đồng thời chấm dứt hành nghề luật sư, lý do: Vì đã mất hết niềm tin vào nền tư pháp Việt Nam như tôi đã tuyên bố từ ngày 27/5/2021.

Xin kính chúc các vị lãnh đạo Đoàn luật sư thành phố Hà Nội và lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam luôn khỏe, đoàn kết, xứng đáng là trung tâm lãnh đạo giới luật sư Việt Nam phát triển, góp phần tích cực trong công cuộc đổi mới nền tư pháp nước nhà!

Trân trọng!

Ký tên

Luật sư Lê Văn Hòa

Vụ án “bán con”, nên xử lại!

Đoàn Bảo Châu

24-1-2024

Về vụ án “bán con” tôi có mấy ý sau:

1. Họ mang thai, đẻ con ra, biết khả năng không nuôi nên muốn để người khác nuôi. Việc nhận một chút tiền để bớt khó khăn có thể thông cảm được. Kết tội buôn người thì không đúng bởi buôn là mua rồi bán để lấy lãi. Công mang nặng đẻ đau không thể đánh đồng với việc lấy lãi được.