Thượng tôn pháp luật

FB Lê Nguyễn Duy Hậu

11-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Chắc giờ thì ai cũng hiểu khẩu hiệu “thượng tôn pháp luật” không phải là thần chú cho mọi vấn đề được. Luật pháp vốn dĩ không toàn năng mà chỉ là một nỗ lực của con người để hướng đến cái công bằng – tức là cái hài hòa. Mà đã là nỗ lực thì sẽ có sai lầm. Đồng ý là sai thì sửa sai nhưng sẽ có những cái không thể bù đắp được nữa. Vì vậy, những người chống lại các luật bất công như một giải pháp cuối cùng không phải là không có lý của họ.

Martin Luther King từng nói: “Đừng quên rằng những gì Hitler làm đều hợp pháp còn những gì các chiến sĩ tự do Hungary làm đều bất hợp pháp.”

Phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình về vụ kiện CSVN ra Tòa Trọng tài Quốc tế lần 2 (phần 1)

FB Hoa Mai

Nguyễn Hoàng Mơ

10-7-2017

Kính thưa quý độc giả,

Ông Trịnh Vĩnh Bình. Ảnh: internet

Tất cả những ai theo dõi thời cuộc Việt Nam trong vài thập niên vừa qua, đều biết đến vụ án Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hoà Lan. Ông Trịnh Vĩnh Bình, đã đem hơn 4.000.000 USD (bốn triệu USD) về Việt Nam làm ăn và đầu tư trong nước vào cuối năm 1990. Ông đã bị Nhà cầm quyền Việt Nam tước đoạt mất hết cơ nghiệp và còn bị lãnh án 11 năm tù vào năm 1996. Ông đã bị giam giữ hơn 18 tháng. Nhưng trong khi bị quản thúc tại gia, ông Bình bằng một cách bí mật đã thoát ra khỏi Việt Nam.

Trong thời gian đó, ông Trịnh Vĩnh Bình đã nhờ Tập đoàn luật sư nổi tiếng của Mỹ Covington Burling ở Washington và sau đó thuê Tổ hợp Luật sư KING & SPALDING LLP làm đại diện để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, đồng thời đòi bồi thường thiệt hại. Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã thuê một công ty luật sư nổi tiếng của Pháp để đại diện cho họ trong vụ kiện này.

“Trong khuôn khổ pháp luật” là cái quái gì thế?

Phạm Trần

29-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong dân gian Việt Nam thường nghe nói “lươn lẹo mãi sẽ có ngày đứt lưỡi” để răn đe những kẻ mồm loa mép giải chuyên nói những điều gian dối để lừa người.

Nhưng với người Cộng sản Việt Nam, nhất là hàng ngũ lãnh đạo và tuyên truyền thì lại cứ nghĩ họ càng khoác lác bao nhiêu thì có lợi bấy nhiêu, và càng nói dối nhiều thì kết quả tốt sẽ tăng cao.

Buổi nói chuyện giữa luật sư và thân chủ sau ngày 01/01/2018

Phạm Khánh Chương

27-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Dân Trí.

Đây là câu chuyện xảy ra giữa vị luật sư và thân chủ sau ngày hiệu lực của Bộ Luật hình sự năm 2015 có sửa đổi với khoản 3 điều 19 được QH nước CHXHCNVN ban hành.

Câu chuyện bắt đầu như sau:

Một công dân khả kính của một đất nước khả kính thường xuyên du lịch qua lại biên giới VN. Ông ta đi du lịch thì ít mà buôn lậu thì nhiều. Chẳng may lần này người công dân khả kính bị công an bắt vì nghi ngờ tội tàng trữ và phát tán ngoại tệ giả, cụ thể là đô la Mỹ.

Nỗi xấu hổ của ngành tư pháp

FB Bạch Hoàn

27-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Vụ án giữa hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, Nguyễn Đức Thuỳ Dung (bạn của Nga) và Cao Toàn Mỹ ngày càng lộ ra nhiều điểm ly kỳ. Diễn biến mới nhất, Lữ Minh Nghĩa, người sống chung với Nguyễn Đức Thuỳ Dung 4 năm, đã phản cung, khẳng định Nga – Mỹ có quan hệ tình cảm, mọi lời khai trước đây tại cơ quan điều tra đều theo kịch bản của Nguyễn Mai Phương. Sáng nay, Lữ Minh Nghĩa đã nộp bằng chứng thông cung là 5 lá thư viết trên nilon gửi ra ngoài trại giam và cán bộ trại giam là người chuyển thư. Theo Lữ Minh Nghĩa, Nguyễn Mai Phương còn giữ một số thư.

Từ vụ hoa hậu Phương Nga, khi nào bị cáo được … im lặng?

Tuổi Trẻ

Hoàng Điệp

25/6/2017

TTO – Trong phiên tòa xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt 16,5 tỉ đồng của ông Cao Toàn Mỹ, bị cáo Trương Hồ Phương Nga đã xin được thực hiện quyền im lặng và không khai báo.

Minh họa: DAD

Từ vụ án này, vấn đề pháp lý đặt ra là Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định quyền im lặng như thế nào? Quyền thực hiện quyền im lặng của bị can, bị cáo đến đâu?…

Nhà nước pháp trị với quyền im lặng của luật sư

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

23-06-2017

Lời giới thiệu: Chiều 20.6 vừa qua 434/457 Đại biểu Quốc hội đã bấm nút thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, với 19 đại biểu bỏ phiếu chống, 4 bỏ phiếu trắng. Trước đó, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình một số nội dung dự thảo Luật, khẳng định:“…Xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng nên trong một số trường hợp người bào chữa vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của chính người mà mình bào chữa“; và viện dẫn dữ liệu thế giới: “Kinh nghiệm của một số nước như Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Tây Ban Nha… cho thấy: các nước đều quy định trong những trường hợp nhất định, luật sư được tiết lộ thông tin về thân chủ của mình trong quá trình hành nghề để bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của xã hội, cộng đồng, nhằm ngăn chặn hậu quả của tội phạm…“.

Ấn tượng Nguyễn Thị Kim Ngân

Đỗ Thành Nhân

21-6-2017

Hồi học phổ thông trong tác phẩm “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi, tôi ấn tượng bởi hình ảnh chị Út Tịch “trèo lên ngọn dừa cao đái xuống”. Cô giáo dạy văn phân tích chị Út Tịch là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Những thằng học trò nghịch ngợm đến mấy cũng không thể nào hình dung nổi cảnh chị ấy từ trên ngọn dừa cao đái xuống như thế nào? Thậm chí có đứa muốn bắt chước chị Út Tịch để lấy tiếng; nhưng nó mới trèo lên ngọn dừa tuột quần ra, loay hoay thế nào bị mất thế rớt xuống, may mà còn tay kia chụp được tàu dừa, nếu không thì tiêu đời rồi.

Ấn tượng tuổi học trò, tưởng rằng sẽ trôi qua dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ngày ấy. Nhưng mấy năm gần đây, một người phụ nữ miền Nam cũng đã tạo ra sự ấn tượng mạnh không kém như hình ảnh chị Út Tịch “trèo lên ngọn dừa cao đái xuống” năm nào, đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đương nhiệm Chủ tịch Quốc hội.

Vai trò của luật sư trong một vụ kiện qua bộ phim “Người Đàm Phán” (Bridge of Spies)

Thạch Đạt Lang

30-5-2017

Các nhân vật trong phim (trái) và nhân vật trong đời thật (phải). Nguồn: History Hollywood.

Bài viết này hình thành sau khi tin tức ở Việt Nam cho biết trong một buổi họp quốc hội vào ngày 27.05.2017 vừa qua, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã đưa ra một vấn đề gây xôn xao trong giới luật sư, đó là dự thảo sửa đổi, bổ sung đưa thêm vào bộ luật hình sự (BLHS) những điều khoản nhằm gia tăng sức ép, gây khó khăn, thậm chí ngăn chận vai trò bào chữa của luật sư trong các vụ kiện dưới chế độ CSVN.

Bên cạnh sự chủ tọa của Nguyễn Thị Kim Ngân còn có sự hiện diện của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, đại diện cơ quan thẩm tra và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, đại diện cơ quan soạn thảo. Buổi họp có khoảng 40 người tham dự.

Mục đích chính của buổi họp này là đưa thêm vào BLHS một số điều khoản nhằm gia tăng quyền lực của chế độ, đồng thời trói buộc, gây trở ngại cho những người hành nghề luật sư tại Việt Nam. Đó là những điều dự thảo bắt buộc luật sư phải tố cáo thân chủ của mình nếu biết được người này đã hoặc đang có ý định phạm vào những tội mà chế độ CS đánh giá là vi phạm an ninh quốc gia.

Kinh nghiệm cai trị của tà quyền

Đỗ Thành Nhân

28-5-2017

Ông HCM và gia đình luật sư Loseby, là người đã bào chữa cho ông Hồ khi ông bị bắt ở Hong Kong. Nguồn: internet

Tháng giêng năm 1910 một vị quan Tri huyện của triều đình Huế say rượu đánh chết người, bị triều đình phạt 100 trượng, sa thải và bị tước hết bổng lộc.

Con của vị quan này đi “tìm đường cứu nước”; mục tiêu đạt được là thay thế một chế độ “quân chủ” bằng chế độ “đảng lãnh đạo”. Đưa đất nước từ chế độ của “một ông vua” sang chế độ cai trị “vua tập thể”.

Chế độ này rút ra bài học kinh nghiệm cai trị: không trừng phạt quan lại làm chết người ở chốn công đường và tất cả những người chết ở công đường đều có chung một lý do là “TỰ TỬ”.

Kinh nghiệm 2.

Năm 1931 ông Loseby (Francis Henry Loseby) với đạo đức nghề nghiệp của một Luật sư đã không tố cáo thân chủ tội xâm phạm an ninh và bào chữa trắng án cho một bị can trước tòa án thực dân. Người này đã làm “cách mạng” thành công và thay thế chính quyền “thực dân” bằng chính quyền “cộng sản”.

Bản chất quyền sở hữu đất – nền tảng hoạch định chính sách

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

12-05-2017

Người dân Việt Nam không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ được chính quyền cho phép sử dụng đất. Ảnh: internet

Trong nền “kinh tế thị trường“ đất đai cũng chỉ là hàng hoá có “giá trị“ và “giá trị sử dụng“, với đầy đủ 3 dấu hiệu về quyền sở hữu: – Quyền “chiếm hữu“(tức được pháp luật công nhận, bảo vệ), – “quyền định đoạt“ gắn liền với quyền chiếm hữu (như mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế…), và “quyền sử dụng“ (như làm nơi kinh doanh, nhà ở, đường sá, công trình,…)  được “trao đổi“ (mua bán) theo quy luật ngang giá, tức người bán chuyển quyền sở hữu hàng hoá của mình cho người mua và người mua trả một giá tiền tương ứng cho người bán để sở hữu nó. Để hiểu đúng các khái niệm trong ngoặc kép trên có thể nêu định đề “phản“: Nếu không có giá trị và giá trị sử dụng thì không phải hàng hoá;  nếu  không có quyền sở hữu để trao đổi tiền (giá trị) với hàng (quyền sở hữu) thì không thể mua bán và vì vậy không tồn tại khái niệm nền kinh tế thị trường.