Đâu phải chỉ có mình Võ Kim Cự

FB Đỗ Duy Ngọc 

12-7-2018

Mấy hôm nay trên mạng xã hội rộ lên tin Võ Kim Cự, một quan chức nhà nước, một đảng viên cộng sản, một người dính líu nhiều đến Formosa, dự án đầu độc biển Việt Nam đã làm thủ tục định cư ở Canada. Tàu chìm thì chuột chạy, đó là quy luật của đời sống. Thú vật được trang bị một linh cảm rất bén nhạy trước những hiểm nguy, đó là đặc tính để chúng tồn tại. Võ Kim Cự cũng thế thôi, tên này đã gây quá nhiều tội lỗi với đất nước và nhân dân.

Bộ KH-ĐT không đồng ý cấp giấy chứng nhận đầu tư BOT Nhiệt điện Vũng Áng II

LTS: Bài viết trên báo Người Lao Động: “Bộ KH-ĐT không đồng ý cấp giấy chứng nhận đầu tư BOT Nhiệt điện Vũng Áng II“, tường trình kết luận của Bộ Khoa học – Đầu tư, gởi Bộ Công thương, về dự án nhiệt điện than Vũng Áng II 1200 MW, không có đủ 2,2 tỉ USD vốn thực hiện và cũng không hoàn tất báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Bốc mùi

FB Mai Quốc Ấn

4-7-2018

Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Tp.HCM Nguyễn Toàn Thắng- người nhận định rác Đa Phước bốc mùi do biến đổi khí hậu. Ảnh CafeF

“Năm nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các mùa nên sẽ có mùi hôi”, Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Tp.HCM Nguyễn Toàn Thắng nhận định như vậy. Cá nhân tôi lại nhận định hoàn toàn khác với vị này.

Đa Phước, nằm ở phía Tây Nam không phải là bãi rác duy nhất của Tp.HCM. Trước nó còn có 3 bãi rác ở Tây Bắc thành phố. Nhưng bãi rác Đa Phước của công ty VWS là một quái thai bậc nhất bởi cùng là công nghệ chôn lấp nhưng giá xử lý rác của nơi này cao hơn nơi khác, khoảng 21USD/tấn so với 18USD/tấn.

Phù sa, xỉ than và một câu hỏi

FB Vũ Kim Hạnh

3-7-2018

Câu chuyện của ngày 30 tháng 6. Ngày cuối của quý 2 năm hai không một tám. Một sự tình cờ lạ lùng làm bật lên một câu hỏi.

Ngày 30-6, GSTS Hà Thanh Toàn, hiệu trưởng trường ĐHCT trực tiếp đến dự cuộc họp sơ kết hoạt động hợp tác của trường với huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Theo lời kể với giọng vui của một chuyên gia nghiên cứu của trường, không khí họp rất phấn chấn, hai bên cùng chuẩn bị những thay đổi về tầm nhìn và nhiệm vụ sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về chủ trì hội nghị xúc tiến đầu tư ngày 19/6/2018 và đã bật đèn xanh.

Ngày thứ Hai khói lửa

Lò Văn Củi

2-7-2018

Anh Năm Ba gác nhún vai:

– Chán ngán quá, chán ngán quá xa. Thứ Hai đầu tuần, cần chút năng lượng, cần sung sung để mần mà cũng chẳng thể có.

Họ đã chọn…

Lò Văn Củi

1-7-3018

Cô Bốn lâu lâu ghé quán cô Tư Sồn mần một ly cà phê sữa đá, và góp chuyện với bà con cô bác. Cô rất mê hồ Than Thở ở xứ sở sương mù, nay cái hồ dần dần bị bít chịt bởi rác, bởi bồi lắp, bởi chẳn ai ngó ngàng tới, người ta chỉ lo “lượm” tiền bán vé tham quan du lịch là chính, nên chỉ còn lại than thở thở than, nhưng cô Bốn trót mê rồi thì mê luôn. Giải thích vui vui cho biệt danh của cô Bốn Than thở là vậy vì cô hay than thở lắm.

Luật cho ai?

FB Mai Quốc Ấn

30-6-2018

Ông Lê Văn Danh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty phát điện 3 (Genco3 – thuộc EVN), cho biết EVN đang có kiến nghị lên Chính phủ và Bộ Công an “đưa Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân vào diện bảo vệ an ninh đặc biệt”. Ông Nguyễn Ngọc Hai – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đồng ý với kiến nghị này. Đây là nội dung cuộc họp của UBND tỉnh Bình Thuận cùng các đơn vị chủ thầu tại Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân (Huyện Tuy Phong) bàn công tác bảo vệ môi trường. (Trích TNO)

Ai phải trả giá? Thủy điện – thủy tai?

FB Nguyễn Sơn

26-6-2018

Ảnh: Na Sơn

Tấm ảnh này của mình chụp (từ 2011) khi đi làm một dự án ảnh về môi trường được chia sẻ nhiều trên mạng mấy hôm nay khi vùng núi Đông, Tây Bắc vừa bị mưa lũ quét qua gây thiệt hại nặng nề về cả người lẫn của.

“Đánh thức tiềm lực”

FB Đỗ Ngọc Thống

25-6-2018

Trong đề thi THPTQG năm 2018 vừa diễn ra sáng nay, có câu 4 phần đọc hiểu hỏi như sau: “Theo anh/chị quan điểm của tác giả (Nguyễn Duy) trong hai dòng thơ: “ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên” có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?

Tôi đang nghĩ, không biết các thầy, cô sẽ cho mấy điểm, nếu có HS viết thế này:

Quan & Dân

FB Nguyễn Tiến Tường

25-6-2018

Biệt phủ Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Quảng Trị (trên) và dân nơi mưa lũ Tây Bắc (dưới). Ảnh: VTC và VOV

Nhìn những thân thể co quắp trong mưa lũ Tây Bắc, thật sự bàng hoàng, chát đắng cho phận người. Trời xanh không mắt. Lòng dân đang ngổn ngang biến cố, đã lại hứng chịu tai ương. Trăm nỗi niềm, đều ụp xuống dân cả.

Làm sao nói hết cay cực của dân trong vài con chữ. Nhất là dân nơi địa đầu sóng cả hoặc chốn rừng thiêng nước độc. Bao liếp nhà rách nát, tài sản quý giá độc mỗi nồi niêu xoong chảo. Cột kèo tạm bợ, chống chọi sao lại với cuồng nộ thiên nhiên. Ở nơi này nơi nọ, vẫn còn chuyện vợ chồng con cái buộc tay lại với nhau, để mong con nước hỗn mang không làm nên cảnh sinh ly tử biệt.

Làm lãnh đạo, nhà ở huyện lỵ tỉnh lỵ, cao sang bề thế, ăn sướng mặc sung, có bao giờ nếm trải cảnh ấy. Biết dân cay cực lầm than cũng từ câu chuyện làm quà. Người cầm tay dân nơi sóng bạc, kề vai dân qua ngọn đèo con suối ngày một hiếm.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà

FB Mai Quốc Ấn

6-6-2018

(Nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2018)

Tôi bắt đầu quan sát Bộ trưởng Trần Hồng Hà của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) từ khi ông ấy vừa lên chức. Đến hôm nay, tổng thể về ông Trần Hồng Hà thực sự vẫn là một nỗi thất vọng.

Lùi dự Luật sửa đổi Luật Thuế bảo vệ môi trường để đánh giá thận trọng

VOV

30-5-2018

Các Uỷ ban tán thành với đề nghị của Chính phủ lùi thời điểm trình Quốc hội dự luật này sang kỳ họp thứ 8 để có thêm thời gian nghiên cứu.

Tiếp theo chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 5, sáng nay (30/5), Quốc hội làm việc tại Hội trường thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.

Người dân thấp cổ, bé họng ở các dự án nhiệt điện ở miền Trung

FB Châu Đoàn

29-5-2018

Câu chuyện của cặp vợ chồng này chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện tương tự chúng tôi đã gặp ở những khu tái định cư của những dự án nhiệt điện ở mấy tỉnh miền Trung.

Phan Quang Minh, 37 tuổi, từng là một ngư dân còn vợ của anh là Đỗ Thị Thuận, 35 tuổi từng làm muối trên cánh đồng của gia đình. Để có đất cho dự án nhiệt điện Nghi Sơn 1, xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá, họ phải di dời đến khu tái định cư cách nơi ở cũ 20 cây số, nơi họ không thể tiếp tục làm nghề truyền thống của gia đình.

Bố của anh Minh cũng là một ngư dân và hai bố con thường đi đánh cá trên con thuyền bé của nhà. Để xây nhà trên khu tái định cư, họ phải vay thêm tiền ngân hàng. Nhà xây xong nhưng từ đấy cuộc sống của họ đi theo một lối rẽ khác. Minh đi làm thợ phụ trong những công trình xây dựng, công việc thất thường và bản thân anh cũng không có chuyên môn xây dựng nên thu nhập thấp. Vợ anh phải vào tp HCM bán vé số. Hai con để ở nhà ông bà nội nuôi và đưa đón các cháu đi học. Khu tái định cư rất xa trường học của các cháu và việc một người cả đời sống với biển như bố của Minh giờ phải loanh quanh ở nhà, chỉ đưa đón các cháu đi học bằng xe máy là một điều khó khăn.

Cách đây một tuần, bố của Minh đã thiệt mạng trong một tai nạn giao thông trên đường về nhà sau khi đưa cháu nội đến trường. Chị Thuận, vợ của anh phải về nhà làm đám cho bố chồng.

Chuyến đi của chúng tôi chỉ lướt qua 4 tỉnh miền Trung để có được cái nhìn tổng quan về những dự án nhiệt điện nên không có thời gian nhiều cho những cuộc phỏng vấn. Nhưng điều nổi lên rõ nhất là sự thiệt thòi đến phi lý của những người dân thuộc diện di dời của những dự án. Sự ô nhiễm môi trường của những người phải sống sát với những dự án nhiệt điện.

Có nơi, chính quyền địa phương dùng đủ mọi cách để bứng người dân ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thuyết phục chấp nhận giá tiền đền bù, doạ nạt đuổi việc người làm trong nhà nước nếu gia đình không chấp nhận ra đi. Sự căng thẳng bắt đầu ngay từ khi khởi công giống như với dự án nhiệt điện Quỳnh Lập, Nghệ An, khi khởi công đã phải huy động tới 600 công an để phòng sự chống đối của người dân.

Đành rằng sự phát triển cần sự đánh đổi, nhưng không thể bắt một số ít người dân phải hy sinh như thế được. Với những dự án lớn như các khu công nghiệp, các nhà máy nhiệt điện thì ngân sách thu về hoàn toàn có thể được dùng để đền bù thoả đáng giá trị nhà cửa, đất đai của người dân, dạy nghề mới cho họ đến khi thành nghề để có thu nhập, ổn định cuộc sống.

Tôi có hỏi chính quyền xã là các anh có nêu khó khăn của người dân lên trên không, họ lắc đầu bảo thấp cổ bé họng thì bên trên đâu có nghe. Tôi bảo “con có khóc thì mẹ mới cho bú”, các anh không nói, không đấu tranh thì bên trên biết làm sao được?

Hỏi xong thì mới chua chát nhớ ra là, đến Quốc hội, nơi được gọi là cơ quan quyền lực cao nhất, nơi đại biểu đáng ra phải nói lên tiếng nói của dân mà cũng đầy loại nghị gật, nghị ăn theo nói leo, nghị xoa xuýt theo chính sách, nghị ăn hại với những phát ngôn vừa ngu xuẩn vừa vô tâm như Nguyễn Đức Kiên thì hy vọng gì. Không ở đâu, người dân cô đơn như ở Việt Nam.

Cùng với anh Minh, chị Thuận thì nhiều cặp gia đình gần đấy cũng có hoàn cảnh tương tự. Cũng là chồng làm việc vặt vãnh kiếm tiền từng ngày, vợ vào Nam bán vé số. Rõ ràng là sự yên ổn trong cuộc sống của họ đã bị cướp đi bởi những người làm dự án, những người có đầu để nghĩ đến lợi nhuận của dự án mang lại nhưng lại thiếu hẳn con tim mang sự thương cảm bình thường nhất với những người dân chịu thiệt thòi.

“Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” hay “Đem con bỏ chợ” ấy là cách làm chung của các dự án ở Việt Nam và nói cho đúng thì đấy là cách làm vô nhân đạo, tàn nhẫn của kẻ cướp.

Tôi biết rằng, nói về những điều này thì cũng chỉ như “ném đá ao bèo”, như “nước đổ đầu vịt” và tiếng nói của một phóng viên thì cũng chỉ như tiếng chiêm chiếp của gà con, nhưng không nói thì lòng ấm ức, nhưng đến bao giờ thì lòng mới khỏi ấm ức đây?

Vợ chồng anh Minh, chị Thuận trước ngôi nhà ở khu tái định cư của họ. Ảnh: Đoàn Bảo Châu

Mười lý do cơ bản của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

TS Nguyễn Đức Thắng

29-5-2018

Trên website của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, từ ngày 08/2/2017 – 14/6/2017 đăng liền mạch 20 bài viết “Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than?” và từ ngày 13/10 – 18/12/2017 đăng 15 bàiPhản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm”, từ 03/11 – 07/11/2017 đăng 3 bàiCú lừa thế kỷ” về phát thải CO2 và biến đổi khí hậu” và bàiTrò gian lận bị lật tẩy”. Tổng cộng 39 bài viết.

Khi tỉnh dậy, không nhìn thấy biển

FB Mai Quốc Ấn

29-5-2018

Ảnh: FB Mai Quốc Ấn

Tôi đã đến nhiệt điện Vĩnh Tân, khu vực biển sát cụm nhà máy này vẫn xanh khi nhìn từ trên cao. Nhưng san hô và cá nơi đó đã không còn. Tôi đã đến Duyên Hải, bãi nghêu đã thành bãi chết và đánh bắt cá gần bờ giảm sút nghiêm trọng. Đã có nhiều bài phân tích về việc nước làm mát nhiệt điện có nhiệt độ cao hơn nước biển khiến hệ sinh thái biến đổi.

Nhưng có một điều khác hiếm người chú ý: Các ngư phủ vùng quy hoạch nhiệt điện đi đâu? Tôi hỏi ngư dân, họ đáp: Lên núi “sống mòn”, làm thuê, vào Nam bán vé số hoặc “may mắn” hơn là kiếm được vé xuất khẩu lao động.v.v…

Lấy ví dụ về việc 500 hộ dân vùng quy hoạch nhiệt điện Nghi Sơn 2 (Thanh Hóa) được di dời đến khu tái định cư cách làng cũ hơn 20km. Muốn chứng thực giấy tờ, họ phải đi hơn 40km để làm thủ tục. Hôm nào cán bộ xã bận, đi rồi lại lủi thủi về…

Có đi mới thấy

FB Mai Quốc Ấn

28-5-2018

Tuần qua, tôi và một số nhà báo, chuyên gia đi dọc Bắc miền Trung qua bốn tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa để khảo sát về việc triển khai nhiệt điện và các loại hình điện tái tạo.

Vấn đề công nghiệp hóa

FB Mai Quốc Ấn

26-5-2018

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh của Bộ Công thương vừa “xin” Quốc hội rút dự án Thép Việt – Trung khỏi danh sách 12 đại án. Ông phát biểu về việc xuất khẩu của Việt Nam đã đi theo đúng định hướng, phát triển bền vững dù thừa nhận xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào một số thị trường trọng yếu.

Thuế môi trường

LTS: Ngày 24/5/2018, báo Dân Trí có bài: “Thuế môi trường xăng dầu cần phải từ 10.000 – 20.000 đồng/lít”? Bài viết dẫn nguồn từ người đại diện của Bộ Tài chính cho biết, tại hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường, một chuyên gia cho rằng, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng của Việt Nam cần phải điều chỉnh mức từ 10.000 – 20.000 đồng/lít.

Chết trước khi bị bắt

FB Đỗ Cao Cường

23-5-2018

Ngày hôm qua, tôi lại lang thang tới một ngôi làng có nhiều người chết do môi trường bị ô nhiễm. Rút kinh nghiệm lần trước, tôi đóng vai một người đi làm phim tư liệu.

Bởi lần trước, một cụ ông biết tôi làm báo, cụ tỏ ra vô cùng giận dữ, răng cụ nghiến ken két, mắt trắng giã, người run lẩy bẩy…

Có điều gì đó kinh khủng ở phía sau…

FB Mai Quốc Ấn

19-5-2018

“Nhập chất thải Formosa làm phụ gia sản xuất xi măng?” là một phóng sự điều tra hay của báo Tiền Phong. Nó phơi bày một lát cắt của khối bí ẩn mang tên “lợi ích nhóm” ở Việt Nam. Nhưng nếu chỉ là “lợi ích nhóm” thì tôi e vẫn chưa đủ…

Các nước ven sông Mekong đối mặt với các chi phí tiềm ẩn của các con đập Trung Quốc

Nikkei Asian Review

Tác giả: Yukako Ono

Dịch giả: Trúc Lam

9-5-2018

Hàng chục dự án đe dọa ngành nông nghiệp và thủy sản ở Đông Nam Á

STUNG TRENG, Cambodia – Sam In, một nông dân trồng lúa 48 tuổi, từ tỉnh Stung Treng, phía đông bắc Campuchia, chưa bao giờ biết rằng người ta phải trả tiền nước cho đến khi ông bị buộc phải rời khỏi nhà của mình trên bờ sông của một nhánh sông Mê Kông hai năm trước.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải và quyết tâm “kéo nước mình về thời bao cấp”

FB Ngô Nguyệt Hữu

4-5-2018

Ông Đỗ Thắng Hải. Ảnh: internet

Bộ Công thương vừa được chi 3.000 tỷ tiền cổ tức từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), và trong cuộc họp các công ty đầu mối xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải hân hoan với đề xuất của doanh nghiệp về việc khai tử xăng Ron 95 để thay thế bằng xăng sinh học E5 Ron95.

Trên thị trường hiện tại còn 2 loại xăng, xăng sinh học E5 Ron92 và Ron95. Sau khi Ron92 bị khai tử, xăng sinh học E5 Ron92 chưa mang lại sự an tâm cho người tiêu dùng thì Ron95 gần như là sự lựa chọn tối ưu của người sử dụng các phương tiện gắn máy như: honda hay ô tô.

Đồng Bằng Sông Cửu Long và những bước phát triển tự hủy hoại 1975 – 2018

Ngô Thế Vinh

30-4-2018

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Để tưởng nhớ Mai Chửng

điêu khắc gia tượng đài Bông Lúa 1970  

Primum Non Nocere / Trước hết không gây hại.

Hình 1: tới Cửa Trần Đề mút cuối con Sông Hậu, từ trái: Ngô Thế Vinh trên bãi biển Trần Đề; giữa & phải: ĐBSCL với bờ biển ngày đêm bị sạt lở và sói mòn. Photo by Phạm Phan Long & Ngô Thế Vinh

Quyền lực Formosa đến từ đâu?

FB Đỗ Ngà

28-4-2018

Ảnh: internet

Khi vào Việt Nam, Formosa được chính quyền CS ưu đãi đặc biệt. Được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong khi doanh nghiệp trong nước phải gánh tới 22%. Trong 4 năm đầu hoạt động được miễn thuế, và 9 năm tiếp theo chỉ đóng 50% thuế. Quá trình xây dựng dự án Formosa được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; miễn thuế tài nguyên với hoạt động hút cát san nền….

Chưa hết, Formosa được thuê đất 70 năm thay vì 50 năm như luật pháp quy định. Và điều đặc biệt là trong khoảnkhoản 7, Điều 4, Hợp đồng thuê đất ngày 6/2/2009 quy định “đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác; Đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên tiến thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện”.

Khoa học gia hay khoa học giả?

FB Mai Quốc Ấn

27-4-2018

Clip này để dân nói và những người chưa bao giờ tới hiện trường mà phán như đúng rồi- có những người được gọi là nhà khoa học.

Publiée par Quốc Ấn Mai sur vendredi 27 avril 2018

Từ tối tới giờ có nhiều người tấn công tôi vì phơi bày ô nhiễm ở Vĩnh Tân. Trao đổi qua lại một hồi mới biết có những người đúng là ngụy trí thức, khoa học gia trá hình, khi họ chưa hề đến Vĩnh Tân để thấy khu dân cư sát nhiệt điện, nhưng phán như đúng rồi. Có người còn tấn công tôi vì họ thấy có 2 ống khói không hoạt động trong ảnh mà không biết đó là nhà máy mới xây chứ không phải đang hoạt động.

“Sẽ còn đổ máu tiếp!”

FB Mai Quốc Ấn

26-4-2018

Hàng ngàn người dân chặn đường, phản đối nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân gây ô nhiễm trước đây. Ảnh: VNN

“Sẽ còn đổ máu tiếp!” là thông điệp của người dân quanh nhiệt điện Vĩnh Tân tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Trong chừng mực thông tin tôi có thì có thể khẳng định là sẽ lớn hơn cuộc bạo loạn trước đây nếu không có các biện pháp đảm bảo về môi trường.

Nhắc lại 1 chút, trong 2 ngày 14 và 15/4/2015, nhiều người dân Vĩnh Tân đã từng chặn quốc lộ 1, xô xát với cảnh sát cơ động, ném bom xăng vào lực lượng chức năng và sau đó bị khởi tố.

Chết khi còn đang sống

FB Đỗ Cao Cường

25-4-2018

Ảnh chụp từ clip của FB Đỗ Cao Cường.

Tôi xin lỗi vì dù lần đầu nỗ lực làm phim, nhưng do máy đểu, cấu hình yếu, lỗi lên lỗi xuống, xuất hai lần, 8 tiếng mới ra được 2/3 video, tôi xin phép gửi cho bà con.

Tôi xin lỗi vì đã để bà con Hải Dương, và cả Đà Lạt, Cần Thơ, Lạng Sơn, Hà Nội… chờ lâu, thúc giục, dù bà con thừa biết tôi nguy kịch nào có kém.

“Đa phần dân đồng tình”, một kiểu nói vừa xấc láo, vừa khinh khi nhân dân

LTS: Liên quan tới chuyện tăng thuế bảo vệ môi trường đánh lên xăng dầu, mà Bộ Tài chính nói, đa số ý kiến đồng tình, đã làm cho nhiều người dân phẫn nộ và họ đã lên tiếng trên mạng xã hội gần hai tuần qua. Kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch Hội Sinh thái Việt, cho biết ý kiến về sự kiện này như sau:

Thấy gì sau hai năm thảm họa Formosa xảy ra ở VN’?

BBC

8-4-2018

Nhà xã hội học Paul Jobin từng nghiên cứu các thảm họa sinh thái, môi trường và công nghiệp tại Nhật Bản (Fukushima, Minimata), tại Đài Loan (Formosa Plastic) và nhiều vụ khác (ảnh do Paul Jobin cung cấp)

Tin xấu là nhiều ngư dân đánh được ‘rất ít cá so với trước đây’ khiến đời sống của nhiều ngư dân và gia đình của họ còn rất khó khăn, nhưng tin tốt là ở một số nơi ‘một lượng cá nhỏ đã trở lại biển’, một nhà nghiên cứu độc người Pháp từ Viện Xã hội học, Academia Sinica, Đài Loan, nói với BBC Tiếng Việt từ Paris về kết quả khảo sát về hậu thảm họa môi trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra ở miền Trung Việt Nam sau hai năm.

Vô cùng phản động

FB Mai Quốc Ấn

8-4-2018

Ảnh: internet

Tại Việt Nam, rác thải sinh hoạt đến rác thải công nghiệp đều đem đi chôn lấp. Riêng nhiệt điện, cuối năm 2017, lượng tro xỉ tồn đọng trên cả nước khoảng 40 triệu tấn và hàng năm phát sinh thêm khoảng trên 15 triệu tấn. Để giải quyết điều này, có một đề xuất vô cùng phản động!

Phó viện trưởng Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) Đinh Quốc Dân cho biết hiện bãi thải của các nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động đã chiếm đến 709 ha. Đến 2020 sẽ là 1.895ha. Với mức 21 nhà máy nhiệt điện hoạt động được công bố vào cuối 2017 và 57 nhà máy nhiệt điện dự kiến cùng hoạt động vào 2030 thì chỉ riêng về đất để chứa chất thải (ước tính 50 triệu m2 năm 2035) sẽ là siêu áp lực đối với quốc gia.