Chết trước khi bị bắt

FB Đỗ Cao Cường

23-5-2018

Ngày hôm qua, tôi lại lang thang tới một ngôi làng có nhiều người chết do môi trường bị ô nhiễm. Rút kinh nghiệm lần trước, tôi đóng vai một người đi làm phim tư liệu.

Bởi lần trước, một cụ ông biết tôi làm báo, cụ tỏ ra vô cùng giận dữ, răng cụ nghiến ken két, mắt trắng giã, người run lẩy bẩy…

Mãi sau, chứng minh được thân phận, cụ mới xin lỗi rồi giải thích lần trước cũng có nhiều nhà báo đến lấy tin, sau đó không thấy họ quay lại nữa, có người cũng viết được 1, 2 bài, nhưng rồi người làng bắt gặp nhà báo đó ngồi nhậu với doanh nghiệp, chính quyền, mà nhậu ở đâu không nhậu, lại nhậu ngay cạnh làng cụ.

Một gia đình tôi đến, có tới 2 người sắp chết, họ khẳng định là do các sát nhân môi trường gây ra, nhưng họ từ chối trả lời phỏng vấn vì con họ đang làm thuê cho nó, họ sợ anh ấy sẽ bị đuổi việc, trong khi đứa cháu của họ thì cũng nay đau, mai ốm.

Cũng chả biết trả lời sao, tôi buồn bã trở về dưới những hàng cây phượng vĩ, tiếng ve kêu râm ran như muốn thiêu đốt cả mùa hè, đốt cháy những niềm hy vọng cuối cùng trong tôi.

Rồi tôi chợt nhớ về tuổi thơ với những cánh diều no gió, nhớ tới mấy câu của nhà thơ Nguyễn Bính:

Trong lớp học
Tôi ngồi nghe Uyển đọc bài thi
Hai ta trẻ lắm, tình thơ dại
Chẳng biết yêu nhau phải những gì?

Tôi cũng đang cố viết một cuốn truyện về tuổi thơ, về những trò chơi dân gian với những tháng ngày câu cá, thả lưới, đánh giậm, chăn trâu, cắt cỏ… mà chúng ta đã có một tuổi thơ như thế ấy.

Tuổi thơ buồn nhưng đẹp, bây giờ cá tôm không còn nhiều, những con kênh xanh xanh đã chết cả rồi, nhiều em nhỏ lớn lên mà tôi cảm tưởng họ từ nước khác đến.

Những suy nghĩ cứ đan xen, lẩn quẩn trong tôi, chiếc xe lăn bánh chậm dần, tôi nhìn thấy mấy chú cảnh sát giao thông không còn đứng hiên ngang, mà cứ thò ra thụt vào, làm tôi nhớ tới tín ngưỡng phồn thực.

Tôi nhớ có lần trên đường gặp gỡ bà con Tây Nguyên, trong đầu tôi đã lóe lên một ý tưởng khá tồi tệ, “hay là mình nghĩ cách kiếm tiền từ mấy chú công an này, để có tiền lấy vợ, để có thời gian đi giúp xã hội”.

Nhưng rồi, tôi nhanh chóng nhận ra, “nếu làm vậy, mình có hơn gì bọn họ đâu, thôi, cho dù cả xã hội quay lưng với mình, mình cũng không thể làm vậy được, làm vậy thì cuộc đời mình coi như chấm hết”.

Không còn nghe thấy tiếng ve kêu nữa, khi về tới gần nhà thì trời cũng bắt đầu nhá nhem tối, tháo kính râm ra, khói bụi bay cả vào mặt, vào mắt, tôi cố gắng di chuyển thật chậm để quan sát đường, quốc lộ 5 với những chiếc xe quá tải khiến đường bị sạt lún nghiêm trọng, nếu không cẩn thận sẽ bị ngã.

Về đến nhà, một nhà báo có gọi điện cho tôi và nói:

– Bọn đểu đang để ý chú đó, chú viết gì thì viết, nhưng đừng nghĩ thật, viết thật quá, viết như thế sẽ bị chúng nó bắt.

Lúc này, tôi cũng chỉ biết cười, rồi tự nhiên tinh thần trùng xuống, tôi trả lời anh ấy rằng:

– Nghĩ thật, nói thật mà cũng bị bắt, nếu thế thì có khác gì chết đâu, mà khi đã chết rồi, thì việc bị bắt hay không cũng không còn quan trọng nữa.

Chết trước khi bị bắtNgày hôm qua, tôi lại lang thang tới một ngôi làng có nhiều người chết do môi trường bị ô nhiễm. Rút kinh nghiệm lần trước, tôi đóng vai một người đi làm phim tư liệu.Bởi lần trước, một cụ ông biết tôi làm báo, cụ tỏ ra vô cùng giận dữ, răng cụ nghiến ken két, mắt trắng giã, người run lẩy bẩy…Mãi sau, chứng minh được thân phận, cụ mới xin lỗi rồi giải thích lần trước cũng có nhiều nhà báo đến lấy tin, sau đó không thấy họ quay lại nữa, có người cũng viết được 1, 2 bài, nhưng rồi người làng bắt gặp nhà báo đó ngồi nhậu với doanh nghiệp, chính quyền, mà nhậu ở đâu không nhậu, lại nhậu ngay cạnh làng cụ.Một gia đình tôi đến, có tới 2 người sắp chết, họ khẳng định là do các sát nhân môi trường gây ra, nhưng họ từ chối trả lời phỏng vấn vì con họ đang làm thuê cho nó, họ sợ anh ấy sẽ bị đuổi việc, trong khi đứa cháu của họ thì cũng nay đau, mai ốm.Cũng chả biết trả lời sao, tôi buồn bã trở về dưới những hàng cây phượng vĩ, tiếng ve kêu râm ran như muốn thiêu đốt cả mùa hè, đốt cháy những niềm hy vọng cuối cùng trong tôi.Rồi tôi chợt nhớ về tuổi thơ với những cánh diều no gió, nhớ tới mấy câu của nhà thơ Nguyễn Bính:Trong lớp họcTôi ngồi nghe Uyển đọc bài thiHai ta trẻ lắm, tình thơ dạiChẳng biết yêu nhau phải những gì?Tôi cũng đang cố viết một cuốn truyện về tuổi thơ, về những trò chơi dân gian với những tháng ngày câu cá, thả lưới, đánh giậm, chăn trâu, cắt cỏ… mà chúng ta đã có một tuổi thơ như thế ấy.Tuổi thơ buồn nhưng đẹp, bây giờ cá tôm không còn nhiều, những con kênh xanh xanh đã chết cả rồi, nhiều em nhỏ lớn lên mà tôi cảm tưởng họ từ nước khác đến.Những suy nghĩ cứ đan xen, lẩn quẩn trong tôi, chiếc xe lăn bánh chậm dần, tôi nhìn thấy mấy chú cảnh sát giao thông không còn đứng hiên ngang, mà cứ thò ra thụt vào, làm tôi nhớ tới tín ngưỡng phồn thực.Tôi nhớ có lần trên đường gặp gỡ bà con Tây Nguyên, trong đầu tôi đã lóe lên một ý tưởng khá tồi tệ, “hay là mình nghĩ cách kiếm tiền từ mấy chú công an này, để có tiền lấy vợ, để có thời gian đi giúp xã hội”.Nhưng rồi, tôi nhanh chóng nhận ra, “nếu làm vậy, mình có hơn gì bọn họ đâu, thôi, cho dù cả xã hội quay lưng với mình, mình cũng không thể làm vậy được, làm vậy thì cuộc đời mình coi như chấm hết”.Không còn nghe thấy tiếng ve kêu nữa, khi về tới gần nhà thì trời cũng bắt đầu nhá nhem tối, tháo kính râm ra, khói bụi bay cả vào mặt, vào mắt, tôi cố gắng di chuyển thật chậm để quan sát đường, quốc lộ 5 với những chiếc xe quá tải khiến đường bị sạt lún nghiêm trọng, nếu không cẩn thận sẽ bị ngã.Về đến nhà, một nhà báo có gọi điện cho tôi và nói:- Bọn đểu đang để ý chú đó, chú viết gì thì viết, nhưng đừng nghĩ thật, viết thật quá, viết như thế sẽ bị chúng nó bắt.Lúc này, tôi cũng chỉ biết cười, rồi tự nhiên tinh thần trùng xuống, tôi trả lời anh ấy rằng:- Nghĩ thật, nói thật mà cũng bị bắt, nếu thế thì có khác gì chết đâu, mà khi đã chết rồi, thì việc bị bắt hay không cũng không còn quan trọng nữa.

Publiée par Đỗ Cao Cường sur mercredi 23 mai 2018

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây