Hết Sơn Nhứt tới Sơn Trà

FB Trương Nhân Tuấn

6-6-2017

InterContinental® Danang trên bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Dân Trí/ internet

Sáng nay đọc nhằm bài báo tự nhiên thấy ớn lạnh xương sống. Lạnh xương sống vì sợ. Sợ chính quyền Đà Nẵng “ăn hết của thiên nhiên không chừa lại một thứ gì”.

Tác giả bài báo nói về Sơn Trà. Tác giả ví Sơn Trà như là “kho vàng”, như “nàng tiên ngủ trong rừng”. Tác giả cho rằng phải “khai thác Sơn Trà” vì “Sơn Trà” là “bao tử nuôi sống cơ thể”.

Xin thưa: Sơn Trà không phải là “kho vàng”. Mà nếu Sơn Trà là “kho vàng” thì cũng không thể khai thác.

Đất nước này là của dân tộc này. Ông bà tiên tổ ngàn năm trước dựng lên đất nước, không phải để lại chỉ cho thế hệ này, chỉ cho nhà nước này. Mà để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam tương lai, của ngàn vạn năm sau.

Di sản thế giới hay ao làng? (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

9-11-2023

Ảnh: Khu vực bị xâm phạm tại vùng biển thuộc phường Quang hanh, TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. (Phải chú thích rõ là vùng biển của vùng đệm bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới, chứ không thể lập lờ “thuộc phường Quang Hanh”, cứ như trên đất liền). Nguồn ảnh: Internet

Những ồn ào về việc lấp biển ở tỉnh Quảng Ninh những ngày qua cần được minh định cho rõ ràng, tránh những mắng mỏ sai lệch hoặc ỡm ờ bao che. Cách nào, kiểu nào cũng không tốt.

Hội thảo “Sau Thảm Họa Formosa, Xây Dựng Lại Những Cộng Đồng Ven Biển” tại Đại học UCI ngày 3-3-2022

Tạ Dzu

3-3-2022

Vào lúc 5h – 6h30 chiều thứ Năm, ngày 3-3-2022, sẽ có cuộc hội thảo “Sau Thảm Họa Formosa, Xây Dựng Lại Những Cộng Đồng Ven Biển” (In the Wake of Formosa Plastics Rebuilding Coastal Communities) do phân khoa Environmental Injustice của trường Đại học Irvine (UCI) tại quận Cam, phối hợp với hội JFFV (Justice For Formosa Victims – Công lý cho Nạn nhân Formosa) tổ chức.

Những mộ phần tương lai

FB Luân Lê

15-10-2017

Đám tang tập thể những người bị chết vì sạt lở đất hôm 12/10 tại Hòa Bình. Ảnh: Báo PLTP

Ở trên xứ thiên đường này, không cần quá nhiều góc ảnh và mất quá nhiều thời gian để có thể chộp lấy được những khoảnh khắc rất đỗi bi thương của những thân phận người. Và cũng không thiếu cảnh những kẻ giàu sang trên sự hoang tàn và kiệt quệ của quê hương.

Những mảnh đời vất vưởng và bi ai thì nhiều vô số, những đứa trẻ không quần, không áo, không trường, không lớp. Những hình hài lớn lên trong sự bỏ mặc của những bàn tay tàn phá chính đất nước mình. Những gia đình nghèo nàn, thiếu chất sống, cả tinh thần và vật chất.

“Đánh thức tiềm lực”

FB Đỗ Ngọc Thống

25-6-2018

Trong đề thi THPTQG năm 2018 vừa diễn ra sáng nay, có câu 4 phần đọc hiểu hỏi như sau: “Theo anh/chị quan điểm của tác giả (Nguyễn Duy) trong hai dòng thơ: “ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên” có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?

Tôi đang nghĩ, không biết các thầy, cô sẽ cho mấy điểm, nếu có HS viết thế này:

Thực sự đau lòng, thưa Thủ tướng!

FB Mai Quốc Ấn

28-1-2019

Tôi đã có trong tay kết quả kiểm định đồng vị phóng xạ, kết quả thôi nhiễm từ mẫu tro xỉ Vĩnh Tân đem đi làm gạch không nung. Kết quả là có đồng vị phóng xạ nhưng trong mức an toàn, thôi nhiễm cũng ở mức an toàn. Các mẫu này căn cứ vào tiêu chuẩn của Úc.

Thật là một tin vui? Đúng mà cũng không đúng! Vui là vì vượt qua nghĩa là có cơ sở để làm gạch từ tro xỉ để xuất khẩu. Còn buồn, là công thức vượt qua kiểm định ấy chỉ có 30% tro xỉ và bắt buộc phải kèm các phụ gia khác. Nó khác hẳn cách làm gạch 90% tro xỉ ở một số nơi từ thập niên 60 thế kỷ trước đến nay và khác hẳn việc đem tro xỉ đi san lấp 100%.

Nhà thầu Trung Quốc và các làng ung thư ở Việt Nam

Đỗ Cao Cường

1-4-2019

Một số người cho rằng chỉ cần thay đổi luật đấu thầu thì sẽ hạn chế được sự bành trướng của các nhà thầu Trung Quốc. Nhưng bản chất câu chuyện không nằm ở nhà thầu, mà là sự chọn lựa mô hình quản lý nhà nước, sự phụ thuộc quá lớn vào cả thể chế chính trị lẫn nền kinh tế Trung Quốc, những món nợ khổng lồ cùng các điều khoản bắt buộc đi kèm sẽ đưa Việt Nam đến bến bờ tuyệt vọng.

Không kịp nữa rồi

Đỗ Cao Cường

16-6-2019

Có người nói với tôi rằng tôi đang đi vào lối mòn, nhưng tôi không nghĩ vậy, làm được gì tốt thì làm, dù sao tôi cũng đã cố gắng và đất nước này không phải của riêng ai.

Sự hủy hoại có tổ chức của những cái đầu dốt nát

Đỗ Duy Ngọc

26-8-2019

Tối 10.8 tại đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng) diễn ra Đại lễ Vu Lan báo hiếu thu hút hàng ngàn người tham dự. Trong dịp này 30.000 hoa đăng được thả xuống biển.

Cập nhật tin: Hậu vụ cháy Công ty Rạng Đông

BTV Tiếng Dân

12-9-2019

Trang An Ninh Thủ Đô thống kê: 1.776 người trong bán kính 500 m quanh Công ty Rạng Đông được khám, tư vấn sức khỏe. Chiều 11/9, Sở Y tế Hà Nội công bố báo cáo nhanh về hoạt động xét nghiệm miễn phí cho người dân sống trong vùng bị ảnh hưởng bởi vụ cháy ở Công ty Rạng Đông. Từ ngày 6/9 đến nay, đã có 1.776 người sống, làm việc trong bán kính 500 m tính từ tường rào công ty Rạng Đông đến khám.

Những ý kiến quanh bài viết của anh Trương Quang Vĩnh

Nguyễn Trung Dân

4-10-2019

Đến Trương Quang Vĩnh mà viết bài như vậy thì quả sức mạnh của Sun Group thật kinh hoàng đối với báo chí! Tôi thử “phản biện“ lại những điều xem như “đúng rồi“ ở bài trên:

Nếu chính phủ chống tham nhũng thật sự, thì họ truy được hết

Vũ Kim Hạnh

18-10-2019

KHÁM PHÁ 1- CẮT LƯỠI BÒ Ở MALAYSIA (VÀ CẢ Ở PHILIPPINES?)

Cơ quan kiểm duyệt phim của Malaysia đã yêu cầu cắt cảnh có hình bản đồ “đường lưỡi bò” khỏi phim hoạt hình “Abominable” mà tựa dịch ra tiếng Việt là “Everest- người tuyết bé nhỏ” dù bộ phim này, theo dự kiến, tới 7/11 mới ra rạp (theo tin Reuters). Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Philippines đã lên tiếng kêu gọi cắt cảnh có “đường lưỡi bò” và tẩy chay bộ phim, cũng theo Reuters.

Sống hay đang tồn tại?

Đỗ Cao Cường

16-12-2019

Một người Hà Nội từng học chung với tôi nói rằng mọi thứ đã có đảng và nhà nước lo, cứ lo làm lo ăn quan tâm tới chính trị, ô nhiễm làm gì. Sau nhiều năm không gặp, tôi quay trở lại Hà Nội mới hay tin bạn mình bị mắc ung thư phổi và đã qua đời, bố mẹ bạn ấy cũng đi khắp nơi để chữa bệnh.

Ngăn sông cấm chợ

Vũ Kim Hạnh

10-2-2020

Đường phố Thượng Hải – Trung Quốc nay vắng ngắt vì dịch virus Corona. Ảnh: Reuters

Trong những điều “quả báo” mà TQ phải chịu do đường ăn ở với lân bang và thế giới, có một điều tôi nghĩ tới mà chưa thấy ai nói: Nó ngăn sông thì nay chính nó phải (ngáp ngáp) cấm chợ. Ngăn con sông Mekong vì quyền lợi ích kỷ của chỉ riêng nước mình (lợi dụng vị trí địạ lý thiên nhiên) là ví dụ về cái ác vô cùng tận. Đấy, ngăn sông vs cấm chợ.

Dự án Tam Đảo 2 đã dừng thi công

Save Tam Đảo

19-3-2020

Ảnh: Save Tam Đảo

Từ tháng 12 cho đến nay, theo kiểm chứng của chúng tôi, dự án Tam Đảo 2 – Bến tắm – Thác 75 của tập đoàn Sun Group đã tạm dừng thi công các hạng mục trong vùng lõi của VQG Tam Đảo như làm đường, tuyến cáp treo và các hạng mục đo đạc ở Tam Đảo 2.

Hiện tại các công nhân đã rút hết khỏi dự án, bảo vệ của Sun Group thường trực ở cổng VQG cũng không thấy xuất hiện. Chiếc khoá cổng cho thấy gỉ sét lâu rồi không có ai mở, con đường đi vào cũng không cho thấy dấu hiệu của xe cộ đi lại.

Khả năng xây thêm những con đập lớn trên sông Mê Kông ngày càng giảm

Asia Sentinel

Tắc giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

1-7-2020

Ngân hàng cấp vốn và công ty mua điện đều vắng mặt

Trong nhiều năm, các nhà bảo vệ môi trường đã nói rằng, công việc xây đập trên sông Mê Kông là một ý tưởng tồi và họ đã đúng. Cái giá phải trả cho môi trường là đáng kể cho vùng đông bắc Thái Lan, to lớn cho Lào và khổng lồ hơn về phía hạ lưu ở Campuchia và miền tây Việt Nam.

Nhà gỗ và xác dân

Báo Sạch

Trương Châu Hữu Danh

17-10-2020

Chỉ trong vòng 40 năm, những cánh rừng bạt ngàn của Việt Nam gần như bị xoá sổ. Bao nhiêu năm chiến tranh, hứng chịu bom đạn, rừng vẫn bạt ngàn xanh “che bộ đội, vây quân thù”. Sau chiến tranh thì rừng mất sạch.

Thiên tai nối tiếp nhân tai, giáng lên đầu người dân vùng lũ

BTV Tiếng Dân

Mưa lũ tiếp tục gây thiệt hại về người và của ở miền Trung: Xe công nông bị lật khi qua dòng nước lũ, một sinh viên tử nạn, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Vụ việc xảy ra sáng nay, một người dân ở xã Quảng An, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế dùng xe công nông chở 3 người, trong đó có cô Trần Thị Ngọc H, SV ngành Du Lịch tại ĐH Huế vượt lũ để đến TP Huế đi học.

Nhiệt điện và im lặng

Mai Quốc Ấn

6-3-2021

Chuyên gia về y tế sức khoẻ cộng đồng-bác sĩ Nguyễn Trọng An, đã nhận được những cuộc gọi đề nghị gỡ các bài đăng trên FB cá nhân liên quan đến hậu quả của nhiệt điện. Cụ thể là các ý kiến liên quan đến bệnh về đường hô hấp như ung thư, tai biến mạch máu não, hệ tuần hoàn máu,…

Kêu gọi cộng đồng ký vào Kiến nghị để giữ lại rừng thông Đak Đoa

Save Tam Đảo

15-6-2021

10 LÝ DO CẦN XEM XÉT ĐỂ HỦY BỎ DỰ ÁN SÂN GOLF ĐAK ĐOA

1. Nguy cơ đe dọa nguồn nước của cộng đồng địa phương và làm nghiêm trọng hơn tình hình hạn hán ở huyện Đak Đoa.

Venice xứ An Nam

Đoàn Bảo Châu

30-5-2022

Các bạn nên tập cách nhìn lạc quan, cùng tôi đeo cặp kính mầu hồng để nhìn cuộc sống đi nào. Mưa là một hiện tượng thiên nhiên rất lãng mạn, mưa gột rửa đường phố, mưa cuốn đi những bụi bặm, những nóng nực bức bối của những ngày nóng và đôi lúc mưa gột rửa chính tâm hồn của ta.

Lộ Diêu: Dân chọn hay chính quyền đã chọn?

Tuấn Khanh

1-6-2023

Câu chuyện bãi biển Lộ Diêu đẹp mê hồn ở xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định, nay mai rồi sẽ bị san, dời để làm chỗ cho nhà máy luyện gang thép đồ sộ Long Sơn, đang khiến khắp nơi người dân Việt ai nấy biết đến đều nhói lòng. Cái tên Lộ Diêu bắt đầu ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, được tò mò bàn tán về địa danh và thắng cảnh đẹp nguyên sơ: bởi lâu nay biển Lộ Diêu chưa được chính quyền dùng đến, quảng bá như một địa danh du lịch đặc biệt của Bình Định.

Đừng giả nhân, giả nghĩa!

Đoàn Bảo Châu

15-9-2023

Đây là tôi đang nói tới những người làm trong công tác phòng cháy, chữa cháy, những người làm ra luật và thi hành luật PCCC và đã từng được nhìn những sai phạm trong xây dựng, trong việc cho thuê nhà nhưng ngậm miệng ăn tiền.

Đau xót trong ngày mùng 8!

Lê Huyền Ái Mỹ

16-2-2024

Sáng sớm, lướt màn hình, thảng thốt với bản tin “cháy nhà ở quận 10, 4 người tử vong”. Vẫn còn những ngày “mùng mền” ăn Tết. Lại là ngày “phát”, mùng 8, nhiều nơi chọn để mở hàng, khai trương. Thảm kịch xảy ra ở một trong những quận lớn, sát trung tâm. Thiệt đến bốn nhân mạng. Không phải thảm họa đầu tiên cũng chẳng phải thảm kịch cuối cùng. Nhưng cứ mỗi lần xảy ra lại kéo theo, lan ra xa một nỗi đau khác.

“Cháy nhà ra mặt chuột”

Thái Hạo

8-9-2024

Nằm xem những hình ảnh sau bão, khó ngủ. Những thành phố xơ xác, tan hoang, ngổn ngang. Thê thảm nhất có lẽ là hình ảnh cây cối đổ la liệt khắp nơi, và kéo theo là sự hư hại xe cộ, nhà cửa, công trình, đặc biệt là gây chết người. Hơn 17 nghìn cây đổ, theo báo chí nhà nước.

Sau Vĩnh Tân 1: Nguy cơ nguồn tài nguyên hải sản bị xóa sổ

LTS: Vùng biển Nam Trung bộ là một kho hải sản thiên nhiên mà tạo hoá đã ban cho dân tộc Việt, khi gió vào mùa hè thổi từ Nam lên Bắc, tạo áp lực cho nước bề mặt chảy ra và nước lạnh dưới đáy trồi lên chảy ngược vào bờ. Luồng nước lạnh này cuốn theo các chất dinh dưỡng ở tầng đáy chuyển lên, giúp hải sản sinh sôi nảy nở, nhờ đó vùng biển này là vùng kinh tế biển giá trị nhất và là một di sản thiêng liêng thiên nhiên của Việt Nam.

Việc cho phép nạo vét 1 triệu mét khối bùn cát tại bờ biển Vĩnh Tân để tàu mang than vào, sẽ khuấy động môi trường biển, bùn mịn sẽ lan tỏa rộng ra xa hàng trăm hải lý, tác động rất xấu vào hệ sinh thái này. Việc thải số bùn cát này xuống đáy biển gần đó, bùn cát sẽ bao phủ trên rạn san hô vốn hình thành ổn định đã lâu đời. Chất thải thô lẫn mịn sẽ làm rối loạn khiến vùng biển này không còn giữ được khả năng sinh sản đang có của nó.

Trả lại thiên nhiên hoang sơ của Thành phố Đà Nẵng

Nhóm bảo vệ thiên nhiên Đà Nẵng

9-10-2017

Những chú voọc ở Sơn Trà, Đà Nẵng có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: internet

Kính gửi: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Thành phố Đà Nẵng (miền Trung Việt Nam) có những khu thiên nhiên hoang dã quý báu, trong đó bán đảo Sơn Trà là 1 trong 200 vùng sinh thái tiêu biểu toàn cầu được Fauna and Flora International (FFI) đánh giá cao, hay núi Bà Nà là “lá phổi xanh” của thành phố.

Những năm gần đây, thiên nhiên hoang dã của Đà Nẵng bị xâm hại nghiêm trọng bởi những dự án về du lịch và xây dựng của các công ty tư nhân. Đỉnh núi Bà Nà đã biến thành một thị trấn giả tạo, kiến trúc giả châu Âu, là sở hữu độc quyền của công ty Sun Group với hệ thống cáp treo riêng, ngăn cấm người dân lên núi bằng đường bộ. Bán đảo Sơn Trà đang có nguy cơ tương tự với các dự án đang triển khai.

Những ngày châu thổ trở lại thăm Đồng Tháp

Ngô Thế Vinh

31-12-2017

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Lời dẫn: đây chỉ là trích đoạn từ một bút ký về chuyến khảo sát Đồng Bằng Sông Cửu Long tháng 12.2017 vừa qua, Đồng Tháp cũng là chặng cuối của chuyến đi ấy.   

Về tới Cao Lãnh cũng đã gần nửa khuya. Trên chiếc xe Van của tài xế Sang có Wi-Fi di động, nên suốt cuộc hành trình nếu muốn, chúng tôi vẫn có thể kết nối mạng và làm việc qua iPhone, iPad. Ngày hôm sau 12.12.2017, chúng tôi vẫn thức dậy sớm để khởi hành đi vào Đồng Tháp Mười, ghé qua Gò Tháp.

Thấy gì sau hai năm thảm họa Formosa xảy ra ở VN’?

BBC

8-4-2018

Nhà xã hội học Paul Jobin từng nghiên cứu các thảm họa sinh thái, môi trường và công nghiệp tại Nhật Bản (Fukushima, Minimata), tại Đài Loan (Formosa Plastic) và nhiều vụ khác (ảnh do Paul Jobin cung cấp)

Tin xấu là nhiều ngư dân đánh được ‘rất ít cá so với trước đây’ khiến đời sống của nhiều ngư dân và gia đình của họ còn rất khó khăn, nhưng tin tốt là ở một số nơi ‘một lượng cá nhỏ đã trở lại biển’, một nhà nghiên cứu độc người Pháp từ Viện Xã hội học, Academia Sinica, Đài Loan, nói với BBC Tiếng Việt từ Paris về kết quả khảo sát về hậu thảm họa môi trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra ở miền Trung Việt Nam sau hai năm.

Tới hạn của EVN

FB Mai Quốc Ấn

25-7-2018

Sự cố vỡ đập ở Lào đã làm hàng trăm người thiệt mạng. Ảnh: internet

Sự cố vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy tại Lào khiến hàng trăm người thiệt mạng và mất tích, hàng ngàn người mất nhà cửa, tài sản phải sống cảnh màn trời, chiếu đất. Đây là một tai nạn mang tính cảnh báo rất cao cho Việt Nam!

8 năm trước, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hồ Sơn Lâm- nguyên viện trưởng viện Khoa học vật liệu ứng dụng nói: “Cần tạo điều kiện cho các nhà khoa học Viêt Nam làm tư vấn, phản biện cho Chính phủ trước khi xét duyệt dự án lớn, triển khai chính sách. Việt Nam cần chọn cho mình một con đường riêng dựa trên điều kiện quốc gia và nhu cầu của nền kinh tế, chứ không phải công nghệ nào cũng chọn, đối tác nào cũng ký để triển khai khai thác năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng”.