Nhã Duy
10-11-2023
Đầu tuần tháng 11 này, tòa liên bang tại Washington DC tiếp tục xử những người gốc Việt tham gia vụ bạo loạn ở tòa nhà Quốc Hội.
Nhã Duy
10-11-2023
Đầu tuần tháng 11 này, tòa liên bang tại Washington DC tiếp tục xử những người gốc Việt tham gia vụ bạo loạn ở tòa nhà Quốc Hội.
Phạm Đình Trọng
9-11-2023
Tiếp theo kỳ 1
KỲ 2: VÒ RƯỢU QUỐC LỦI
Dắt xe đạp len lách qua những gánh hàng rau của cái chợ cóc tự phát vỉa hè phố Yết Kiêu, tôi lại lên những bậc cầu thang đổ ra góc phố. Vẫn cánh cửa gỗ cũ kĩ. Vẫn bà Băng, người bạn đời chia sẻ mọi hoạn nạn với Văn Cao ra mở cửa. Vẫn bức tượng chân dung do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng ở Đà Nẵng tạc, tặng ông, đặt trên chiếc đàn piano cũ. Ở phòng khách lần này có một cái mới là thêm bức ảnh đẹp do Lê Quang Châu chụp Văn Cao ngồi bên đàn với bình hoa cúc vàng đến ngẩn ngơ. Tôi chợt nhận ra màu vàng của hoa cúc mùa thu, sao đồng điệu với Văn Cao đến thế.
Phạm Đình Trọng
7-11-2023
Mẩu chuyện nhà thơ Phác Văn (1932 – 1996), cán bộ phòng Văn hoá Văn nghệ quân đội, Tổng cục Chính trị kể về Văn Cao từ thời tôi còn làm báo binh chủng Thông Tin ở Hà Nội trước khi khoác ba lô vào mặt trận phía Nam, đến nay vẫn còn nguyên trong trí nhớ của tôi. Chuyện rằng:
Ngô Thế Vinh
1-11-2023
Biết mình biết người, trăm trận không nguy
Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bất đãi – Tôn Tử
知己知彼, 百戰不殆_孫子
Phạm Vũ Hiệp
28-10-2023
Kinh tế thị trường XHCN định hình nên tầng lớp quý tộc trong vương triều cộng sản. Giới lãnh đạo chóp bu của đảng trở thành những hoàng tộc thu nhỏ. Ở đó, các “công chưa”, “phò mã” được nâng niu, thăng tiến và hưởng thụ cuộc sống xa hoa, quyền quý. Vài “phò mã” thời đại 4.0 gần đây nhất ở Việt Nam:
Thu Hà
27-10-2023
Mấy ngày qua truyền thông và tuyên giáo của đảng tụng ca việc Quốc hội khoá 15 công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh quốc hội bầu và phê chuẩn, trên cơ sở ba mức đánh giá “Tín nhiệm cao – Tín nhiệm – Tín nhiệm thấp”. Thật ra, đây chỉ trò chơi quyền lực vừa khôi hài, vừa nhạt nhẽo và lố bịch không hơn không kém. Hãy thử xem trò chơi này bắt đầu từ đâu.
26-10-2023
Ngày hôm nay là ngày… sau hôm qua, tức là ngày chắc chắn sẽ rộ lên rất nhiều tin về tình hình Avdiivka, sau sự kiện quân Nga cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát hôm kia, xin lỗi tôi nhầm, không phải hầm De Casteries, cắm trên đống xỉ than. Về logic mà nói thì cũng sẽ là chắc chắn hôm nay “thừa thắng xông lên” quân Nga sẽ xua lính của chúng lao vào thành phố.
Nguyệt Quỳnh
22-10-2023
Hàng ngày trên con đường kiếm sống, thỉnh thoảng ta vẫn nghe cây khế trước nhà tiếng kêu của một loài quạ “ăn khế trả vàng, may túi ba gang mà đựng”. Dân ta ai cũng may sẵn những chiếc túi ba gang. Thời mở cửa, ai cũng hăm hở, ai cũng tưởng mình đã hốt đầy vàng trong cái kho của trời đất. Có biết đâu rằng vàng đã cho đi cả, chỉ còn lại sỏi và đá trong chiếc túi ba gang của mình.
Tác giả: Christoph Ehrhardt, Gregor Grosse và Christian Meier
Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ
19-10-2023
Cuộc tấn công trên bộ của Israel vào Dải Gaza là một thách thức lớn đối với quân đội của họ. Nước này là một trong những cường quốc quân sự hàng đầu, nhưng Hamas và Hezbollah cũng rất mạnh. Một cái nhìn tổng quan.
Phạm Phan Long, P.E.
16-10-2023
Trung Quốc và Lào tích lũy nước, phù sa và cắt đứt sinh lộ của di ngư trên sông Lancang – Mekong tại các hồ chứa thủy điện của họ, đe dọa sự sinh tồn của Cam Bốt và Việt Nam, nên đã đến lúc Trung Quốc và Lào phải nhận trách nhiệm. Họ đã gây ra khô hạn cho hạ vực, chịu khát giữa mùa mưa.
Mai Hoa Kiếm
14-10-2023
Hội nghị Trung ương 8 khoá 13 của đảng cộng sản Việt Nam đã bế mạc sau một tuần vòng vo, tranh cãi mà không đưa ra được giải pháp căn cơ nào cho hàng loạt vấn đề nan giải, như cải cách tiền lương, y tế, giáo dục và phục hồi kinh tế. Những tờ trình của Bộ Chính trị đưa ra Trung ương bỏ phiếu chỉ quanh quẩn việc phán quyết kỷ luật, bố trí nhân sự điền vào chỗ trống và quy hoạch cho được “mâm bát” của đại hội 14 vào tháng 1-2026.
12-10-2023
Sau khi tốt nghiệp lớp Diễn viên điện ảnh đầu tiên, bà xã Kim Chi nhà tôi xung phong đi vào Nam 1964, ở chiến trường 10 năm; năm 1974 thì ra Bắc rồi đi Bulgaria học đạo diễn. Bả kể cho tôi nghe những nỗi khổ, đi xuyên Trường Sơn 4 tháng và ở chiến trường 10 năm ra sao, rồi hỏi: Thời đó ở miền Bắc khổ như thế nào?
Trần Gia Huấn
7-10-2023
Giải Nobel Y học – Sinh lý năm 2023 thuộc về Katalin Kariko và Drew Weissman, cho việc tìm ra mRNA vaccine chống COVID-19. Ủy ban Nobel ca ngợi, đây là một tìm tòi mang tính đột phá. Thay đổi căn bản sự hiểu biết của nhân loại về mRNA tương tác với hệ miễn dịch.
Vũ Ngọc Yên
6-10-2023
Ngày 6-10-2023,Ủy ban Nobel Na Uy thông báo, giải Nobel Hòa bình năm 2023 được trao cho Nhà hoạt đông nữ quyền Iran, cô Narges Mohammadi. Bà Berit Reiss-Andersen, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, cho biết tại thủ đô Oslo là cô Mohammadi được vinh danh vì những nỗ lực dấn thân cho quyền phụ nữ ở Iran và thúc đẩy nhân quyền và tự do cho tất cả mọi người…
Trần Kỳ Khôi
5-10-2023
Lâu nay, việc đảng viên cộng sản làm cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc trung ương, dính lùm xùm chuyện quan hệ bất chính, sàm sỡ cấp dưới, “xem đất”, “khám điền thổ” vợ người ta trong nhà nghỉ, khách sạn, xảy ra quá nhiều. Nhưng cái cách mà đảng viên cao cấp chính trị Huỳnh Ngọc Thuận, Chánh Văn phòng, kiêm Chủ tịch Công đoàn Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Phú Yên phá nát hạnh phúc gia đình người ta, thật sự đáng phẫn nộ, cũng như đáng bị lên án.
Yên Khê
1-10-2023
Đóng cửa vì hết tiền…
Hôm 27-9-2023, ông Nguyễn Hùng có bài viết đăng trên trang Thời Báo: “BBC Tiếng Việt sẽ về đâu sau khi rời London”. Bài viết bàn về việc văn phòng BBC Việt ngữ tại Luân Đôn sắp đóng cửa, toàn bộ hoạt động của Ban tiếng Việt sẽ dựa trên văn phòng ở Bangkok, Thái Lan.
Nông Văn Tiềm
29-9-2023
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đang triệu tập Hội nghị Trung ương 8 khoá 13, sẽ khai mạc vào ngày 2-10-2023 và bế mạc ngày 8-10-2023 tại Hà Nội. Tin nội bộ cho hay, thời gian hội nghị kéo dài bảy ngày, đồng nghĩa với việc có quá nhiều vấn đề nan giải cần giải quyết trong nội bộ đảng.
Lê Văn Đoành
27-9-2023
Trong nhiều chương trình “Tư vấn mùa thi” cho các trường phổ thông trung học ở Việt Nam, ban tổ chức thường đối mặt với câu hỏi của các học sinh: “Học trường nào để làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước?” Các thành viên Ban tổ chức “bó tay”, không trả lời được, hoặc không dám trả lời.
Lê Văn Đoành
14-9-2023
Sau hơn mười ngày rơi vào hôn mê, ngày 14-9-2023, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Uỷ viên Trung ương hai khoá 11-12, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trút hơi thở cuối cùng, vĩnh viễn khép lại số phận “lẫy lừng” của nhân vật được cho là chứng nhân số một trong hàng loạt bí mật kinh thiên động địa trong triều đình cộng sản gần ba mươi năm qua.
Nguyễn Đình Cống
13-9-2023
Gần đây, tác giả Từ Thức viết bài “Những nhân chứng sống sót của một thời thảm khốc”, đăng trên Tiếng Dân và Boxit, giới thiệu hai cuốn truyện của Phan Thúy Hà kể về những thảm khốc xảy ra trong thời cải cách ruộng đất (CCRĐ): Cuốn Gia Đình và cuốn Đoạn đời niên thiếu. Truyện ghi lại những lời do nhân chứng còn sống kể theo trí nhớ, trong đó viết về những tàn ác, dã man đối với những nạn nhân của CCRĐ.
Từ Thức
10-9-2023
Tiếp theo kỳ 1
CÁI SỢ:
Cai trị bằng cái sợ là một chính sách, một lý thuyết chính trị của Lénine, được Staline, Mao, Pol Pot và những đệ tử Việt Nam trung thành áp dụng triệt để.
Sợ từ khi còn ngồi ghế nhà trường: “Lúc nào cũng mang nỗi sợ. Sợ mà không biết sợ gì” (GĐ. tr. 42).
“Văn đệ tứ, phải chọn giữa 3 đề, đề 2: Bình luận một câu của Trường Chinh, đề 3: Phương pháp tả người của Nguyễn Du. Cả lớp làm đề 3. Dại chi làm đề kia, viết hớ hênh một câu mất lập trường là nguy” (ĐĐNT. tr.21).
Cái sợ bám vào nạn nhân suốt đời, như một người cao tuổi, trong Gia Đình, tới nay vẫn không dám thắc mắc một chuyện gì:
“Quá nửa đêm, dân quân không canh nữa, tôi vẫn sợ. Tôi đã tiểu ra quần. Nỗi khiếp sợ năm mười lăm tuổi. Nay tám mươi hai, tôi vẫn là một ông già sợ hãi. Tôi không dám thắc mắc một chuyện gì. Muốn viết đôi điều cho con cháu biết về cha ông mình, cầm bút lên tôi lại run”.
CÁI CHẾT:
Hậu quả của sự tàn bạo là cái chết. Chết vì bị treo cổ, treo đầu nón chân, bị đánh đập, tra tấn, vì đói, vì tự tử.
– “Chị ngồi tựa lưng vào gốc cây dối, dải yếm trễ xuống, thằng con như con nhái bén vẫn đang nhay vú mẹ. Lúc đó chị đã chết rồi mà tôi không biết” (ĐĐNT. tr. 41)
– “Bà nội chết vì rét hay vì đói. Từ hôm bị trúng viên gạch thằng Kỷ, bà nằm một chỗ. Ba năm sau bốc mộ bà, thấy hai chiếc xương sườn bị gẫy” (GĐ).
HUẤN LUYỆN CĂM THÙ:
Người ta tự hỏi: Tại sao những người nông dân, vốn hiền lành, đã trở thành ác quỷ?
Con người có thể trở thành thánh, hay thú vật, tuỳ môi trường sống, tuỳ giáo dục. Lịch sử đã chứng minh điều đó, với xã hội Đức dưới thời Hitler, Nga dưới Stalin, Tàu dưới Mao, Cao Miên dưới Pol Pot. Việt Nam không phải là một ngoại lệ, nếu điều đó có thể an ủi người Việt.
Tất cả trò đấu tố đều học của Tàu, cố vấn Tàu sang dạy cách xử án, quy định tỷ số địa chủ phải mang ra làm thịt.
Đó là một xã hội xây dựng trên sự căm thù, được dạy dỗ, tập luyện từ nhỏ, từ ghế nhà trường:
– “Thầy giáo nói hôm nay nghỉ học để tối đi đấu địa chủ… Xen vào những buổi đi học bình thường là những buổi nghỉ học để tối đi dự đấu tố. Học sinh đến trường tập trung. Mỗi em một bó đuốc, vừa đi vừa hô. Tôi cũng hô to không thua gì các bạn“ (ĐĐNT. tr.64).
– “Tấm biển “Địa chủ” dựng trước sân. Tôi hất đi thì hôm sau thằng bạn học cùng trường đến dựng lên. Trước đây nó cùng đội thiếu niên, tôi liên đội trưởng, nó liên đội phó” (ĐĐNT. tr. 49).
Được dạy dỗ như vậy, bọn trẻ thơ ngây trở thành ác quỷ. Có lẽ cái giết sự ngây thơ, trong trắng của tuổi thơ, nó còn ghê rợn hơn cả chuyện giết người.
– ”Bị đuổi dạy, thầy giáo Banh nấu nước chè xanh đi bán ở các làng khác, khi về đến đầu làng bị nhóm trẻ con xúm vào đập vỡ hết bát, ném xuống sông, thầy ngồi khóc trên cầu” (ĐĐNT. tr.87).
– ”Ê con địa chủ, con địa chủ. Mấy đứa lao vào tôi. Bọn con gái không đánh được thì giật tóc, gõ đầu, cấu véo. Tan học là tôi chạy. Cả đám rượt đuổi. Đuổi theo về đến nhà. Đánh chết thằng con địa chủ này” (GĐ tr.41).
NHỤC MẠ
Giết người chưa đủ, đánh tan nát gia đình nạn nhân chưa đủ, chia nhau từng cái chổi cùn chưa đủ, còn phải nhục mạ người sống, người chết: ‘’Vườn của bác đã là vườn của nông dân. Không được chôn địa chủ trong vườn nông dân” (GĐ. tr.23).
Có lẽ cái nhục mạ nạn nhân, cái thú man rợ khi tước đoạt luôn nhân phẩm con người chỉ có dưới chế độ Cộng Sản, đặc biệt là Cộng Sản Tàu và đàn em.
Dưới những chế độ độc tài khác, thường chỉ có cái ác.
SỬA SAI
Năm 1957, Đảng nhận lỗi, sửa sai. Nhưng lỗi là lỗi của những phần tử quá khích. Đảng không thể có lỗi. Tại trường học, những ông hiệu trưởng, giáo viên trước đây được khen ngợi đã thành công trong việc giúp học sinh đấu tố nhau, bị kết tội do địch gài vào để phá hoại.
Nhà nước xin lỗi, thế là xong, yên chuyện, ai về nhà nấy, như không có chuyện gì xẩy ra. Như có người vô tình chạm vào tôi ngoài đường, xin lỗi. Dạ, không có chi.
Dù sao, chuyện Đảng công khai xin lỗi cũng cho phép gia đình nạn nhân được khóc công khai những người đã bỏ mạng. Và cho phép rất nhiều tác phẩm về cải cách ruộng đất ra đời mà tác giả không đi tù hay mất mạng.
Mặc dù vậy, cái sợ hình như vẫn đâu đó.
Đại tá nhà văn Phan Kế Toại, đề tựa cho cuốn Gia Đình, đề cao việc làm của tác giả, coi trọng việc đi tìm sự thực, không quên thòng một câu, cho chắc ăn: “Mọi người cần chung tay cố gắng trân trọng sự đổi mới, gìn giữ thành quả dân chủ để đất nước không bao giờ trở lại thời kỳ ấu trĩ như thế nữa”.
“Thành quả dân chủ”! Câu kết luận politically correct không khỏi khiến người đọc mỉm cười, khi nghĩ đến thực trạng Việt Nam ngày nay về nhân quyền, về tự do báo chí, tự do tín ngưỡng…
Trong cùng một bài tựa, ông Toại kể: “Trong gia đình tôi (…), nhiều người đã bị quy địa chủ, phú nông hoặc phản động. Người bị tịch thu tài sản, người tự vẫn, người bị bắt giam, bị cùm chân, người bị xử tử”. Dùng chữ “ấu trĩ” cho một xã hội lở lói khủng khiếp như vậy, có lẽ hơi nhẹ.
Bao nhiêu người là nạn nhân của “cách mạng?” Theo BBC, nhà nghiên cứu Mông Cổ Balazs Szalontai khai thác các tài liệu Đông Âu và Liên Xô, đưa ra con số 7,7 triệu người dân và hàng trăm gia đình “buộc phải tham gia và chịu hệ luỵ” chỉ trong đợt giảm tô. Trong đợt chính thức Cải cách Ruông đất, 4 triệu người “chịu tác động“. Tác giả Hoàng Minh Chính đưa ra con số nửa triệu người (5% dân số miền Bắc) bị chính quyền VNDCCH giết.
Riêng Cải cách Ruộng đất, theo Bernard Fall, 50.000 người bị xử tử, ít nhất gấp đôi bị tù cải tạo (BBC 3/2/2022) (2).
Le Livre Noir du Communisme (Sổ Đen của Chủ Nghĩa Cộng Sản) do sử gia Stéphane Courtois chủ biên, cũng đưa ra con số 50.000 người bị xử tử, từ 50.000 tới 100.000 người bị đưa đi tù cải tạo (3).
Le Livre Noir là một cuốn sách dày 662 trang, do các sử gia, ký giả, giáo sư Pháp biên soạn, tố cáo những tội ác của Cộng Sản quốc tế, với 100 triệu nạn nhân đã bỏ mạng để xây dựng “XHCN”.
ALEXIEVITCH và NGÀY TÀN CỦA NGƯỜI ĐỎ
Đọc Phan Thuý Hà, người ta nghĩ tới việc làm nhà văn Nga Svetlana Alexievich. Sinh năm 1948, cha người Biérusse, mẹ người Ukraine, Alexievich, trong gần 40 năm, với cây bút và máy ghi âm, đi gặp và ghi lại lời kể, tâm trạng của người Nga sau tại nạn Tchernobyl, sau ngày Nga – Xô Viết sụp đổ, trong cuộc tham chiến của Nga ở Afghanistan (1).
Trong Les Cercueils de zinc (Những chiếc quan tài bằng kẽm – 1990), bà ghi lại tâm trạng của những bà mẹ, bà vợ, có chồng con chết ở Afghanistan, để thoả mãn tham vọng của Putin. Những xác chết từ mặt trận được chở về trong những chiếc quan tài bằng kẽm (zinc).
Bà viết: “Cái can đảm chiến đấu của người Cộng Sản chỉ là huyền thoại. Chẳng có anh hùng gì cả, chỉ có những người lính trẻ bị lường gạt, đưa đi làm mồi cho đại bác, bị khủng bố, phải tiếp tục vì sợ”.
Cuốn sách nổi tiếng nhất của Alexievich, “La Fin de l’homme rouge. Le temps du désenchantement” (Cái chết của người đỏ. Thời gian vỡ mộng), được nhiều nhà phê bình coi là cuốn sách hay nhất, quan trọng nhất trong năm 2013), vạch rõ thực chất của người Cộng Sản (người đỏ), cái ảo tưởng xây dựng xã hội đại đồng, sự thực chỉ là một cuộc lừa gạt đẫm máu để nắm quyền.
Sau khi Nga Xô Viết sụp đổ trong 3 ngày, như đã lên nắm chính quyền trong 3 ngày, để viết La fin de l’homme rouge, Svetlana Alexievich đi khắp nước Nga, nghe tâm sự của những người vỡ mộng về ảo tưởng thế giới đại đồng, lạc lõng trong một thế giới mới, xa lạ.
Bà nói, “có lẽ cái thành công duy nhất của người Cộng Sản là đã huỷ hoại nhân tính, để tạo những người Nga mới, không còn nhân phẩm”.
Alexievich nói, trong một cuộc phỏng vấn, dụng ý của bà là qua những nhân chứng thực để tạo những tác phẩm văn chương.
“Mục đích của tôi không phải làm điên đầu người đọc với những chuyện kinh hoàng, nhưng rút tỉa ý nghĩa từ những cái kinh hoàng đó. Và giúp con người tiếp tục còn là con người. Làm biến dạng con người, đó có lẽ là cái duy nhất đã thành công (ở Nga Xô Viết). (Mon objectif n’est pas d’assommer (les lecteurs) par toutes les horreurs que j’écris, mais d’en extraire du sens. Et de permettre à l’humain de rester humain.Transformer l’homme. C’est peut être la seule chose qui ait marché).
Alexievich đoạt giải Nobel Văn chương năm 2015 cho toàn bộ tác phẩm của bà.
Phan Thuý Hà không có tham vọng đó. Bà chỉ ghi lại lời kể chuyện của những nạn nhân còn sống sót.
Tác giả “Đoạn Đời Niên Thiếu” viết trong lời tựa: “Sáu năm qua, viết sách, tôi được gặp [người] nhiều tuổi quê Nghệ Tĩnh. Các ông bà đều tuổi trên tám mươi, chín mươi. Họ là con của những người yêu nước, tham gia cách mạng, bị Pháp bắt tù đày vào năm 1930-31, lớn lên trong những năm kháng chiến (…). Với những gì họ trải qua, nếu không ghi lại thì tiếc quá”.
“Gia Đình”, “Đoạn đời niên thiếu” là những cuốn sách nên dịch ra ngoại ngữ, để những người ngoại quốc, hay thế hệ người Việt trẻ hiểu rõ thực trạng Việt Nam, hơn là những cuốn sách của những người chưa bao giờ đặt chân tới xứ này, hay chưa hề sống trong hoả ngục.
Cũng như những tác phẩm của Alexievich nên dịch ra tiếng Việt, để thức tỉnh những người, ở thế kỷ 21, vẫn còn là những ông già ngồi đan rổ, mơ nước Nga, như trong thơ Tố Hữu.
Cũng hy vọng sẽ có nhiều cuốn sách tương tự, ghi lại chuyện thực, của những người di cư 1954, những nạn nhân tết Mậu Thân, của boat people, hay những ngày miền Nam, trước và sau 1975.
CHUYỆN CẦN LÀM
Đã có rất nhiều sách, báo về những chuyện này, nhưng vẫn chưa đủ. Cần một tài liệu đồ sộ ghi lại các nhân chứng.
Tôi nghĩ tới chuyện này, cách đây mấy chục năm, khi viếng thăm một thư viện ở Do Thái, nơi tập trung hàng trăm ngàn sách, băng nhạc, ghi âm lời kể của những nạn nhân, hay gia đình nạn nhân Shoah còn sống sót.
Ngày nay, nhiều người Việt đã thành công ở hải ngoại, dư tài chánh, có dư khả năng làm việc đó, thay vì làm những chuyện tào lao. Thí dụ tài trợ cho những nhóm trẻ đi phỏng vấn, thu thập dữ kiện ở tất cả những nơi người Việt tỵ nạn cư trú.
Đó là chuyện khẩn cấp. Bởi vì nhiều nhân chứng cao niên đang lần lượt ra đi.
Việc làm của Phan Thu Hà, hay những việc làm tương tự, sẽ là những chất liệu quý cho những người sau này muốn viết văn, viết sử hay nghiên cứu về Việt Nam cận đại.
Nếu không, thế hệ sau này sẽ không biết gì về quá khứ. Nếu muốn tìm hiểu lịch sử đất nước chỉ có sách vở của những người muốn viết lại lịch sử, hay những người ngoại quốc, nói chuyện VN dưới lăng kính chính trị hay bác học, không có chất liệu sống.
Không ghi lại thì tiếc quá.
_________
Chú thích:
(1) Tên người, tên tác phẩm, địa danh trong bài này viết theo kiểu Pháp.
(2) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59896978
(3) Le Livre Noir du Communisme. Ed Robert Laffont, Paris 1997
Từ Thức
10-9-2023
“Vào năm giảm tô, ông nội bị bắt giam. Ông bị treo lên, đầu dọng xuống đất. Sao lại dọng đầu ông xuống đất, sau này tôi hỏi mẹ. Mẹ bảo, để cho ông có nuốt vàng vào trong bụng thì nhả ra. Họ dọng đầu ông như thế từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối. Cho đến lúc không tra khảo gì nữa thì tống vào tù”.
10-9-2023
1. Chuyện Bắc Triều Tiên bán vũ khí cho Nga, tưởng đùa, hóa ra là thật
Nga phải mua vũ khí của Bắc Triều Tiên là điều đã phải làm trong cả năm qua rồi, nhưng mới ở quy mô nhỏ.
Dương Tự Lập
8-9-2023
Nhiều năm trước, có thằng em Lê Chí Nguyện, nhà ở số 8 phố Bích Câu, Hà Nội, đưa cho tôi một mớ tập thơ “Huyền thi” mà tác giả của nó tự in trên giấy rất rẻ tiền, trắng đen, đơn giản, nhỏ bằng nửa lòng bàn tay, bảo:
Trần Gia Huấn
4-9-2023
Chiều 23/8/2023, chiếc máy bay dân sự chở Prigozhin bốc khói, rơi tự do theo chiều thẳng đứng, trên bầu trời trong xanh, phía tây bắc Moscow. Cả mười người trên chuyến bay thiệt mạng: tổ lái ba, lính bảo vệ 4, ba người còn lại là Prigozhin và Utkin sáng lập tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, Chekalov phụ trách hậu cần – tài chính.