Nước Nga bế tắc và bần cùng trong chiến tranh

Kim Văn Chính

10-9-2023

1. Chuyện Bắc Triều Tiên bán vũ khí cho Nga, tưởng đùa, hóa ra là thật

Nga phải mua vũ khí của Bắc Triều Tiên là điều đã phải làm trong cả năm qua rồi, nhưng mới ở quy mô nhỏ.

Bây giờ, Bắc Triều Tiên muốn làm lớn luôn, sẵn sàng ký kết thỏa thuận với Nga về cung cấp vũ khí. Và Kim Jong Un muốn sang thăm Putin trong tháng 9 này (để ký hiệp định hay thỏa thuận bán vũ khí nghiêm chỉnh).

Nguồn báo Financial Times có tham khảo ước tính của chuyên gia, nhận định: “Vẫn chưa rõ thỏa thuận giữa Triều Tiên và Nga sẽ bao gồm những gì. Bình Nhưỡng có thể cung cấp đạn dược, hệ thống tên lửa phóng loạt và tên lửa đạn đạo tầm ngắn – tất cả những điều này sẽ giúp Moscow đang thiếu đạn có thể đẩy lùi cuộc phản công của Kiev“.

“Moscow có thể bán trả cho Triều Tiên bằng cách cung cấp ngũ cốc, dầu mỏ và công nghệ quân sự, cũng như ngoại tệ để thanh toán quốc tế”.

“Sự hợp tác giữa Nga và Triều Tiên có thể vượt ra ngoài các thỏa thuận về vũ khí thông thường và hỗ trợ lương thực/ năng lượng, có lẽ là các công nghệ tiên tiến cho vệ tinh, tàu ngầm hạt nhân và tên lửa đạn đạo”, ấn phẩm dẫn lời các chuyên gia.

2.Cuba kiên quyết chống lại trào lưu tuyển người Cuba đi đánh nhau ở Ukraina cho Nga

Bộ Nội vụ Cuba ngày 7/9 thông báo bắt 17 người, với cáo buộc liên quan đường dây dụ dỗ, đưa thanh niên nước này tới chiến đấu ở Ukraine (đánh thuê cho Nga). Kẻ cầm đầu đường dây dựa vào hai người sinh sống ở Cuba để lôi kéo công dân nước này đến Ukraine, theo quan chức Bộ Nội vụ.

Động thái diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao Cuba ngày 4/9 cho biết, nước này đang nỗ lực vô hiệu hóa và triệt phá “đường dây buôn người hoạt động tại Nga, chuyên lôi kéo công dân Cuba đang sống tại đây và ở Cuba tham gia các nhóm quân sự hoạt động tại Ukraine“.

Giới chức Cuba khẳng định, sẽ hành động quyết liệt để “chống lại những kẻ liên quan tới bất kỳ hình thức buôn người nào nhằm chiêu mộ công dân Cuba làm lính đánh thuê“.

3. Armenia kiên quyết từ bỏ Nga, dù Nga đe dọa

Armenia là nước cộng hòa cũ thuộc Liên Xô, quy mô nhỏ, dân số chỉ có 3 triệu người, kẹp giữa vùng Kavkaz. Tuy nhiên, vai trò của Armenia cũng như người Armenia không nhỏ. Họ thuộc tộc người nhóm Do Thái. Số người làm khoa học rất cao…

Trong xung đột khu vực và trực tiếp với người hàng xóm Azerbaijan (chủ yếu ở vùng Nagornyi-Karabak), Armenia yếu thế hơn và phải lệ thuộc vào Nga về quân sự, còn Azerbaijan được Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ…

Đột nhiên, Armenia gây chú ý khi nước này (Tổng thống Pashinian) tuyên bố: “Việc họ đã chọn hợp tác về an ninh với Nga và Hiệp ước An ninh tập thể do Nga lãnh đạo là một sai lầm chiến lược”.

Và Armenia làm các việc “động trời” đối với Nga sau đây:

– Bỏ tập trận với CSTO và sẽ tập trận chung với Mỹ trong tháng 9 này vào cuối tháng (dù cuộc tập trận với Mỹ quy mô rất nhỏ).

– Tuyên bố về khả năng có thể rời bỏ Hiệp ước CSTO do Nga lãnh đạo.

– Chính phủ Armenia trình Quốc hội dự thảo phê chuẩn Quy chế Rome về chấp nhận Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Điều này có nghĩa là, nếu dự luật thông qua, Armenia sẽ chấp hành phán quyết của ICC, ví dụ phán quyết truy nã bắt Putin hiện nay…

– Armenia quyết đinh viện trợ nhân đạo cho Ukraina.

Chính quyền Nga tức điên và ra tuyên bố đe dọa. Nhưng tình thế đã đến nước này thì chắc không quay trở ngược được nữa.

4. Nhiều dấu hiệu Nga rút quân khỏi Belarus

Sau khi rút quân khỏi vùng Kiev – Chernigov, Nga vẫn để lại một lực lượng lớn lính biên phòng dọc theo biên giới Ukraina – Belarus. Nga có tăng cường thêm vũ khí hạt nhân sang Belarus.

Tuy nhiên, gần đây có nhiều dấu hiệu cho thấy Nga lại phải rút quân khỏi Belarus.

Andrii Demchenko, phát ngôn viên của Cục Biên phòng Nhà nước Ukraine, cho biết, Nga hiện thời đã đưa hầu hết binh sĩ Nga ở Belarus về nước.

_____

Ảnh chụp màn hình các bài báo liên quan:

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây