100 năm Văn Cao (Kỳ 1)

Phạm Đình Trọng

7-11-2023

Ảnh: Văn Cao ngày 15.11.1923 — 2023. Nguồn: Phạm Đình Trọng

Mẩu chuyện nhà thơ Phác Văn (1932 – 1996), cán bộ phòng Văn hoá Văn nghệ quân đội, Tổng cục Chính trị kể về Văn Cao từ thời tôi còn làm báo binh chủng Thông Tin ở Hà Nội trước khi khoác ba lô vào mặt trận phía Nam, đến nay vẫn còn nguyên trong trí nhớ của tôi. Chuyện rằng:

Buổi sáng, có ông cán bộ vụ Đối ngoại bộ Văn hóa đến nhà Văn Cao báo tin, sẽ có đoàn nhạc sĩ Liên Xô đến thăm nhà tác giả Quốc ca Việt Nam. Buổi chiều ông cán bộ đó cho xe ba gác chở đến nhà Văn Cao bộ salon bọc nhung sang trọng, kê vào chỗ bộ bàn ghế tiếp khách gỗ tạp mộc mạc của Văn Cao. Sáng hôm sau, Văn Cao tiếp đoàn nhạc sĩ Liên Xô ở bộ salon đó, thì ngay buổi chiều bộ salon nhung lại được chở đi.

Bảy mươi hai năm cuộc đời thì năm mươi năm Văn Cao phải sống trong cuộc sống thiếu thốn và trong thể chế giả dối như vậy. Trong cuộc sống thiếu thốn và trong thể chế giả dối, Văn Cao phải sống trong nơm nớp lo âu, đe doạ nhưng ông vẫn sống một cuộc đời trong trẻo, trung thực và ông đã để lại một gia tài lớn lao cho nền văn hóa Việt Nam.

1. NỖI KHẮC KHOẢI VĂN CAO

Một buổi sáng mùa đông, tôi đang bon bon trên con đường một chiều Tràng Thi, Hà Nội, bỗng thấy Đinh Anh Dũng và Quốc Thành, hai nhà quay phim có tiếng của hãng phim Giải Phóng, cùng ở thành phố phương Nam với tôi, đang lom khom bên chiếc camera đặt trên hè đường, gần thư viện quốc gia. Ở thành phố phương Nam, tôi và Dũng vẫn thường ngồi với nhau nói nhiều chuyện về điện ảnh. Tôi đã có bài viết về Dũng trên tờ báo Điện Ảnh của bộ Văn Hoá Thông Tin. Gặp lại Dũng đang làm phim ở Hà Nội, dù đang có việc phải đi, tôi vẫn không thể không dừng lại với anh.

Dũng say sưa nói về bộ phim anh đang thực hiện, bộ phim ca nhạc về Văn Cao mà Dũng định lấy tên là Năm Buổi Sáng Có Trong Sự Thật. Bộ phim sẽ lần theo bước chân Văn Cao lãng đãng trong cõi âm nhạc vì thế là phim ca nhạc nhưng cũng là phim tài liệu về năm tháng cuộc đời Văn Cao. Tôi đã được đọc bài thơ Năm Buổi Sáng Không Có Trong Sự Thật của Văn Cao. Bài thơ Văn Cao viết từ năm 1960. Thơ Văn Cao là “không có trong sự thật”, nhưng sao phim của Dũng lại là “có trong sự thật”?

Theo Dũng, Năm Buổi Sáng Có Trong Sự Thật là năm giấc mơ trong những giấc mơ của Văn Cao. Cả cuộc đời Văn Cao như một giấc mơ. Văn Cao sống như mơ, tồn tại như mơ, làm việc trong mơ. Những tác phẩm âm nhạc của Văn Cao thực sự là những giấc mơ, là trạng thái siêu thoát của ông. Vì thế mới có Thiên Thai, mới có Suối Mơ, mới có Trương Chi, mới có Cung Đàn Xưa, vân vân! Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng kinh ngạc thốt lên: Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng!

Trong đó, Sông Lô cũng là một giấc mơ đẹp, giấc mơ huyền ảo trong không khí thần thánh thiêng liêng của cuộc kháng chiến chống xâm lược. Cuộc kháng chiến chống Pháp thực sự là cuộc kháng chiến của lòng yêu nước. Người dân Việt Nam yêu nước đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp như tín đồ đi vào Thánh đường tôn giáo và Tiến Quân Ca, Người Hà Nội, Sông Lô, Làng Tôi, Qua Miền Tây Bắc, Giải Phóng Điện Biên… là những bài Thánh ca.

Dũng nói rằng, anh muốn đưa Văn Cao lên sông Lô để ghi hình Văn Cao với dòng sông lịch sử đã để lại bóng dáng oai hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và để lại hoài niệm đẹp trong cuộc đời bi tráng của Văn Cao. Giây phút lịch sử của sông Lô, của cuộc kháng chiến chống Pháp đã qua rồi nhưng chứng nhân của giây phút lịch sử đó vẫn còn đây. Giây phút hào hùng của sông Lô đi vào tâm hồn nghệ sĩ Văn Cao đã làm nên tráng ca Sông Lô bất hủ.

Sông Lô đó, vẫn hiền hòa mà oai hùng chảy trong ngút ngàn Việt Bắc! Văn Cao đây, vẫn liêu xiêu dáng dấp bình dị mà tài hoa. Và giai điệu hùng tráng của nhạc phẩm Sông Lô còn âm vang mãi trong thời gian. Nhưng tiếc quá! Những ngày vừa rồi lạnh tê tái làm cho Văn Cao không được khỏe nên Dũng chỉ đưa được Văn Cao lên sông Cầu. Mùa này con sông Cầu cũng thu lại đìu hiu, tĩnh lặng, hiền hòa như sông Lô. Về sông Cầu nước chảy lơ thơ và về làng Thổ Hà nổi tiếng của gốm và rượu.

Sao? Cuộc đời Văn Cao như một giấc mơ ư? Tôi ngạc nhiên về cảm nhận này của Dũng. Tác phẩm là sự thăng hoa của tâm hồn tác giả thì đúng rồi. Nhưng cuộc đời trần ai, cay đắng, ê chề của Văn Cao đâu phải là một giấc mơ. Có lẽ trước năm 1975 Dũng sống ở Sài Gòn, chỉ biết Văn Cao qua những tác phẩm hào hoa của ông mà nghĩ cuộc đời Văn Cao lâng lâng bay bổng như mơ chăng?

Tôi chợt nhớ câu chuyện kể về Văn Cao của bạn tôi, anh Nguyễn Ánh, một nhà báo viết cho tờ báo tháng Sân Khấu của hội Nghệ sĩ Sân khấu, một trợ lí được việc của nhiều đạo diễn sân khấu, điện ảnh, một diễn viên không chuyên có vai phụ trong nhiều bộ phim. Cao lêu đêu. Gày lòng khòng. Mặt dài thườn thượt. Nguyễn Ánh thường được các đạo diễn chọn vào những vai ông già nghèo khó, người hát sẩm, phu đào huyệt, người thổi kèn đám ma…

Nguyễn Ánh kể rằng, dạo ấy là năm 1965, Ánh làm thư kí cho đạo diễn sân khấu Trần Hoạt khi ông dựng vở kịch Cuba Đồng Mía cho đoàn kịch Hà Nội. Trần Hoạt mời Văn Cao làm nhạc và thiết kế mĩ thuật cho vở diễn. Một buổi chiều hai ông cùng thư kí đạo diễn và mấy người làm hậu đài trong đoàn kịch ngồi bên li rượu bàn công việc. Nhân khi mọi người chuyền tay nhau bao thuốc lá Tam Thanh, một người lên tiếng:

– Các ông nhìn hình vẽ trên bao thuốc lá này xem có thấy gì không?

– Thấy hòn Vọng Phu chứ thấy gì. Lạng Sơn có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. Tam Thanh thì phải vẽ nàng Tô Thị ngóng chồng chứ còn vẽ gì nữa.

– Đấy, vấn đề chính là ở cái hình nàng Tô Thị ngóng chồng ai oán này đấy.

Văn Cao đã nâng chén rượu lên ngang môi lại vội đặt xuống, vẻ lo lắng:

– Vấn đề gì thế?

Vốn nhạy cảm, đạo diễn Trần Hoạt nhận ra vẻ lo lắng thất thần của Văn Cao nên vội gạt đi:

– Cứ suy diễn tùy tiện thì cái gì chẳng có vấn đề. Thôi, uống đi mà lo việc của mình.

Nhưng Văn Cao vẫn bồn chồn không yên, hỏi ráo riết:

– Vấn đề ở chỗ nào hả cậu?

Người khơi chuyện vẫn thủng thẳng:

– Vấn đề nặng đấy. Tay họa sĩ vẽ hòn Vọng Phu, hình nàng Tô Thị ngóng chồng u ám, nặng nề như lá cờ tang, vật vờ như một bóng ma rõ ràng định bi thảm hóa, côi cút hoá người đàn bà có chồng ra trận. Cả nước đang trong cuộc kháng chiến khốc liệt. Nhà nào cũng có người ra trận. Vẽ hòn Vọng Phu như thế là vẽ sự chết chóc, tang tóc, tuyệt vọng của cuộc kháng chiến đang diễn ra à? Thế là đánh phá về chính trị, tư tưởng cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam rồi còn gì nữa.

Mặt Văn Cao biến sắc và giọng đã run run:

– Có ý kiến như vậy thật à? Thế thì gay đấy.

– Bác cứ nhìn kĩ xem có phải hình nàng Vọng Phu xõa tóc vật vờ như bóng ma không? Đó là một hình ảnh tang tóc thê lương chứ có phải hình nàng Vọng Phu bền bỉ chờ chồng đến hóa đá đâu. Họ suy diễn cũng đúng đấy chứ.

Văn Cao thở dài lẩm bẩm:

– Khổ quá! Mình không có ý viser (ám chỉ – tiếng Pháp) nhưng họ buộc cho như thế, làm sao cãi được. Không biết rồi chuyện gì sẽ đến?

Đạo diễn Trần Hoạt nhìn Văn Cao, ái ngại:

– Cái bao thuốc lá này cũng cậu vẽ kiếm cơm hả? Rõ khổ! Vì cậu vẽ nên người ta mới suy diễn như thế. Nhưng việc quái gì phải sợ. Họ chẳng làm được gì hơn nữa với cậu đâu.

Đạo diễn Trần Hoạt thở dài, im lặng. Trong không khí trầm lắng, Trần Hoạt lại lên tiếng:

– Họ cố suy diễn, bóp méo, biến không có tội thành có tội để giơ chiếc còng số tám ra răn đe cả nước chứ không phải răn đe cậu đâu. Thôi, uống đi. Chúng ta đang cần lửa. Cần lửa cho vở kịch về cách mạng Cuba. Chúng ta phải thổi ngọn lửa đó lên, truyền hơi ấm của ngọn lửa đó đến công chúng. Nhắc đến chuyện vớ vẩn kia là dội nước lạnh vào lửa. Thôi dẹp. Lửa đây. Lửa trong rượu Thổ Hà. Nào, làm chút lửa dân dã Thổ Hà rồi trở lại công việc với ngọn lửa cách mạng Cuba.

Văn Cao nâng chiếc chén hạt mít lên nhưng nét mặt vẫn đăm đăm khắc khoải:

– Có chuyện gì với mình cũng chẳng sao. Mình chịu quen rồi. Nhưng còn người đã thương mình, giao việc cho mình làm để có tiền nuôi vợ con. Chỉ sợ họ cũng bị vạ lây vì lòng thương họ dành cho mình. Làm sao mình có thể vô tâm, sao không lo nghĩ đến điều đó được.

Nghe câu chuyện của Nguyễn Ánh, tôi cứ thấy hiện lên vẻ mặt khắc khoải âu lo đến tội nghiệp của Văn Cao. Đã có quá nhiều tai họa kiểu hòn Vọng Phu giáng xuống cuộc đời Văn Cao. Gần suốt cuộc đời Văn Cao phải sống trong âu lo khắc khoải về tinh thần, sống trong khó khăn, thiếu thốn cơ cực về vật chất. Thiết kế sân khấu cho một vở diễn, vẽ bìa sách, vẽ cả bao thuốc lá… những công việc cần tài hoa, cần cả sự cặm cụi khuya sớm nữa.

Sau câu chuyện của Nguyễn Ánh, tôi đã có dịp gặp Văn Cao. Khi ấy tên tuổi ông đã lại được nhiều tờ báo nhắc đến với sự trân trọng, ngưỡng mộ. Những đêm nhạc Văn Cao lại được liên tiếp tổ chức tưng bừng ở Hà Nội, Hải Phòng và ở cả thành phố phương Nam nơi tôi sống. Ông xuất hiện ở đâu cũng được chào đón nồng nhiệt. Nhưng gặp ông tôi vẫn thấy một Văn Cao dung dị, cởi mở nhưng khắc khổ, ưu tư, như thảng thốt, như đang mang một tâm trạng đầy khắc khoải. Sự khắc khoải về một cuộc sống đầy tai ương, bất trắc. Nghe nhạc Văn Cao, tôi cũng nhận ra sự khắc khoải ấy. Sư khắc khoải về cái đẹp. Như nhạc Trịnh Công Sơn khắc khoải về thân phận con người!

Với ấn tượng rất sâu sắc về một Văn Cao trong cõi thực ấy nhưng khi đứng ở phố Tràng Thi nghe Đinh Anh Dũng nói về Văn Cao, tôi lại thấy hiện lên một Văn Cao khác, Văn Cao trong cõi mơ. Tôi bỗng thấy cần đến thăm ông để xem có nhận ra một Văn Cao trong cõi mơ không.

Rút từ tập kí sự Những Cánh Buồm – Chân dung chính trị. Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, Virginia, 2022

Kì sau: VÒ RƯỢU QUỐC LỦI

Ký sự Những Cánh Buồm – Chân dung chính trị, của tác giả Phạm Đình Trọng, do NXB Tiếng Quê Hương, Virginia, xuất bản năm 2022
Văn Cao trong sách của nhà văn Phạm Đình Trọng.
Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. MUÀ XUÂN ĐẦU TIÊN
    *****************

    Mùa Xuân Đầu Tiên
    https://www.youtube.com/watch?v=BxkTYEuLDrE

    Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
    Mùa bình thường mùa vui nay đã về
    Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
    Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
    Một trưa nắng cho bao tâm hồn.

    Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
    Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
    Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
    Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
    Niềm vui phút giây như đang long lanh.

    Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
    Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
    Từ đây người biết quê người
    Từ đây người biết thương người
    Từ đây người biết yêu người.

    Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
    Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
    Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
    Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
    Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.

    Nhạc sĩ Văn Cao ( XUÂN 1975)


    LE PREMIER PRINTEMPS
    ********************

    https://www.youtube.com/watch?v=Elb7_aKr4Aw

    Mùa Xuân Đầu Tiên (Văn Cao) – Thanh Thúy

    Entendez-vous le Premier Son du Printemps ?
    Dans l’obscurité, les alouettes déploient leurs ailes;
    Leurs voix nous réveillent du sommeil.
    Au bord d’une rivière escarpée, il y a un coq qui chante
    Dès le lever du soleil notre sommeil profond.

    Entends-tu les Premières Notes du Printemps
    Dans le Cœurs des Mères Vietnamiennes qui chantent ?
    Leurs Voix embrassent nos fils avec des Larmes,
    Pour effacer les années où nous vivions dans la peur
    D’un fardeau que personne ne devrait porter.

    Oh, comme c’est triste – cette folie qui est la nôtre !
    Où personne ne gagne.
    Oh, quelle Joie – la fin de cette Deuxième Guerre Civile
    Une Nouvelle Journée commence !

    Maintenant nous connaîtrons-nous ;
    Maintenant, pouvons-nous nous montrer ;
    Maintenant devons-nous nous aimer.

    Chantons notre Premier Chant du Printemps ;
    A travers le vallon, les alouettes déploient leurs ailes.
    Nos Voix apaiseront les Âmes qui dorment
    Alors que la rivière pleure, il y a un coq qui chante
    Dès le lever du soleil notre chagrin profond.

    Nhạc sĩ Văn Cao ( XUÂN 1975)
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT chuyển từ Tiếng Mẹ sang Pháp ngữ

    Ngày mồng 5 Tết QUÝ MÃO 2023, Paris – Ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789)
    {Đô đốc Long và Quang Trung Nguyễn Huệ trong bộ chiến bào sạm đen khói súng dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào Kinh thành THĂNG LONG …Chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789)…}


    Hình như Mùa Xuân đầu tiên …cho linh cảm Mùa Xuân cuối cùng !
    ***********************************

    https://www.youtube.com/watch?v=Elb7_aKr4Aw
    Mùa Xuân Đầu Tiên (Văn Cao – Thanh Thúy)

    Mùa Xuân 76 đầu tiên bác vào thăm Bố :
    Ba mươi hai năm anh em xa nhau cơ
    Chiều qua dẫn bác thăm nhà anh Tuấn
    Chiếc xe vespa sau cửa sắt hững hờ
    Đại uý không quân bốn con cùng vợ di tản
    Giờ cuối phi trường Tân Sơn Nhất còn rủ cô !
    Nhìn bác người cha đại úy bên kia mất tất
    Cả trai đầu lòng sinh nơi Paris giờ đôi bờ
    Ba mươi hai năm cha con tạm chia tay trước
    Anh em hai chàng lính Pháp vào phiêu lưu Sử thơ
    Dưới Ngọn cờ Tam Tài chiến đấu vì Mẫu Quốc
    Rồi về lại Cố hương .. Quê Hương thôi thúc bất ngờ
    Cả hai thành tử tội trước Toà quân sự vì phản bội
    Tống giam ngay chờ giờ hành quyết hạ ngục Hỏa Lò
    Bác sở trường khoét tường đào hầm về bưng trốn thoát
    Bố may mắn giảm án còn chung thân vì có công cơ
    Từ Hoả Lò xuống nhà giam khét tiếng Hải Phòng, Đoạn Xá
    Hiệp định Genève bố ra tù di cư vào Sài Gòn Thủ đô !

    Mùa Xuân 76 đầu tiên bác vào thăm Bố :
    Ba mươi hai năm rồi anh em xa nhau đến giờ
    Chỉ thấy nhiều nước mắt vỡ thầm thay lời nói
    Cuộc đoàn viên xum họp bi hùng chất Sử thơ !
    Như hàng triệu xum vầy rồi lại chia ly ly tán
    Vào nhà tù lao cải mọc lên như nấm độc đã ngờ
    Vượt biên trên Biển Đông chuyến hành trình nguy hiểm

    https://www.youtube.com/watch?v=uNslGBQlFV0
    Ly Rượu Mừng – Xuân Miền Nam

    Mùa Xuân 76 đầu tiên …linh cảm Mùa Xuân cuối cùng đến giờ !
    70 Mùa Xuân giã từ Hà Nội nơi chôn nhau không một lần trở lại
    Đây hương đây nhớ đây thương hoài hương giao thoa bất ngờ !

    Mùa Xuân 76 đầu tiên …tiên cảm Mùa Xuân cuối cùng đến giờ !
    51 Mùa Xuân giã từ Đà Nẵng dấu yêu cũng không một lần trở lại
    Đây hương đây nhớ đây thương hoài cảm đan bện chẳng chờ !

    Mùa Xuân 76 đầu tiên … mộng triệu Mùa Xuân cuối cùng đến giờ !
    42 Mùa Xuân giã từ Sài Gòn Tự do cũng không một lần trở lại
    Đây hương đây nhớ đây thương hoài niệm quyện đan tình cờ !

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28


  2. Trăm năm Cánh Hạc Lạc Hồng còn vọng mãi tận Muôn Năm…
    **********************

    https://www.youtube.com/watch?v=Elb7_aKr4Aw

    Mùa Xuân Đầu Tiên (Văn Cao – Thanh Thúy)

    Hết Đàn hết Địch hết Thời Văn Cao :
    Nhân văn giai phẩm toàn máu lệ trào !
    Uất hận Núi xương Cải cách ruộng đất
    Hà Nội vỡ toang hết Thu Năm nào !
    Cuốn mất bao Hy vọng Đại Hồng thủy
    Dương cầm dưới Nguyệt tắt tiếng thanh tao
    Điêu tàn nối tiếp Tang thương Miền Bắc
    Chí meo Hồ ly tinh thòi đuôi Mao
    Hết Đàn hết Văn Cao quanh toàn địch
    Thiên Thai giờ đây Hiện thực ngã nhào !
    Cốc Mao Đài rẻ tìm Quên săn Lãng
    Tự do Sáng tạo chẳng còn là bao
    Chỉ còn tự biên tự diễn tự huỷ !
    Mùa Xuân Đầu tiên lại mơ mộng nào ?
    Thành Xuân Cuối cùng Niềm tin lại vỡ
    Thống nhất + Hoà bình + Đoàn tụ…= Lao đao
    Hai Miền Nam-Bắc = gông cùm-xiềng xích !
    Địa ngục trên Trần gian ? Quê Mẹ sao ?!
    Bao giờ c..uốc kỳ c..uốc hiệu thiêu huỷ ?
    Bao giờ c..uốc huy c..uốc khánh đổ nhào ??
    Bao giờ c..uốc thiều c..uốc ca hoàn Chủ ???
    Chắc Cánh Hạc Trăm năm vui trên Cao !…

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  3. Sáng tác bài hát “Qua Miền Tây Bắc”, tg Nguyễn Thành lúc ấy đã sôi trào nhiệt huyết trong tim đến thế nào để tuông ra những lời ca điệu nhạc mà tgPĐT suy tôn là Thánh ca.
    Mà quả vậy, thời bấy giờ, hàng trăm ngàn bộ đội chính qui, bđ địa phương, dân quân du kích…và cả tác giả PĐT trong hàng ngũ đó, cũng cùng tâm trạng cảm xúc phấn chấn khi nghe loa phóng vang lên đồng ca nam hùng tráng,
    “suối sâu đèo cao bao khó khăn vượt qua bộ đội ta vâng lệnh cha già”…
    Cái thời 1952…có lẽ chiếc radio nặng chịch chạy bằng radio tube (bóng đèn) vẫn là cái gì không thể với tới được của bất cứ cá nhân nào khác ngoài cấp cao có thẩm quyền & chuyên môn; nói gì iPhone, iPad, mạng toàn cầu…
    để cho tất cả họ – những anh bộ đội, dân quân du kích và toàn dân vùng kháng chiến, thậm chí cả cấp cao chưa tới tầm bộ chính trị, có thể có được những thông tin tương đối khách quan, chính xác và đúng sự thật về tiểu sử “bác thần thánh” của họ –
    như nhiều người trong chúng ta ngày nay, đều dễ dàng biết rằng “bác của họ” thực sự là ai.
    Toàn dân toàn quân lúc đó đều toàn tâm toàn ý và hết mực tôn trọng và chấp nhận người ta gọi chủ tịch Hồ là “cha già”.

    Nguyễn Đang viết “bộ đội ta vâng lệnh cha già”.
    Đến nhạc sĩ Phạm Duy, ai cũng biết ông từng theo phe kháng chiến rồi dinh tê về HN, SG, xong tếch qua Mỹ năm 75, trong bài hát Đường Về Quê lúc còn theo kháng chiến, cũng đã từng viết trong đoạn cuối :
    “…Khi ngừng chờ gió đến.
    Bên bờ dòng nước trong.
    Ôi tưởng chừng nghe tiếng.
    Cha già vọng trời Đông.”

    Chính miệng mình, PD từng hát nguyên văn như thế, gọi ông Hồ là “cha già”, kể cả sau khi vào Nam. Nhưng trên ấn bản mới của bài hát, lời đoạn nầy đã được tg đổi lại khác, vì dân Nam trừ những người thân Cộng chắc không ai ưa nghe “cha già”.

    Toàn đảng toàn quân toàn dân lúc đó, trừ cấp chóp bu, nào ai có biết Đông Phương Bộ của Đệ tam Quốc tế là gì, có quyền lực lấn át đến thế nào, mà “bác vĩ đại” của họ phải cúi đầu tuân theo răm rắp vô điều kiện.
    Và chẳng ai hay chính cái tổ chức quái ác ấy đã ấn số phận của bác họ vào tay Mao để rèn luyện un đúc nên người CS, cuối cùng cho xuất xưởng một đảng viên cao cấp của QTCS, nhưng rặt ảnh hưởng Tàu, vâng theo kim chỉ nam của Mao và CSTQ.
    Bác của họ lãnh Sứ mạng và kế hoạch hành động cụ thể trên bán đảo Đông Dương, địa bàng hạt nhân là VN.
    Và chính tổ chức CSQT đó đã quyết định luôn, rằng họ sẽ là những robots, được nạp năng lượng lòng yêu nước và tự hào dân tộc; giao nhiệm vụ chống thực dân Pháp và nguỵ quyền Bảo Đại; được cài đặt dưới quyền lãnh đạo của Đảng CSVN.

    Thưa tg PĐT, ngày nay, cho những đĩa nhựa ghi những “thánh ca” kia vào máy rồi mở cho dân nghe, liệu tuổi 18, 19…kể cả 28, 29 hay 38, 39 có còn chăm chú nghe, thông cảm; có còn thích, dù họ xuất thân là cháu ngoan của…bác, đoàn viên TnCsHcm, thậm chí con em, hoặc đang là đảng viên đầy đặc quyền đặc lợi, cũng lắc đầu nguầy nguậy bịt tai hoặc bỏ đi…
    Kể cả lớp “thanh niên” sồn sồn 50, 60 có chức quyền chắc họ sẽ chán ngấy khi vang lên bài ấy trong một khán phòng họ đã lỡ bị nhốt lại, dù họ từng đi bộ đội.
    Thậm chí có bài hát “cách mạng” thời danh, bổng trở nên dị ứng với chế độ. Bởi chưng, nay cbvc cở gộc đã là chủ nhân vững chắc và hạnh phúc ở nơi đây rồi, nên họ không muốn bị đe doạ mất nó, dứt khoát không cho rống lên những bài như “Tiến về Hà nội” (VCao), hay “Tiến về Saigon” ta quét sạch giặc thù…(Huỳnh minh Siêng/LHP),
    vì họ liền liên tưởng đến dân oan Thủ Thiêm, hay ngót nghìn dân oan khác…nổi bật là vụ Đồng Tâm!

    Tâm lý của tên sát nhân sợ ma!

    Trừ những bài thuần nghệ thuật, phi chính trị, đẹp lãng mạn, là loại bất tử của Văn Cao, thì có thể họ vẫn còn thích, nếu tuổi tác đã khá cao và văn hoá đủ để họ thưởng thức giai điệu cổ điển.

  4. Nếu tôi nhớ không lầm, thời trẻ tuổi hăng say thì VC.từng làm trưởng ban ám sát
    theo lệnh đảng nhưng từ khi ông tham gia viết bài cho 2 tờ báo tiến bộ (Nhân Văn
    và Giai Phẩm) thì bị đảng hất hủi nên ông trở thành kẻ đứng bên lề (chế độ) ?
    Qúa đáng tiếc cho một bậc kỳ tài về nghệ thuật !

    • Văn nghệ sĩ VN. bị đảng Cs. đoàn ngũ hoà thì có nhiệm vụ đảng giao phó
      là “đánh” đồng nghiệo mình cho “thân bại danh liệt” cho nên Xuân Diệu có
      bài “Những tư tưởng nghệ thuật” của Văn Cao, trong đó nhà thơ tình chưởi
      VC. “cạn tàu ráo máng” với những lời lẽ “chợ búa”, không thua gì hàng cá
      hàng tôm (XD. viết năm 1958 sau khi VC. bị đảng cho vào…sổ đen).
      Văn Cao đúng là thảm kịch tiêu biểu của giới văn nghệ sĩ !

    • “VC.từng làm trưởng ban ám sát theo lệnh đảng nhưng từ khi ông tham gia viết bài cho 2 tờ báo tiến bộ (Nhân Văn và Giai Phẩm) thì bị đảng hất hủi nên ông trở thành kẻ đứng bên lề (chế độ)”

      Tiếc thiệt lun! Phải chi ông đừng có vẽ vời nghệ thuật nghệ thiếc này nọ, chỉ chú trọng và nhiệm vụ “trưởng ban ám sát theo lệnh đảng” thì đã được Đảng trọng dụng gòi .

      Tiếc, ôi tiếc quá đi mất thôi!

      Chỉ lói thía lày, tại sao Nguyên Ngọc được tôn vinh và Toán xồm vào trại tạm giữ ? Chính vì Nguyên Ngọc được tôn vinh nên Toán xồm phải vào trại tạm giữ .

      Ở bầu thì tròn, ống thì dài . Cứ làm như Nguyên Ngọc thì sẽ được Đảng trọng dụng, Tưởng Năng Stench mến mộ văn tài & Lại Nguyên Ân tôn làm “nhà văn hóa”. Làm sai, làm ngược lại thì chít cmnr như Toán xồm ngay & luôn

  5. Hay!

    Chỉ lói thía lày, tại sao những người như Văn Cao lại hổng dinh tê theo Ngụy ?

    Những người tiếc chế độ miền Bắc hổng thỉa nào đẻ đ ra những thứ như Trịnh Công Sơn nên nhớ, Trịnh Công Sơn muốn mình là Văn Cao, và Trịnh Công Sơn đã hoàn toàn thuộc về các bác . i mean some already knew. Nhưng nhờ Giải Phóng, họ came out of the commie closet tá lả lun . Sơn Nam, Kim Cương, Trịnh Công Sơn, Vũ Hạnh, Lữ Phương …

    Ngụy chỉ là xít thui, nhiều người đã khẳng định như vậy & ai cũng khách wan cả . Nền văn hóa cách mạng các bác sản sinh ra được những Văn Cao, giác ngộ được Trịnh Công Sơn, và Phạm Duy theo về . Hãy trân trọng nền văn hóa của mình, đừng để xảy ra tình trạng Dont know what ya got till its gone

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây