Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

COVID-19: Thế giới lo lắng, Việt Nam “chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ”

BTV Tiếng Dân

28-2-2020

Theo dữ liệu từ trang Worldometers cập nhập lúc 11h tối 27/2/2020, giờ Việt Nam, số ca nhiễm trên toàn cầu đã lên tới 82.589 người, trong đó có 2.814 người tử vong.

Bản tin ngày 28-5-2020

BTV Tiếng Dân

28-5-2020

Tin Biển Đông

Trang web Hải quân Hoa Kỳ thông báo hôm 27/5: Hải quân Mỹ và Singapore tiến hành một cuộc tập trận song phương trên Biển Đông. Tin cho biết, tàu tác chiến ven bờ USS Gabrielle Giffords của Mỹ và tàu khu trục tàng hình RSS Steadfast của Singapore đã tham gia tập trận trong hai ngày 24/5 và 25/5, với các nội dung diễn tập cơ động, bắn súng, nhằm thực hành và tăng cường khả năng tác chiến giữa hải quân hai nước, cũng như phối hợp và liên lạc với nhau trên biển.

Bản tin ngày 6-7-2020

BTV Tiếng Dân

6-7-2020

Tin Biển Đông

Vụ tàu Hải cảnh 5402 của Trung Quốc áp sát mỏ Lan Tây của Việt Nam từ hôm 4/7, Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật thông tin, cho biết, lúc 5h54 ngày 6/7, tàu này “đang di chuyển với tốc độ 14 hải lý/giờ về hướng tây bắc, tại vị trí cách mỏ Lan Tây khoảng 23 hải lý về phía đông nam, cách giếng LD-2P thuộc mỏ Lan Đỏ khoảng 13 hải lý về phía nam đông nam“.

Bản tin ngày 4-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Nhà nghiên cứu Đặng Sơn Duân có bài: Cảnh giác lửa đạn tháng 8 ở Biển Đông. Trích dẫn phát biểu của một chuyên gia quân sự TQ nói với Hoàn Cầu thời báo, rằng: “Đánh chiếm các đảo không phải là một nhiệm vụ khó khăn. PLA có khả năng đánh chiếm chúng trong vòng một hoặc hai giờ, và không có thương vong. Nhưng động thái này sẽ gây ra tác động đáng kể đến tình hình Biển Đông và PLA sẽ chỉ hành động khi đại lục tin rằng hành động này là cần thiết”.

Bản tin ngày 21-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: “Khoảng nửa đêm hôm qua (20-8-2020), rạng sáng 21-8-2020, tàu hải cảnh TQ ‘Zhongguo Haijing 5204’ đã rời vùng biển phía nam Bãi Tư Chính, thâm nhập trái phép vào khu vực khai thác dầu khí 06.01 của VN”.

Bản tin ngày 5-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo cáo mới đây của Bộ Quốc phòng Mỹ lưu ý đến lực lượng ‘hung thần’ trên Biển Đông, theo báo Thanh Niên. Lực lượng “hung thần” chính là dân quân biển TQ, thường xuyên hiện diện trong khu vực “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Vì là dân quân nên lực lượng này có vũ trang, nhưng lại ngụy trang như tàu cá dân sự, nên thường xuyên di chuyển khắp Biển Đông, quấy phá tàu cá của các nước khác.

Chính trường Mỹ 39 ngày trước bầu cử

BTV Tiếng Dân

Vụ ông Trump muốn tiếp tục bám ghế ở tòa Bạch Ốc, báo Tuổi Trẻ có bài: Ông Trump né tránh chuyển giao quyền lực trong hòa bình, đảng Dân chủ và Cộng hòa nói gì?  Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell lên tiếng trấn an cử tri: “Người chiến thắng cuộc bầu cử vào ngày 3-11 tới sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20-1-2021. Sẽ diễn ra sự chuyển giao (quyền lực) có trật tự giống như đã từng có cứ mỗi 4 năm kể từ năm 1792”.

Thiên tai và nhân tai dồn dập ở miền Trung

BTV Tiếng Dân

Tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp, dồn dập ở miền Trung, trong lúc tâm mưa có dấu hiệu dịch chuyển từ Trung Trung Bộ ra Bắc Trung Bộ. Từ chiều qua 17/10 đến rạng sáng nay 18/10 đã có 2 vụ sạt lở. Thứ nhất là vụ lở núi vùi lấp 22 cán bộ, chiến sĩ ở Quảng Trị xảy ra vào khoảng 1h25’ sáng nay, VnExpress đưa tin. Phó chủ tịch UBND xã Hướng Phùng Hà Ngọc Dương cho biết, diện tích sạt lở rộng hơn một ha, đất đá ập xuống các khu nhà của Đoàn kinh tế quốc phòng 337 nơi có nhiều quân nhân.

Bản tin ngày 11-11-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Malaysia kêu gọi đồng thuận nội khối về vấn đề Biển Đông. Ông Hishammuddin Hussein, ngoại trưởng Malaysia kêu gọi ASEAN “tìm sự đồng thuận chung trong khối về vấn đề Biển Đông để đối diện với các cường quốc bên ngoài”. Ông Hishammuddin nhận định, chiến thắng của ứng viên tổng thống Mỹ Joe Biden có nghĩa là ASEAN phải tìm hiểu chính phủ mới ở Mỹ càng nhanh càng tốt, trong tình hình chính quyền Trump đã rút khỏi các cuộc họp của ASEAN.

Bản tin ngày 9-12-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Lúc 8h53’ sáng 7/12/2020, tàu hải cảnh TQ Zhongguo Haijing 5204 rời vùng biển phía nam Bãi Tư Chính, tiến vào quấy phá khu vực lô khai thác dầu khí 06.01 của VN. Đến khoảng 5h11’ sáng 8/12, tàu này đã xâm nhập khu vực lô 06.01, thực hiện lần quấy phá thứ 33 ngay tại một trong các khu vực khai thác dầu khí nhạy cảm nhất, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN.

Bản tin ngày 7-1-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Anh quyết ‘ăn thua’ với Trung Quốc ở Biển Đông. Hải quân Anh thông báo, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sắp chính thức vận hành ban đầu. Nhiều khả năng, tàu này sẽ sớm được gửi đến Biển Đông theo kế hoạch từ trước, bất chấp phản ứng của TQ. 

Bản tin ngày 5-2-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VOV đưa tin: Lần đầu tiên dưới thời Biden, tàu khu trục Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa. Hải quân Mỹ xác nhận, hôm nay, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain đã đi vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, nhằm “khẳng định quyền tự do hàng hải tại khu vực lân cận quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”. Sự kiện này diễn ra chỉ sau hai tuần khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ.

Bản tin ngày 27-3-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Sáng nay, tàu hải cảnh TQ CCG 5304 lại xâm nhập vào khu vực lô khai thác dầu khí 05.03. Đây là lần xâm nhập thứ 12 của tàu TQ vào khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Ông Nam cho biết, trong mấy ngày qua, TQ đã tăng nhanh nhịp độ các lần xâm nhập trái phép vào lô khai thác 05.03 và các lô kế cận. 

Tin Biển Đông ngày 22-4-2021

BTV Tiếng Dân

Bài thứ nhất trong loạt bài phóng sự của báo Thanh Niên ở quần đảo Trường Sa – Tuyến đầu Tổ quốc: Ghi ở bãi Ba Đầu. Bài báo ghi lại một số trải nghiệm của PV báo Thanh Niên khi đến tìm hiểu thực địa ở khu vực Đá Ba Đầu, giữa tháng 4/2021. Một cựu chiến binh cho biết: “Từ giữa năm 1988, khi tôi ra Trường Sa làm nhiệm vụ đặc biệt, bãi Ba Đầu đã là điểm nóng và tàu thuyền Trung Quốc luôn thường trực, nhăm nhăm đặt phao nổi trên đó”.

Bản tin ngày 18-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

BBC đặt câu hỏi về Biển Đông: Việt Nam không nên xây sân bay ở đảo Lý Sơn? Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định: “Tôi đã đến đảo Lý Sơn rồi, tôi đồng ý với các ý kiến là cần rất thận trọng với các đề nghị xây sân bay ở đây. Bởi vì đảo Lý Sơn rất nhỏ, nếu xây dựng sân bay sẽ tốn rất nhiều đất trên đảo. Vả lại số người qua lại trên đảo Lý Sơn chỉ là một số lượng nhất định. Hiện nay từ cảng Sa Kỳ sang Lý Sơn có đường biển, đi lại rất thuận tiện”.

Dịch bệnh và tuyên truyền

BTV Tiếng Dân

11-6-2021

Gần một tháng rưỡi sau đợt bùng phát dịch Covid-19, lãnh đạo cao nhất chế độ mới chịu lên tiếng. Thông Tấn Xã VN dẫn lời Tổng Bí thư: Cả hệ thống chính trị tập trung cao nhất cho chống dịch. Hồi tháng 4, ông Trọng gửi thư thăm hỏi tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Campuchia, báo điện tử CSVN đưa tin hôm 21/4/2021. Đúng là “Chuyện nhà thì quáng, còn chuyện ngoài thì sáng“.

Bản tin ngày 15/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Tạp chí The National Interest có bài viết: Ba sĩ quan Hải quân TQ tiết lộ điều mà TQ muốn làm trên Biển Đông, nói về bài “Khủng hoảng quân sự trên Biển Đông: đánh giá, phân tích và đáp trả“, của 3 sĩ quan TQ là ông Jin Jing, một nhà nghiên cứu, thuộc Viện Nghiên cứu Hàng hải TQ, hai sĩ quan chỉ huy là Xu Hui và Wang Ning thuộc Hạm đội Nam hải của Hải quân Trung Quốc. Báo Tiền Phong có bài tóm lược: Rò rỉ tài liệu nội bộ tiết lộ tính toán của Trung Quốc trên biển Đông.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Bản tin ngày 16/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Biên Phòng đưa tin: Ngư dân Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài uy hiếp trên vùng biển Hoàng Sa. Vẫn là con tàu ôn dịch của bọn hải giám Trung Quốc, số hiệu 46106, đã đâm chìm tàu cá QNg- 90289 TS, ngày 7/8, đến ngày 12-8, nó tiếp tục “sử dụng 2 ca nô, cùng 6 nhân viên mặc sắc phục có trang bị vũ khí và công cụ hỗ trợ tấn công khống chế” tàu cá QNg 90513 của ngư dân Phan Minh, cùng 11 ngư dân trên tàu.

Con tàu ôn dịch của Trung Quốc, số hiệu 46106, chuyên tấn công tàu đánh cá của ngư dân VN. Ảnh: báo DV.

Bài báo cho biết: “Sau khi khống chế ngư dân về phía mũi tàu, số nhân viên trên ca nô chặt toàn bộ dây hơi, phá hỏng 1 thuyền thúng, dụng cụ dự trữ nước ngọt, nhiên liệu, 6 hầm bảo quản cá; một số nhân viên trên tàu nước ngoài sử dụng hóa chất đổ vào thực phẩm dự trữ và hải sản của ngư dân Việt Nam.

Bản tin ngày 17/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo GDVN có bài: Mỹ lập nhóm chuyên gia công tác, đề xuất khu bảo tồn Biển Đông. Bài này tóm lược từ báo Diplomat, đưa tin, Trung tâm CSIS của Mỹ đã lập một nhóm chuyên gia công tác Biển Đông, giúp bảo vệ môi trường biển hiện đang bị khai thác cạn kiện, phá hủy các hệ sinh thái, cũng như quản lý các tranh chấp ở Biển Đông.

Cập nhật tin về cơn bão số 10

Theo báo Thanh Niên, tính đến 21h31 đêm 16/9, đã có 11 người chết, 1 người mất tích và 28 người bị thương. Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An, Hải Phòng và Quảng Trị đã có khoảng 7000 ngôi nhà bị ngập úng, cùng hàng chục phương tiện, tàu thuyền bị chìm, hư hỏng.

Bản tin ngày 19/10/2017

Tin trong nước

Nhân quyền ở Việt Nam

TTXVN đưa tin: Bắt khẩn cấp Trần Thị Xuân về hành vi nhằm lật đổ chính quyền. Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa thi hành lệnh “bắt khẩn cấp” bà Trần Thị Xuân, sinh năm 1976, trú tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh về cái gọi là “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” Điều 79, Bộ luật Hình sự.

Bà Trần Thị Xuân. Nguồn: FB Đức Nguyễn

Ông Trần Quyết Tiến, anh của bà Xuân cho VOA biết: “Lý do bắt rất vu vơ, không chứng cứ. Việc làm của em tôi trong cái làng không ảnh hưởng gì đến an ninh chính trị của đất nước cả. Em tôi chỉ có làm trưởng ban thanh niên của giáo xứ, hay đi gom ve chai, làm thiện nguyện, giúp người bị bão lụt, tặng quà cho người nghèo, neo đơn trong xã. Tôi chả thấy có tội gì mà để họ bắt cả. Việc này rất vô lý”. Gia đình bà Xuân nói với VOA rằng, bà là thành viên của Hội Anh em Dân chủ ở Hà Tĩnh.

Bản tin ngày 22-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo VnExpress đưa tin: Việt Nam kêu gọi bảo đảm tự do Biển Đông tại Diễn đàn hợp tác Á – Âu. Tại Diễn đàn hợp tác Á – Âu, hôm qua, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, nhấn mạnh: “Việt Nam và các nước ASEAN đang phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, trong đó có các thành viên Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), để bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, bảo đảm các tuyến giao thương trong và ngoài khu vực không bị cản trở, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao“.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh dự họp ASEM hôm qua. Ảnh: Baoquocte.

Báo Người Việt có bài của TS Nguyễn Tiến Hưng: Việt Nam trong chiến lược Hoa Kỳ. Tác giả viết, “ngày nào mà Trung Quốc (TQ) là đối thủ nguy hiểm của Mỹ ở Biển Đông thì ngày ấy Việt Nam là địa điểm chiến lược quan trọng nhất đối với Mỹ tại nơi đây. Ngược lại, khi TQ hết là thù địch thì vai trò chiến lược của Việt Nam đối với Mỹ cũng chấm dứt“.

Bản tin tối 7-1-2018

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đánh giá tình hình Biển Đông sau 1 năm tĩnh lặng. Năm 2017 vừa qua là “một năm khá tĩnh lặng trên Biển Đông”. Sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA), lãnh đạo Philippines giữ thái độ khá mềm mỏng với Bắc Kinh. Sau đó, Trung Quốc chấp nhận thỏa thuận với các nước ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Bản tin tối 23-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam nhận định: Nếu Mỹ không coi trọng Biển Đông, vị thế ở Thái Bình Dương sẽ vào tay Trung Quốc. Theo bài viết, chuyện Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa Biển Đông, bồi đắp đảo nhân tạo, vũ trang khí tài trên hệ thống căn cứ tiền phương, triển khai máy bay, tàu chiến ở vùng tranh chấp lãnh hải, cho thấy mục đích “độc chiếm các tài nguyên khoáng sản, kiểm soát toàn bộ các tuyến đường hàng hải và tạo ra lợi thế địa chính trị để chi phối toàn bộ khu vực”.

Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: EPA/ GDVN

Chiến lược quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông: “Trung Quốc thực hiện chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) để tạo ra những vùng kiểm soát chồng lấn trên một khu vực rộng lớn ở Biển Đông”. Trung Quốc liên tiếp triển khai các loại khí tài cho phép theo dõi và phản công trên diện rộng, như radar, tên lửa, các mạng lưới quan sát trên không và dưới nước, để ngăn “Hoa Kỳ và các nước trong khu vực vào những nơi mà Bắc Kinh rêu rao thuộc ‘chủ quyền’ của họ”.

Bản tin tối 8-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo VnExpress đưa tin: Trung Quốc triển khai Su-35 hoạt động trên Biển Đông. Dẫn nguồn từ Tân Hoa xã, ngày 7/2/2018, Không quân Trung Quốc đã huy động các máy bay tiêm kích phản lực Su-35 đến vùng Biển Đông để “thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu hỗn hợp”. Chuyên gia Harry J. Kazianis bình luận trên báo National Interest rằng Trung Quốc triển khai Su-35 trên Biển Đông để “kiểm soát vùng trời khu vực này, đặc biệt là khi Bắc Kinh đã xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp tại đây”.

Bản tin sáng 12-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Hải quân Mỹ và hải quân Anh đồng thanh tương ứng trên biển Đông, theo báo Người Lao Động. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đã tuyên bố lực lượng Hải quân Hoàng gia nước này sẽ tham gia các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ ở biển Đông trong năm nay, “đồng thời bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với các hoạt động FONOP của Mỹ trong khu vực”.

Bản tin sáng 30-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

TQ xác nhận đang diễn tập ở Biển Đông, không bình luận về tàu sân bay, theo VOA. Những hình ảnh vệ tinh do công ty Planet Labs cung cấp cho hãng Reuters thể hiện: “Hàng chục tàu hải quân Trung Quốc đang diễn tập trong tuần này với một hàng không mẫu hạm trong một sự biểu dương lực lượng lớn” ở Biển Đông.

Khi được hỏi về các hình ảnh cho thấy cuộc tập trận quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Nhậm Quốc Cường, nói: “Về đường đi cụ thể của hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, hải quân sẽ công bố thông tin vào lúc phù hợp”.

Bản tin tối 18-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Thông Tấn Xã Việt Nam bàn về hiệu quả hợp tác giữa lực lượng tuần duyên các nước trên Biển Đông. Đô đốc Zulkifili Abu Bakar là người đứng đầu Cơ quan Thực thi hàng hải Malaysia, khẳng định rằng sự hợp tác “giữa các cơ quan bảo vệ bờ biển là rất cần thiết để thực thi luật pháp trên Biển Đông”.

Bản tin Biển Đông ngày 20/8/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Một số báo trong nước đưa tin, một tàu cá và 5 ngư dân Bình Thuận đang mất tích ở quần đảo Trường Sa đã gần một tháng.

Trước đó, vào ngày 23-7, tàu cá BTh-96769 TS do ông Trần Nhật Trường (41 tuổi), trú ở phường Phước Hội, thị xã La Gi rời cảng cá La Gi ra khơi, khởi đầu chuyến đi đánh bắt hải sản ở vùng biển Trường Sa.

Bản tin Biển Đông ngày 14/9/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Phóng viên ABC News đã ghi lại toàn cảnh các đảo nhân tạo và công trình xây dựng của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa trong chuyến bay tuần tra cùng hải quân Mỹ. Trung Quốc tiếp tục lặp lại, yêu cầu máy bay của hải quân Hoa Kỳ rời khỏi nhưng không đe doạ gì thêm.

Bản tin Biển Đông ngày 8/10/2018

BTV Tiếng Dân

PTT Mike Pence phát biểu tại viện Hudson. Ảnh: Hudson Institute

Ngày 4 tháng 10 vừa qua, tại viện Hudson của Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Mike Pence đã có một bài phát biểu về Trung Quốc với những thông điệp mạnh mẽ, dường như muốn báo hiệu quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc giờ đây đã thay đổi. Thời đại mà Washington chìa tay cho Trung Quốc cơ hội để trở thành một thành viên có trách nhiệm cùng với Hoa Kỳ trong các vấn đề thế giới đã chấm dứt, theo nhận định của The New York Times.