“Bác” và “tháng Tư” ở Đông Dương

Huy Đức

30-4-2024

Ảnh: Tác giả chụp ở Udon Thani, Thái Lan. Nguồn: Huy Đức

Chỉ là tình cờ khi đến Udon Thani vào đúng ngày 30-4, lại vừa đọc cuốn “Quân Tình Nguyện Việt Nam ở Chiến Trường Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia”. Suy nghĩ, rất suy nghĩ. Cộng đồng người Việt ở Udon rất cách mạng và rất nghèo.

Người trông coi Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Udon rất tự hào là cộng đồng người Việt ở đây vẫn rất cách mạng. Anh nuối tiếc là không kịp hồi hương hồi thập niên 1960s vì ở lại Thái người Việt bị coi như kẻ thù. “Chúng tôi chỉ mới được tự do khoảng 20 năm nay. Trước đó Thái Lan không cho học lên, vì học lên là giàu lên lại lấy tiền nuôi cách mạng“. Cho đến cuối thập niên 1990s, người Việt ở Udon không được phép lên Bangkok.

Ngay sau 1945, ông Trần Văn Giàu đã sang Thái để lãnh đạo cách mạng. Miền Nam đã dùng 100 kg vàng từ “tuần lễ vàng” để đầu tư cho cách mạng Lào và Campuchia. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ trực tiếp lãnh đạo phong trào cộng sản từ 1948.

Thế mà người Thái vẫn tránh được “Tháng Tư”.

Lào cách Thái một con sông, đôi bờ khác xa nhau. Và, Vientiane rất khác Luang Prabang. Luang Prabang vẫn rất Lào và nền quân chủ chỉ vừa mới bị “cách mạng” năm 1975 bởi những người Lào Cộng sản.

Cách đây mấy năm khi dự lễ khánh thành đền thờ liệt sĩ Đường 20 Quyết Thắng – cung đường có 60km ở phía Việt Nam và 60km ở phía Lào [phía Lào mới thực sự là túi bom], tôi đã tự hỏi, nếu Việt Nam không xuất khẩu cách mạng sang Lào thì vương quốc hiền lành này có như bây giờ.

Cộng đồng người Việt đang chuẩn bị mở rộng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh như một Nhà Việt Nam ở Thái. Phần xây dựng cũ được tài trợ bởi bà Trương Mỹ Lan và ông Trần Bắc Hà. Phần xây dựng mới sẽ do người Việt tại Thái Lan quên góp. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ [trong lưu bút ghi là “Prof. Dr”] cũng từng sang thăm và góp 50 nghìn USD.

Thủ bút của ông Vương Đình Huệ. Nguồn: Huy Đức

Ghi chú của Tiếng Dân: Ông Vương Đình Huệ ghi “Prof. Dr. Vương Đình Huệ” có lẽ do ông dịch từ mấy chữ “Giáo sư Tiến sĩ”?

Các giáo sư tiến sĩ (GSTS) ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới không ai ghi như vậy, hoặc là họ ghi Prof. (Professor), hoặc là Dr (Doctor), nhưng thường họ ghi PhD (Doctor of Philosophy), nếu là GSTS. (Ngày xưa, khi còn học đại học, chúng tôi thường đùa khi nói rằng, PhD là chữ viết tắt của cụm từ “Permanent Headed Damage”, tạm dịch là “đầu óc bị hư hại vĩnh viễn”, vì mấy ông giáo sư đầu óc thường bị tưng tửng).

Cho nên, người ta ghi “Dr. Johnson” hoặc “Prof. Johnson”, hay “PhD Johnson”, chưa từng thấy người nào ghi Prof. Dr. Johnson. Hầu hết các trường đại học đòi hỏi các giảng viên và các giáo sư phải có bằng tiến sĩ, khi đã là giáo sư thì phải có bằng tiến sĩ, nên chỉ ghi giáo sư là đủ, không cần phải ghi giáo sư, tiến sĩ như ông Huệ.

Có vẻ như ông Huệ muốn khoe mình là giáo sư tiến sĩ, nhưng khi ông viết ra, ông lại cho mọi người thấy ngược lại.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Hà hà, bác viết như rất vô tư ( không dùng dấu than ( ! ) , dấu hỏi ( ? ) nào cả mà người ta vẫn thấy ý thâm sậu của bác .
    Ông Giàu sáng Thái lãnh đạo CM từ 1945, ông Duẩn, ông Thọ lãnh đạo CM từ 1948 .”Thế mà người Thái vẫn tránh được “Tháng Tư”. Vậy, “Tháng Tư” , nó là một thứ “La Pestie” , người Thái tránh được cái họa này chắc nhờ tinh thần họ đã được “chủng ngừa” cẩn thận .
    Còn Luang Prabang vẫn rất Lào chỉ mới “bị cách mạng từ 1975 bởi CS Lào . Nghĩa là đất Lào hiền hòa đã vướng dịch ( không phải Covid 19 ! ).
    Và cuối cùng là , “nếu Việt Nam không xuất khẩu cách mạng sang Lào thì vương quốc hiền lành này có như bây giờ.” Vã như, bác cho thêm một dấu (!) và một dấu (?) nữa phía sau ( thay vì dấu chấm ) thì hay phết bác ạ . Và, ý của bác sẽ rõ như ban ngày .

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây