Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 6-7-2019

Tin Biển Đông

Sau khi Mỹ và một số nước đồng minh lên án vụ Trung Quốc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống hạm trong cuộc tập trận kéo dài gần một tuần qua trên Biển Đông, Trung Quốc phủ nhận phóng tên lửa ở Biển Đông, VnExpress đưa tin. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng “các thông tin liên quan do Mỹ đưa ra” về vụ phóng thử tên lửa ở Biển Đông là “không phù hợp với thực tế”.

Bản tin ngày 29-10-2018

Tin Biển Đông

Chiến khu miền nam Trung Quốc nhận lệnh sẵn sàng chiến đấu, theo báo Thanh Niên. Chủ tịch TQ Tập Cận Bình vừa ra lệnh cho Chiến khu miền nam, phụ trách Biển Đông và khu vực Đài Loan, tập trung “ứng phó tình huống phức tạp”. Chuyên gia Collin Koh từ Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam nhận định, “các phát biểu mới từ giới lãnh đạo Trung Quốc nhằm gửi thông điệp đến Mỹ nói riêng và bất kỳ bên nào khác liên quan đến Biển Đông và cả Đài Loan”.

Bản tin ngày 19-11-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Thời điểm 5h20’ sáng hôm qua, tàu hải cảnh TQ Zhongguo Haijing 5204 lại rời khỏi vùng biển phía nam bãi Tư Chính để xâm nhập vào khu vực lô khai thác dầu khí 06.01 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Theo ông Nam, đây là lần xâm nhập thứ 27 của tàu Zhongguo Haijing 5204.

Trước đó, tối 14/11, tàu Zhongguo Haijing 5204 cũng rời vùng biển Bãi Tư Chính để thực hiện hành động quấy phá tương tự trong lô khai thác 06.01, đó là lần xâm nhập thứ 26. Một tàu hải cảnh khác của TQ là Zhongguo Haijing 5402 đã rời cảng Tam Á và di chuyển xuống Đá Chữ Thập, rồi tiếp tục lại gần lãnh hải Malaysia. 

Hải trình của tàu Zhongguo Haijing 5204 từ khuya ngày 17 đến sáng ngày 18/11 trong lần xâm nhập thứ 27 vào vực lô khai thác dầu khí 06.01. Ảnh: FB Phạm Thắng Nam

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay của Bộ Ngoại giao, đã có nhà báo “lề đảng” đặt câu hỏi về vụ TQ thông báo tập trận ở vịnh Bắc Bộ trong hai tuần cuối tháng 11, cấm tàu bè qua lại. Báo Thanh Niên dẫn câu trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao: ‘Khu vực Trung Quốc tập trận từ 17 – 30.11 không liên quan vùng biển Việt Nam’.

Bà Lê Thị Thu Hằng nói: “Các hoạt động quân sự trên biển được Trung Quốc thông báo hàng hải từ ngày 17 – 30.11 mà Bộ Ngoại giao được thông tin, nằm trong vùng biển của Trung Quốc, không liên quan đến các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật Biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) 1982”.

VietNamNet có bài nhìn lại diễn biến căng thẳng leo thang trong 12 năm qua ở Biển Đông: 12 năm trôi qua còn nguyên đó lo ngại lẫn ước mong. Bất chấp áp lực từ quốc tế, TQ vẫn không chịu từ bỏ cái gọi là yêu sách “đường lưỡi bò”, cho dù yêu sách không có cơ sở pháp lý nào, đã bị Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ. TQ thậm chí không ngại sử dụng những trò “khoe cơ bắp”, thách thức luật pháp quốc tế.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Thăm Nhật, tướng Mỹ kêu gọi bắt tay đối phó Trung Quốc. Theo thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao Nhật về cuộc gặp giữa ông David Berger, Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi, “hai bên chia sẻ quan ngại về việc Bắc Kinh đơn phương thay đổi hiện trạng trên Biển Đông và biển Hoa Đông bằng vũ lực và các biện pháp cưỡng ép nước khác”

Mời đọc thêm: Phản ứng của Việt Nam trước các hoạt động quân sự trên biển của Trung Quốc (CL). – Hoạt động quân sự của Trung Quốc không liên quan đến vùng biển Việt Nam (ĐĐK). – Vấn đề Biển Đông được bàn thảo như thế nào tại Hội nghị cấp cao ASEAN 37? (KTĐT). – Đối thoại hướng tới giải quyết hoà bình các yêu sách chồng lấn ở Biển Đông (NĐT). –  Kiểm soát nguy cơ đụng độ trên Biển ĐôngĐối phó Trung Quốc, Mỹ tăng cường sức mạnh quân sự ở Thái Bình Dương (TN). – Chính sách đối ngoại của chính phủ Biden và vấn đề Biển Đông (VOA). – Hà Lan nêu quan ngại về vấn đề quân sự hóa ở Biển Đông (TG&VN).

Tin ngoại giao

Gần một tuần nay, mạng xã hội xôn xao trước thông tin cho rằng, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa bị mật vụ VN bắt cóc tại Pháp, có khả năng bị dẫn độ về VN. Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay của Bộ Ngoại giao, đã có nhà báo đặt câu hỏi về vụ này và nhận được câu trả lời không khẳng định, cũng không phủ nhận.

Theo đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ‘không có thông tin về việc bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt’, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Bà Lê Thị Thu Hằng chỉ nói: “Tôi không có thông tin về bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt giữ tại Pháp”. Bà Thoa được cho là có liên quan đến sai phạm của cựu Bộ trưởng CT Vũ Huy Hoàng trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “Vi phạm quy định về quản lý đất đai” liên quan đến khu “đất vàng” số 2 – 4 – 6, đường Hai Bà Trưng, quận 1, thành Hồ.

Bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu thứ trưởng Bộ Công thương. Ảnh: TT

Cũng trong buổi họp báo, Bộ Ngoại giao xác nhận Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thăm Việt Nam, VTC đưa tin. Bà Hằng cho biết: “Từ ngày 20-21/11, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien sẽ thăm chính thức Việt Nam để kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mỹ. Ông O’Brien sẽ gặp một số lãnh đạo Bộ, ngành của Việt Nam để trao đổi các vấn đề liên quan tới quan hệ song phương cũng như các vấn đề khu vực và thế giới cùng quan tâm”.

Về bầu cử Tổng thống Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam coi trọng quan hệ với Mỹ cho dù ai thắng cử Tổng thống, theo VOV. Bà Hằng nói: “Việt Nam tôn trọng quyết định của người dân Hoa Kỳ và có thể khẳng định dù ai thắng cử thì Hoa Kỳ vẫn là 1 trong những đối tác quan trọng hàng đầu và có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam trên tinh thần hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau”.

Đối với Campuchia, nước láng giềng nằm trong khối ASEAN, đang dính đến lời đồn về khả năng ngả về phía TQ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói, Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho quan hệ láng giềng tốt đẹp với Campuchia, theo báo Hà Nội Mới. Bà Hằng khẳng định: “Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia”.

Mời đọc thêm: Bộ Ngoại giao trả lời về thông tin bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt tại Pháp (DT). – ‘Tôi không có thông tin về bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt ở Pháp’ (PLTP). – Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien sẽ thăm chính thức Việt Nam (VOV). – Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ thăm Việt Nam và Philippines (Zing). – Việt Nam ‘tôn trọng quyết định’ bầu tổng thống của người Mỹ (VNE). – Việt Nam luôn coi trọng, dành ưu tiên cao cho quan hệ với Campuchia (Tin Tức). 

Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh tiếp tục ra tòa

Hôm nay, VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh trong vụ Ethanol Phú Thọ, báo Người Lao Động đưa tin. Hai ông Thăng và Thanh, cùng các đồng phạm ở PVN, PVC bị truy tố trong vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Công ty CP Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB). 

Tin cho biết, vụ việc bắt đầu từ tháng 9/2008, PVB có quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu TK05 xây dựng nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu để sơ tuyển lựa chọn nhà thầu, “bị can Đinh La Thăng đã chủ trì nhiều cuộc họp để định hướng việc giao thầu cho PVC theo như đề nghị của bị can Trịnh Xuân Thanh”. Sau đó, Thanh đã ký công văn gửi PVB xin được chỉ định thực hiện dự án Ethanol Phú Thọ.

VOV giải thích về sai phạm chính trong vụ Ethanol Phú Thọ: Ông Đinh La Thăng ưu ái PVC của Trịnh Xuân Thanh. Theo thông tin từ cáo trạng vụ án, sau khi ông Thăng chỉ định thầu là PVC đối với dự án nhà máy Ethanol Phú Thọ, PVB đã không tổ chức đấu thầu theo kế hoạch mà lập hồ sơ để chỉ định thầu cho PVC/ Alfa Laval/ Delta-T, dù liên danh này không đạt rất nhiều tiêu chuẩn để thực hiện dự án. 

Dự án Ethanol Phú Thọ hoang hóa sau những ngày tháng “đắp chiếu”. Ảnh: VOV

Do thiếu năng lực chuyên môn, thiếu kinh nghiệm và thiếu cả năng lực tài chính, liên danh của PVC do ông Thanh làm chủ tịch đã không thực hiện dự án Ethanol Phú Thọ đúng tiến độ. Đến tháng 3/2013, PVC đơn phương dừng thi công dự án trong khi chưa có hạng mục nào hoàn thành, khiến 1.500 tỉ đồng thực hiện dự án giờ kẹt cứng trong một đống sắt vụn.

VTC có clip: Truy tố ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh trong vụ Ethanol Phú Thọ.

Dự án một thời nằm trong danh sách “quả đấm thép” về kinh tế của “đồng chí X”, giờ đã trở thành đống rác chôn tiền dân, báo Pháp Luật VN có bài: Cận cảnh dự án Ethanol Phú Thọ khiến ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh bị truy tố. Bên trong dự án ngàn tỉ là các công trình bị bỏ hoang. 

Một số công trình của dự án Ethanol đã cơ bản hoàn thành nhưng bị bỏ hoang gần 10 năm nay. Ảnh: PLVN

Cũng trong vụ sai phạm nói trên, Trịnh Xuân Thanh còn bị truy tố về hành vi “ăn” đất. VnExpress có bài: Cách Trịnh Xuân Thanh thâu tóm 3.400 m2 đất Tam Đảo. Năm 2008, trong lúc thực hiện hợp đồng thi công một số hạng mục công trình, ông Thanh đã bàn với đồng phạm Đỗ Văn Hồng “tìm mua đất để đầu tư khu nghỉ dưỡng. Hai bị can sau đó thống nhất mua 3.400 m2 đất ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc với giá 23,8 tỉ đồng”. Số tiền mua đất được lấy từ 25 tỉ do PVC tạm ứng cho PVC Kinh Bắc để làm dự án.

Báo Tuổi Trẻ có bài giải thích rõ hơn thủ đoạn “ăn đất” của ông Thanh: Ông Trịnh Xuân Thanh dùng tiền dự án mua biệt thự chuyển nhượng cho công ty của bố đẻ. Sau khi mua được khu đất nói trên tại Tam Đảo, ông Thanh và ông Hồng đã bàn bạc thống nhất tăng vốn điều lệ của PVC Kinh Bắc từ 50 tỉ lên 150 tỉ. Mặc dù HĐQT PVC chưa họp nhưng Thanh vẫn ký công văn gửi PVC Kinh Bắc về vụ chấp thuận tăng vốn. Số tiền mua đất đã trở thành “tiền góp vốn của PVC tại PVC Kinh Bắc”.

Để hoàn tất vụ “ăn đất”, ông Thanh đã thành lập Công ty Mai Phương và nhờ bố mình là ông Trịnh Xuân Giới đứng tên chủ sở hữu. Do ông Thanh đề nghị, ông Hồng đã ký hợp đồng chuyển nhượng thửa đất 3.400m2 cho Công ty Mai Phương.

Mời đọc thêm: Truy tố ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh liên quan đến vụ Ethanol Phú Thọ (Tin Tức). – Vụ Ethanol Phú Thọ: Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc những gì? (GDTĐ). – Biệt thự Tam Đảo về tay Trịnh Xuân Thanh thế nào? (ĐV). – Trịnh Xuân Thanh ‘thâu tóm’ 3.400m2 đất tại Tam Đảo (PLTP). – Trịnh Xuân Thanh dùng tiền dự án mua 3.400 m2 đất Tam Đảo để bố đứng tên (NLĐ). 

Tin nhân quyền

LS Nguyễn Văn Miếng đặt câu hỏi: Đến bao giờ xét xử “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”? Bản cáo trạng của vụ án này hoàn thành ngày 10/11/2020, còn hồ sơ vụ án đã được chuyển qua TAND thành Hồ, chỉ còn chờ ngày chính thức xét xử. Trong vụ này có 3 người bị buộc tội, gồm nhà báo Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thuỵ và anh Lê Hữu Minh Tuấn, đều bị truy tố theo khoản 2 điều 117, khung hình phạt từ 10-20 năm tù.

LS Miếng dự đoán, phiên tòa sơ thẩm xét xử các thành viên của Hội nhà báo độc lập VN có thể diễn ra cuối tháng 1/2021. Thẩm phán chủ toạ phiên toà là ông Huỳnh Ngọc Ánh, Phó Chánh án TAND thành Hồ, từng được vinh danh “Thẩm phán mẫu mực” năm 2016. Tin cho biết, ông Nguyễn Tường Thuỵ phản bác, bản cáo trạng gán cho ông là tác giả một số bài viết trên VN Thời Báo, nhưng ông khẳng định rằng ông không viết mấy bài đó và sẽ khiếu nại cáo trạng.

Vụ bắt cóc TS Phạm Đình Quý và võ sư Hoàng Minh Tuấn diễn ra từ ngày 23/9 nhưng tới nay, Công an Đắk Lắk vẫn chưa chịu thả người, nhà báo Trương Châu Hữu Danh lưu ý: “Hôm nay hết hạn tạm giam 2 tháng đối với Võ sư Hoàng Minh Tuấn – người tố cáo tiến sĩ Bùi Văn Cường đạo văn. Tuy nhiên, với một trợ lý – thư ký riêng từng là thiếu tá phó phòng an ninh, chắc chắn tiến sĩ Cường sẽ được tham mưu để có cách ứng xử riêng. Cũng như cách mà tiến sĩ đã làm trong thời gian qua”.

Về hiện tượng một số nhà hoạt động ở VN có khuynh hướng ủng hộ ông Trump, trong khi ông này lại là người làm ngơ nhân quyền, nhà hoạt động Phạm Lê Vương Các viết: Góc “giải cuồng”. Ông Các trích dẫn một số lời bình của các tổ chức nhân quyền quốc tế về ông Trump, trong đó có lời của GĐ điều hành Human Rights Watch: “Biden nên hành động nhanh chóng để đảo ngược các chính sách tệ hại của chính quyền Trump và giúp xây dựng một xã hội trong đó tất cả mọi người đều sống trong nhân phẩm và tự do”.

Tuyên bố của tổ chức Ân xá Quốc tế về Tổng thống “MAGA”, thần tượng của một số “nhà hoạt động” trong nước: “Là một tổ chức chuyên bảo vệ nhân quyền ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới, Tổ chức Ân xá Quốc tế Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền mới của Biden hành động ngay lập tức để chấm dứt các vi phạm nhân quyền do chính phủ Hoa Kỳ (thời của Trump) gây ra, bao gồm cả việc giam giữ, chia cắt trẻ em và gia đình họ trong việc tìm kiếm sự an toàn”.

Biếm họa về sự tàn phá mà ông Trump đang gây ra với nền dân chủ Mỹ.

Tổ chức Phóng viên không biên giới kêu gọi Tổng thống đắc cử Biden hành động ngay lập tức vì quyền tự do báo chí. Tổ chức này nhắc lại, thời điểm ông Trump đắc cử năm 2016, họ đã kêu gọi ông ta tôn trọng quyền tự do báo chí. Đáp lại, ông Trump thường xuyên công kích báo chí, lăng mạ báo chí là “kẻ thù của nhân dân” (enemy of the people), thậm chí còn khuyến khích bạo lực dẫn đến vụ tấn công bằng súng ở bang Maryland vào năm 2018 khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có 4 nhà báo. 

Xem lại clip của Washington Post ghi lại khoảnh khắc: Trump gọi PV của CNN là “thô lỗ, tệ hại, là kẻ thù của nhân dân”:

Mời đọc thêm: Facebook xóa các bài đăng kỳ thị chủng tộc về Kamala Harris (BBC). – Dân mừng khi Quốc hội lạnh nhạt với việc thêm quyền, tăng người cho công an (VOA). – Liên minh Five Eyes kêu gọi Bắc Kinh ngừng đàn áp nghị sĩ dân chủ Hồng Kông (RFI). – Anh, Canada ‘bày tỏ lo ngại’ về vụ bắt bà Phạm Đoan Trang (VOA).

***

Thêm một số tin: Sạt lở đất là nguyên nhân gây thiệt hại về người lớn nhất trong năm 2020 (Tin Tức). – Bắt phó hiệu trưởng Cao đẳng Nghề Cần Thơ vì cấp khống chứng chỉ (TT). – Từ ca dương tính rồi lại âm tính Covid-19, Hà Nội yêu cầu các bệnh viện nghiêm túc rút kinh nghiệm (ANTĐ). – Tròn một năm thế giới gồng mình chống chọi với đại dịch Covid-19 (VOV). – Bầu cử Mỹ: Biden lập kỷ lục với gần 80 triệu phiếu phổ thôngBầu cử Mỹ 2020: Vừa phủ nhận kết quả bầu cử, D.Trump vừa nhắm đến 2024? (RFI). – Bộ Tư pháp Mỹ nhiều khả năng vẫn tập trung vào Trung Quốc dưới thời Biden (VOA).

Bản tin ngày 2-7-2019

Tin Biển Đông

Báo Tổ Quốc đặt câu hỏi về vụ chìm tàu ở Bạch Long Vỹ: Tàu cá đã bị đâm chìm 10 người chết và mất tích như thế nào? Ông Đinh Trọng Dũng, một trong các ngư dân sống sót trong vụ tàu cá ở Nghệ An, bị tàu hàng Pacific 01 đâm chìm ở gần đảo Bạch Long Vỹ, cho biết:

Bản tin Biển Đông ngày 5/9/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Tàu SAR 412 lai dắt tàu cá bị nạn và các thuyền viên về bờ. Nguồn: CAĐN

Trong một bản tin hiếm hoi về hoạt động của cơ quan chức năng của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, báo Công an Đà Nẵng cho biết, ngày 28 tháng 8, tàu cá số hiệu ĐNa 90105 TS của ông Nguyễn Văn Hùng ở Đà Nẵng đã bị hỏng hộp số trong khi khai thác hải sản, phải thả trôi  tại vùng biển cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 70 hải lý về phía nam.

Bản tin ngày 30-7-2019

Tin Biển Đông

Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư của Trường Cao đẳng Hải Chiến Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cập nhật tình hình đối đầu ở Bãi Tư Chính. Ngày 28/7/2019, ông Ryan Martinson cho biết: “Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồ họa cho thấy các hoạt động của nó từ ngày 25 đến 28/7”.

Bản tin ngày 24-8-2019

Sức khỏe ông Trọng ra sao?

Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Tiểu ban Nhân sự, báo Lao Động đưa tin.  Về nhân sự ĐH 13, Tổng – Chủ Trọng đề nghị những người được chọn phải “là những cán bộ tin cậy được lựa chọn phải nắm chắc, nắm vững và tuân thủ nghiêm ngặt quy chế, quy định của Đảng, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc, chế độ và lề lối làm việc. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, phải thực hiện nghiêm túc các quyết định, chỉ đạo của Tiểu ban, tuyệt đối trung thành, trung thực, công tâm, khách quan, giữ gìn bí mật”.

Bản tin ngày 24-9-2018

Nhân quyền ở Việt Nam

Tòa án quận Cái Răng, TP Cần Thơ đã phải tranh thủ làm việc vào ngày nghỉ cuối tuần, mở phiên tòa xử hai Facebooker là ông Nguyễn Hồng Nguyên và bà Trương Đình Khang. Báo Vietnamnet đưa tin: Phạt tù 2 đối tượng phát tán tài liệu nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ông Nguyên bị kết án 2 năm tù, bà Khang án 1 năm tù, với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Bản tin ngày 19-9-2019

Tin nhân quyền

VOA đưa tin: Freedom Now kiến nghị LHQ về việc blogger Phan Kim Khánh bị giam giữ. Tổ chức nhân quyền Freedom Now và một công ty luật ở Anh thay mặt cho anh Khánh đệ trình một kiến nghị lên Nhóm Công tác của Liên Hiệp quốc về Giam giữ Tùy tiện. Anh Khánh là người đã bị tuyên án 6 năm tù giam hồi năm 2017 vì cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước.

Bản tin ngày 9-1-2019

Tin Biển Đông

Bắc Kinh lớn tiếng cảnh báo Washington sau chuyến tuần tra của chiến hạm Mỹ tới Hoàng Sa, theo VOV. Sau vụ Hải quân Mỹ điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS McCampbell tới gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Lục Khảng, người phát ngôn BNG Trung Quốc, tuyên bố rằng, “Bắc Kinh đã điều máy bay quân sự và tàu hải quân để xác định hoạt động của Mỹ và cảnh báo hải quân Mỹ rời đi”.

Bản tin ngày 14/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Như đã hứa với độc giả Tiếng Dân hôm qua, dịch giả Song Phan đã có bài dịch: Bàn tay vô hình của Hà Nội góp phần định hình chương trình làm việc của nhóm chuyên gia ở Washington thế nào? Bài viết cung cấp nhiều thông tin thú vị, về chuyện Hà Nội đã bí mật chi tiền cho hội thảo Biển Đông của CSIS ở Washington hàng năm.

Chuyện chi tiền đóng góp tổ chức hội thảo, để Việt Nam có tiếng nói trên một diễn đàn quốc tế, lên tiếng về chủ quyền biển đảo, là quan trọng và cần thiết, tuy nhiên, có hai vấn đề lớn mà Greg Rushford đã đặt ra, đó là:

Bản tin ngày 20-12-2017

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Tạp chí Forbes có bài phân tích của tác giả Peter Pham: Tại sao căng thẳng ngày càng gia tăng trên Biển Đông? Về khu trục hạm USS Chafee tuần tra trong vòng 12 dặm ngày 10/10/2017, ở vùng biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa, ông Peter Pham đánh giá “hành động này không phải chỉ tuần tra hoặc diễn tập thường lệ, mà chính là bước tiến mới nhất trong một cuộc cờ đa chiều ở một trong những khu vực tranh chấp nhạy cảm nhất trên thế giới”.

Bản tin Biển Đông ngày 17-9-2018

BTV Tiếng Dân

Quan hệ Việt – Trung

Theo Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh dẫn tin từ Bộ Công an Việt Nam, Bộ Công an Trung Quốc với sự giúp đỡ của công ty công nghệ thông tin Lý Á đã viện trợ cho Bộ Công an Việt Nam Phòng LAB đặt tại Sài Gòn, với hệ thống thiết bị thu thập, khôi phục chứng cứ dữ liệu “nhằm phục vụ công tác đấu tranh phòng/chống tội phạm sử dụng công nghệ cao”. Phòng Lab đã được khánh thành ngày 14/9 vừa rồi ở Sài Gòn.

Bản tin ngày 3-9-2018

Tính chính danh của Đảng CSVN sau 73 năm cướp chính quyền

BBC có bài: 1945-1975: Tính chính thống và chủ quyền quốc gia. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cựu Viện trưởng Viện IDS nói về tính chính danh của đảng cầm quyền hiện nay: “Nếu hiểu tính chính danh hay tính chính đáng theo nghĩa mà Đảng CSVN vẫn tuyên bố là ‘của dân, do dân, vì dân’ thì ‘chế độ này không có tính chính danh’ bởi vì người dân ‘không có quyền chính trị cơ bản nhất’ là bầu chọn ra những người cai trị mình”.

Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam: Kết thúc hay khởi đầu?

BTV Tiếng Dân

21-2-2020

Suốt chín ngày qua, Việt Nam không có ca nhiễm COVID-19 nào mới. Mặc dù có rất nhiều người Trung Quốc xuất hiện khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng đến nay, cả nước chỉ có 16 ca nhiễm virus corona. Có vẻ như Việt Nam là vùng đất thiêng, virus corona tới thì chỉ có chết!

Bản tin sáng 20-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Về thông tin tàu cá QNg 96355 của ông Phùng Trung Thành ở Quảng Ngãi bị cướp trưa 16/4, hầu hết các báo đều đưa tin, thủ phạm là “tàu lạ“, hay “tàu nước ngoài”. Chỉ có báo Pháp Luật TPHCM gọi đúng tên là tàu Trung Quốc: Một tàu ghi chữ Trung Quốc sơn màu trắng, thả xuồng cùng bảy người với đầy đủ vũ khí uy hiếp tàu cá Việt Nam. Rõ ràng là tàu không “lạ”, mà chỉ có sự hèn hạ của những người đưa tin.

Những ngư dân khốn khổ trên còn tàu VN bị TQ cướp bóc. Ảnh: PLTP

Chống dịch kiểu “đánh úp” người dân và vaccine Trung Quốc

BTV Tiếng Dân

5-6-2021

Chủ đề nổi bật trên cả mạng xã hội và báo chí “lề phải” hôm nay là vụ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai quyết định cách ly người đến từ Sài Gòn, đột ngột như “đánh úp” người dân. Chiều ngày 4/6, UBND tỉnh Đồng Nai ra thông báo, từ 0h ngày 5/6, người từ TP.HCM đến Đồng Nai phải cách ly 21 ngày, tự trả phí.

Tin Biển Đông: Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm Trung Quốc

BTV Tiếng Dân

22-10-2019

Hải Dương 8 đang ở đâu?

Ông Phạm Thắng Nam đưa tin, Hải Dương 8 bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 21. Vào lúc 3h20′ sáng 22-10-2019, Hải Dương 8 bắt đầu di chuyển lên phía Bắc, song chạy dọc vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận. Ông Nam nhận định, nhiều khả năng HẢI DƯƠNG 8 sẽ thực hiện đường khảo sát thứ 21, của vùng khảo sát mới, được gọi là phân vùng C, thuộc vùng Khảo sát IV.

Bản tin ngày 15-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Chuyên gia thân Trung Quốc liên tục ‘lên gân’ về Biển Đông. Hôm qua, TS Mark J.Valencia, thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia của TQ về Biển Đông, công bố hai bài viết trên Asia Times và South China Morning Post, tiếp tục tuyên truyền các quan điểm nhằm về “chủ quyền” phi pháp của Bắc Kinh đối với Biển Đông, như một phần trong “chiến tranh thông tin” của thế lực bành trướng Bắc Kinh.

Bản tin ngày 18-12-2018

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Việt Nam, Trung Quốc bàn về Biển Đông tại Lào. Chiều 16/12/2018, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, “bàn về cách giải quyết các đề tranh chấp trên biển nhằm tạo môi trường tốt cho phát triển song phương”. Đây là cuộc gặp  diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao 6 nước chung dòng sông Mekong – Lan Thương lần thứ tư tại Lào.

Bản tin ngày 19-5-2020

BTV Tiếng Dân

19-5-2020

Xung đột biển Đông: Sau “đấu khẩu” liệu có “đấu súng”?

Sau trận “đấu khẩu” của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao hai nước Việt – Trung qua lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông do Trung Quốc đơn phương áp đặt,  tình hình căng thẳng ở Biển Đông vẫn tiếp tục leo thang trong những ngày qua, khi máy bay và tàu chiến của các bên xuất hiện tại các điểm nóng tranh chấp trên biển.

Bản tin ngày 31-10-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Philippines sẽ ra sao nếu Mỹ – Trung Quốc có chiến tranh? Câu hỏi liên quan đến tình huống, ông Emmanuel Bautista, cựu Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Philippines đặt ra, rằng cả TQ và Mỹ sẽ tìm cách kiểm soát Philippines vì vị trí chiến lược của quốc gia Đông Nam Á này nằm giữa Biển Đông và Thái Bình Dương.

Bản tin ngày 10-11-2018

Tin Biển Đông

Báo Dân Trí có bài: Nguy cơ tàu chiến Mỹ – Trung chạm trán căng thẳng trên Biển Đông. Bài viết lập luận: “Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tập trung vào các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh với toàn bộ Biển Đông và các nỗ lực của Mỹ nhằm thách thức các yêu sách này. Hai bên đều giữ lập trường kiên định của mình”, cho nên khả năng Biển Đông “hạ nhiệt” lúc này là không khả thi, tình hình căng thẳng vẫn tiếp diễn.

Bản tin ngày 9-11-2018

Tin Biển Đông

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng hoạt động quan trắc tại Trường Sa, theo báo An Ninh Thủ Đô. Tại buổi họp báo thường kỳ ngày 8/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, chuyện Trung Quốc triển khai các trạm quan trắc “trên các cấu trúc xây dựng cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này”.

Bản tin tối 8-1-2018

Tin trong nước

Giai đoạn mới của chiến dịch “đốt lò”

Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu gọi: Ngay lúc này, Đảng phải kiên quyết hành động. “Triều đình nào cũng thế, vua nào cũng vậy, lập thân, lập quốc bằng nhiều con đường khác nhau nhưng khi đã nắm quyền tất thảy đều phải xây dựng tính chính Danh”. Đây lại là thời điểm tính chính danh của Đảng Cộng sản đang gặp bất ổn, từ cả trong lẫn ngoài nước, cả trong lẫn ngoài Đảng.

Ông Sang hỏi thẳng: “Nếu tình hình tham nhũng và suy thoái không được loại trừ, Ðảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu?”. Cũng giống như nhiều thế hệ lãnh đạo trước và sau đó, ông Sang không thoát ra được lỗi ngụy biện của sự đánh đồng Đảng, chế độ với vận mệnh đất nước. Đảng này có sụp đổ thì sẽ đảng khác thay, đảng chết chẳng lẽ đất nước cũng… die theo?

Bản tin tối 27-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Người Việt bình luận: Trung Quốc leo thang thách thức Mỹ ở Biển Đông. Tác giả bàn về “chiến lược lấn tới dần dần” của Bắc Kinh để thực hiện mưu đồ bá quyền ở Biển Đông, thông qua các đảo nhân tạo được bồi đắp trái phép: “Đảo nhân tạo của Trung Quốc có hai mục đích chính: (1) dùng làm đầu cầu để, hợp pháp hay không hợp pháp, lấn dần chủ quyền trong vùng biển, (2) xây dựng thành căn cứ quân sự tiền tiêu… rất có hiệu quả trong các chiến dịch xâm lăng ở khu vực”.

Bản tin ngày 1-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Vụ Bắc Kinh thay đổi từ ngữ trong quy định hàng hải của TQ để xác định vùng biển nằm giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của VN ở Biển Đông là khu vực điều hướng “gần bờ” thay vì “xa bờ”, báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Động thái mới của Trung Quốc nhằm gia tăng kiểm soát Biển Đông? Sự thay đổi này xuất hiện trong phiên bản sửa đổi của một quy định được soạn thảo năm 1974, liên quan đến những quy tắc kiểm tra các tàu đi biển, có hiệu lực từ hôm nay.

Bản tin ngày 5-11-2019

Chuyện nghị trường

Infonet đưa tin: Tuần này, Thủ tướng cùng 4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn. Show diễn màn chất vấn sẽ được truyền hình trực tiếp với 4 nhóm vấn đề mà 4 Bộ trưởng sẽ trả lời, gồm: Bộ Nội vụ; Bộ Công Thương; Bộ NN&PTNT và Bộ 4T.

Bản tin ngày 14-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập trái phép lần thứ 10 vào lô khai thác dầu khí 06.01 của VN. Khoảng 6h sáng nay, tàu hải cảnh TQ Zhongguo Haijing 5204 vùng biển phía nam Bãi Tư Chính, tiến vào quấy phá hoạt động khai thác dầu khí ở lô 06.01, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Đã 10 lần tàu này tiến vào quấy phá ở khu vực gần đường bờ biển VN, cho thấy sự bất lực của Hải quân VN bảo vệ lãnh hải đất nước ra sao.

Tin Biển Đông: Bất luận chuyện gì xảy ra, quan hệ Việt – Trung vẫn nồng ấm!

BTV Tiếng Dân

13-11-2019

Bắc Kinh tìm đủ mọi thủ đoạn thực hiện ý đồ bá quyền của mình. Báo Kiến Thức có bài: Thủ đoạn “tàu thân trắng” Trung Quốc lợi dụng thực hiện đường lưỡi bò phi pháp. “Tàu thân trắng” là thuật ngữ để chỉ một nhóm tàu đánh cá đặc biệt của Trung Quốc: Vẻ ngoài giống tàu đánh cá nhưng hành động rất hiếu chiến, sẵn sàng đâm húc và truy đuổi tàu cá của các nước khác, thậm chí “ngư dân” của các “tàu thân trắng” còn có vũ trang và phối hợp chặt chẽ với các tàu hải cảnh của Trung Quốc.