Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 16/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Soha có bài: Anh từ chối tuần tra Biển Đông cùng Mỹ vì “muốn làm ăn với Bắc Kinh”, báo TQ hả hê. Khi được hỏi, liệu Anh có tham gia các hành động ‘tự do hàng hải’ hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cho biết, “London sẽ không tham gia các cuộc tập trận ở biển Đông vì hành động này sẽ trực tiếp thách thức Trung Quốc’.”

Trang Cankaoxiaoxi của TQ vui mừng vì quyết định của Anh: “Một loạt những hành động tương tác với Bắc Kinh, từ công khai hoan nghênh sự đầu tư của Trung Quốc, đến chủ động gia nhập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, rồi tiếp đón lãnh đạo Trung Quốc theo nghi lễ cấp cao, nước Anh đều thể hiện quan điểm và lập trường trái với Mỹ“. Mời đọc thêm bài viết của báo Sydney Morning Herald về việc Anh từ chối tuần tra ở Biển Đông.

Phiên xử vụ án Đồng Tâm: Ngày thứ 2

BTV Tiếng Dân

Diễn biến đáng lưu ý của phiên xử hôm nay là HĐXX đã cho phép các LS được tiếp xúc với thân chủ của họ. Facebooker Hà Phi chia sẻ thông tin từ LS Hải Quảng: “Sau khi các Luật sư gửi đơn kiến nghị tới Chánh án TAND thành phố Hà Nội, VKSND thành phố Hà Nội vào 13h50 ngày 07/9/2020 thì sáng nay (08/9/2020) Hội đồng xét xử đã sửa sai, đồng ý cho các Luật sư tiếp xúc với các bị cáo!”

Bản tin ngày 11/9/2017

Tin trong nước

Biển Đông

Báo Người Lao Động có bài: Quyết giữ ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Anh Võ Bá Nha, 34 tuổi, chủ tàu QNg-90045TS, kể rằng, tàu của anh đã nhiều lần bị Trung Quốc đập phá tài sản, nhưng anh vẫn không chùn bước: “Nếu chuyến biển nào bị tàu Trung Quốc phá tài sản, khi trở về có đi vay, đi mượn hay bán nhà cũng phải sửa lại tàu tiếp tục ra Hoàng Sa. Đó là nơi nuôi sống mình, gia đình bao thế hệ ngư dân chúng tôi. Không thể vì Trung Quốc dọa nạt dùng vũ lực, bỏ tù mà bỏ biển được“.

CLB bóng đá NO-U ra sân chiều Chủ nhật lần thứ 250, ngày 10/9/2017 trên sân Viettel. Tuy nhiên, cũng như nhiều lần trước đó, khi gần hết trận thì an ninh đến doạ nạt chủ sân và cấm không cho thuê sân nữa và chủ sân bóng không dám lấy tiền sân dù đã cho thuê gần hết giờ.

Bản tin ngày 7-12-2018

Tin Biển Đông

Báo Lao Động đưa tin: Việt – Trung đàm phán hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Theo đó, từ ngày 5 đến ngày 6/12 tại Chu Hải, Quảng Đông, Trung Quốc, đã diễn ra “đàm phán vòng XII Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam – Trung Quốc”Trưởng đoàn Việt Nam là Vụ trưởng Vụ Biển, Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Đông. Trưởng nhóm phía Trung Quốc là Cố vấn Cao cấp các sự vụ biên giới, Bộ Ngoại giao Mã Á Âu.

COVID-19 ở VN: 113 ca nhiễm, áp lực ngày càng nặng

BTV Tiếng Dân

22-3-2020

Tính đến tối 22/3/2020, đã có 113 người nhiễm Covid-19 ở Việt Nam. Bộ Y tế cho biết, chỉ trong ngày 22/3, đã có 19 ca dương tính nCoV, nhiều nhất trong một ngày kể từ đầu dịch, đưa tổng số người nhiễm lên 113. Trong đó, có 7 ca ở Hà Nội, 4 ca ở Đồng Tháp, 2 ca ở Trà Vinh, 6 ca ở Sài Gòn. Từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở VN tới nay, đây là ngày đầu tiên miền tây Nam Bộ ghi nhận có ca nhiễm.

Bản tin sáng 21-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Trung Quốc cáo buộc tàu chiến Mỹ vi phạm chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc tiếp tục lên giọng “cướp biển”, cho rằng “Mỹ vi phạm chủ quyền của họ” sau khi chiến hạm USS Hopper “đi vào phạm vi 12 hải lý (22 km) của Bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Đảo Hoàng Nham vào ngày 17 tháng 1”.  

“Dù Mỹ không có tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông và nói rằng họ không có lập trường về các tranh chấp, song Mỹ nói họ lo ngại Trung Quốc đang tìm cách quân sự hóa vùng biển quốc tế tự do và rộng mở”. Trong khi đó, Việt Nam có “quyền lợi sát sườn” ở ngay Biển Đông, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam cũng có đầy đủ tài liệu cổ chứng minh chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng Đảng Cộng sản đã im lặng trong suốt 44 năm, với lập trường: “Lợi ích lớn hơn bất đồng”.

Bản tin ngày 21-1-2019

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: ASEAN trong thách thức hạt nhân. Bài viết cảnh báo: Nhằm hiện thực hóa tham vọng thu tóm Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục xây dựng và củng cố nhiều căn cứ tiền phương, triển khai nhiều khí tài từ máy bay đến tàu chiến. “Từ đó, Bắc Kinh hình thành sức mạnh quân sự để kiểm soát khu vực này bằng đe dọa vũ lực, thậm chí đe dọa cả các cường quốc khác”.

Bản tin ngày 28-7-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

BBC có bài phỏng vấn TS Hà Hoàng Hợp về diễn biến chuyển động Biển Đông: Đối đầu Mỹ-Trung và lựa chọn của VN? Về đợt tập trận của TQ kéo dài từ 25/7 đến 2/8/2020, TS Hợp lưu ý: “Đợt tập trận chín ngày lần này của quân Trung Quốc gồm có bắn đạn thật có sức công phá lớn, trong đó có pháo tên lửa và tên lửa; không quân Trung Quốc cũng tập bắn đạn thật – không đối biển và không đối không ở phía Tây bán đảo Lôi Châu”.

Bản tin ngày 5-12-2018

Tin Biển Đông

VOA bàn về vai trò lớn cho đảo nhỏ ở TBD trong kế hoạch Biển Đông của Mỹ, Úc. Theo đó, “vấn đề Biển Đông không được nêu ra trong cuộc họp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây”, nhưng trong hậu trường, hai bên đều chuẩn bị kịch bản ứng phó với những mâu thuẫn trong tương lai.

Bản tin tối 29-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo viết: Xét về Chủ Quyền Quần Đảo Tây Sa do Chính Phủ Trung Hoa Dân Quốc Nêu trong Sách Nam Hải Chư Đảo Địa Lý Chí Lược, để phản biện sách “Nam Hải chư đảo địa lý chí lược” của Trịnh Tư Ước, được bộ nội chính Trung Hoa Dân Quốc xuất bản vào tháng 11 năm 1947, là “sách đầu tiên nhắm dành chủ quyền trên Biển Đông và Hoa đông”.

Bản tin ngày 13-5-2019

Tin Biển Đông

Việt Nam – Myanmar tái khẳng định lập trường về Biển Đông, báo Thanh Niên đưa tin. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Tổng thống Myanmar Win Myint ngày 11/5. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Bản tin tối 25-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Tướng hải quân hồi tưởng trận chiến oanh liệt giải phóng Trường Sa. Thiếu tướng Mai Năng, là người chỉ huy cái gọi là “lực lượng giải phóng Trường Sa” tháng 4/1975, nói rằng: “Chuyện giải phóng Trường Sa thì tôi quên sao được. Đó là những ngày tháng đẹp đẽ nhất trong đời lính biển của tôi… Cuộc chiến đấu diễn ra rất oanh liệt. Các chiến sĩ trẻ rất dũng cảm, thương vong không đáng kể. Nhưng đây là chiến công đầu tiên, khẳng định sức mạnh và tinh thần chiến đấu làm chủ vùng biển của Hải quân Việt Nam” .

Bản tin tối 26-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Hải quân Trung Quốc thông báo rằng nước này có thể điều tàu sân bay Liêu Ninh tập trận ở Biển Đông, VnExpress đưa tin. Bài viết dẫn lời “một nguồn tin quân sự giấu tên” từ Trung Quốc nói rằng: “Cuộc tập trận được lên kế hoạch vào đầu năm nay. Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh nhiều khả năng sẽ lần đầu tiên tham gia tập trận sau khi thể hiện khả năng tác chiến trong 5 lần diễn tập gần đây”.

RFA đưa tin: Hội Nghề Cá Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông. Vẫn như mọi năm, Hội Nghề Cá Việt Nam khẳng định: “Hành động đơn phương tuyên bố cấm đánh bắt cá của Trung Quốc gây cản trở sản xuất trên biển của ngư dân, xâm phạm chủ quyền quẩn đảo Hoàng Sa và vùng biển Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam”.

Bản tin ngày 14-5-2019

Tin Biển Đông

Mỹ tập hợp đồng minh đẩy lùi thế lực ‘bắt nạt’ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, báo Thanh Niên đưa tin. Phát biểu tại buổi tiệc nhân dịp 40 năm thành lập Viện Claremont ở Beverly Hills, bang California, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố:

Bản tin ngày 15-10-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Hôm nay, tàu khảo sát Shiyan 1 của TQ đã xâm nhập trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của VN. Vụ việc bắt đầu từ 3h51’ chiều ngày 12/10, tàu này đã rời cảng Hải Khẩu (Haikou) phía bắc đảo Hải Nam, đi vòng bờ phía tây của đảo này rồi chạy xuống phía nam và bắt đầu hành trình xâm nhập lãnh hải VN.

Bản tin ngày 31-8-2019

Tin Biển Đông

Ông Ryan Martinson, trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, tiếp tục cập nhật tình hình căng thẳng trên Biển Đông, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tối 30/8/2019, ông Martinson cho biết: “Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồ họa dưới đây cho thấy các hoạt động của tàu này từ ngày 26/8 đến nay”.

Bản tin ngày 25-12-2018

Tin Biển Đông

Báo Người Việt đặt câu hỏi: Thế chiến thứ 3 xảy ra vì Biển Đông? Trước khuynh hướng Mỹ – Trung tiếp tục thách thức nhau trên Biển Đông, ông Malcolm Davis, phân tích gia cấp cao của Viện Chính Sách Chiến Lược của Úc nói với đài CNN của Mỹ: “Trung Quốc sẽ không giảm các nỗ lực nhằm kiểm soát hoàn toàn Biển Đông. Trên căn bản, cái mà Trung Quốc muốn là biến Biển Đông thành cái hồ của họ”.

Bản tin ngày 18-2-2019

Tin Biển Đông

Mỹ – Trung đấu khẩu về Huawei, Biển Đông tại Hội nghị An ninh Munich, Zing đưa tin. Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 55 diễn ra ngày 16/2/2019, ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì “bày tỏ thái độ phản đối chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ và sự không hài lòng đối với hoạt động tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông”.

Bản tin ngày 10-6-2020

BTV Tiếng Dân

10-6-2020

Tin Biển Đông

Philippines có kế hoạch chi 26 triệu đô để xây dựng thêm các công trình trên đảo Thị Tứ đang tranh chấp ở Biển Đông, báo SCMP đưa tin hôm 9/6. Bài viết dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Delfin Lorenzana khi ghé thăm hòn đảo này, cho hay, việc đầu tư xây dựng ​​nhằm mục đích làm cho hòn đảo trở nên đáng sống hơn chứ không phải quân sự hóa.

Bản tin ngày 9-6-2020

BTV Tiếng Dân

9-6-2020

Tin Biển Đông

Báo Ấn Độ, Times of India có bài phân tích về “Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông”. Bài viết cho biết, mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông là, thông qua khu vực này để chiếm lĩnh tất cả các khu vực chiến lược xung quanh nó.

Tin Biển Đông: Việt Nam sẽ đối thoại với Trung Quốc, rồi hợp tác, khai thác trên Biển Đông?

BTV Tiếng Dân

17-10-2019

VOA có bài: Trung Quốc kêu gọi Việt Nam đối thoại về Biển Đông. Báo South China Morning Post trích lời Cảnh Sảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao TQ, nói tại cuộc họp báo vào hôm thứ Tư 16/10 rằng “Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua đối thoại và đàm phán, để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông thông qua các hành động thiết thực”.

Bản tin ngày 23-9-2019

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Biết sai vẫn làm

Báo VietNamNet đưa tin: Đường sắt Cát Linh – Hà Đông, vay vốn Trung Quốc, bị nhiều phụ thuộc. Thời ông Nguyễn Hồng Trường còn là Thứ trưởng Bộ GTVT, ông này đã nhiều lần hứa hẹn ngày dự án hoàn thành. Đến nay ông Trường đã nghỉ hưu, rồi bị kỷ luật vì một số vi phạm, thì “lời hứa hẹn vẫn chưa thành sự thực. Nhiều hạng mục dở dang, nằm phơi nắng phơi mưa, trong khi nợ vay Trung Quốc thì không phải chuyện đùa”.

Bản tin ngày 29-12-2017

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ có bài bình luận: Biển Đông trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Quá trình quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc năm 2017 diễn ra khá thuận lợi, thì Chiến lược an ninh quốc gia (NSS) 2017 do Tổng thống Hoa Kỳ vừa công bố lại trình bày vấn đề Biển Đông theo hướng không rõ ràng. Biển Đông vẫn có vị trí trong NSS 2017, nhưng mức độ ưu tiên thấp hơn căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên và khủng bố quốc tế.

GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, giải thích với Tuổi Trẻ: “NSS chứa đựng những mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn ấy lại nhấn mạnh quan điểm muốn các nước khác hướng về Mỹ với trọng tâm là giá trị và sự lãnh đạo của Mỹ”. Nói cách khác, nước Mỹ vẫn sẽ quan tâm đến Biển Đông nếu quyền tự do hàng hải ở khu vực này bị đe dọa, nhưng hướng giải quyết phải theo tinh thần “nước Mỹ trên hết”.

Bản tin ngày 1/7/2017

Tin trong nước

1. Tin chủ quyền biển đảo 

Không giống như lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam nói hôm 29/6, rằng lý do ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam “vì công việc đột xuất trong nước“, một bài phân tích chi tiết được báo Tiếng Dân dịch, cho biết lý do “rằng Long bỏ về sau khi quan chức Việt Nam từ chối đòi hỏi ngưng tất cả các cuộc thăm dò dầu khí trong đường 9 đoạn“. Và Hà Nội cho rằng “các lô 118 và 136 không những không có cơ sở mà còn xúc phạm“.

TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Nguồn: Trí Dũng/TTXVN

Tin Biển Đông: Trung Quốc đẩy lùi tàu Mỹ ra khỏi Hoàng Sa?

BTV Tiếng Dân

16-9-2019

BBC dẫn nguồn từ báo South China Morning Post, đưa tin: Trung Quốc nói đã ‘trục xuất’ tàu Mỹ ra khỏi Hoàng Sa. Hiện chỉ thấy báo South China Morning Post đưa tin này, dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Chưa thấy phía Mỹ xác nhận tin này.

Tin nhân quyền: Nợ luật biểu tình và luật về hội; dàn dựng bắt người vô tội

BTV Tiếng Dân

14-10-2019

Tiếp tục nợ dân luật biểu tình và luật về hội

Báo Thanh Niên đưa tin: Chưa ban hành luật về Hội, luật Biểu tình là ‘tồn tại‘ khi thi hành Hiến pháp. Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội, tổng kết 5 năm thi hành Hiến pháp 2013. Báo cáo cho biết, QH còn nợ 21 dự án luật, trong đó có luật về Hội, luật Biểu tình… Luật biểu tình là món nợ khó đòi, kể từ khi Hiến pháp ra đời năm 1946 đến nay, Quốc hội CSVN nhất quyết không ban hành luật biểu tình, mà cũng không nói rõ là họ không muốn ra luật này, chỉ khất nợ hết kỳ họp này đến kỳ họp khác.

Tin Biển Đông ngày 28-4-2021

BTV Tiếng Dân

Một ngày sau khi Planet Labs công bố ảnh vệ tinh, cho thấy nhóm tàu sân bay Liêu Ninh của TQ rời Biển Đông, tiến ra Thái Bình Dương theo hướng eo biển Miyako, đến lượt Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố hình ảnh nhóm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc ra biển Hoa Đông, báo Thanh Niên đưa tin.

Bản tin ngày 18-9-2019

Tin Biển Đông

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tình hình lúc 21h30′ ngày 17/9 qua bản đồ AIS vệ tinh. Tàu hải cảnh 33111 đã rút khỏi nhóm hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 8 để về nghỉ ở khu vực đảo nhân tạo. Sự trở lại của hai tàu hải cảnh 35111 và 31302 là sự thay đổi luân phiên thay cho các tàu đã hoạt động trước đó. Còn Hải Dương Địa Chất 8 “vẫn tiếp tục bình thản đan áo trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”

Bản tin ngày 2-10-2018

Nhất thể hóa đảng và nhà nước

Mấy ngày qua, cư dân mạng bàn tán xôn xao về chuyện nhất thể hóa hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ Tịch nước, nhân sự kiện ông Trần Đại Quang qua đời. Một số nhân vật ủng hộ có thể kể đến như nhà báo Huy Đức; nhà văn Nguyễn Viện; GS Nguyễn Đăng Hưng… với lý do là, người đứng đầu đất nước phải có chính danh và thực quyền trong các quyết định của đất nước. Ngoài ra, nhập hai cơ quan đảng và nhà nước lại với nhau sẽ giúp tiết kiệm ngân sách, bớt gánh nặng cho dân.