Nếu muốn nghiêm minh, nên khởi tố hoặc di dời BOT đã!

FB Chu Mộng Long

5-12-2017

Tôi yêu sự bình yên, muốn điều tốt đẹp cho cả hai phía chính quyền và nhân dân. Nhưng muốn có như vậy, tất cả phải vì nhân dân.

Thưa ông tướng CA, tình trạng gây mất an ninh giao thông tại Cai Lậy trước tiên là do BOT lập trái luật, tức vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ là vấn đề an ninh giao thông mà còn là an ninh chính trị. Muốn thực thi pháp luật nghiêm minh, phải khởi tố BOT đã.

30 ngày của Bộ trưởng, 30 ngày của dân!

FB Ngô Nguyệt Hữu

5-12-2017

Thật không còn gì xác đáng để biểu thị cho cụm từ “trên nóng dưới lạnh” bằng hành động nhường quả bóng trách nhiệm vụ BOT Cai Lậy (Tiền Giang) cho Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).

Bất chấp, nắm về BOT Cai Lậy không ai có thể rõ bằng đương kim Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khi chính ông là người ký phê duyệt, ký trình Thủ tướng rất lập lờ xung quanh dự án này thuở ông còn là Thứ trưởng Bộ GVTV vào năm 2013.

Về Sóc Trăng đảm nhiệm cương vị Bí thư Tỉnh ủy, báo giới hỏi ông về BOT năm xưa, ông trả lời tỉnh queo, hỏi mấy anh ở Bộ GTVT chứ tui làm công tác mới rồi.

Thủ phạm của đại họa BOT Cai Lậy là bộ trưởng giao thông CSVN

Người Việt

4-12-2017

Bộ Trưởng Giao Thông CSVN Nguyễn Văn Thể. Ảnh: TinTM

TIỀN GIANG, Việt Nam (NV) – Bộ trưởng Giao Thông Vận Tải CSVN, ông Nguyễn Văn Thể, là đầu mối “gợi ý” cho tỉnh Tiền Giang đồng ý đặt trạm thu phí trên quốc lộ 1A, thay vì trên đường tránh, đang gây đại họa cho chế độ vì bị người dân chống đối kịch liệt.

Thư gửi Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể

FB Phạm Quang Dũng

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể (trái) cam kết về các trạm BOT và chất lượng công trình. Nguồn: Chính phủ

Anh Thể thân mến.

Hà Nội, sớm đông chớm lạnh, trong không khí còn thơm nồng mùi thuốc súng (theo báo Dân Trí), tôi có chút nhã hứng viết gửi anh đôi dòng.

Mấy ngày nay thật là mệt mỏi, tôi biết anh phải lo toan đủ thứ ngay sau khi nhậm chức Bộ trưởng, từ sắp xếp chỗ ở mới đến thu dọn chỗ ở cũ, từ bàn giao công việc cũ đến tiếp nhận công việc mới. Trăm công ngàn việc một mình anh gánh vác. Thương anh vất vả vì nước, vì dân mà chấp hành mọi sự điều động, đặt hết chỗ này đến chỗ khác dù ngồi chưa ấm ghế. Vậy mà đám quần chúng thiếu hiểu biết nhẫn tâm, thi nhau ném đá anh, hết Thông tư 45 giờ lại đến BOT Cai Lậy. Buồn tê tái anh ạ.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 7)

Trình Bút

5-12-2017

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4  —  Phần 5Phần 6

Phần 7: Lĩnh vực y tế

* Hoang ngôn: “Bởi, thực tế có những vấn đề liên quan đến thuốc giả, thuốc thật mình mình không quản lý hết được. Thậm chí, có những hóa chất thế giới phát hiện ra mà chúng ta vẫn chưa phát hiện được”.

* Tác giả: Ông Hà Hào Hiệp – phó chánh thanh tra bộ Y Tế

Sự lương thiện trong truyền thuyết

Phạm Lan Phương

4-12-2017

Ông giáo của tôi – một người Cà Mau – kể rằng một buổi sáng đi chợ, người phụ nữ mua hàng đứng chửi lộn với một bà bán cà chua vì bà cân thiếu. Cái chợ ở mỏm rìa sông bé mọn ồn ào. Chuyện đó làm ông buồn như vết sẹo. Khi kể lại, tôi nhìn thấy trong mắt ông một sự thất vọng đã rưng rưng:

– Thầy còn nhớ, hồi nhỏ thầy đi chợ cho má. Má bảo mua hai quả cà chua, mà có ba quả dính trên một cành đó, bà bán hàng dúi vào tay thầy luôn, bảo mang về cho má nấu. Cái gì đã làm những người nông dân lương thiện đó muốn lừa một cô đi mua hàng? Cái gì đã làm người quê cực khổ chất phác biết chỉnh cái cân để qua mặt một người cũng chẳng giàu có gì hơn mình hả con?

Làm gì trong tháng tạm ngưng thu phí BOT Cai Lậy

Vũ Thạch

4-12-2017

Tạm ngừng thu phí trạm BOT Cai Lậy: Người dân tràn ra đường mừng chiến thắng. Ảnh: Phụ nữ TP

Sau khi tung ra đủ thứ chiêu trò: từ tuyên bố dùng tiền lẻ “là bất hợp pháp” đến lập khu riêng cho xe trả tiền lẻ, đến xua đầy công an đen-xanh-vàng trang bị vũ khí ra hù dọa, đến sử dụng côn đồ tới gây sự, đến in gấp rút tiền lẻ, đến ráng cột Việt Tân vào, đến dán nhãn các tài xế “quá khích” trên báo đài, đến kéo xe cẩu khủng của Bộ GTVT đến hiện trường, v.v…, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra chỉ thị TẠM ngưng thu phí BOT Cai Lậy một tháng để giải quyết.

Thủ tướng chỉ đạo tạm dừng thu phí BOT Cai Lậy trong 30 ngày: Đừng cảm ơn Thủ tướng!

FB Mai Quốc Ấn

4-12-2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo tạm dừng thu phí trong vòng 30 ngày đối với BOT Cai Lậy để xem xét các vấn đề liên quan. Nghĩa là không có chuyện phải dời ngay trạm BOT Cai Lậy về tuyến tránh đúng với nguyện vọng của nhân dân, ít nhất là trong 30 ngày tới. Giới tài xế đi qua BOT Cai Lậy sẽ không mất phí cũng trong 30 ngày này. Nhưng xin đừng cảm ơn Thủ tướng vì sự miễn phí ấy!

Thay vì cảm ơn, hãy yêu cầu (tôi không dùng từ đề nghị) Thủ tướng nghiêm túc xem xét lại việc bộ máy chính phủ với 5 Phó Thủ tướng, 22 Bộ trưởng, rất nhiều Thứ trưởng, Cục trưởng hay Tổng Cục trưởng và vô số vụ trưởng các cấp đã làm gì để đến nỗi Thủ tướng phải đích thân “ra tay”?

Trao đổi với Phạm Tường Vân

Nguyễn Đình Cống

3-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: báo Quốc Tế

Tôi vừa đọc bài “Khi cái ác trở nên phổ biến: Liều thuốc nào cho người Việt?của nhà văn Phạm Tường Vân (PTV). Tôi tâm đắc với bài viết và xin trao đổi vài ý kiến.

PTV viết, “Tôi không dám mở báo ra đọc nữa. Có cảm tưởng chưa khi nào mà cái ác hiển lộ mạnh mẽ đến thế, được dung dưỡng dễ dàng hồn nhiên đến thế, đến nỗi chúng ta phải hỏi liệu đã tới ngưỡng chưa và ngày tận thế còn bao nhiêu canh giờ nữa?”

Vấn đề của chính thể nhìn từ BOT Cai Lậy

FB Mai Quốc Ấn

2-12-2017

BOT Cai Lậy đã gây ra một sự xáo trộn rất lớn đối với tuyến giao thông miền Tây. Hàng hóa nông sản từ miền Tây đi khắp nơi và hàng hóa các nơi đổ về miền Tây bị “bóp cổ” ngay tại Cai Lậy. Trong chuyện này chính quyền chính quyền tỉnh Tiền Giang không thể vô can.

Hoạt động tham vấn cộng đồng trước khi triển khai một dự án nào đó là hết sức quan trọng. Việc cử những đại diện chính quyền địa phương các cấp, Mặt trận Tổ quốc hay các đoàn hội khác không thể hiện được hết chính kiến của nhân dân trước một dự án ảnh hưởng tới họ. Giả sử bây giờ, tuy đã muộn, hãy hỏi ý kiến nhân dân một cách nghiêm túc Xem nhân dân có muốn đặt trạm BOT Cai Lậy trên quốc lộ thay vì đưa nó về tuyến tránh?

12.000 tỷ với 9.000 tiến sỹ trong thời đại toàn cầu hóa

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

2-12-2017

Gắn mác Tiến sĩ, Thạc sĩ để lấy “oai” với thiên hạ. Nguồn: báo TT

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14 đã đồng ý duy trì một phần kinh phí để đào tạo tiến sĩ tiếp đề án 911 (đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 với khoảng 10.000 tiến sĩ tại các trường đại học có uy tín trên thế giới, khoảng 3.000 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết trong ngoài nước, 10.000 tiến sĩ trong nước).

Theo Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ (lược trích Vietnamnet), mục tiêu đề án 8 năm giai đoạn 2018-2025 là sử dụng 12.000 tỷ đồng để đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ, trong đó có 5000 tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài. Cơ chế khác trước đây: Đào tạo tiến sĩ phải gắn với sử dụng. Cơ sở nào có nhu cầu sử dụng tiến sĩ thì mới được đào tạo. Nhà nước hỗ trợ, nếu người đi học đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu, sẽ được cấp học bổng toàn phần hoặc một phần, mở rộng cho mọi đối tượng không phân biệt công lập hay tư thục.

Bất tuân dân sự

FB Mai Quốc Ấn

1-12-2017

“Bất tuân dân sự là các hoạt động, công khai từ chối tuân theo một số luật lệ nhất định, yêu cầu và lệnh của chính phủ, hoặc của một quyền lực quốc tế chiếm đóng. Bất tuân dân sự là biểu tượng một sự vi phạm hoặc nghi thức hoặc tượng trưng luật pháp, chứ không phải là một phản đối toàn thể hệ thống.”

Hiểu đơn giản, bất tuân dân sự là một hình thức phản kháng ôn hòa.

TS Đoàn Hương đang tự chửi mình?

29-11-2017

VTV có video clip “Tiến sĩ Đoàn Hương mắng đám quần chúng dám ‘ném đá’ PGS. TS Bùi Hiền”:

LS Lê Văn Luân

Bà tiến sỹ văn chương Đoàn Thị Hương trước đây cũng trong chương trình cafe sáng trên kênh VTV3 đã phát biểu và nhận định rằng, đa số những người lên facebook là vô công rỗi nghề. Và bà ta thì không dùng mạng xã hội, nhưng bà ta lại lớn tiếng chửi những người sử dụng nó như một phương tiện hữu ích cho cuộc sống, từ tự do ngôn luận, chia sẻ tri thức, tương tác với xã hội, bán hàng và tiếp cận những giá trị văn minh của thế giới.

“Mặt trận” luật sư đã không còn yên tĩnh!

Kông Kông

29-11-2017

Chưa nói đến chống cộng, chỉ nói đến chống cái Ác không thôi. Trong một xã hội mà cái Ác đang lộng hành, bao trùm lên tất cả, thì cái “khôn” của người cầu an là “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Còn cái “ngu” của người chống lại là chấp nhận đương đầu dù biết chỉ là “châu chấu đá xe”!

Luật sư Võ An Đôn đã từ bỏ nơi làm việc tốt đẹp, vừa nhàn, vừa có địa vị, vừa có bổng lộc, lại vừa có nhiều cơ hội thăng quan tiến chức nhanh, là Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên, để ra ngoài làm luật sư giúp dân nghèo là một cái “ngu”! Đã thế, thay vì lo chạy án cho các vụ án dân sự hoặc các quan tham lỡ bị “vướng lưới” để làm giàu, lại “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, từng bước dám dấn thân tranh đấu để bảo vệ quyền lợi cho người thấp cổ bé miệng trong những vụ có liên quan đến công an, lại thêm một cái “ngu” nữa!

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 1)

Trình Bút

28-11-2017

Mời đọc lại: Hoang Ngôn “để lại cho đời” – Lời nói đầu

I. HOANG NGÔN CỦA NHỮNG CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN, CÁC BAN NGÀNH

1. Lĩnh vực cầu đường

“Đánh trống khai trương” là ông cán bộ huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai, ông Nguyễn Ngọc Quang – phó chủ tịch huyện. Ông này được “vinh dự” mở đầu bởi trong hoang ngôn của ông có chữ V. Từ đây có các bình luận liên quan tới hai tiếng Việt Nam.

* Hoang ngôn: “Cầu tạo hình chữ V chứ không Sập”

Hoang Ngôn “để lại cho đời”

LTS: Kể từ hôm nay, trang Tiếng Dân xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả một bộ sưu tập mới ra lò, có tựa đề: Hoang ngôn “để lại cho đời”, của tác giả Trình Bút. Nội dung: tập hợp những câu nói “để đời” của các cán bộ lãnh đạo đảng và nhà nước, từ địa phương cho tới trung ương, những câu nói của các bậc “hiền triết”, “cao minh”, của những người có học hàm, học vị, có chức tước, quyền hành rất lớn trong thể chế này, mà tác giả đặt cho cụm từ “Hoang Ngôn”.

Những câu nói của các lãnh đạo đảng và nhà nước đã để lại cho người đọc nhiều trạng thái cảm xúc như: vui, buồn, tức giận, thậm chí còn có tác dụng xả stress, đã làm nên bộ mặt xã hội Việt Nam hôm nay. Những câu nói này đã được tác giả Trình Bút sưu tầm, kèm theo những hình ảnh, những lời bình luận, và cả những nguồn trích dẫn các câu nói đó để độc giả tiện việc tra cứu. Từ đó, giúp người đọc tìm hiểu nguyên nhân nào đã tạo ra những lãnh đạo như thế trên đất nước chúng ta hôm nay, cũng như nghĩ đến các giải pháp, giúp giải quyết vấn đề, để người dân Việt Nam trong tương lai có được những người lãnh đạo có tầm, có tâm, bớt đi những lãnh đạo với những câu nói “hoang ngôn”.

Viện nghiên cứu Hán Nôm: Chuyện tài liệu “không cánh mà bay”

LTS: Hàng ngàn trang tài liệu của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đã được rao bán trên mạng bởi Thư viện Nhân học, thuộc Trường ĐHKHXH & NV Hà Nội. Mặc dù TS Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán Nôm, đã tìm ra được người rao bán tài liệu ăn trộm, thế nhưng vẫn chưa có ai bị xử lý, vì có vẻ như “kẻ trộm” và “người bị mất trộm” là Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cũng như cấp chủ quản của viện này là Viện Hàn lâm KHXH VN, thông đồng với nhau.

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng: “Những tài liệu này không thuộc danh mục bí mật Nhà nước, không thuộc nhóm tư liệu hạn chế đọc“, nhưng vì sao chúng không được công bố rộng rãi cho tất cả mọi người, để độc giả và các nhà nghiên cứu phải mua hoặc đóng tiền lệ phí thành viên của Thư viện Nhân học mới có được? Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam được hưởng lợi bao nhiêu từ vụ trộm này? Vì sao “khổ chủ” là Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã im lặng trong vụ mất trộm này, để cho một thành viên của viện là TS Nguyễn Xuân Diện lên tiếng?

____

Tiền Phong

Nông Hồng Diệu

26-11-2017

TP – Mấy tháng qua, một nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hán Nôm “la làng” về việc hơn một vạn trang sách thuộc sự quản lí của Viện này không biết bằng con đường nào đã chạy vào thư viện điện tử của một nhóm cá nhân. Đối tượng bị tố cáo “copy” tài liệu không minh bạch, đã lên tiếng phản công: Sẽ kiện kẻ tố cáo ra tòa.

TS Nguyễn Xuân Diện kể “tài liệu không cánh mà bay” với TPCN.

“Câu khách” bằng tài liệu của Viện Hán Nôm?

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, Phó trưởng phòng nghiên cứu văn bản văn học, Viện nghiên cứu Hán Nôm đã gặp phóng viên TPCN kể câu chuyện sau:

Đóng góp ý kiến với Bộ Tài chính

Nguyễn Hồng Khoái

26-11-2017

(Hội nghị đối thoại với bộ Tài chính ngày 27 tháng 11 năm 2017)

Thưa Hội nghị

Một năm qua nhiều biến đổi đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ họ chịu sức ép rất lớn từ những biến đổi về chính sách và các phát ngôn từ lãnh đạo bộ Tài chính. Sau đây tôi xin được nêu một số vấn đề sau đây về sự điều hành của lãnh đạo bộ Tài chính

SỰ VIỆC ĐÃ QUA

1.- Chuyển Thuế môn bài thành phí môn bài: Bằng việc chuyển thuế môn bài thành lệ phí môn bài học trò trường đại học Tài chính Kế toán ngày xưa đã nhổ toẹt vào cái giáo trình mà thày cô trường này đã dày công giáo dục và đào tạo ra họ.

Xứ biệt phủ đánh thuế từ thiện

FB Hoàng Linh

25-11-2017

Tôi không tin sự mẫn cán của cán bộ quản lý thị trường Yên Bái khi họ đan tâm đè người miền xuôi lên miền ngược đánh thuế từ thiện khi mà biệt phủ cán bộ trồi lên không xử lý được như một nhát chém vào lương tri và sự thách thức dư luận cũng như quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và chính phủ.

Phan Vũ Diễm Hằng, người nữ sinh đầu tiên của Việt Nam đoạt giải cao toán quốc tế (1975) hơn bốn chục năm trước. Nay tôi cũng được biết, chị đang là người phụ nữ đau yếu nhiều năm nay vì chứng nan y. Thế nhưng, người phụ nữ ấy vẫn ngày ngày mải mê đan những chiếc mũ, chiếc khăn len quàng cổ cho trẻ em nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Chị đan và gửi đi nhiều nơi bằng tiền của chị và các cá nhân vốn là bạn bè đã có lòng hảo tâm tin tưởng gửi gấm nơi chị.

Quy định mới về sổ đỏ – Ngu hay đểu?

Nguyễn Đình Cống

25-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: KTĐT

Trang Boxitvn ngày 25/11 đăng bài của Đỗ Minh Tuấn “Quy định mới về sổ đ3 – Phá gia đình và chi rẽ nhân dân”. Xin tóm lược vài ý chính: “Quy định sổ đỏ ghi tên mọi thành viên trong gia đình, kể cả con gái đã đi lấy chồng với mục đích đảm bảo quyền tài sản cho mỗi thành viên, xem ra là một quy định lợi bất cập hại vì các lẽ sau: Thứ nhất, quy định này … công khai phá huỷ văn hoá gia đình truyền thống Việt;… Thứ hai, quy định này phá huỷ vốn văn hoá, vốn xã hội bền vững có nguồn mạch hàng ngàn năm…. Thứ ba, quy định mới này có thể trở thành một công cụ pháp lý chia rẽ các chủ thể đất đai…”

Chuyện đào tạo tiến sĩ

GS Nguyễn Tiến Dzũng

23-11-2017

Tôi thấy có rất nhiều bình luận xung quanh dự án 12 nghìn tỷ VND để đào tạo 9 nghìn tiến sĩ, người khen kẻ chê, nhưng hầu hết đều bỏ qua một số yếu tố quan trọng liên quan.

1. Thứ nhất là chất lượng muốn có ở mức nào? Mức VN (tương tự như mức trung bình của 23 nghìn (?) TS hiện tại) hay mức quốc tế? Mức VN thì lấy ông Nhạ bộ trưởng làm tiêu biểu, tiến sĩ, và sau khi lên làm bộ trưởng thì phong mình lên thành giáo sư, nhưng hỏi người trong ngành không ai nói được ông ta là chuyên gia lĩnh vực gì có đóng góp gì cho khoa học. Tiến sĩ như thế, ắt hẳn không cần đến “88 con bò cho 1 tiến sĩ”, mà có khi mỗi con bò cũng thành một TS. Sự lo lắng của dân rất là có lý.

Nợ? Không lo! Đã có dân trả

Blog VOA

Trân Văn

20-11-2017

Đồng hồ nợ công của tạp chí The Economist nêu con số nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn $94 tỉ. Hình: Trích từ website của The Economist

11 bộ (Kế hoạch – Đầu tư, Tài nguyên – Môi trường, Khoa học – Công nghệ, Giao thông – Vận tải, Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Thông tin – Truyền thông, Công Thương, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Xây dựng), chính quyền hai tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và hai tập đoàn nhà nước là Than – Khoáng sản (TKV), Điện lực (EVN), vẫn chưa khảo sát xong và chưa có báo cáo cuối cùng về dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Việt Nam thì 11 bộ, chính quyền hai tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và TVN, EVN sẽ phải kháo sát, báo cáo về năm khía cạnh có liên quan tới dự án này: Chủ trương, hiệu quả sử dụng vốn, công nghệ, thị trường, sản phẩm.

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 2017: Đến năm 2010 giáo viên sống được bằng lương?

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

20-11-2017

Một lớp học ở Việt Nam. Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh

Ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo và ngày nhà giáo Việt Nam

Những năm gần đây, người Việt Nam có một khái niệm mới: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Rất nhiều người Việt Nam, nếu không muốn nói là đa số, không hiểu ngày này bắt nguồn từ đâu, hay cũng chỉ như những ngành khác có “ngày” như ngày thương binh liệt sĩ, ngày biên phòng Việt Nam, hoặc ngày vì nạn nhân chất độc da cam, ngày Phụ nữ Việt Nam

Thực tế, những cái “ngày” được sinh ra dưới chế độ Cộng sản, chỉ là những ngày nhằm phục vụ lợi ích của đảng Cộng sản, nó sẽ được thành lập, được ca tụng, được báo chí lăng xê, được tổ chức rầm rộ… nếu nó còn có tác dụng cho đảng trong thời kỳ đó.

Trách nhiệm chính trong việc làm chết lâm sàng nền giáo dục

Nguyễn Đình Cống

19-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Gần đây Nguyễn Thượng Long, một nhà giáo, viết loạt bài: “Nghề cao quý đã chết lâm sàng” trình bày sự ngắc ngoải của nền Giáo dục Việt Nam. Sau khi nêu ra và phân tích nhiều hiện trạng đau lòng, Nguyễn Thượng Long viết: “Có hợp lý không khi quy hết trách nhiệm làm hư hỏng thế hệ trẻ cho ngành GD – ĐT? Câu hỏi này nằm ngoài phạm vi bài viết của tác giả”. Tôi thông cảm với thầy Long, thầy biết trong việc này ngành GD-ĐT vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm, còn trách nhiệm chính ở cao hơn, có thể thầy biết, nhưng chưa có dịp nói ra. Tôi xin tiếp lời.

Trước đây tôi đã có nhiều bài báo và thư gửi Quốc hội cũng như Bộ Giáo dục về các vấn đề giáo dục. Chỉ xin nhắc lại vài ý.

Trả lời báo Pháp Luật TP về đề án mới đào tạo tiến sĩ với 12.000 tỷ đồng

GS Nguyễn Đăng Hưng trả lời phỏng vấn nhà báo Phong Điền

18-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo kế hoạch, tổng kinh phí thực hiện đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH và các trường CĐ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018 – 2025 tầm nhìn 2030”. Kinh phí dự kiến là 12.000 tỉ đồng, bao gồm 10.200 tỉ đồng từ kinh phí còn lại của đề án 911 và 1.800 tỉ từ các cơ sở giáo dục ĐH và đối tượng thụ hưởng đề án. Em xin ý kiến thầy đánh giá tính khả thi của đề án.

GS Nguyễn Đăng Hưng

Thú thật nghe đến các đề án đào tạo tiến sĩ của Bộ Giáo Dục – Đào tạo đưa ra là tôi có cảm giác ngán ngẩm tột độ! Ngán ngẩm vì kỳ vọng có tính cách không tưởng, dai dẳng, đạt cho được đại trà 20.000 tiến sĩ, đã công bố từ thời ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ Trưởng, từ dự án 322 trong những năm 2000, đến dự án tiếp nối 911 (thời Bộ Trưởng Phạm Vũ Luận, đặt chỉ tiêu cao hơn đến 23.000 tiến sĩ) cho giai đoạn 2010-2020.

Ông tư lệnh “4 Tê” chỉ huy cái gì dzậy?

Tô Hải

18-11-2017

Lần đầu tiên, một ông bộ trưởng mới 57 tuổi mà được phân công chỉ huy một cái cơ quan cực kỳ phức tạp có nhiệm vụ của hai bộ cũ: Bưu chính Viễn thông sáp nhập với Cục Báo Chí Xuất Bản, Bộ Văn Hóa, thì mình đã nghĩ rằng; Chắc tay tư lệnh Trương Minh Tuấn này phải hơn hẳn mấy ông tiền nhiệm Lê Doãn Hợp và Nguyễn Bắc Son một vài cái… bằng tiến sỹ – giáo sư. Vì “ông ta có thế nào thì” anh Trọng mấy gật đầu thông qua chứ!

Bị các em cuồng đảng chất vấn, Ông Tuấn luôn tỏ vẻ trung ương phó ban chỉ đạo tư tưởng và trái tim của 93 triệu người. Nguồn: internet

Nhưng không! Kiểm tra trên trang web của chính phủ mới thấy được: ông này đúng là “có cánh”, “có vây” nên leo cao, luồn nhanh như chớp! Ông sinh ngày 23/9/1960 và vào Đảng từ 12/1980. Vào quân đội làm giảng viên chính trị được một năm thì ông được chuyển sang dân sự, rồi được đi học trường chính trị cao cấp và được cấp bằng tiến sỹ chính trị! Rồi vào trung ương, rồi làm Bộ trưởng, kiêm phó Ban Tuyên giáo, rồi lần này làm tư lệnh chỉ huy cái đầu và con tim của 90 triệu dân, tuy là làm phó cho anh Võ Văn (đều) Thưởng!

Đặc biệt lần ra trả lời Quốc Hội của Đảng lần này, anh trả lời có nhiều điều rất đáng để bà “chủ tịt” khen và khuyến mại thêm giờ phát biểu “lây” cả sang ông phó thủ tướng Vũ đức Đam.

Riêng với bản thân tớ, thì tớ đã phát hiện ra nhiều điều sẽ còn đưa anh này lên cao, cao mãi vì:

1- Anh có tài “nói đi rồi nói lại”, cứ tỉnh bơ như chuyện bình thường dù nói đi là trắng, nhưng nói lại là đen! Một nguyên lý về “tuyên và giáo của đảng cộng sản” Ví dụ: anh lớn tiếng khẳng định: Nước ta không có kiểm duyệt báo chí, thì ngay sau đó , anh lại giơ cái Luật Báo chí ra để khoe: Năm vừa qua anh đã phạt và đóng cửa hơn 150 tờ báo. Tuy nhiên anh lại nói lại: Mạng xã hội không bị luật này chi phối vì không được coi là báo chí (?) nên rất khó xử lý… Hơn nữa với con số 67% dùng Internet thì có tới 60% dùng mạng xã hội, mà mạng xã hội thì 95% là của nước ngoài!

2- Tư lệnh trẻ này không quên tỏ vẻ “Ta đây là phái “kỹ trị”, có hiểu biết về sự “không thể” khi muốn cấm Internet (tuy miệng thì vẫn nói “xiết chặt”). Anh ta nói: “Mạng xã hội như một con đường. Trên con đường đó có rất nhiều hạng người, có người tốt, người xấu, thậm chí có kẻ cướp“. Và rằng “mạng xã hội không xấu, vấn đề là ý thức người dùng mạng xã hội”. 53 triệu người sử dụng Internet không xấu. Đa số là người tốt! Phải hạn chế tối đa “năng lượng xấu” này! Cứ cho là 1,5 triệu người đi thì so với 53 triệu cũng chưa thấm tháp gì! Vả lại nhân dân ta vẫn tin tưởng vào đường lối của đảng qua báo chí chính thống nên báo chí nước ta vẫn có nhiều độc giả hơn trên các trang mạng? (*)

3- Ông ta thích đi vào những vấn đề trừu tượng như “con đường Internet”, như “năng lượng xấu”, “năng lượng đen”, nhưng nếu bị hỏi về vấn đề kỹ thuật như “khả năng có cách gì thay thế hoặc cấm cửa Google, Facebook, You Tube… không, thì ông không ngại mà đá quả bóng sang cho các Bộ, Ban khác và không quên nói đến “khó khăn về tài chính và nhân sự!” Ông lờ đi sự thất bại phải đóng cửa của 18 trang web nhằm phục vụ cho 900 dư luận viên của Ban Tuyên Huấn Thành Ủy Hà Nội vì kiếm không ra một dư lợn viên mà biết viết!

3 tháng tiết kiệm tiền lương (?) mới tậu được nó chẳng lẽ Google, YouTube lại cấm hay sao? Ảnh: VNE

4- Như để tỏ vẻ ta đây là một tư lệnh “up to date” sau cuộc trả lời ở Quốc hội, ông còn tranh thủ tự quảng cáo bằng một tấm ảnh chụp ông với chiếc iPhone up to date, với câu nói khó ai tin: “Mình phải tiết kiệm 3 tháng lương mới mua được nó đấy!” Đồng nghĩa với “Tớ mà sắm cái này thì còn khuya mới cấm cửa được Google, YouTube, Facebook!”

Tóm lại, với con mắt, bộ óc của tớ thì Tư lệnh trẻ này đang đi đúng đường lối tuyên truyền của đảng: Nói xuôi cũng được/ Nói ngược cũng hay/ Dù đông, dù tây/ Biết xài đều tốt!

(*) Những lời nói của anh Tuấn ghi trong buổi anh trả lời chất vấn ở QH không hoàn toàn đúng từng chữ nhưng tuyệt đối đúng ý.

Trương Dũng kể chuyện bị an ninh bắt cóc

FB Dũng Trương

17-11-2017

Sáng hôm qua, 15/11, tôi có hẹn với Tường Thuỵ, Hà Thanh đi thăm TNLT Nguyễn Văn Điển tại trại giam số 1.

7h30 tôi rời khỏi hàng nước gần nhà, đi được 3 bước thì lực lượng an ninh quận và thành phố ập đến xông vào đánh và bắt tôi lên xe ô tô 7 chỗ, đi thẳng về CQANĐT thành phố, 89 Trần Hưng Đạo.

Tại phòng làm việc có viên trung tá Phạm Hồng Hải Ninh và nữ đại uý Lê Phương Hồ Lưu Ly tươi cười chào tôi và tự giới thiệu tên tuổi và bảo sẽ trực tiếp làm việc với tôi. Vừa lúc đó có tên AN mặc thường phục đi vào ngồi chễm chệ trước mặt tôi.

Lũ gà u mê, đàn dê lạc lối, những gói mì tôm lầm đường…

Dân Trí

Bùi Hoàng Tám

15-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: NDiep/ báo DT

(Dân trí) – Sau lũ gà u mê, đàn dê lạc lối thì giờ đây, những gói mì tôm lại “lầm đường”…Và lại vẳng đâu đây, lời của bà Nguyễn Thị Doan khi còn làm Phó Chủ tịch nước: “Người ta ăn không từ thứ gì…”.

Một câu chuyện nhức nhối lại vừa xảy ra tại Thanh Hóa. Đó là sau mưa lũ, số tiền hàng cứu trợ lại “nhầm đường, lạc lối” vào nhà quan.

Theo phản ánh của báo Dân trí, trong đợt cứu trợ lũ lụt vừa qua, nhiều gia đình nghèo, cụ già neo đơn, tàn tật, ốm đau tại xã Thiệu Dương, TP Thanh Hóa không được nhận quà. Trong khi hàng chục suất quà lại rơi vào các gia đình cán bộ thôn khiến người dân vô cùng bức xúc, phẫn nộ.

Trước vó ngựa chinh phạt của Alibaba?

FB Vũ Kim Hạnh

14-11-2017

11 giờ đêm qua, 13/11/2017, tôi còn nhận được thêm tin nhắn nữa, yêu cầu tôi viết tiếp câu chuyện các Start up Singapore tìm cách ngăn chận mạng Alibaba để bảo vệ các nhà bán lẻ nội địa. Tôi chợt nhớ là tôi còn chưa kể về câu kết mà anh bạn Singapore hôm đó đã nói: “Việt Nam các bạn đang bị xâm chiến lãnh thổ, sao không thấy ai và chính sách nào bảo vệ?

Những chuyện tào lao cuối tuần

Thạch Đạt Lang

12-11-2017

Chuyện tào lao thứ nhất:

Tuần lễ cấp cao về hội nghị Apec đã chấm dứt ngày 11/11/2017 nhưng bài diễn văn của tổng thống Donald Trump (có lẽ) vẫn vang vọng trong lòng nhiều người Viêt Nam, những người còn tràn đầy hy vọng vào sự can thiệp của Mỹ dưới thời ông Donald Trump trong chính sách về biển Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.

Không bàn đến toàn bộ nội dung bài diễn văn, mà một phần trong đó chỉ là sự khoe khoang về những thành tích ảo tưởng của mình từ ngày nhậm chức. Mở đầu bài diễn văn, ông Donal Trump tổng thống của siêu cường số 1 trên thế giới gửi lời thăm hỏi đến nạn nhân của cơn bão Damrey.