Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh án Nguyễn Hòa Bình và hệ thống tư pháp Việt Nam

Đào Tăng Dực

27-11-2023

Trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, hệ thống pháp luật vô cùng nghiêm minh. Các chánh án (thuộc ngành tư pháp) hoàn toàn độc lập đối với lập pháp (tức quốc hội) và hành pháp (tức chính phủ). Thêm vào đó, để bảo đảm tư cách độc lập, nhiệm kỳ của các thẩm phán sẽ trọn đời, đến khi muốn về hưu hoặc mất trí năng, hoặc mất khả năng thi hành trách nhiệm.

Vụ xử thầy giáo Đặng Đăng Phước

Lê Thị Hà

22-5-2023

Chân dung thầy Đặng Đăng Phước. Nguồn: Lê Thị Hà

Thông tin về việc xét xử vụ án thầy giáo Đặng Đăng Phước, giảng viên âm nhạc, trường Cao đẳng Sư phạm Đăk Lăk.

Đằng sau mỗi lá phiếu là một con người

Thục Quyên

22-11-2020

Cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ năm 2020 đã đạt tới con số kỷ lục, với số cử tri bỏ phiếu khoảng 154 triệu người. Không những thế, con số những người bỏ phiếu sớm, bỏ phiếu bằng đường bưu điện, cũng đạt kỷ lục. Và đến ngày bầu cử, thời gian đứng sắp hàng chờ đợi để tới phiên bỏ phiếu vào thùng cũng… kỷ lục, có nơi phải chờ tới 11 tiếng đồng hồ.

Bùi Văn Bồng – Áng cỏ Bồng lẻ loi đã muôn dặm xa rồi

Chú Tễu

Anh em Hà Nội về xứ Thanh tiễn biệt Bùi Văn Bồng

Lâm Khang chủ nhân

5-4-2018

Sáng nay, 5/4/2018, một nhóm thân hữu Hà Nội khởi hành từ sớm về Xứ Thanh để tiễn biệt Đại tá, Nhà văn, Nhà báo, Thi sĩ Bùi Văn Bồng đi vào cuộc viễn du mới, và là cuộc viễn du cuối cùng của ông.

Vụ án Đồng Tâm và một ước mơ cho sáu mạng người…

Blog VOA

Trân Văn

15-9-2020

Ông Lê Đình Công trong phiên xét xử sơ thẩm ở Hà Nội từ 7-14/9/2020 về vụ án ở xã Đồng Tâm. Nguồn: Lao Động

Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm vụ án “giết người” và “chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (vụ án Đồng Tâm) đã tuyên án, theo đó, gia đình cụ Lê Đình Kình sẽ mất thêm hai thành viên nữa vì bị hệ thống tư pháp Việt Nam phạt tử hình, chưa kể một thành viên khác là thế hệ thứ ba của gia đình này sẽ bị giam giữ cho đến chết (chung thân)…

Việt kiều Mỹ bị bắt cùng 4 nhà bất đồng chính kiến

BBC

2-8-2018

Ông Michael Phương Minh sinh sống cùng gia đình ở Quận Cam, California, Hoa Kỳ. Ảnh: Friends of Michael Nguyen/Change.org

Trong khi gia đình ông Michael Nguyễn đang liên lạc với các dân biểu và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để tìm ra tung tích của ông, có tin cho biết rất có thể ông đã bị bắt giữ cùng một nhóm bất đồng chính kiến.

Quen nhóm bất đồng chính kiến?

Các ông Michael Phương Minh, Huỳnh Đức Thanh Bình, Thomas Quốc Bảo và Trần Long Phi rất có thể đã bị bắt giữ hôm 7/7 khi đang trên đi xe khách từ Đà Nẵng về TP HCM, nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh cho BBC biết hôm 2/8.

Bà Hạnh cho biết nhóm bốn người nói trên đến gặp bà hôm 5/7 tại Huế, nhưng đến trưa 6/7, khi bốn người lên xe khách Phương Trang đi về phía Nam thì ông Michael có nhắn với bà rằng “hình như vẫn có người bám theo”.

Đến ngày 7/7 thì bà không liên lạc với họ được nữa.

Bà Nguyễn Thị Huệ, mẹ của ông Bình nói con trai bà nói hôm 4/7 sẽ đi du lịch cùng một số người bạn, trong đó có một người Việt kiều Mỹ và sẽ về đến TP HCM sáng 7/7, nhưng gia đình đã không liên hệ được.

Đồng thời hôm 8/7, bà Huệ nói theo lời kể của người thân hàng xóm, chồng cũ của bà, ông Huỳnh Đức Thịnh, cư trú tại Lâm Đồng cũng đã bị công an khám xét nhà và bị bắt giữ vì đã “chứa chấp người như ông Phương Minh”.

Chỉ đến hôm 14/7, khi công an đến nhà đọc lệnh khám xét và lệnh bắt khẩn cấp Huỳnh Đức Thanh Bình, bà mới biết con trai mình bị giam giữ ở “số 4 Phan Đăng Lưu” tức Công an Quận Bình Thạnh, bà Huệ kể.

Một thiếu tá an ninh cho bà Huệ biết rằng con trai bà bị bắt vì “có những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109, Bộ Luật hình sự.

Kể từ đó đến nay, bà đã gửi đồ cho con trai và ông Thịnh, tuy nhiên bà Huệ nói bà không hay biết gì về ông Michael Phương Minh và những người bị bắt cùng con bà.

Bắt người không thông báo?

Chiều hôm 2/́8, ông Trần Văn Long đoan chắc với BBC Tiếng Việt là Trần Long Phi, con trai ông, 19 tuổi, cùng bị bắt với các ông Michael Phương Minh, Huỳnh Đức Thanh Bình, và Thomas Quốc Bảo trong lúc họ đang trên đường về Sài Gòn.

“Bà Huệ mẹ của Huỳnh Đức Thanh Bình cho tôi biết khi bà đi thăm Bình thì thấy có tên con tôi với tên ông Việt kiều Michael Phương Minh ở số 4 Phan Đăng Lưu.”

Được hỏi lý do tại sao con ông bị bắt, ông Trần Văn Long trả lời:

“Tôi biết con tôi sinh hoạt với nhóm trẻ nhân quyền. Các em trẻ quan tâm đất nước muốn biểu tình để phản đối luật đặc khu. Biểu tình thì đâu có tội gì đâu mà bị bắt. Điều này chỉ cho thấy Việt Nam là một nước hoàn toàn không có nhân quyền.”

“Họ bắt xong rồi thì cũng im lặng không báo tin cho ai hết, nói chung luật lệ Việt Nam không rõ ràng, họ muốn làm gì thì làm, bắt ai thì bắt thôi.” Ông Long nói thêm.

Nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh cũng cho BBC Tiếng Việt biết bà đã biết ông Michael Phương Minh hơn một năm qua qua mạng xã hội.

“Anh ấy sống ở Mỹ mà. Quan tâm đến hiện tình đất nước thôi chứ không có tham gia hoạt động. Còn các hoạt động của anh ấy ở bên hải ngoại thế nào thì mình không biết,” bà Hạnh cho biết.

Theo thông cáo báo chí của gia đình, ông Michael Phương Minh, hiện đang sinh sống ở Quận Cam, bang California, ông đã về Việt Nam hôm 27/6 và dự định sẽ quay trở lại Hoa Kỳ vào 26/7.

Tuy nhiên, lần cuối cùng gia đình liên lạc được với ông là hôm 6/7.

Cũng giống như ông Đức Thịnh, Thomas Quốc Bảo và Thanh Bình, ông Michael thường xuyên chia sẻ các bài viết của giới bất đồng chính kiến về hiện tình đất nước trên mạng xã hội.

Ông là một doanh nhân 54 tuổi, có vợ và bốn con gái nhỏ. Ông cũng hay về Việt Nam để thăm viếng người thân bạn bè.

Đại sứ quán Hoa Kỳ đã ‘biết tin’

Theo bản thông cáo báo chí, gia đình ông Michael Phương Minh cho rằng ông đã bị chính quyền Việt Nam giam giữ. Tuy nhiên chính quyền Việt Nam “từ chối xác nhận việc giam giữ, hay chia sẻ bất cứ tin tức gì về tình trạng của ông”.

Phía gia đình cũng cho biết đã liên lạc với Dân biểu liên bang California Mimi Walters về vấn đề của ông Michael, đồng thời đã liên lạc với Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM.

Hôm 2/8, phát ngôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ Pope Throwers cho BBC biết “đã nắm được thông tin từ truyền thông về một công dân Hoa Kỳ đang bị bắt giữ ở Việt Nam. Sự an toàn và an ninh của công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài là ưu tiên hàng đầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.”

Tuy nhiên, “vì lý do quy tắc bảo mật riêng tư, chúng tôi không thể bình luận gì thêm.”

BBC đã tìm cách liên hệ với công an TP HCM để xác minh về thông tin của ông Michael Phương Minh nhưng không được.

___

Mời đọc lại: Một người Mỹ gốc Việt nghi bị mất tích tại Việt Nam

Đối diện với trách nhiệm và tương lai

Trần Quốc Việt

22-5-2021

Về chuyện bầu cử Quốc hội ở Việt Nam diễn ra ngày mai 23/4/2021, trước khi quyết định nên đi bầu hay không, bạn nên nhớ bản chất của chế độ qua những điều sau:

Ổ bánh mì và lọ Pfizer thể hiện bản chất phản động của chế độ Hà Nội

Jackhammer Nguyễn

21-7-2021

Hai chuyện “nhỏ” xảy ra hầu như cùng lúc tại Việt Nam, một phó chủ tịch phường “xử lý” một người dân vì đi mua bánh mì, một cô “tiểu thư đỏ” khoe mình được chích vaccine “xịn” Pfizer.

Thoát Trung mà thoát cái gì? Ý kiến về cách tổ chức đấu tranh cách mạng

Nguyễn Quang Duy

27-8-2019

Thứ sáu tuần rồi 23/8/2019, một người bạn của tôi từ Hoa Kỳ sang thăm có kêu gọi tôi ủng hộ phong trào thoát Trung do tổ chức anh đang vận động.

Khóc trong vô thức

FB Đỗ Cao Cường

25-6-2018

Ngày hôm nay, tôi định dành cả buổi để nghiên cứu kỹ hồ sơ, dựng phim về những người dân oan ngoài Hà Nội, nhưng vô tình đọc được tin tức về những người đồng bào bị lũ cuốn trôi, chứng kiến cảnh những đứa con Tây Bắc nằm sõng soài, bất lực trước quê hương, đất nước, nhiều ngôi nhà che mưa che nắng nay đã không còn, tài sản, gia súc, gia cầm cũng bị lũ cuốn theo… thật khó cầm lòng cho được.

Tuyên bố của NXB Tự do về vụ anh Nguyễn Bảo Tiên bị khởi tố

NXB Tự Do

Về việc một cộng tác viên của Nhà xuất bản Tự Do bị khởi tố

Ngày 06/05/2021,

Hôm qua, ngày 05/05/2021, hàng loạt báo trong nước đưa tin về vụ khởi tố anh Nguyễn Bảo Tiên, một cộng tác viên của Nhà xuất bản Tự Do.

Yêu cầu nhà cầm quyền thực thi Hiến pháp 2013, đình chỉ bắt bớ người phản biện ôn hòa và trả tự do cho các tù nhân lương tâm

26-12-2020

Kính gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Dáng hình phụ nữ

FB Tuấn Khanh

20-10-2018

(cho ngày 20-10)

Hồi đầu năm, trong một cuộc trò chuyện với bà Hoàng Thị Bình Minh, thân mẫu của tù nhân lương tâm Lê Thu Hà, tôi có hỏi bà rằng điều gì khiến một người phụ nữ yếu ớt, kín tiếng như bà lại đột nhiên trở thành một người viết đơn gửi cho Liên Hợp Quốc, xuất hiện trên video để kêu gọi công lý cho con mình? Nói bằng giọng run rẩy, và đôi lúc như muốn chực khóc, bà Bình Minh nói rằng trong sự tuyệt vọng, sức mạnh kỳ lạ nào đó đã bừng lên trong người, khiến bà phải hành động.

Kể lại chuyến đi trại 5 Thanh Hóa

Nguyễn Thúy Hạnh

14-7-2019

Để đồng hành cùng gia đình Nguyễn Đặng Minh Mẫn và các TNLT trại 5, chúng tôi tổ chức đi 10 người từ Hà Nội, và thuê chiếc xe tương tự. Nhưng một ngày trước đó thì có tin kế hoạch đã bị lộ. Tôi choáng váng không biết lộ do đâu, chỉ biết ngay lập tức ra khỏi nhà, đi dạt vòm, đành bỏ lại anh em Hà Nội, chỉ còn ít người đi một chiếc xe nhỏ.

Bản tin ngày 14-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Oanh tạc cơ cạnh tranh thị uy ở Biển Đông. Bài báo nói về diễn biến hai nước Mỹ – Trung liên tục đưa máy bay ném bom hiện đại đến thị uy ở Biển Đông. Tối qua 13/8, Hoàn Cầu thời báo xác nhận, Bắc Kinh vừa điều động máy bay ném bom H-6J đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN, bị TQ chiếm đóng trái phép. 

Đáp lại, cũng trong ngày 13/8, UPI đưa tin, Mỹ điều động máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit đến căn cứ trên đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Đây là loại máy bay ném bom chiến lược và có tầm chiến đấu đủ sức bao phủ Biển Đông tính từ căn cứ Diego Garcia. “Cả B-1 Lancer lẫn B-2 Spirit đều có thể mang theo nhiều loại tên lửa, bao gồm tên lửa chống hạm tầm xa, nên có thể tạo sức mạnh đáng kể lên tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông”.

Trung Quốc phản ứng kịch bản Mỹ đánh chiếm tiền đồn trên đảo ở biển Đông, theo báo Người Lao Động. Trước kịch bản Mỹ sử dụng không quân cùng với lính dù để chiếm các căn cứ do TQ xây dựng trái phép ở Biển Đông, Hoàn Cầu thời báo có bài viết đáp trả, dọa rằng người Mỹ “chắc chắn phải trả giá đắt”

Kênh U.S. Military Defence có clip: TQ dọa, họ có thể xóa sổ tất cả các chiến hạm của Mỹ ở khu vực Nam Biển Đông nếu Mỹ dám can thiệp.

VOA đưa tin: Tàu Việt Nam mắc cạn ngoài khơi Philippines vì lái tàu ‘ngủ gật’. Tuần duyên Philippines cho biết, đó là tàu MV Globe 6 Hải Phòng, bị mắc cạn tại vùng biển ngoài khơi Philippines, khu vực giữa đảo Mangubat và đảo Liwagao thuộc tỉnh Antique khi đang trên đường chở gạo tới thành phố Davao. Trên tàu có 25 thuỷ thủ, thuyền trưởng điều khiển tên Nguyen Hoai, kể với Tuần duyên Philippines là thuỷ thủ trực đã “ngủ gật” khi sự cố xảy ra.

Mời đọc thêm: Ba máy bay ném bom hạt nhân Mỹ đến Ấn Độ Dương giữa căng thẳng với TQ (Zing). – Trung Quốc ngang nhiên đưa oanh tạc cơ H-6J tới đảo Phú Lâm? (TT). – Báo Trung Quốc: Đưa oanh tạc cơ đến Phú Lâm là để ‘ngăn chặn khiêu khích từ Mỹ’ (VOA). – Trung Quốc dọa tàu sân bay không chìm của Mỹ (ĐV). – Kịch bản Trung Quốc đối đầu Nhật Bản, Mỹ ra tay can thiệp trên biển Hoa Đông (DV). – Đài Loan tăng chi tiêu quốc phòng trước sức ép từ Trung QuốcBiển Đông: Các nước không cần chọn phe Mỹ hay Trung Quốc (PLTP).

Quốc tang ông Lê Khả Phiêu

Chương trình quốc tang ông Lê Khả Phiêu kéo dài 2 ngày, đã bắt đầu từ sáng nay. Chi tiết đáng lưu ý nhất trong sự kiện này là sự vắng mặt của một nhân vật quan trọng: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. VnExpress đưa tin: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.

Bài báo cung cấp loạt ảnh, cho thấy hầu hết các lãnh đạo cấp cao và một số cựu lãnh đạo đảng và nhà nước đều có mặt tại Nhà tang lễ quốc gia để viếng ông Lê Khả Phiêu, trừ Tổng – Chủ Trọng. Sự vắng mặt của ông Trọng trong một sự kiện quan trọng thế này, theo giới thạo tin, rằng sức khỏe của ông Trọng quá yếu, cũng như ông ta sợ tới đám tang sẽ bị mắc dịch.

Lãnh đạo đảng, nhà nước tại lễ viếng: Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân đều có mặt, nhưng người đứng đầu “tam trụ” hiện tại lại vắng mặt. Ảnh: VNE

Facebooker Phạm Minh Vũ viết: Có những thứ đáng sợ hơn cái chết! Ông Vũ bình luận: “Mới hôm kia bắt tay nhau thắm thiết, tụm 5, tụm 7 gọi nhau là đồng chí, chỉ có đồng chí thôi, ấy vậy mà hôm nay lễ Tang tầm vóc Quốc táng mà chẳng thấy Cụ tổng đâu. Người cộng sản nó bạc lắm, nó điêu lắm Phiêu ạ”.

VTC có clip: Lễ viếng Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Nhà báo Lưu Trọng Văn có bài: Chuyện liên quan ông Phiêu. Bài viết bàn về thái độ chống Mỹ cực đoan của ông Phiêu, trong hoàn cảnh mà người Mỹ đã chấp nhận bình thường hóa quan hệ với VN. Trong khi cuộc chiến tranh biên giới 1979 với TQ lúc ấy kết thúc hơn 10 năm nhưng ông Phiêu đã tỏ thái độ nhún nhường trước “bạn vàng”, chỉ biết “căm thù” Mỹ nhưng lại không dám tỏ thái độ trước sự kiện lính TQ tàn sát người VN ở các tỉnh biên giới phía Bắc.   

Mời đọc thêm: Việt Nam cử hành hai ngày Quốc tang cho ông Lê Khả Phiêu (VOA). – Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (TN). – Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (VOV). – Nhiều lãnh đạo đến viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (PLTP). – Hà Nội treo cờ rủ Quốc tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (Zing). – Cố Tổng bí thư Lê Khả Phiêu ‘để lại di sản nhiều mặt’ (BBC).

Xử vụ sai phạm dự án Cao tốc Trung Lương

Hôm nay, VKSND Tối cao phê chuẩn các quyết định khởi tố, bắt tạm giam cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, trang Bảo Vệ Pháp Luật đưa tin. Bị can Nguyễn Hồng Trường bị điều tra trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, Tổng Công ty Cửu Long và các đơn vị có liên quan trong vụ đấu giá và thu phí tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương.

Cơ quan điều tra còn áp dụng biện pháp tố tụng với 3 đồng phạm của ông Trường, là các ông Đinh La Thăng, cựu Bộ trưởng Bộ GTVT, hiện đang chấp hành hình phạt tù; Nguyễn Chí Thành, cựu Vụ phó Vụ Tài chính Bộ GTVT; Lê Trung Cường, Chuyên viên Vụ Tài chính Bộ GTVT.

Các bị can Nguyễn Chí Thành, Lê Trung Cường (phải). Ảnh: Bộ Công an/ BVPL

Báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi: Vì sao cựu thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường bị bắt giam? Tin cho biết, lúc còn làm Bộ trưởng Bộ GTVT, Nguyễn Hồng Trường chính là chủ tịch hội đồng bán đấu giá quyền thu phí tuyến cao tốc nói trên, còn ông Thăng lúc đó là cấp trên của Trường. Liên quan đến vụ án, trước đó đã có 6 người bị khởi tố, tạm giam, là các cán bộ lãnh đạo của Tổng Công ty Cửu Long và Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh.

Báo Tiền Phong có đồ họa: Ông Nguyễn Hồng Trường, từ Thứ trưởng Bộ GTVT đến vòng tố tụng.

Mời đọc thêm: Ông Đinh La Thăng tiếp tục bị khởi tố trong vụ án cao tốc Trung Lương (PLVN). – Khởi tố ông Đinh La Thăng và cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường (TTXVN). – Chưa hết “vết đen” trong quá khứ, ông Đinh La Thăng tiếp tục “dính chàm” (GDTĐ). – Khởi tố, bắt tạm giam cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường (PL Plus). – Vì sao cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường bị khởi tố? (VTC). – Khởi tố 4 bị can về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” (ANTĐ). 

Tin nhân quyền

Sáng nay, TAND cấp cao tại TP Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm xét xử nhà báo Trương Duy Nhất, cựu trưởng văn phòng đại diện Trung Trung bộ của báo Đại Đoàn Kết về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Bị cáo Trương Duy Nhất hầu tòa phúc thẩm

Bị cáo Trương Duy Nhất tại phiên tòa phúc thẩm sáng 14/8. Ảnh: Danh Trọng chụp qua màn hình/TT

Theo đó, ông Nhất đề nghị triệu tập một số người liên quan trong vụ án. Còn LS của ông Nhất đề nghị triệu tập chủ tọa phiên sơ thẩm, triệu tập điều tra viên, kiểm sát viên sơ thẩm, giám định viên trong vụ án. Các yêu cầu đều bị HĐXX và đại diện VKS từ chối. Trong vụ này, ông Nhất bị cáo buộc đã thỏa thuận với Vũ “nhôm” để bán nhà, đất số 82 Trần Quốc Toản cho Công ty Xây dựng 79 bằng với giá UBND TP Đà Nẵng phê duyệt.

Cựu “thượng tá” công an Phan Văn Anh Vũ được triệu tập đến tòa với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Ảnh: Danh Trọng chụp qua màn hình/TT

Chiều nay, nhà báo Trương Duy Nhất bị tuyên y án sơ thẩm 10 năm tù giam, theo RFA. Phía tòa án quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm với cáo buộc tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

LS Đặng Đình Mạnh phân tích: “Trong khi đó trong cùng một vụ án, trong cùng một sự việc xảy ra tại Đà Nẵng và trong cùng một tài sản bị thất thoát, nhưng ông Trương Duy Nhất lại bị tính giá trị tài sản vào năm 2018 là lên tới hơn 13 tỷ đồng. Do cái số tiền đó lớn tới mức độ như vậy nên ông vừa mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự vừa mới bị chịu hình phạt 10 năm tù rất là nặng. Đây là một điểm hết sức vô lý không đảm bảo quy định mọi người đều bình đẳng trong việc xử lý của pháp luật”.

Mời đọc thêm: Vụ Trương Duy Nhất và nạn bắt cóc nhà hoạt động ở Đông Nam Á (BBC).  – Ông Trương Duy Nhất bị bác kháng cáo kêu oan (VNE). – Bị cáo Trương Duy Nhất bị tuyên y án 10 năm tù (VNN).  – Mỹ lên tiếng về bản án 40 năm tù dành cho nhóm Hiến Pháp của Việt Nam (VOA). 

***

Thêm một số tin: Hiệu trưởng nhờ giáo viên đi thi hộ để lấy bằng đại học (SGGP). – Hoãn xử vụ Cựu Phó Chánh án Nguyễn Hải Nam xâm phạm chỗ ở của người khác (TP). – Lương Sơn, Hoà Bình: Tài nguyên “chảy máu”, chủ tịch huyện ở đâu? (Khỏe 365). – Chủ tịch Hà Nội bị đình chỉ: Cách đưa tin báo chí nhà nước thế nào? (BBC).

Vì sao sinh viên Việt Nam không thể biểu tình như sinh viên Hong Kong?

Luật Khoa

Văn Bảo

23-6-2019

Trong những ngày qua, những hình ảnh từ cuộc biểu tình chống lại Luật dẫn độ tại Hong Kong khiến nhiều người tỏ ra thán phục trước quy mô, kỷ luật và sự văn minh của nó. Một trong những nhân tố giúp các cuộc biểu tình ở Hong Kong những năm qua được tổ chức khá thành công chính là sự tham gia của các hội nhóm học sinh, sinh viên mà tiêu biểu là nhóm Học Dân Tư Triều. Cũng vì vậy, nhiều độc giả Việt Nam đã đặt câu hỏi: sinh viên Việt Nam ở đâu trong các cuộc biểu tình?

Tâm thư của anh Đào Ngọc Tú về cuộc bức hại Pháp Luân Công (Phần II – 1)

Đào Ngọc Tú

18-9-2018

Tiếp theo phần mở đầuphần I

1. ĐCSTQ vu khống và đàn áp Pháp Luân Công như thế nào?

Không phải đến năm 1999, mà từ năm 1996 ĐCSTQ đã đưa tin bôi nhọ Pháp Luân Công, đến năm 1997 ĐCSTQ điều tra để tìm lý do cấm nhưng không thấy gì, sau đó lại buộc tội Pháp Luân Công là “tà giáo” và cho Cục An ninh chính trị đi tìm chứng cớ nhưng cũng không có gì. Chính vì Pháp Luân Công hoàn toàn chân chính nên để đàn áp, ĐCSTQ phải vu khống. Không có lý do thì Đảng nghĩ ra lý do, tưởng tượng ra kẻ thù. Thủ đoạn quen thuộc đã được ĐCSTQ tích lũy qua năm tháng đấu tranh là: “Cái loa đi trước cái gậy theo sau”.

Thư ngỏ: Đứng cùng Giáo sư Chu Hảo

FB Nguyễn Vi Yên

26-10-2018

Báo giới hôm qua vừa đưa tin rằng Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, vì ông đã cho “xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước.”

Cuộc đàm phán hàn gắn mối quan hệ ngoại giao Đức – Việt diễn ra hôm nay

Hiếu Bá Linh, biên dịch
2-11-2018

Việt nam có đáp ứng yêu cầu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức hay không?

Sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, chính phủ Đức đã quyết định tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam kể từ ngày 22/09/2017. Sau đó chính phủ Đức còn tạm đình chỉ hiệp định giữa hai nước về việc miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao Việt Nam. Hiện nay Đức vẫn tiếp tục tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

2019: Một năm đầy thách thức với thể chế dân chủ

Mai Vũ Phạm

1-1-2020

Năm 2019 là năm đánh dấu nhiều rủi ro và thách thức đối với thể chế dân chủ. Cụ thể, nhiều cuộc biểu tình lớn và kéo dài đã diễn ra ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi, yêu cầu chính quyền xóa tham nhũng và cải cách chính trị. Sự bất bình của người dân với chính quyền và mất niềm tin vào dân chủ là điểm chung của nhiều cuộc biểu tình trong năm 2019.

Cách Trung Quốc phá hoại điều tra của các nhà báo nước ngoài

Frankfurter Allgemeine Zeitung

Tác giả: Friederike Böge, từ Bắc Kinh

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

4-3-2021

Khi phóng viên của chúng tôi chuẩn bị đi đến lăng mộ Ordam Padishah, một hàng rào cản đường bất ngờ xuất hiện. Nguồn: Friederike Böge

Hà Văn Nam có tội hay không?

Trương Châu Hữu Danh

30-7-2019

Ngày 30/7, TAND huyện Quế Võ (Bắc Ninh) xét xử sơ thẩm và tuyên phạt anh Nguyễn Quỳnh Phong (SN 1986, ở Chí Linh, Hải Dương) 36 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Trò chuyện với Hội Sinh viên Nhân quyền: “Xã hội này đã đến lúc cần thay đổi”

Blog VOA

Tuấn Khanh

30-1-2018

Ngọc Kim và bức ảnh Trần Hoàng Phúc trong một lần vận động ở Anh Quốc

Đối thoại với những người trẻ là một điều thú vị, vì đó là hành trình để nhận biết xem tương lai của một quốc gia rồi sẽ như thế nào.

Thật may mắn khi có được một cuộc đối thoại như vậy với Ngọc Kim, thư ký phân ban hải ngoại của Hội Sinh viên Nhân quyền (Hội SVNQ). Kim sinh năm 1992 và đang sống ở Anh Quốc, nơi có rất nhiều người trẻ tuổi ở miền Bắc Việt Nam đến du học.

Chống tra tấn: “trăm nghe không bằng một thấy” hay “sợ một thấy, nên nói trăm lời dễ nghe”?

FB Phạm Lê Vương Các

17-11-2018

Trong lời nói sau cùng ở phiên điều trần chống tra tấn tại Liên Hợp Quốc, Trưởng phái đoàn Việt nam, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương nói:

“Ở Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “trăm nghe không bằng một thấy”. Và vì vậy, chúng tôi xin trân trọng kính mời Ngài Chủ tịch và các thành viên trong Ủy ban sang thăm Việt Nam để hiểu rõ hơn về việc thực thi Công ước Chống tra tấn của Việt Nam, thời gian do Ủy ban quyết định.”

Hồi đáp ra sao khi bị yêu cầu đóng các quỹ cuối năm?

FB Nguyễn Anh Tuấn

5-12-2017

Dịp cuối năm, các hộ gia đình thường bị yêu cầu đóng nhiều khoản quỹ khác nhau từ chính quyền địa phương, thông qua ông (bà) Tổ trưởng Dân phố. Tuy cảm thấy bất hợp lý song các hộ gia đình không biết khoản nào bắt buộc phải nộp, khoản nào tự nguyện, và cũng chẳng biết phải phản hồi thế nào.

Nếu bạn cũng trong trường hợp này, thì Thư Hồi Đáp của mình dưới đây là một gợi ý, cứ soạn theo và đưa cho Tổ trưởng Dân phố nhờ chuyển cho Chủ tịch xã/phường nơi bạn thường trú hoặc tạm trú. Dĩ nhiên, nếu bạn vẫn tin tưởng vào các Quỹ quốc doanh thì bạn cứ tiếp tục đóng, lựa chọn là ở bạn. Còn bạn nào làm theo mà bị Chủ tịch xã/phường phản đối hay gây khó dễ gì thì báo mình, mình soạn tiếp mẫu Đơn Khiếu nại và Tố cáo hành vi sai trái của vị Chủ tịch đó luôn.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Phản ứng của các tổ chức nhân quyền

Hiếu Bá Linh

8-9-2017

Sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, tổ chức nhân quyền Đức GfbV yêu cầu thay đổi cách nghĩ về quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam. Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam phải giữ một vai trò lớn hơn trong những cuộc gặp gỡ trao đổi với các đại diện chính phủ Việt Nam.

Lên tiếng phê bình hôm thứ Tư, tại Göttingen, ông Ulrich Delius, Giám đốc tổ chức nhân quyền GfbV đã nói: “Thay vì khen ngợi kinh tế nhảy vọt, ca tụng Việt Nam đang trên đường tiến đến dân chủ và trở thành một đối tác chiến lược, thì cần phải nhìn thẳng vào hiện thực nhiều hơn“.

Về cuộc Tổng Tuyển Cử ngày 6-1-1946 để bầu Quốc hội đầu tiên của nước ta

Hàn Vĩnh Diệp

4-3-2021

Người dân bỏ phiếu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946. Ảnh trên mạng

Nhân kỷ niệm ngày Tổng tuyển cử 6-1-1946, bầu Quốc hội đầu tiên của nhân dân ta, từ trung ương đến các địa phương đều long trọng tổ chức mitting, hội thảo… Trong các đợt sinh hoạt chính trị, lãnh đạo đảng, chính quyền, quốc hội, hội đồng nhân dân có bài phát biểu ca ngợi thắng lợi to lớn, ý nghĩa trọng đại và cả những bài học sâu sắc của sự kiện chính trị ấy.

Chỉ số thượng tôn pháp luật năm 2023 của Việt Nam

Đỗ Kim Thêm

12-5-2024

Ảnh chụp Chỉ số Thượng tôn Pháp luật năm 2023 của WJP.

Thỉnh nguyện thư

Đỗ Thị Thu

5-3-2022

Yêu cầu trả tự do cho các nhà tranh đấu về quyền đất đai gồm chồng tôi – Trịnh Bá Phương; mẹ tôi – Cấn Thị Thêu; em tôi – Trịnh Bá Tư đang bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt giữ oan sai đến nay đã 20 tháng.

Nhân Lễ Độc Lập Mỹ: Giữa Trump và Bolton, ai yêu tiền hơn yêu nước?

Đinh Từ Thức

3-7-2020

Tuy ngày 23/6 mới chính thức phát hành, nhưng từ ngày 18/6, cuốn sách của Bolton đã xuất hiện ngay trước Bạch Ốc. AP Photo/ Alex Brandon

Giới thiệu, chuyển ngữ và bình luận về quan điểm của Dân biểu Adam Schiff, về cuốn hồi ký của John Bolton, qua bài “Bolton could have made a difference but he chose to make a profit with his book”. (Tạm dịch: Bolton có thể đã tạo ra sự khác biệt, nhưng ông ấy đã chọn kiếm tiền qua cuốn sách của mình).