Ở Hồng Kông, các vụ bắt giữ và sợ hãi đánh dấu ngày đầu tiên của luật an ninh mới

New York Times

Tác giả: Vivian WangAlexandra Stevenson

Dịch giả: Christine Nguyễn

1-7-2020

Người biểu tình đã xóa các tài khoản trên mạng xã hội, vì trước đây cho phép phát ngôn, đột nhiên trở thành một tội ác tiềm năng. Sự ớn lạnh trên khắp thành phố, trong đó những người bán sách, các giáo sư và các tổ chức phi lợi nhuận đặt câu hỏi về tương lai của họ.

Thừa Thiên – Huế: Đầu gấu gây thương tích, hủy hoại tài sản dân ngay trước trụ sở UBND xã

Hướng Dương – Nguyễn Bảo

1-7-2020

Cách đây vài ngày, một nhóm đầu gấu vác rựa đến tung hoành ngang dọc trong nhà dân, hủy hoại tài sản công dân, ngay trước trụ sở UBND xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, với sự chứng kiến của chính quyền và CA xã, nhưng họ đã làm ngơ.

“Chu du thiên hạ để học rùng mình”

Tương Lai

29-7-2018

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 48

Anh bạn thân đến chơi. Sau khi nhấm nháp ly cà phê, bên chén trà đặc, anh kể cho tôi nghe chuyến đi dạy học ở Đức rồi sau đó chuyện tai nghe mắt thấy tại mấy nước châu Âu khác trong chuyến đi của anh, những nơi tôi đã có dịp đến cách đây ngót nghét cũng gần 20 năm rồi. Thú vị về những câu chuyện còn nóng hổi của bạn mà không tránh khỏi mặc cảm về sự lạc hậu của mình. Chẳng hiểu tại sao lại cắc cớ nghĩ đến cái tên của một truyện cổ Grimm “Chu du thiên hạ để học rùng mình”! Cũng có thể do câu chuyện bạn tôi kể liên quan nhiều đến nước Đức, quê hương của các giả truyện cổ tích có cái tên kia. Cái tên thì nhớ, song nội dung câu chuyện thì chỉ lờ mờ một vài chi tiết, còn lại thì quên.

Nghệ An: ‘Hội Cờ Đỏ’ tự phát nhưng được phép?

BBC

30-10-2017

Một cuộc tụ tập rầm rộ với hàng trăm người mang theo hàng trăm lá cờ đỏ sao vàng đã diễn ra vào chiều tối Chủ Nhật 29/10 tại xã Sơn Hải, Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Hội Cờ Đỏ tụ tập ngày 29/10 tại xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An Ảnh: Facebook

Những người tham dự mặc áo đỏ, trán thắt băng đỏ tuần hành trên đường, rồi kéo tới khu vực đã dựng rạp quy mô lớn, có chăng băng-rôn, biểu ngữ, bên trong có kê sẵn bàn ghế, có đồ ăn thức uống.

Tự do và quyền lực

Viet-studies

Phạm Phú Khải

13-10-2017

Ảnh minh họa: Tự do và quyền lực. Nguồn: internet

Để một quốc gia chuyển từ độc tài sang dân chủ thì quốc gia đó phải được trang bị bằng một số yếu tố căn bản, từ tư tưởng chính trị đến cơ cấu xã hội cũng như dân tình (trí, khí, sinh).

Trong các yếu tố căn bản nhất này, sự thẩm thấu của người dân về các khái niệm trừu tượng như tự do, dân chủ và quyền lực là nền tảng. Càng nhiều người dân hiểu biết về nó càng tốt. Thiếu sự hiểu biết và nhận thức sâu sắc thì mọi nỗ lực để dân chủ hoá xã hội, chính trị và văn hoá sẽ khó thể nào đưa đến kết quả mong muốn.

Việt Nam thoát Tàu và thoát Cộng bằng cách nào?

Tạ Dzu

30-4-2020

Việt Nam Cộng Hoà đã chôn mà chưa chết.

Việt Nam Cộng Sản đã chết mà chưa chôn.

(Dân gian)

Cạm Bẫy Mê Hồn 

Lê Minh Nguyên

19-6-2020

Người viết chưa từng sống trong chế độ CSVN, nhưng nhờ sớm tham gia chỉnh trị khi còn học ở trường Trung học Chu Văn An nên học hỏi được nhiều về cộng sản, từ những người trực tiếp chiến đấu với CS như GS Hùng Nguyên Nguyễn Ngọc Huy, Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân, Hoài Sơn Ung Ngọc Nghĩa, Minh Nhật Trương Dụng Khả (chú Đảng Trưởng ĐVQDĐ Trương Tử Anh), Quang Thanh Nguyễn Văn Tại (bạn chiến đấu với Đức Huỳnh Phú Sổ)…

Paris có cháy không?

FB Từ Thức

7-12-2018

Với phong trào Gilets Jaunes (Áo Vàng), nước Pháp đang trải qua một khủng hoảng chính trị, xã hội nghiêm trọng. Nhưng mặc dù những hình ảnh bạo động ngoạn mục làm chấn động dư luận, nước Pháp chưa có nội chiến như một số médias ngoại quốc bình luận. Nước Pháp cũng không phải là nước đói khổ, tuyệt vọng cùng cực như báo chí nhà nước VN đã không để lỡ cơ hội nhẩy vào, với thông điệp gởi dân Việt: ở đâu cũng có nghèo đói, bất công; ở VN tốt hơn vì có kỷ luật, có ổn định.

Tâm thư của anh Đào Ngọc Tú về cuộc bức hại Pháp Luân Công (Phần II – 1)

Đào Ngọc Tú

18-9-2018

Tiếp theo phần mở đầuphần I

1. ĐCSTQ vu khống và đàn áp Pháp Luân Công như thế nào?

Không phải đến năm 1999, mà từ năm 1996 ĐCSTQ đã đưa tin bôi nhọ Pháp Luân Công, đến năm 1997 ĐCSTQ điều tra để tìm lý do cấm nhưng không thấy gì, sau đó lại buộc tội Pháp Luân Công là “tà giáo” và cho Cục An ninh chính trị đi tìm chứng cớ nhưng cũng không có gì. Chính vì Pháp Luân Công hoàn toàn chân chính nên để đàn áp, ĐCSTQ phải vu khống. Không có lý do thì Đảng nghĩ ra lý do, tưởng tượng ra kẻ thù. Thủ đoạn quen thuộc đã được ĐCSTQ tích lũy qua năm tháng đấu tranh là: “Cái loa đi trước cái gậy theo sau”.

Tuyên bố lên án tội ác Đồng Tâm

4-9-2020

LTS: Ngày 7/9, Toà án Hà Nội sẽ đưa 29 người dân Đồng Tâm ra xét xử. Nhưng lẽ ra phải là xét xử lực lượng tấn công vào thôn Hoành rạng sáng 9/1/2020 và giết hại cụ Lê Đình Kình. Với tinh thần đó, chúng tôi xin đăng lại Bản Tuyên bố dưới đây:

Toạ đàm học thuật về Ukraine bị “bức tử”

RFA

Phan Huy

3-4-2022

Sáng nay, theo Giấy mời, chúng mình rủ nhau đến trụ sở của VUSTA, 53 Nguyễn Du, leo bộ lên tận tầng ba, dự Toạ đàm học thuật. Đề tài: “Cuộc chiến Nga – Ukraine và tác động đến cục diện quốc tế”. Giấy mời còn kèm theo cả đề cương ba gạch đầu dòng: i) Nhận diện cuộc chiến: “Chiến dịch quân sự đặc biệt” hay “chiến tranh xâm lược”; ii) Tác động đối với thế giới/ khu vực; iii) Tác động đối với Việt Nam.

Bán bún, không bán nước!

Trương Châu Hữu Danh

12-6-2019

Một số hình ảnh về quán bún bò Đinh Dũng. Nguồn: Trương Châu Hữu Danh

1) Tịch thu khẩu hiệu bún bò

Cách đây vài năm, cư dân mạng xã hội chia sẻ hàng loạt hình ảnh nội quy hài hước của quán bún bò gân Dũng Đinh (ca sĩ Đinh Dũng), sau đó họ “dậy sóng” khi biết các bảng này bị cán bộ tịch thu.

Bản tin ngày 12-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Anh tuyên bố bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông. Tuyên bố gần đây thể hiện lập trường của Anh về các vấn đề pháp lý ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS) trong vấn đề giải quyết các tranh chấp lãnh hải.

Bàn về ổn định xã hội

Nguyễn Đình Cống

23-10-2019

Nhân kỳ họp Quốc hội cuối năm 2019, tôi muốn nêu vấn đề ổn định xã hội, mong các vị đại biểu quan tâm, đem ra thảo luận tại Quốc hội. Tôi đã nghe QH thảo luận nhiều vấn đề của đất nước, nhưng chưa bao giờ nghe thảo luận việc này.

Giữa dòng hoài niệm

Tương Lai

25-11-2018

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 54

Có lẽ hoài niệm là cung bậc dễ gây rung động nhất ở tuổi ngoại 80 như tôi trong cảm nhận và suy tư. Như một đợt sóng trào, những hoài niệm khơi dậy biết bao hình ảnh, nét dáng, sự kiện vốn dồn nén, ấp ủ và dường như đã vùi lấp trong tro tàn của những buồn vui, căm giận, những tủi hổ, tự hào, những nỗi nhớ mãnh liệt, những khát khao cháy lòng…

LS Lê Ngọc Luân: Tôi sẽ gửi thư khẩn cấp cho Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng

FB LS Lê Ngọc Luân

31-7-2017

Thân chủ của LS Lê Ngọc Luân, là người bị đồng đội đánh đập. Ảnh chụp màn hình video clip.

Anh trai của người bị đánh dập tinh hoàn đã trốn được về nhà tối ngày hôm qua. Sau khi được người dân giúp đỡ, một nhà báo quen tôi trên facebook gọi nói có cháu làm taxi, và tôi đã bí mật liên hệ với anh taxi để giúp em. Thời điểm đó, người dân nói, bên trong đã chỉ đạo, đánh kẻng truy bắt nên cần trốn gấp. Tôi sốt hết cả ruột gan, may mắn xe taxi cũng đến đúng lúc, em leo lên xe và đi thẳng về nhà cách đó 200 km.

Nếu bị bắt, có thể em sẽ bị bắt viết và ký vào các tài liệu bất lợi. Sáng nay gia đình lên doanh trại yêu cầu đưa người em về để đi chữa bệnh vì thời gian nghĩa vụ đã hết. Không biết đơn vị có cho không.

Vụ dự án Thủ Thiêm: Vì sao chính quyền giải toả dân dễ dàng như vậy?

Lao Động Việt

10-5-2018

Dự án Khu đô thị Thủ Thiêm (thuộc quận 2, Sài Gòn) được quy hoạch với diện tích gần 730 ha đất, nơi an cư của khoảng 15.000 hộ dân (số liệu trên báo chí). Mặc dù cách làm việc, giải quyết vấn đề của chính quyền và doanh nghiệp khiến người dân bất mãn, gây oan sai. Thế nhưng, vì sao “liên minh” cướp đất trên lại có thể giải toả được gần hết nhà dân khi chưa thoả thuận chuyện đền bù?

Đừng mong gì!

Mạc Văn Trang

22-10-2019

Có lẽ chẳng ai tin cái chết của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An là do té ngã, rơi từ tầng 8 trụ sở Bộ GD&ĐT xuống sân. Rất nhiều người nêu ý kiến, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải điều tra làm rõ nguyên nhân thật của cái chết bí ẩn này… Nhưng tôi đoán rằng, mọi bí mật đã theo người chết vào lò hỏa thiêu hết rồi, không được nhắc đến chuyện này nữa!

Đồng Tâm vs Nọc Nạng: Khi chính quyền “vì dân” còn tàn bạo hơn chính phủ thuộc địa

BTV Tiếng Dân

14-1-2020

Năm ngày sau vụ thảm sát ở Đồng Tâm, chính quyền đã leo thang thêm bước nữa trong việc đàn áp người dân. Ngày 13/1/2020, Công an TP Hà Nội đã khởi tố ông Lê Đình Công, con trai cụ Lê Đình Kình, là người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát Đồng Tâm rạng sáng 9/1, cùng 19 người về tội “Giết người”.

Trần Huỳnh Duy Thức được nới lỏng các điều kiện trong giam giữ

Phan Nguyên

26-10-2017

Song song với việc đàn áp khốc liệt trong nước, nhà cầm quyền CSVN âm thầm tạm thời nới lỏng các điều kiện giam giữ với một số các tù nhân lương tâm có tên tuổi. Cả hai mặt hành động nói trên cũng đều nhằm cho việc phục vụ hội nghị APEC tại Đà Nẵng được suôn sẻ như ý lãnh đạo CSVN muốn.

Việc bắt bớ và khủng bố hàng loạt, nhằm tạo một không gian khiếp sợ và không thể phản ứng trong tháng 11/2017. Đồng thời nhiều tù nhân lương tâm cũng được giảm nhẹ việc sách nhiễu và ngăn cấm trong tù, nhằm không có sự tố cáo nào trong cùng thời gian, cũng như để đối phó, nếu có bất kỳ một đại diện ngoại giao quốc tế đến Việt Nam rồi đột nhiên ngỏ ý muốn đi thăm các tù nhân được dư luận nhắc đến.

Những người anh em bị “lãng quên”

FB Huỳnh Thục Vy

3-7-2018

Một gia đình người Thượng từ Việt Nam được dọn đến nhà an toàn của Liên Hiệp Quốc ở Phnom Penh hôm 26/7/2004. Ảnh: AFP

Hôm nay, tôi viết những dòng này trong bối cảnh đất nước nằm trước nguy cơ Bắc thuộc, hàng ngàn ngư dân khốn đốn vì Formosa, hàng chục nhà hoạt động nhân quyền tên tuổi đang trong lao tù…, quả thật có thể đoán trước rằng những tâm tư dưới đây sẽ bị phớt lờ đi vì những điều tôi chia sẻ “có vẻ” chẳng quan trọng mấy so với hàng chục vấn đề nổi cộm khác. Nhưng tôi nhận thấy trách nhiệm của chính mình ở đây và sự cần thiết phải nêu bật câu chuyện không chỉ mang tính lương tâm mà còn là biểu hiện của tư duy này.

Bi kịch nước Mỹ và cuộc chiến làm chủ tòa Bạch Ốc

Hoàng Thủy Ngữ

30-5-2020

Hoa Kỳ ngày nay là một bi kịch trong đó hư cấu liên tục trở thành thực tế, sự phi lý đã trở thành trạng thái bình thường và sự khác biệt giữa dối trá và sự thật đã bị xóa nhòa.

Chúng tôi cần vài phút của bạn

FB Phạm Đoan Trang

24-7-2018

Để tôi bắt đầu bằng việc kể câu chuyện này: Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International, trụ sở ở Anh) hàng năm đều có một chiến dịch kêu gọi hàng trăm nghìn thành viên và ủng hộ viên của họ trên toàn thế giới, cũng như những người ủng hộ dân chủ-tự do nói chung, cùng viết thư tay cho tù nhân lương tâm ở một nước nào đó, hoặc cho những nhà nước vi phạm nhân quyền, hoặc cho các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền.

Phiên xử vụ án Đồng Tâm: Ngày thứ nhất

BTV Tiếng Dân

Ngay trước khi phiên xử vụ án Đồng Tâm bắt đầu, 11 tổ chức NGO kêu gọi LHQ lên tiếng để vụ Đồng Tâm được ‘‘xét xử công bằng’’, RFI đưa tin. Có 11 tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước đã công bố một bức thư chung gửi LHQ về vụ xét xử 29 người dân xã Đồng Tâm. Bức thư chung được gửi đến bà Elisabeth Tichy-Fisslberger, chủ tịch Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.

Các tổ chức phi chính phủ kêu gọi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ yêu cầu chính quyền VN “xét xử công minh”, công khai thông tin về phiên tòa cho thân nhân của những người bị cáo buộc chống chính quyền, cũng như các tổ chức phi chính phủ, truyền thông quốc tế và đại diện của LHQ. “Các bị cáo cần được đối xử công bằng theo đúng Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), mà Việt Nam tham gia”.

Thêm diễn biến đáng lưu ý trước phiên tòa, LS Ngô Ngọc Trai đặt câu hỏi: Bài viết của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng gửi thông điệp về vụ Đồng Tâm? Đó là bài viết của ông Trọng nhân dịp Quốc khách vừa qua, có đoạn: “Chú trọng xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách để giải quyết hiệu quả, hài hoà mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Đặc biệt, phải tạo được những bước đột phá thực sự về thể chế để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, rất thiết thực và cụ thể”.

Ngay trước phiên xử, phía an ninh đã có hành động mờ ám, cho thấy họ không hề có chính nghĩa trong vụ này. Nhà hoạt động Đặng Bích Phượng cho biết: “Người nhà cụ Kình báo tin, bắt đầu có kẻ giở trò bẩn với gia đình, bằng cách đạp hỏng cửa kéo rồi bỏ chạy. Người nhà chạy ra, không kịp quay clip. Sẽ còn nhiều trò bẩn thỉu để khủng bố tinh thần người nhà của 29 người bị bắt ở Đồng Tâm, cũng như những người ủng hộ bà con Đồng Tâm. Hãy cùng nhau theo dõi và lên án bọn bất lương này”.

Cửa nhà người thân cụ Lê Đình Kình bị kẻ gian quấy phá. Ảnh: FB Đặng Bích Phượng

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh cho biết: “Chính quyền cho quân phá tan vườn bưởi của nhà chị Cấn Thị Thêu. Đã bắt đi 3 người nhà người ta lại còn nhẫn tâm độc ác phá đi miếng cơm manh áo của người ta nữa. Côn đồ chứ chính quyền gì” Bà Thêu là đại diện dân oan Dương Nội, cũng là “cái gai” trong mắt chính quyền Hà Nội và thường thể hiện sự ủng hộ với cuộc đấu tranh của người dân Đồng Tâm.

Facebooker Trịnh Thị Thảo có clip kể lại sự việc trên:

***

Sáng nay 7/9, TAND TP Hà Nội đã bắt đầu xét xử 29 bị cáo trong vụ án Đồng Tâm: An ninh siết chặt quanh tòa án, theo báo Thanh Niên. Vụ xử dự kiến kéo dài từ ngày 7/9 đến 17/9, HĐXX gồm 5 người, do thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó chánh tòa Hình sự TAND TP Hà Nội làm chủ tọa. Có hơn 30 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 29 người dân Đồng Tâm tại phiên tòa, trong đó có 25 người bị cáo buộc tội “Giết người” với hình phạt tối đa là tử hình.

Phía tòa án thông báo, đây là phiên tòa “công khai”, nhưng từ sớm, an ninh đã được siết chặt xung quanh địa điểm xét xử. Phía công an giữ nguyên các cáo buộc, cho rằng các ông Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển đã chủ mưu kêu gọi người dân Đồng Tâm chống trả, dẫn đến cái chết của 3 viên công an là Nguyễn Huy Thịnh, Phó trung đoàn trưởng E22; Phạm Công Huy, cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC Hà Nội; Dương Đức Hoàng Quân, cán bộ C2D1E22.

Thông Tấn Xã VN đăng hình ảnh phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tại xã Đồng Tâm trong phiên tòa sáng nay:

Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Kênh Truyền Hình Đồng Tháp có clip: Hôm nay, bắt đầu xét xử vụ án tại Đồng Tâm.

Về phía các nhà hoạt động nhân quyền, bà Đặng Bích Phượng cho biết, an ninh canh phòng đến mức không chỉ bố trí dày đặc xung quanh tòa, mà đứng gác trước cả nhà dân: “Không thể không đai đi đai lại, một phiên tòa kẻ cướp xử nạn nhân đang diễn ra công khai. Đám sai nha canh phòng đến một con ruồi bay qua cũng bị đuổi. Không một người mẹ, người vợ/ chồng/ con của nạn nhân được vào. Họ đang phải đứng cách nơi xử cha/ chồng/ vợ/ con họ gần 1 km. Ngoài trời mưa đang tuôn rơi”.

Bà Phượng cho biết thêm: “Nhiều người dân Đồng Tâm đã bí mật rời khỏi nhà từ đêm qua. Nhưng sáng nay, họ không thể đến được cổng tòa. Mọi hy vọng nhìn thấy người thân của mình sau 8 tháng trời xa cách tắt ngấm. Họ đang đứng ngoài trời, dưới làn mưa nặng hạt. Xót thương quá! Căm uất quá!”

PGS.TS Mạc Văn Trang đặt câu hỏi về phiên tòa “công khai” nhưng an ninh bủa vây không cho người dân tiếp cận: “Xử vụ Đồng Tâm nếu chính đáng, sao chính quyền sợ hãi, chặn người khắp nơi? Ở TP HCM nhiều người cũng bị chặn!?” Phiên tòa diễn ra ở miền Bắc nhưng an ninh ở tận miền Nam cũng phải đề phòng dân!

Nhà báo Huy Đức bình luận: “Vẫn biết chúng ta đang có một nền tư pháp có rất ít khả năng cung cấp công lý; nhưng, không vì thế mà chúng ta thủ tiêu khát vọng công lý. Vẫn biết các vị thẩm phán rất khó ‘độc lập, chỉ tuân theo pháp luật’; nhưng, nếu không chỉ tuân theo pháp luật thì đâu cần một phiên tòa”.

Nhà văn Thùy Linh nhận định: “Khi người ta công khai bạo lực, công khai sự bất lý và bằng mọi giá bảo vệ sự bất lý, bất nhân, bất đạo lý thì xã hội sau đây sẽ như thế nào? Chúng ta quá bất lực, cả ngôn từ, thái độ, hành động… Cả xã hội như một thùng thuốc nổ bị dồn nén. Tôi nhớ lời một Lạt ma bị Trung cộng tra tấn đến thân tàn ma dại mà ngài vẫn nói rằng: khó khăn nhất mà ngài phải vượt qua là không nuôi lòng thù hận với kẻ thù. Điều đó thật khó với nhiều người dân Việt trước thực cảnh xã hội bây giờ, mà điển hình là vụ Đồng tâm”.

Facebooker Phạm Minh Vũ lưu ý sơ hở trong “kịch bản” của phía công an: “Có một chi tiết trong hiện trường vụ án tuy nhỏ nhưng nó đủ để bác bỏ các cáo buộc đối với 29 người Dân vô tội Đồng Tâm hôm nay, đó là sợi dây điện ở dưới giếng trời. Nhà cầm quyền lên kế hoạch giết người cướp đất quá bài bản, quá sắc bén, đưa ra cáo buộc nghe có vẻ không hợp lý nhưng vẫn thuyết phục được một số người mê muội. Nhưng, hình ảnh này đã nói lên tất cả. 3 người cháy xém nát thây dưới cái giếng trời ấy, mà sợi dây điện vẫn còn nguyên là sao?”

Cái giếng trời cạnh nhà cụ Kình bị công an nâng lên thành “hố kỹ thuật” mà họ cho là dân Đồng Tâm đã đẩy công an vào đây rồi đổ xăng thiêu cháy. Nhưng ông Phạm Minh Vũ cho rằng sợi dây điện còn nguyên là sơ hở trong lời cáo buộc này. Ảnh: FB Phạm Minh Vũ

***

Diễn biến đáng lưu ý nhất trong ngày đầu của phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm: Luật sư đề nghị triệu tập ông Nguyễn Đức Chung, báo Thanh Niên đưa tin. Các LS cho biết, họ đã đề nghị triệu tập 22 cá nhân liên quan đến dự phiên xử, chứ không chỉ ông Chung, trong đó có bà Dương Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình; cô Nguyễn Thị Duyên, vợ Lê Đình Uy (cháu nội ông Lê Đình Kình)…

Vấn đề triệu tập ông Nguyễn Đức Chung là đáng lưu ý nhất vì ông ta là đương kim Chủ tịch UBND TP Hà Nội vào thời điểm xảy ra thảm án Đồng Tâm. Nhưng phiên tòa này đã có dấu hiện dàn xếp để đổ tội lên đầu dân ngay từ đầu, nên không lạ khi chủ tọa bác kiến nghị triệu tập ông Nguyễn Đức Chung, theo báo Tuổi Trẻ.

Thẩm phán Trương Việt Toàn thừa nhận, các LS đã kiến nghị triệu tập một số cá nhân liên quan, nhưng “xét thấy những người này không liên quan vụ án nên HĐXX không triệu tập”. Nếu Chủ tịch UBND TP Hà Nội không liên can, thì còn ai liên can khi công an ra tay sát hại ông Kình vào ngày 9/1?

VTV có clip: Xét xử vụ Đồng Tâm: Bác đề nghị triệu tập Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Về phía bào chữa, LS Đặng Đình Mạnh cho biết: “Buổi làm việc đầu tiên của phiên tòa xét xử vụ án Đồng Tâm là những tranh đấu của các luật sư về vô số các vấn đề thuộc về thủ tục tố tụng… dẫn đến việc đơn khiếu nại được soạn thảo ngay trong bữa cơm trưa để kịp nộp vào tòa án vào đầu buổi làm việc chiều”.

Đơn khiếu nại của các luật sư về việc HĐXX không cho các luật sư tiếp xúc thân chủ của họ. Ảnh: FB Mạnh Đặng
Chữ ký của các luật sư trong đơn khiếu nại. Ảnh: FB Mạnh Đặng

LS Lê Văn Luân chia sẻ: “Tại phần thủ tục phiên toà sáng nay, khi chúng tôi đề nghị giải quyết vấn đề gặp bị cáo tại phiên toà, do trước đó có người mặc thường phục ngăn cản khiến tôi sửng sốt không hiểu chuyện gì xảy ra”, nhưng viên thẩm phán chỉ nói rằng việc tiếp xúc bị cáo này là “không cần thiết”.

LS Luân cho biết thêm: “Và ngay lập tức, chúng tôi phải thực hiện việc khiếu nại tới Chánh án toà án TP Hà Nội để giải quyết yêu cầu của chúng tôi về hành vi gây khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền bào chữa, quyền tiếp xúc bị cáo tại phiên tòa của luật sư. Đây là một tiền lệ tôi chưa từng gặp trong các phiên tòa trước đây”.

LS Trịnh Vĩnh Phúc kêu gọi: “Chúng tôi cấp thiết đề nghị Ban thường vụ Liên đoàn luật sư VN và Chủ nhiệm Ủy ban bảo vệ quyền lợi luật sư của Liên đoàn cấp thời ra văn bản lên tiếng yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện nghiêm túc và tức thời quy định của bộ luật tố tụng hình sự, đảm bảo quyền hành nghề hợp pháp và bình đẳng của luật sư, đảm bảo các luật sư bào chữa được tiếp xúc với thân chủ bị cáo theo quy định pháp luật, nhằm tránh các hệ lụy pháp lý nguy hại khó lường…!!!” 

LS Nguyễn Danh Huế cho biết: “Tôi đã từng tham dự nhiều phiên toà liên quan đến tội danh ‘Chống người thi hành công vụ’ hay ‘Gây rối trật tự công cộng’. Hầu hết những phiên tòa này đều có lực lượng cảnh sát dày đặc, thậm chí phong toả toàn bộ khu vực xét xử, cấm luật sư đem điện thoại, máy tính vào phòng xử án hoặc lắp đặt hệ thống máy phá sóng. Trong phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát cũng không chịu đối đáp đến cùng với luật sư, hội đồng xét xử thường hỏi theo hướng buộc tội, nhân chứng quan trọng để gỡ tội thường vắng mặt và cuối cùng, mức án rất nghiêm khắc được đưa ra”.

Những người dân Đồng Tâm gào khóc trong phiên tòa, bị an ninh chặn nên không tới gần người thân của họ được. Ảnh: FB Nguyễn Danh Huế

***

Đến chiều, báo Lao Động đưa tin: Bị cáo cầm đầu vụ Đồng Tâm xin lỗi gia đình 3 cảnh sát hy sinh. Tin cho biết, trong khi trả lời thẩm vấn của chủ toạ về việc có suy nghĩ gì về hành vi của mình, ông Lê Đình Công trình bày: “Sau khi bị bắt, giam bị cáo biết được sự hy sinh của ba chiến sĩ, hết sức hối hận. Bị cáo gửi lời xin lỗi tới gia đình 3 người này. Mong gia đình hết sức tha thứ cho các bị cáo”.

Facebooker Bùi Văn Thuận bình luận: “Khi lọt vào tay của bọn sát nhân, khủng bố, trong vòng vây của bọn tra tấn, ép cung, nhục hình, bị hành hạ cả về thể xác và tra tấn về tâm lý. Khi tính mạng, sự an toàn của vợ con, anh em, gia đình, bạn bè… bị bọn khủng bố đem ra đe dọa, tất cả những lời xin lỗi, nhận tội trên báo chí, truyền hình (vốn là công cụ của bọn khủng bố) chỉ là chiêu trò lưu manh, khốn nạn và mị dân“.

Thêm diễn biến vi phạm nhân quyền bên ngoài phiên tòa, bà Đặng Bích Phượng cho biết: “Không chỉ ngăn chặn cho thân nhân của 29 người bị bắt ở Đồng Tâm mon men đến cổng ra vào của tòa án, mà an ninh đông đặc, quây xung quanh chỗ bà con đang đứng co cụm lại. Chúng đứng chen lẫn vào bà con, soi mói xem bất cứ có ai sử dụng điện thoại để chụp ảnh và liên lạc là cướp liền. Ông Trịnh Bá Khiêm đã đến được cùng bà con lúc ban đầu, nhưng sau đó ông đã bị bắt đưa đi nơi khác”.

_____

Mời đọc thêm: Việt Nam: Tòa án Hà Nội bắt đầu xét xử ‘vụ Đồng Tâm’ (BBC). – Nhân quyền Quốc tế: Phiên toà Đồng Tâm là án bỏ túi (RFA). – Hôm nay  29 nông dân Đồng Tâm bị xét xử tội giết người (FB Lưu Trọng Văn). – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sát hại đảng viên Lê Đình Kình (FB Tráng Nguyễn). – Người tuôn nước mắt – trời tuôn mưa (FB Phạm Minh Vũ).

Báo “lề đảng”: 29 người ra tòa trong vụ án ở Đồng Tâm (VNE). –  Đất sân bay Miếu Môn địa giới xã Đồng Tâm là đất quốc phòng (VTV). – Xét xử vụ Đồng Tâm: Bác đề nghị triệu tập Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung (DT). – Xét xử vụ Đồng Tâm: Ông Nguyễn Đức Chung không liên quan đến vụ án nên không triệu tập (NĐT). – Lời ân hận của các bị cáo vụ 3 chiến sỹ hy sinh ở Đồng Tâm (VNN).

Tạm giam điều tra: Sự tàn phá thể xác và hủy hoại lương tâm con người

FB Phạm Lê Vương Các

29-11-2018

Xem qua hình ảnh biến đổi kinh hoàng của một người phụ nữ chỉ sau một năm bị tạm giam để điều tra, đã giúp tôi khẳng định một niềm tin mạnh mẽ rằng, việc tạm giam kéo dài để phục vụ cho công tác điều tra cần phải được loại bỏ ra khỏi hệ thống luật pháp Việt Nam.

Điều họ thành công nhất là ngu dân

Sao Mai

19-1-2020

Tôi, người đàn bà lẻ loi đau những ngày năm cũ…

Chưa bao giờ sắp Tết lại buồn đến thế. Cuộc sống với đủ mọi phận người vẫn miệt mài lam lũ ngoài kia. Người hối hả khuân những chậu lan vài chục triệu đồng, kẻ phong phanh, lầm lụi với vài chục ngàn những cuốc xe ôm ngày cuối.

Ủy hộ Quách Duy kiện Sở 4T TP HCM

Dương Quốc Chính

28-5-2019

Quách Duy, chuyên viên văn phòng UBND thành Hồ. Ảnh: FB đương sự

Vừa rồi bạn Quách Duy, chuyên viên tại Văn phòng UBND TP HCM, kiện Sở 4T, đề nghị hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Sở này. Chi tiết vụ việc xem link đính kèm.

Vì mục tiêu trả lương công bằng ở Việt Nam: Tiếp cận mức lương đủ sống

Châu Minh Dũng

15-4-2019

Ngày 10/4/2019, Hiệp hội Lao động Công bằng đưa ra một báo cáo dài 16 trang, nói về tình hình công nhân lao động ở Việt Nam, cho thấy công nhân tại các nhà máy ở Việt Nam làm việc quá nhiều giờ, vượt mức tiêu chuẩn quốc tế cho phép, để thu hẹp khoảng cách đáng kể giữa những gì họ kiếm được với những gì họ cần cung cấp cho bản thân và gia đình.

Thoát khỏi địa ngục (Phần 3)

The Times

Tác giả: Damian Whitworth

Trần Quốc Việt dịch

27-6-2021

Tiếp theo phần 1phần 2

‘Bị nhốt trong quan tài bằng bê tông’: Một ngày trong trại tập trung

Từ 7-9 giờ sáng: Dạy học cho những tử thi biết đi

Tôi vừa đặt chân vào phòng thì 56 học viên của tôi đứng lên, những xiềng chân ở mắt cá chân họ kêu chói tai và họ hô to: “Chúng tôi sẵn sàng!” Tất cả họ đều mặc áo quần màu xanh. Đầu họ bị cạo trọc, da họ trắng bệch như da xác chết.