Hãy đứng lên bảo vệ tự do và dân chủ – Hãy đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử định hình tương lai này

Vũ Đức Khanh

4-11-2024

Thư ngỏ gửi cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Mỹ

Hồng vệ binh

Dương Quốc Chính

4-11-2024

Hôm qua đến giờ mình thấy một loạt page lên bài đăng mấy cái ảnh các cháu trẻ trâu làm mấy hành vi phản cảm trước lá cờ ba sọc ở bảo tàng lịch sử quân đội mới xây.

Kiến nghị khẩn cấp về cải cách thể chế

Hà Nội, ngày 3 tháng 11 năm 2024

KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP VỀ CẢI CÁCH THỂ CHẾ

Lựa chọn của Hoa Kỳ ngày 5-11: Tương lai của tự do và dân chủ toàn cầu

Vũ Đức Khanh

3-11-2024

Vào ngày 5-11, cử tri Hoa Kỳ đứng trước một cuộc bầu cử với tác động vượt xa biên giới quốc gia. Trong những thập niên gần đây, nền dân chủ tự do—từng là nền tảng của phương Tây và là hình mẫu toàn cầu—đã phải đối mặt với những mối đe dọa lớn.

Cửa chuồng cọp ở Trại 6 đã “bị phá”

Trịnh Thị Thảo

31-10-2024

Cựu tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức (thứ 3 từ trái) và gia đình dân oan Trịnh Bá Khiêm. Nguồn: Trịnh Thị Thảo

Việt Nam: Hãy hủy bỏ bản án đối với nhà vận động dân chủ

Human Rights Watch

30-10-2024

Đường Văn Thái, người bị bắt cóc ở Thái Lan, nhận bản án 12 năm tù giam

Đường Văn Thái, một nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo độc lập. © Duong Van Thai/Youtube

(Băng Cốc) – Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam nên hủy bỏ bản án mang động cơ chính trị đối với nhà hoạt động dân chủ Đường Văn Thái và phóng thích ông ngay lập tức. Vào ngày 30 tháng Mười năm 2024, một tòa án ở Hà Nội đã xử ông có tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự, và kết án ông 12 năm tù giam.

Đường Văn Thái, 42 tuổi, chạy trốn khỏi Việt Nam vào năm 2019 và đã đăng ký trở thành người tị nạn với Cơ quan về Người Tị Nạn của Liên Hiệp Quốc. Trong khi đang chờ đi tái định cư ở một nước thứ ba, ông bị một nhóm người không rõ danh tính bắt cóc vào tháng Tư năm 2023 và bị đưa về Việt Nam bằng vũ lực.

“Đường Văn Thái chạy trốn khỏi Việt Nam vì sợ bị chính quyền đàn áp,” bà Patricia Gossman, phó giám đốc ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính quyền các nước trên thế giới nên thừa nhận vụ bắt cóc và xét xử ngụy tạo nhà hoạt động dân chủ này là ví dụ mới nhất về hành vi côn đồ coi thường luật pháp quốc tế và quyền của công dân của chính phủ Việt Nam.”

Đường Văn Thái bị xét xử kín trong một phiên tòa chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ cùng một vài bị cáo khác, được cho là các viên chức nhà nước đã cung cấp tin tức cho Đường Văn Thái. Tòa án kết luận Đường Văn Thái có tội, và xử ông 12 năm tù giam và 3 năm quản chế. Những người còn lại nhận mức án từ 30 tháng đến 5 năm 6 tháng tù giam.

Đường Văn Thái vận động cho dân chủ và nhân quyền trong nhiều năm ở Việt Nam, và từng tham gia biểu tình về môi trường. Báo chí do chính quyền Việt Nam kiểm soát đã đưa tin cáo buộc ông có liên hệ với các nhóm “phản động” ngoài vòng pháp luật như Hội Anh em Dân chủ và Hội Nhà báo Độc lập. Từ tháng Hai năm 2019 đến khi bị bắt cóc vào tháng Tư năm 2023, Đường Văn Thái đăng thông tin trên Facebook và YouTube về tình hình chính trị ở Việt Nam.

Vụ bắt cóc Đường Văn Thái xảy ra trong thời điểm có một làn sóng đàn áp các nhà hoạt động dân chủ, dưới sự chỉ đạo của người đứng đầu bộ công an lúc bấy giờ là Tô Lâm, người, vào năm 2024, đã trở thành lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. Nhân viên an ninh dưới thời Tô Lâm đã dính líu vào các vụ đàn áp ngoài biên giới Việt Nam khác, bao gồm vụ bắt cóc cựu quan chức của đảng là Trịnh Xuân Thanh ở Berlin vào tháng Bảy năm 2017, và vụ bắt blogger Trương Duy Nhất ở Bangkok vào tháng Giêng năm 2019. Cả hai người này đều bị xử án tù nhiều năm.

Từ văn hóa sợ hãi đến văn hóa không sợ hãi: Con đường cho dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 21

Vũ Đức Khanh

26-10-2024

Sau hơn nửa thế kỷ chịu sự kìm kẹp của chế độ Cộng sản, Việt Nam đã tồn tại một “văn hóa sợ hãi” lan rộng và sâu đậm. Đa số người dân không dám lên tiếng trước bất công, không dám tập hợp nhau lại để đấu tranh cho quyền lợi chính đáng, cho tự do và công lý.

Lê Hữu Minh Tuấn

Tưởng Năng Tiến

19-10-2024

Buổi thăm gặp Trịnh Bá Tư sau 19 ngày tuyệt thực ở Trại 6, Nghệ An

Trịnh Thị Thảo

16-10-2024

Buổi thăm gặp em trai tôi, Trịnh Bá Tư, sau 19 ngày tuyệt thực ở Trại 6, Nghệ An, để đòi chấm dứt chế độ chuồng cọp và thả tù nhân chính trị.

Tôi sẽ về nơi ấy

Nguyễn Thúy Hạnh

13-10-2024

Cả nhà yêu quý!

Nhóm nhân quyền: Nếu Thái Lan dẫn độ Y Quynh Bdap, sẽ bị ‘hoen ố thanh danh’ tại LHQ

VOA

10-10-2024

Bà Nadthasiri Bergman, luật sư của Y Quynh Bdap, thứ ba từ trái, và các nhà hoạt động nhân quyền tại cuộc họp báo ở Bangkok, Thái Lan, ngày 9/10/2024. Ảnh: Facebook ALTSEAN-Burma.

Hôm 9/10, trước khi Thái Lan được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2025-2027, giới hoạt động nhân quyền kêu gọi chính quyền nước này không dẫn độ ông Y Quynh Bdap về Việt Nam theo yêu cầu của Hà Nội, còn ngược lại sẽ đánh mất lòng tin tại diễn đàn thế giới.

Vài giờ trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu bầu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York, các nhà hoạt động nhân quyền và luật sư bào chữa cho ông Y Quynh Bdap tổ chức họp báo để thảo luận về phán quyết hồi cuối tháng 9 của Tòa án Hình sự Bangkok về việc dẫn độ người tị nạn Việt Nam Y Quynh Bdap đã được Cao ủy LHQ về Người tịn nạn (UNHCR) công nhận.

Ngoài ra, buổi họp báo cũng phân tích ý nghĩa của phán quyết nói trên đối với cam kết của chính phủ Thái Lan trong việc duy trì nghĩa vụ bảo vệ người tị nạn và nhân quyền khi nước này tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Tại cuộc họp báo sáng 9/10 được trang Facebook ALTSEAN-Burma tường thuật trực tiếp, bà Nadthasiri Bergman, luật sư bào chữa cho ông Bdap, nhắc lại rằng ông bị cảnh sát Thái Lan bắt hồi tháng 6 dựa trên tội danh “khủng bố” mà chính quyền Việt Nam xác định trước đó.

“Lập luận của chúng tôi trong vụ dẫn độ là ông ấy không thể bị dẫn độ vì ông ấy là người tị nạn được công nhận và ông đang trải qua quá trình tái định cư”, luật sư Bergman nêu rõ.

“Một ngày trước khi ông bị bắt, UNHCR đã đề nghị ông đến phỏng vấn [để xem] liệu ông có liên quan gì đến vụ việc ở Đắk Lắk hay không. Họ không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy ông có liên quan và quy chế tị nạn của ông chưa bao giờ bị thu hồi nên ông vẫn được công nhận là người tị nạn”, vẫn lời nữ luật sư Thái Lan.

Ông Bdap đang bị giam tại trại tạm giam ở Bangkok để chờ kháng cáo việc bị dẫn độ về Việt Nam, nơi ông phải đối mặt với bản án 10 năm tù về tội “khủng bố”.

Hôm 30/9, Toà án Hình sự Bangkok ra phán quyết rằng nhà hoạt động người dân tộc Ê Đê và cũng là người sáng lập nhóm Người Thượng vì Công lý có thể bị trục xuất về Việt Nam, theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam.

Ông bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ hồi tháng 6/2024 để xem xét dẫn độ ông cũng như cáo buộc ông lưu trú quá hạn.

Kêu gọi Thái Lan không dẫn độ

Ngoài luật sư Bergman, các diễn giả khác tại cuộc họp báo gồm các đại diện của Qũy Xuyên Văn hóa Thái Lan (CrCF Thailand), tổ chức Quyền Hòa bình (PRF), và tổ chức tư vấn Nhân quyền và Lao động Châu Á (AHRLA).

Ông Phil Robertson, giám đốc nhóm tư vấn Nhân quyền và Lao động Châu Á (AHRLA) có trụ sở tại Bangkok, cho VOA biết qua tin nhắn: “Chính phủ Việt Nam đang gây áp lực tối đa lên Thái Lan để dẫn độ ông Y Quynh Bdap về nước, nhưng Thái Lan cần phải kiên phản đối yêu cầu đó và duy trì các nguyên tắc bảo vệ người tị nạn”.

Ông Robertson kêu gọi Thái Lan nhận thức rằng nếu họ gửi trả lại một người tị nạn UNHCR được công nhận về Việt Nam, điều đó sẽ làm hoen ố nghiêm trọng danh tiếng nhân quyền của họ và gây ra phản ứng dữ dội của quốc tế chỉ trích Bangkok, cho dù Thái Lan được bầu vào Hội đồng Nhân quyền.

Trao đổi với VOA sau cuộc họp báo, ông Robertson đưa ra khuyến nghị: “Hoa Kỳ cũng như EU và các nước thành viên cần khẩn trương gây sức ép để Thái Lan từ chối trả Y Quynh Bdap về nước mà thay vào đó cho phép ông này đến và tái định cư ở một nước thứ ba, nơi ông có thể được bảo vệ khỏi các bàn tay bao vây, đàn áp xuyên quốc gia của Việt Nam”.

Nhiều nước quan ngại

Nhiều chính phủ, thông qua đại sứ quán của họ ở Bangkok, đã bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của Y Quynh Bdap, đồng thời kêu gọi chính phủ Thái Lan cho phép ông tái định cư ở nước thứ ba, nhưng Việt Nam đã cử quan chức từ Hà Nội qua Bangkok để “gây áp lực buộc Thái Lan phải trả ông về cho họ”, tổ chức ALTSEAN-Burma, tổ chức nhân quyền ở Bangkok, viết trong bài đăng hôm 9/10.

Tổ chức này cho rằng hành động của Việt Nam gây ra “một cuộc kéo co ngoại giao và những lo ngại ngày càng tăng về tầm ảnh hưởng của Việt Nam và sự đàn áp xuyên quốc gia”.

Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của đại diện Đại sứ quán Hà Lan tại Bangkok rằng liệu tòa án ở Việt Nam có đưa ra bằng chứng chứng minh rằng ông Bdap có “tham gia” vụ tấn công “khủng bố” hay không, luật sư Bergman trình bày rằng phía Việt Nam không trưng ra bằng chứng nào khác, ngoài việc có ba người làm chứng tại tòa cáo buộc rằng ông Bdap “tham gia chỉ đạo” từ xa cuộc khủng bố và hai tấm hình, một của chính ông và của nạn nhân.

VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Thái Lan và Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị họ đưa ra bình luận về các phát biểu và lời kêu gọi trên, nhưng chưa được phản hồi.

Truyền thông Việt Nam nói gì?

Báo chí nhà nước gần đây lên tiếng phản bác các lời kêu gọi của quốc tế về việc ngưng dẫn độ ông Bdap, nói rằng những lời kêu gọi đó là hành động “cổ xúy, tán dương đối tượng khủng bố của các thế lực thù địch, phản động”.

Báo Công an Nhân dân (CAND) của Bộ Công an Việt Nam hôm 7/10 viết: “Trong bối cảnh an ninh toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp, việc ra sức tô vẽ và đánh bóng cho các đối tượng khủng bố như Y Quynh Bdap không chỉ đi ngược lại lợi ích của Việt Nam mà còn đe dọa an ninh toàn cầu”.

Trang này nói rằng vào năm 2018, ông Y Quynh Bdap vượt biên trái phép sang Thái Lan, rồi cùng với một số đối tượng có tư tưởng “chống phá” Việt Nam thành lập “Nhóm người Thượng vì Công lý”.

Với lời lẽ chỉ trích như thường lệ, trang báo nhà nước của chính quyền cộng sản cho rằng nhóm này là tổ chức “phản động” nhằm tập hợp nhóm người dân tộc thiểu số tại Thái Lan có tư tưởng chống phá nhà nước Việt Nam.

Liên quan đến vụ tấn công khủng bố vào chính quyền ở Đắk Lắk hồi tháng 6/2023, trang CAND dẫn lời khai của một bị cáo tên là Y Ba Bya cho rằng “Y Quynh Bdap chỉ đạo việc chọn những trụ sở cơ quan Nhà nước có ít người để dễ thực hiện việc tấn công, đồng thời bắt phải quay video diễn biến cuộc tấn công khủng bố, phá hoại, giết cán bộ gửi cho Y Quynh Bdap để tuyên truyền cho cộng đồng quốc tế”.

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn VOA sau phiên tòa xử vắng mặt hồi tháng 1/2024, ông Bdap bác bỏ các cáo cuộc của chính quyền Việt Nam, cho rằng ông và nhóm nhân quyền của ông chỉ đấu tranh ôn hòa cho quyền của người Thượng ở Tây Nguyên.

Hành trình Việt – Mỹ: Từ xung đột đến đối tác và tương lai dân chủ hóa Việt Nam

Vũ Đức Khanh

10-10-2024

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là một trong những câu chuyện đầy biến động nhất trong lịch sử ngoại giao thế kỷ 20 và 21. Từ cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài gần hai thập niên, đến việc bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, và cuối cùng là nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 10 tháng 9 năm 2023.

Tôi đã về nhà

Nguyễn Thúy Hạnh

7-10-2024

Bà Nguyễn Thúy Hạnh, người tham gia nhiều hoạt động giúp đỡ các tù nhân lương tâm, đã bị bắt giam và phóng thích hôm 7-10-2024, sau 3 năm rưỡi mất tự do. Nguồn ảnh: Huỳnh Ngọc Chênh

Bạn bè thân yêu của tôi!

Nguyễn Thúy Hạnh

Blog RFA

Tưởng Năng Tiến

7-10-2024

Khi chưa bị bắt, và bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần – có lần – Nguyễn Thúy Hạnh kể lại một câu chuyện hơi tếu táo (“Chuyện Một Người Bất Đồng Chính Kiến”) nhưng nghe rồi tôi lại thoáng buồn buồn:

Đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà: Kịch tính như phim

Huỳnh Ngọc Chênh

7-10-2024

Sau 3 năm 6 tháng trong chốn ngục tù khổ ải, cùng với hai căn bệnh hiểm ác, hôm nay ngày 7/10/2024, Nguyễn Thuý Hạnh đã được trở về với gia đình.

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh vừa rời khỏi nhà tù nhỏ

BTV Tiếng Dân

7-10-2024

Cập nhật lúc 11h40′ sáng 7-10-2024: Bà Nguyễn Thúy Hạnh đã về tới nhà. Thông tin chúng tôi nhận được, bà đã bị xử kín trong một phiên tòa ngày 31-7, án tù 3 năm sáu tháng. Sáng thứ Bảy 5-10, bà bị đưa từ trại giam số 2 Thường Tín – Hà Nội, tới Thanh Hóa và sáng nay bà đã được phóng thích từ trại giam Thanh Hóa. Ảnh chụp bà Hạnh cùng bạn bè, gia đình và người thân:

***

Bà Nguyễn Thúy Hạnh vừa được trả tự do sáng nay và đang trên đường từ Thanh Hóa trở về nhà, theo một nguồn tin khả tín cho chúng tôi biết. Như vậy, tính từ khi bà Hạnh bị bắt giam ngày 7-4-2021 cho đến nay, bà đã bị mất tự do đúng 3 năm 6 tháng.

Văn minh Pháp – Việt: Sự giao thoa tư tưởng và con đường hiện thực hóa khát vọng của dân Việt Nam

Vũ Đức Khanh

4-10-2024

Tiểu luận: Văn minh Pháp và Việt Nam – Sự giao thoa tư tưởng và con đường hiện thực hóa khát vọng tự do, dân chủ và thịnh vượng của nhân dân Việt Nam

Từ độc tài sang dân chủ: Mô hình chuyển đổi chế độ nào thích hợp nhất cho Việt Nam?

Vũ Đức Khanh

3-9-2024

Việc phân tích sự thành công của Hàn Quốc và Đài Loan trong quá trình chuyển đổi từ độc tài sang dân chủ, đồng thời xem xét khả năng áp dụng cho Việt Nam, đòi hỏi sự hiểu biết về cả yếu tố nội tại lẫn áp lực từ bên ngoài.

Báo cáo viên đặc biệt LHQ quan ngại việc công an ‘mời’ TS Nguyễn Quang A làm việc

VOA

28-9-2024

Một báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa lên tiếng bày tỏ sự quan ngại sau khi nhà chức trách Việt Nam gửi giấy mời hai lần liên tục đến Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A để thẩm vấn về việc ông trả lời phỏng vấn và tham gia hội luận, được đăng trên mạng xã hội.

Bàn với ChatGPT về câu thơ “Nếu là người hãy là người cộng sản” và việc chọn Tuyên ngôn nào

Nghiêm Huấn Từ

28-9-2024

Xin hỏi ChatGPT: Trong buổi lễ nhận huy hiệu 55 năm tuổi đảng, ông Nguyễn Phú Trọng, khi đó đang là tổng bí thư, đã đọc 4 câu thơ như sau: “Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương; nếu là chim hãy là chim câu trắng; nếu là đá hãy là đá kim cương; nếu là người hãy là người cộng sản!” (Viết tắt “bốn câu thơ”). Vậy, xin hỏi: Ai là tác giả của “bốn câu thơ” trên?

Việt Nam trước viễn ảnh Donald Trump 2.0 hay Kamala Harris sẽ thế nào?

Nhã Duy

28-9-2024

Khi Tô Lâm sang Mỹ, một điểm nhỏ trong trang phục của ông ta cùng hầu hết các thành viên phái đoàn là những chiếc cà-vạt màu tím đã đeo khi gặp gỡ Tổng Thống Joe Biden.

Trong chính trị Hoa Kỳ, màu tím biểu tượng cho tính lưỡng đảng và sự trung dung. Có thể nhận thấy đó là ngầm ý của Tô Lâm và phía Việt Nam, mong muốn được hợp tác cùng cả hai bên Cộng Hòa hay Dân Chủ, bất kể ai sẽ đắc cử tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới đây.

Ông Tô Lâm mang cà vạt màu tím, phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc Khóa 79 ở New York. Nguồn: UN photo

Tuy nhiên về phía Hoa Kỳ, việc Donald Trump hay bà Kamala Harris đắc cử tổng thống sẽ hoàn toàn khác biệt trong chính sách đối ngoại giữa Hoa Kỳ với Việt Nam và cả khối Châu Á-Thái Bình Dương nói chung.

Tháng 1 năm 2017, ngay sau khi Donald Trump nhậm chức, một trong những chính sách đầu tiên là Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà nội các cựu Tổng thống Barack Obama đã bỏ nhiều công sức thiết lập trong chiến lược chuyển trục sang Châu Á. Việc rút khỏi TPP hay huỷ bỏ nhiều hiệp ước quốc tế khác theo sau là một tiền lệ hiếm hoi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vì những hiệp ước và cam kết mang tính chiến lược lâu dài giữa Hoa Kỳ cùng thế giới, không phải là các cam kết mang tính giai đoạn của riêng cá nhân một đời tổng thống tiền nhiệm nào.

Có thể nhắc lại TPP là thương ước bao gồm 12 quốc gia thành viên thuộc khối tư bản, ngoại trừ Việt Nam, quốc gia được xem là có lợi nhất trong nhóm này khi được gia nhập vào khối tự do mậu dịch cùng các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Úc… Việt Nam sẽ được miễn giảm thuế quan xuất cảng, có triển vọng nhận được các khoản đầu tư ngoại quốc to lớn khác, sẽ đổ vào, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân Việt Nam.

TPP gạt bỏ Trung Quốc khỏi thương ước này với ý định và chiến lược rõ ràng: Cô lập và làm suy yếu sự cạnh tranh cùng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, đồng thời tạo ảnh hưởng và quyền lực cho Hoa Kỳ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thông qua mậu dịch.

Việc TPP bị hủy bỏ là một thiệt hại cho các quốc gia thành viên nhóm này, nhất là Việt Nam, và tạo cơ hội cho Trung Quốc tái lập quyền lực của mình qua thương ước Đối tác Kinh tế Toàn diện trong Khu vực (RCEP) về sau. Theo số liệu từ Ủy ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ (ITC), GDP của các quốc gia thuộc TPP mất khoảng 18,600 tỉ đô la khi không còn Hoa Kỳ. Không có số liệu chính thức cho riêng từng quốc gia nhưng với Việt Nam, Mỹ là thị trường xuất cảng chủ yếu và quan trọng nhất, mức thiệt hại chắc chắn đã không nhỏ từ quyết định này của Donald Trump.

Với chính sách chống lại toàn cầu hóa (anti-globalist) và đặt quyền lợi nước Mỹ lên trên hết (America first), nhiệm kỳ thứ nhì của Donald Trump 2.0 chắc chắn sẽ được tiếp tục với các chính sách mà ông ta từng theo đuổi và qua các tuyên bố trong các cuộc tranh cử hiện nay.

Donald Trump nhắm đến việc bảo hộ và thâm thủng mậu dịch, gia tăng thuế quan hàng nhập cảng, không riêng hàng hóa Trung Quốc mà cả từ Việt Nam cùng hầu hết các quốc gia khác. Donald Trump muốn thuyết phục người dân Mỹ là ông đặt quyền lợi nước Mỹ trên hết, dù các cuộc thương chiến dưới nhiệm kỳ của ông đã không mang lại các kết quả khả quan như mong đợi.

Cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào năm 2018 đã phải đình chiến vào tháng 1 năm 2020 vì Trung Quốc trả đũa bằng cách tăng thuế quan nhập cảng từ Mỹ, tìm mua các nguồn hàng thay thế từ các quốc gia khác, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng Mỹ.

Các kinh tế gia chỉ ra rằng, các cuộc thương chiến chỉ cản trở sự phát triển nền kinh tế quốc gia và gia tăng gánh nặng lên người dân của chính quốc gia đó vì không có bất cứ quốc gia nào có thể vận hành độc lập hay có thể hoàn toàn thủ lợi trong các cuộc thương chiến.

Đặt cân bằng mậu dịch là quan trọng, Donald Trump dựa trên vấn đề kinh tế cho quan hệ đối ngoại. Đó là các thỏa thuận song phương với từng quốc gia riêng rẽ và được tin là có lợi nhất cho nước Mỹ, thay vì mối quan hệ đồng minh chiến lược bao gồm cả chính trị, quân sự và các bên cùng có lợi. Các yêu cầu đóng góp hay trả tiền của Donald Trump với các đồng minh lâu đời như khối NATO hay Nhật Bản, Nam Hàn… đã cho thấy điều này. Nội các Trump từng đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ để làm áp lực giao thương và tăng thuế quan nhập cảng.

Ngược lại, nếu Trung Quốc đồng ý các thỏa thuận thương mại, dù ở bề mặt, Trung Quốc vẫn có thể trở thành một đồng minh của Hoa Kỳ dưới thời Trump. Về phía nhà cầm quyền Việt Nam, việc Donald Trump đắc cử sẽ giúp họ giảm đi các áp lực về chính trị xã hội, các yêu cầu nhân quyền và dân chủ đính kèm để được giao dịch thương mại với Hoa Kỳ.

Còn nếu bà Kamala Harris đắc cử tổng thống, quan hệ đối ngoại với vùng Châu Á-Thái Bình Dương hoàn toàn khác biệt với Donald Trump 2.0 nêu trên.

Bà Harris và ban tranh cử của bà chưa công bố chính thức về mối quan hệ đối ngoại ở Châu Á nhưng qua các chuyến công du và tuyên bố của bà khi đến Châu Á, và cả Việt Nam trong vai trò phó tổng thống trước đây, cùng các nền tảng chính sách chung, người ta có thể thấy được là bà sẽ tiếp tục chính sách các đời tổng thống Dân Chủ tiền nhiệm hoặc không quá khác biệt.

Nếu vậy, bà Kamala Harris sẽ tái lập mối quan hệ đồng minh, cô lập và làm giảm quyền lực cùng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Châu Á và trên thế giới, mở rộng mậu dịch với các quốc gia qua chủ trương toàn cầu hóa và các bên cùng có lợi, gia tăng quyền lực lẫn ảnh hưởng chiến lược của Hoa Kỳ thông qua các mối quan hệ đa phương.

Việt Nam đã từng nhận được các giúp đỡ, viện trợ về y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật trong nhiệm kỳ Joe Biden, như đã từng nhận được lô viện trợ vaccine Covid quý giá trong đại dịch, điều mà Donald Trump từng cương quyết từ chối tham gia chương trình nhân đạo này. Các trợ giúp này có nhiều khả năng sẽ được tiếp tục trong chiến lược sử dụng quyền lực mềm của Hoa Kỳ nói chung, hay nhiệm kỳ bà Kamala Harris.

Tuy nhiên, trái với Donald Trump 2.0 chỉ chú trọng việc đáp ứng các yêu cầu mậu dịch, Việt Nam có thể phải nhượng bộ một số yêu cầu từ phía Hoa Kỳ về mặt dân chủ và nhân quyền cùng các hoạt động xã hội dân sự khác, nếu phía Dân Chủ tiếp tục cầm quyền. Việc trả tự do cho một đôi tù nhân lương tâm ngay trước chuyến đi của Tô Lâm không phải là sự ngẫu nhiên.

Việt Nam không có bất cứ tác động nào đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 nhưng việc ai sẽ trở thành tổng thống thứ 47 của Hiệp Chúng quốc Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng lớn lao không chỉ đến nước Mỹ mà cả với người dân Việt Nam, lẫn cục diện thế giới nói chung.

Vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn liệu nước Mỹ sẽ là Donald Trump 2.0 hay Kamala Harris cho đến tháng 11 này. Nhưng với người dân Việt Nam thì, nếu dùng lý trí thay cho cảm tính, ắt họ đã phải có câu trả lời và mong đợi ai sẽ trở thành tổng thống Mỹ tương lai.

Phải tự “kiểm điểm” lại tư duy của mình

Trương Nhân Tuấn

27-9-2024

Theo tôi, những người “lạc quan” về sự cải cách thể chế ở Việt Nam có lẽ phải tự “kiểm điểm” lại tư duy của mình.

Món quà không được giá

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

26-9-2024

Một chuyến xuất ngoại quan trọng

Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tổ chức vào cuối tháng 9/2024, là dịp để Việt Nam cử một đoàn binh mã đặc trưng sang tham dự, dẫn đầu là Tô Lâm.

Trần Huỳnh Duy Thức

Hồ Phú Bông

26-9-2024

Những người bất đồng chính kiến với đảng cộng sản Việt Nam, cùng người dân trong và ngoài nước đều vui khi ông Trần Huỳnh Duy Thức bất ngờ trở về gia đình sau 15 năm 4 tháng trong ngục thất của bản án phi pháp 16 năm.

Kiến nghị trả tự do cho nhà báo Huy Đức

Change

Ngày 24 tháng 9 năm 2024

Quốc tế lên tiếng về việc ‘đặc xá’ ông Trần Huỳnh Duy Thức và bà Hoàng Thị Minh Hồng

BBC

23-9-2024

Ảnh minh họa. Nguồn: Nguồn hình ảnh, Getty Images/ HRW via BBC

Có nên vạch những thói xấu của người Việt không?

Hà Sĩ Phu

24-9-2024

Câu hỏi ấy tưởng là thừa, vì ai chẳng biết muốn một người hay một cộng đồng thay đổi để tiến lên, tất nhiên phải biết cả ưu và nhược điểm của đối tượng đó. Nhưng nói ưu điểm thì quá dễ, được hoan nghênh ngay. Quan trọng và khó khăn là vạch những nhược điểm, những thói xấu của dân tộc mình.

Nhờ ChatGPT tìm vài câu mô tả tình trạng Tự Do Ngôn Luận ở bên… Nga!

Nghiêm Huấn Từ

24-9-2024

Hỏi: Việc bỏ tù những người chỉ dùng lời lẽ ôn hòa (lấy trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức làm ví dụ) là bằng chứng chắc nịch về cấm đoán quyền tự do ngôn luận. Đúng không?

Ông Tô Lâm đi Mỹ: Gần 100 trí thức kêu gọi trả tự do cho nhà báo Huy Đức

BBC

22-9-2024

Thư kêu gọi trả tự do cho nhà báo Huy Đức dự kiến sẽ được gửi cho ông Tô Lâm khi ông tới Mỹ

Cha của người tù

Nguyễn Anh Tuấn

23-9-2024

Đọc bài viết đầu tiên sau khi ra tù của anh Thức về việc anh bị “cưỡng bức đặc xá” và đã phản đối hành động đó ra sao, ngay cả khi đang phải thụ án 16 năm tù, mới thấy hết được lòng quả cảm và sự kiên cường nơi anh.