Có hay không việc hãng dầu MobilExxon của Mỹ rút lui khỏi dự án Cá Voi Xanh rất giàu tiềm năng thương mại?

Chu Vĩnh Hải

10-9-2019

Là một nhà báo có thâm niên chuyên viết về ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam và lại đang sống tại Vũng Tàu, từ sáng đến giờ tôi tìm đến nhiều nguồn tin khả tín để tìm hiểu một vấn đề nóng: Có hay không việc hãng dầu MobilExxon của Mỹ rút lui khỏi dự án Cá Voi Xanh rất giàu tiềm năng thương mại? Tất cả các nguồn tin của tôi đều không có thông tin gì về vấn đề này.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 tiếp tục quấy phá ngoài Bãi Tư Chính

BTV Tiếng Dân

10-9-2019

Khuya 9/9/2019, trợ lý giáo sư tại trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, ông Martinson viết: “Đồ họa sau đây cho thấy các hoạt động của tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 kể từ khi nó rời Đá Chữ Thập hai ngày trước”.

Mỹ rút khỏi mỏ khí đốt Cá Voi xanh?

Jackhammer Nguyễn

Gửi cho Tiếng Dân từ San Francisco

9-9-2019

Một nguồn tin thân cận với giới ngoại giao Việt Nam cho tôi biết hồi thứ sáu tuần rồi, ngày 6/9/2019, rằng công ty Mỹ Exxon Mobil rút khỏi mỏ khí đốt Cá Voi xanh ngoài khơi Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

Cho đến hôm nay các hãng tin lớn quốc tế không có tin gì về vụ này. Trang web của Exxon Mobil vẫn ghi những con số hứa hẹn cho dự án hợp tác khai thác khí đốt này với Việt Nam.

Các viên chức dầu khí Việt Nam rất lo ngại về dự án Cá Voi xanh và phía Exxon Mobil cũng đã dời dự án nhiều lần.

Ngoài ra còn có tin, hôm 28/8 Exxon tìm người để nhượng lại cổ phần của họ trong dự án Cá Voi xanh.

Hôm nay 9/9, một số nhà báo thạo tin tại Việt Nam, trong đó có ông Huy Đức, loan báo, Exxon Mobil rút lui.

Còn nhớ, chính ông Huy Đức là người đưa ra các tin tức về ngành dầu khí Việt Nam, và sau đó ông cựu Tổng giám đốc là Đinh La Thăng bị xử tù.

Mà tin đồn này (tôi vẫn cho nó là tin đồn khi gõ bài này) nổ ra chỉ vài ngày sau cuộc tập trận giữa hải quân Mỹ và các quốc gia ASEAN ở khu vực biển Cà Mau tới vịnh Thái Lan.

Chuyện gì đang xảy ra? Hải Dương 8, tàu khảo sát dầu khí của Bắc Kinh đang trên đường trở lại thềm lục địa Việt Nam.

Sợi dây đu của Hà Nội trở nên chông chênh hơn lúc nào hết?

Nguồn tin ngoại giao mà tôi có được còn nói rằng, chính Hà Nội yêu cầu Exxon rút lui. Nếu tin này đúng, thì có hai chuyện đang xảy ra:

1/ Áp lực của Bắc Kinh quá lớn, về chính trị lẫn quân sự. Tin đồn cho biết, hạm trưởng Quang Trung, chiến hạm tối tân nhất Việt Nam, bị kỷ luật vì “manh động”, tức là chưa có lệnh mà lao ra tấn công tàu khảo sát và các tàu vũ trang của Bắc Kinh tại Bãi Tư Chính.

2/ Lòng tin của Hà Nội vào sự giúp đỡ của người Mỹ hoàn toàn là zero. Điều này làm cho phát biểu của ông Collin Koh, một nhà quan sát người Singapore là hoàn toàn sai. Ông Koh nói với BBC Việt ngữ rằng, Mỹ sẽ không đứng yên nếu Bắc Kinh làm tới với Hà Nội, khi ông trả lời về cuộc tập trận Cà Mau.

Con tốt thí của Donald Trump?

Exxon là một công ty tư bản phương Tây. Nó không tuân lệnh của bất cứ chính phủ nào, kể cả chính phủ Mỹ, nếu không làm gì phương hại đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Nhưng trên đời không có chuyện gì mà không liên quan với nhau, nhất là với tầm mức đại công ty như Exxon, thì những quốc sách ngoại giao có ảnh hưởng rất lớn đối với nó.

Có thể Exxon có quá nhiều nguồn lợi bên Tàu nên bị sức ép phải bỏ cuộc?

Hay Donald Trump làm áp lực với Exxon?

Ta nên biết rằng Trump đang rất cần một sự nhượng bộ lớn từ Tập Cận Bình trong vụ chiến tranh thương mại, để lấy điểm trước bầu cử, để giải quyết chuyện bán đậu nành và bắp của nông dân Mỹ, những người đã bầu cho ông ta vào năm 2016.

Trump và cựu Tổng giám đốc Exxon, ông Rex Tillerson vốn cũng không ưa nhau, Rex từng làm Bộ trưởng Ngoại giao cho Trump, nhưng phải ra đi trong một không khí cãi vã đầy nghi kỵ lẫn nhau.

Mà Exxon vốn có nhiều công ăn việc làm bên Nga, một mối quan hệ Trump – Nga – Rex – Exxon, đáng được người ta cân nhắc khi nghĩ đến.

Một mỏ khí đốt phải bỏ lại cho người Tàu (còn ai vào đây nữa?) so với số phiếu của cử tri, thì Trump sẽ thấy bên nào nặng hơn?

Còn Tập Cận Bình? Đừng nghĩ rằng ông ta bị rối trí với các chiêu trò của Donald Trump. Tập biết rõ mình đang làm gì và biết rõ Trump là một tay tháu cáy kiểu cò bất động sản. Trước sau gì thì Tập cũng có duy nhất một mục đích: Khẳng định Trung Hoa là siêu cường! Mà trước mắt là mũi đột phá Biển Đông, chiến cầu đầu tiên cho tham vọng “Một vành đai, một con đường” của ông ta.

Với Trump còn trong Nhà Trắng: Đây là cơ hội ngàn năm của Tập Cận Bình.

ASEAN là một mớ tạp nham

Việc Mỹ tập trận hải quân với ASEAN ngoài khơi Cà Mau làm cho nhiều người Việt phấn chấn, trong đó có người viết bài này. Nhưng hãy xét lại cái tập hợp ASEAN: Đó là một tập hợp tạp nham với những văn hóa chính trị rất dị biệt, khó kết gắn với nhau theo kiểu Cộng đồng châu Âu, và trên hết các quốc gia này đều có những lợi ích ngắn và dài hạn gắn chặt với Bắc Kinh.

Mỹ tập trận với ASEAN cũng giống như danh sách mà Ngũ Giác Đài liệt kê ra trong báo cáo hồi 1/6 năm nay, giống như một tờ sớ, cái gì cũng có, mà không có cái gì ra cái gì cả.

Trong những quốc gia ASEAN này người ta hay thấy những con số và sự kiện liên quan đến Cambodia, là kẻ nhận nhiều bổng lộc của Bắc Kinh để làm con ngựa thành Troy, nhưng quốc gia gắn kết nhiều nhất, lệ thuộc nhiều nhất chính là Việt Nam, bị thâm thủng thương mại với Trung Quốc vô cùng lớn.

Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn biết rằng, họ sẽ mất tính chính danh với dân chúng nếu đầu hàng Bắc Kinh. Nhưng có lẽ họ đang tuyệt vọng, bởi không có sự giúp đỡ thực sự nào từ phương Tây.

Các người bạn Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản thì đang rối với những chuyện của họ.

Người Ấn Độ thì ở quá xa.

Còn ASEAN là những kẻ yếu ớt và không đáng tin.

Nếu các tin đồn về Cá Voi xanh là có thật (tôi vẫn hy vọng là nó không xác thực), thì Hà Nội đang lâm vào một chuyện đu dây sinh tử: Đu dây giữa Bắc Kinh và 90 triệu người Việt Nam.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 trở lại bãi Tư Chính

BTV Tiếng Dân

9-9-2019

Khoảng 9h sáng ngày 07/09/2019, ông Ryan Martinson, trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ, đưa tin về tàu Hải Dương 8 như sau: “Sau khi dừng ở Đá Chữ Thập vài ngày, tàu Hải Dương Địa Chất 8 có vẻ như sẵn sàng trở lại các hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.

Trung Quốc là kẻ thù hay là bạn của ta?

Viet-Studies

Nguyễn Trung

Câu hỏi ngàn xưa này hiện đang nóng lên.

Song trong bối cảnh đối kháng thế kỷ Mỹ – Trung hiện nay, những sự kiện trên Biển Đông từ đầu tháng bẩy 2019 khiến cho mỗi chúng ta có cảm giác như đang nắm cục lửa trong tay!

Có hàng trăm lý do để nói ngay: Trung Quốc là thù!

Nhập-Trung hay Thoát-Trung?

Mai Thái Lĩnh

8-9-2019

Không phải mãi đến ngày nay, “nhập-Trung hay thoát-Trung?” mới trở thành vấn đề sinh tử đối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Cách đây một thế kỷ, nó đã từng là vấn đề gây tranh cãi trong phong trào cánh tả của người Việt tại Pháp. Đại diện cho hai lập trường khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau, là hai nhân vật hàng đầu của phong trào yêu nước tại Pháp: Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh.

Đi, chết tiệt đi… quý vị!

Kông Kông

8-9-2019

Từ ngày 9/6/2019, người Hồng Kông thuộc đủ mọi giới, mọi thành phần đoàn kết, hỗ trợ nhau xuống đường phản đối Dự luật dẫn độ về Hoa lục. Gần 3 tháng sau, Carrie Lam mới chịu tuyên bố rút lại Dự luật khi đã có 8 người chết, hơn 1 ngàn người bị bắt và hàng ngàn người khác bị cảnh sát và (không ngoại trừ) đặc tình Hoa lục trà trộn đánh đập.

Thông điệp về Sinh lộ và Tử lộ

Hà Sĩ Phu

7-9-2019

(Hưởng ứng Lời kêu gọi chống Trung quốc xâm lược)

Lời kêu gọi chống Trung quốc xâm lược (gọi tắt là ‘kêu gọi Thoát Trung’) là bước đầu gửi thông điệp gửi tới ĐCS Trung quốc, ĐCSVN và cả nhân dân VN. Đó là thông điệp về bản chất của mâu thuẫn Việt Trung và về những lối thoát.

Khi nào tàu Hải Dương Địa Chất 8 mới thực sự rút khỏi vùng biển Việt Nam?

Đặng Sơn Duân

7-9-2019

Nhiều khả năng nội trong hôm nay, tàu Hải Dương Địa Chất 8 sẽ lần thứ ba xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, sau hai đoạn nghỉ giữa chừng vì thời tiết xấu.

Việt Nam sẽ bồi thường cho Repsol để rút lui khỏi dự án Cá Rồng Đỏ?

Chu Vĩnh Hải

6-9-2019

Một nguồn tin cực kỳ khả tín và có trách nhiệm ở Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa cho tôi biết: Vào sáng ngày 06-9-2019, PVN và hãng dầu khí Repsol đã đi đến thỏa thuận cuối cùng là, Repsol sẽ dừng hẳn việc triển khai dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ tại lô 136.03 và lô 07.03.

Cập nhật lại tình hình khu vực gần lô dầu 06.1 và Bãi Tư Chính

Dự án ĐSK Biển Đông

6-9-2019

Như chúng tôi đã nói trong bản tin trước, rất có thể có những tàu tham gia diễn biến thực địa tắt AIS để lẩn trốn các ứng dụng theo dõi hàng hải.

Và chúng tôi vừa phát hiện được có ít nhất một tàu đã tắt AIS và nhiều khả năng vẫn đang hiện diện ở khu vực gần lô dầu 06.1 và Bãi Tư Chính, thay thế cho tàu hải cảnh 46301 đã rút về Đá Chữ Thập. Đó là tàu mang danh tính China Coast Guard 3308.

Diễn biến mới ở khu vực gần lô dầu 06.1 và Bãi Tư Chính

Dự án ĐSK Biển Đông

5-9-2019

Như chúng ta đã biết, lô dầu 06.1 của liên doanh Việt Nam – Nga – Ấn Độ là nơi đang diễn ra hoạt động giàn khoan Hakuryu-5. Lô 06.1 nằm ở phía tây bắc Bãi Tư Chính trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam. Đây là một trong hai điểm nóng trong suốt gần ba tháng vừa qua, với một chiến dịch xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam của tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 cùng các tàu cảnh sát biển được trang bị vũ khí hạng nặng và tàu dân binh Trung Quốc.

Tầu cẩu của Trung Quốc vào vùng biển Việt Nam, chuẩn bị đặt giàn khoan?

Vũ Kim Hạnh

4-9-2019

Hiện nay, tàu cẩu lớn nhất thế giới của Trung Quốc, tàu Lam Kình, đang di chuyển trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các nguồn tin về Biển Đông trích dẫn dữ liệu theo dõi tàu cho biết hôm 3/9. Hãy nhìn bản đồ, “nó” là lằn vạch ngang – đỏ đã vào gần tỉnh Quảng Ngãi đến thế đó. Lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam đang theo dõi động thái của con tàu này (theo VOA).

Xin mỗi chúng ta cùng nhau chia sẻ mối lo: Tổ quốc đang bị thách thức nghiêm trọng!

Viet-Studies

Nguyễn Trung

3-9-2019

Từ ngày 03-07-2019 đến nay (30-08-2019) tầu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc với sự hộ tống của các tầu chiến cỡ lớn của lực lượng cảnh sát biển và lực lượng hải quân Trung Quốc ngang nhiên vào hoạt động phi pháp vùng đặc quyền kinh tế trên thềm lục địa tại vùng Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam (200 hải lý tính từ bờ biển, ước khoảng 370 km). Có lúc Trung Quốc đã huy động cả máy bay ném bom và máy bay chiến đấu để hỗ trợ cho hoạt động của tầu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và những tầu chiến khác của họ[1], và đồng thời uy hiếp những hoạt động ngăn cản tại chỗ của lực lượng hải cảnh và lực lượng hải quân Việt Nam. Bất chấp sự phản đối quyết liệt của phía Việt Nam bằng con đường ngoại giao cũng như bằng những hoạt động ngăn cản, xua đuổi tại chỗ của các tầu chiến thuộc lực lượng hải cảnh và lực lược hải quân Việt Nam, cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt những hoạt động phi pháp này của mình. Thậm chí đã có lúc tầu Hải Dương 8 còn tiến sâu vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cụ thể là chỉ cách đảo Phú Quý 102 km và cách Phan Thiết 182 km[2].

Hợp tác khai thác và kế hoạch ba bước

Trần Mai Trung

3-9-2019

Một số người không sống theo lẽ công bằng, thấy mình mạnh hơn thì giành phần của người khác về cho mình. Vì tranh giành với người khác nên biết là sẽ bị chống đối, họ dùng kế hoạch 3 bước. Bước 1 có khẩu hiệu đẹp đẽ và tiếp cận mục tiêu, bước 2 họ giành được lợi thế, bước 3 họ tiến chiếm mục tiêu.

Tàu cẩu Lam Kình (Lanjing) của Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc đang ở trong lãnh hải Việt Nam

Dự án ĐSK Biển Đông

3-9-2019

Lam Kình là chiếc tàu cẩu lớn nhất thế giới và hoạt động được ở khu vực nước sâu. Sở hữu bởi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, tàu Lam Kình có năng lực nâng hạ các thiết bị đặc biệt nặng và các giàn khoan dầu. Lam Kình đã tham gia vào nhiều dự án, trong đó bao gồm các dự án lắp đặt một số giàn khoan dầu lớn nhất thế giới, đặt đường dẫn dầu cũng như lắp đặt các cấu trúc ngoài khơi.

Tin Biển Đông: Tàu Hải Dương 8 lại vào sát bờ biển Việt Nam

BTV Tiếng Dân

2-9-2019

Trang Dự án ĐSK Biển Đông đưa tin: “Vào lúc 5h08′ sáng nay ngày 01/9/2019 (giờ Việt Nam), tàu Hải Dương Địa Chất 8 vào sâu trong bờ biển Việt Nam, chỉ cách khoảng 83,7 hải lý, trước khi quay ra ngoài làm vòng khảo sát mới. Những chiếc hải cảnh hộ tống cũng đi theo vào cách bờ biển Việt Nam khoảng từ 82 – 95 hải lý”.

Luận cương về dân tộc và thuộc địa của Lenin nói gì?

Trần Trung Đạo

1-9-2019

Các nhà hoạt động hạ tượng đài Lenin, tượng đài lớn nhất ở Ukraine, trong cuộc biểu tình ủng hộ Ukraine tại quảng trường trung tâm TP Kharkiv ngày 28/9/2014. Nguồn: AP

Trong những ngày đầu tháng Chín mỗi năm, câu chuyện Hồ Chí Minh “phát khóc” khi đọc Sơ Thảo Lần Thứ Nhất Những Luận Cương Về Vấn Đề Dân Tộc Và Vấn Đề Thuộc Địa của Lenin được nhắc đi nhắc lại như là một bí kíp trong đó tiết lộ con đường “độc lập, tự do, hạnh phúc” cho dân tộc Việt.

Niềm tin vào chính nghĩa, công lý của dân tộc bị tàn phá

Mạc Văn Trang

29-8-2019

Niềm tin vào Chính nghĩa, vào Công lý là giá trị thiêng liêng của mỗi con Người, mỗi Dân tộc và của toàn Nhân loại. Chiến đấu để bảo vệ những giá trị đó, xưa nay đã xuất hiện biết bao tấm gương anh hùng ngời sáng làm rung động lòng người; biết bao nhiêu cuộc chiến đấu, biết bao nhiêu triệu người đã hy sinh để bảo vệ những giá trị đó – những giá trị cả nhân loại tôn thờ.

Tin Biển Đông: Tàu khu trục Mỹ tuần tra ở Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, thách thức Trung Quốc

BTV Tiếng Dân

29-8-2019

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật lúc 12h ngày 28/8/2019 – Tàu Hải Dương Địa Chất 8 thay đổi hướng khảo sát. Trong hai ngày vừa qua, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã thay đổi mô hình khảo sát. Thay vì tạo nhiều vòng zig zag tiến sâu vào bờ biển Việt Nam như trước, hiện tàu này đã đổi hướng đi xuống gần khu vực Bãi Tư Chính. 

Tin Biển Đông: Chiến hạm Quang Trung ở đâu?

BTV Tiếng Dân

28-8-2019

Bộ Quốc phòng Mỹ lên án Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí của Việt Nam, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố: “Bộ Quốc phòng Mỹ cực kỳ quan ngại trước các nỗ lực liên tục của Trung Quốc khi vi phạm trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Gần đây, Trung Quốc còn tái diễn sự can thiệp mang tính áp bức nhằm vào các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông”.

Cách chôn giấu chữ “hèn” của đảng

Đỗ Ngà

27-8-2019

Ông Cộng bị thằng cha hàng xóm đem hung khí sang đất nhà mình cướp mất cái ao của gia đình. Thế nhưng ông Cộng ém tin này làm con cái trong nhà không hay biết gì.

Cách Trung, gần Tây, thân dân, cứu nước

Nguyễn Khắc Mai

26-8-2019

Hải Dương 8 và tàu chiến giặc Tàu đã vào vùng biển Phan Thiết! Tin tức mình và đáng lo âu là giặc Tàu Cộng sản đã vào cách bờ biển Phan Thiết của nước ta chỉ 185 km. Thế là kẻ cướp đã vào đến ngõ.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 cách bờ biển Việt Nam 90 hải lý?

BTV Tiếng Dân

26-8-2019

Vụ tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 tiến gần bờ biển Việt Nam, ông Ryan Martinson, thuộc trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, cung cấp thêm một số hình ảnh và lưu ý sáng 24/8: Tàu “khảo sát” này và các tàu hộ tống có vũ trang của Trung Quốc chỉ cách bờ biển Việt Nam 90 hải lý. 90 hải lý tương đương khoảng 166 km.

Khủng hoảng bãi Tư Chính: Bước ngoặt mới cho Việt Nam

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

25-8-2019

Biển Đông khủng hoảng “lần 2” tại bãi Tư Chính là tiền đề cho một cuộc “khủng hoảng kép” về đối ngoại và đối nội của Việt Nam. Nửa cuối năm 2019 sẽ chứng kiến một bước ngoặt mới cho Việt Nam khi đất nước phải “tái cân bằng” quan hệ chiến lược với Mỹ và Trung Quốc, đồng thời chuẩn bị đổi mới thể chế để cải cách kinh tế và chính trị cởi mở hơn.

Đồng đội tôi đang nơi ấy

Trần Tuấn

25-8-2019

Tin tức từ bãi Tư Chính suốt những ngày qua khiến mọi người dân Việt Nam thắt ruột. Không còn dừng ở ngoài hiên nữa, mà với việc xâm phạm sâu vào bãi Tư Chính, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng đội tàu hộ vệ của Trung Quốc đã vào hẳn sân nhà mình rồi!

Đó là Trung Quốc muốn “chiến tranh”

Trương Nhân Tuấn

24-8-2019

Chỉ có một lý do để giải thích vì sao TQ dồn VN đến chân tường qua việc cho tàu HD8 vào sâu trong hải phận EEZ của VN, ngoài khơi Phan Thiết. Đó là TQ muốn “chiến tranh”. Việt Nam chắc chắn không thể ngồi yên để cho tàu bè nghiên cứu, tàu hải giám (và quân sự?) của TQ ra vô vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia mình như chỗ không người.

Cập nhật tin Biển Đông: Hải Dương 8 tiến gần bờ biển Việt Nam

BTV Tiếng Dân

24-8-2019

Cập nhật tin ở khu vực bãi Tư Chính, khuya 23/8/2019, ông Ryan Martinson, trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, cho biết: “Có vẻ như tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang mở rộng tầm khảo sát đến một khu vực gần hơn với bờ biển Việt Nam. Đồ họa dưới đây cho thấy tất cả các hoạt động của nó kể từ ngày 13/8”.

Triển khai nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị ở đâu và như thế nào?

Nguyễn Ngọc Chu

23-8-2019

Ngày 20/8/2019 TBT Nguyễn Phú Trọng đã ký Nghị quyết số 50-NQ/TW trong đó yêu cầu “Xây dựng cơ chế đánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”(Tuổi trẻ 22/8/2019).

Lần đầu tiên Trung Quốc triển khai máy bay ném bom H6 và chiến đấu cơ tại bãi Tư Chính

LTS: Báo WION của Ấn Độ ra ngày 21/8/2019 đưa tin, lần đầu tiên Trung Quốc triển khai máy bay phản lực ném bom H6 và chiến đấu cơ tại bãi Tư Chính. Tờ báo cho biết, Chính phủ Ấn Độ và Nga đã được chính phủ Việt Nam thông tin như trên, vì họ có lợi ích thương mại trong khu vực này. Sau đây là bản dịch bài trên báo WION của Ấn Độ.

____

WION

Tác giả: Sidhant Sibal

Dịch giả: Hiếu Bá Linh

23-8-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế việt nam và điều tàu tuần duyên đến gần lô dầu khí của công ty ONGC, Ấn Độ

Trong vụ xâm phạm quan trọng lần thứ ba, Trung Quốc đưa 20 tàu vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Nghiêm trọng là, Ấn Độ có lợi ích thương mại trong khu vực này, vì tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC Videsh Ltd có lô dầu cùng thăm dò với công ty Rosneft của Nga.

Bắc Kinh đã điều 2 tuần duyên tới gần lô dầu của ONGC. Đây là vụ xâm phạm thứ hai của Trung Quốc trong năm nay, bắt đầu từ ngày 13/8, lúc 15 giờ (giờ địa phương).

Trong vụ xâm phạm thứ hai, 6 tàu tuần duyên, 10 tàu đánh cá và 2 tàu dịch vụ, cùng với máy bay ném bom H6, máy bay chiến đấu và máy bay tiếp nhiên liệu trên không cũng được phát hiện.

Trung Quốc cũng đã bắc loa yêu cầu những thợ khoan dầu Việt Nam rời khỏi khu vực này.

Tiếp tục leo thang … vi phạm trắng trợn Luật quốc tế“, một nguồn tin từ chính phủ Việt Nam cho biết.

Cuộc xâm phạm đầu tiên trong năm nay bắt đầu từ ngày 3 tháng 7 và các tàu Trung Quốc đã rời khỏi vào ngày 7 tháng 8. Số lượng tàu vào thời điểm đó là 35 chiếc, nhưng không có nhiều lực lượng không quân. Điều đáng chú ý là, vụ triển khai của Trung Quốc đã bị hủy bỏ, sau khi các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN họp [tại Bangkok, Thái Lan] vào ngày 1 tháng Tám.

Hội nghị [Ngoại trưởng ASEAN diễn ra] với ​​sự tham gia của hơn 20 Bộ trưởng Ngoại giao trong khu vực, gồm bộ trưởng Ngoại giao S Jaishankar của Ấn Độ và Vương Nghị của Trung Quốc.

Đây là hàng động được tính toán kỹ lưỡng. Tại Hội nghị ở Bangkok, phía Trung Quốc đã nói rằng hòa bình và an ninh chiếm ưu thế trong khu vực.. nhưng tiềm ẩn bên trong lại là sự phá hoại tự do hàng hải”, nguồn tin nói thêm.

Trong vụ xâm phạm đầu, phía Việt Nam đã “liên lạc” 30 lần với đặc phái viên Trung Quốc, và kể từ ngày 13 tháng 8 (cuộc xâm phạm lần thứ hai), phía Việt Nam đã “liên lạc” 7 lần với đặc phái viên Trung Quốc.

Hà Nội đang cân nhắc một số hành động, gồm cả biện pháp pháp lý và đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Chỉ làm theo mô hình của vụ Pakistan với Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc … Nếu Pakistan có thể đưa ra vấn đề song phương tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thì Biển Đông cũng vậy, là một vấn đề quốc tế“, một nhà ngoại giao nói.

Chính phủ Ấn Độ và Nga có lợi ích thương mại trong khu vực, đã được chính phủ Việt Nam thông tin. Các Đặc phái viên Việt Nam có mặt tại các thủ đô trên thế giới và đất nước này, đang liên lạc với các nước đối tác như Mỹ, Úc và 16 đối tác đối thoại.

Đây là vụ xâm phạm quan trọng lần thứ ba của Trung Quốc kể từ năm 2011. Năm 2011, Trung Quốc đã cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam và năm 2014, Bắc Kinh đã kéo giàn khoan [Hải Dương 981 vào khu vực Biển Đông], sau đó rút đi.