BOT: Nắm đấm và xôi

Blog VOA

Trân Văn

21-5-2019

Người dân vui mừng trong một lần trạm Cai Lậy được xả trạm. Ảnh: Zing

Người Việt thường dùng thành ngữ “chịu đấm ăn xôi” để chỉ những kẻ trâng tráo, chấp nhận bị khinh ghét để thủ lợi. Không chỉ chủ đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, Bộ Giao thông – Vận tải mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam tiếp tục “chịu đấm, ăn xôi”,…

***

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố kết quả kiểm toán tám dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT và 7/8 dự án từ Bắc vào Nam đều có vấn đề (1):

a/ Không tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư mà chỉ định nhà đầu tư. Cũng vì vậy, lẽ ra BOT là cách để tận dụng vốn riêng của nhà đầu tư trong việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông thì lại giao đủ loại “đầu heo” cho nhà đầu tư “nấu cháo”: Có loại “đầu heo” là tiền chính phủ đứng ra vay của bá tánh bằng cách bán trái phiếu rồi giao cho các nhà đầu tư. Có loại “đầu heo” là mồ hôi, nước mắt của dân lành, được nhà đầu tư chắt lọc qua các trạm thu phí bỏ vào, rồi gọi đó là “bổ sung vốn chủ sở hữu”. Do vậy, có thể gọi loại “đầu heo” thứ hai này là phương thức lấy mỡ dân lành rán chính họ!

b/ Tính toán, phê duyệt sai đủ thứ, từ tổng mức đầu tư đến sai khối lượng, sai đơn giá và sai nhiều thứ mà KTNN ngại liệt kê nên gọi chung là… “sai khác”. Nhờ vậy, nhà đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT được thu phí dài hơn, với mức phí cao hơn. KTNN kiến nghị giảm 1.059 tỉ đồng trước đó đã được xác định là giá trị của 7/8 dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT, giảm đi 16 năm 2 tháng được phép thu phí của 7/8 dự án này. Có một điểm đáng ngạc nhiên là KTNN tiếp tục làm ngơ, không đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự của bất kỳ ai!

Với (a) chẳng lẽ những cá nhân không tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư, thản nhiên chỉ định những nhà đầu tư không đủ năng lực mà luật đã định, không vi phạm điều 222 Luật Hình sự. Những cá nhân quyết định giao nguồn tiền do chính phủ đứng ra vay thông qua bán trái phiếu, vi phạm Nghị quyết số 65/2013/QH13 mà Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2013, cũng không phạm tội nào hết? Tương tự, những cá nhân cho nhà đầu tư lấy mỡ dân lành rán chính họ – thu phí để “bổ sung vốn chủ sỡ hữu” – là hoàn toàn… thiện lành, thành ra không phạm tội nào cả?

Còn với (b), thôi thì KTNN không màng đến trong nhà – “lợi ích của nhà nước”, không quan tâm “bảo vệ trật tự pháp luật” cho dù rõ ràng các bên có liên quan cố tình sai đủ thứ, song chẳng lẽ dân rên như bọng, KTNN nhẫn tâm lờ đi, không đếm xỉa đến tiền bạc của dân lành mà cả hiến pháp lẫn luật pháp cam kết bảo vệ. Khi mức phí, thời hạn thu phí vượt xa mức hợp lý, các trạm thu phí BOT trở thành yếu tố làm vật giá tăng vọt, dân lành chia nhau lãnh đủ, chẳng lẽ những cá nhân dính líu đến tính toán sai, phê duyệt sai không phạm tội nào trong chương dành cho các tội xâm phạm quyền sở hữu trong Luật hình sự?

Đây không phải là lần đầu tiên KTNN nói riêng, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam nói chung hành xử kỳ quái như thế.

Năm 2016, sau khi kiểm toán 21 dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT, KTNN từng phát giác những vấn đề y hệt như vừa kể và kiến nghị giảm 1.150 tỉ đồng trước đó đã được giới hữu trách công nhận là giá trị của 21 dự án này, đồng thời kiến nghị giảm thời hạn được phép thu phí của 21 dự án, cộng chung là 107 năm.

Năm 2017, sau khi kiểm toán thêm 40 dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT khác, KTNN tiếp tục xác định, những vấn nạn cũng chẳng khác gì những vấn nạn mà cơ quan này công bố năm 2016 và kiến nghị giảm 1,460 tỉ đồng trước đó đã được giới hữu trách công nhận là giá trị của 40 dự án được kiểm toán, đồng thời kiến nghị giảm thời hạn được phép thu phí của 40 dự án, cộng chung là… 120 năm (3).

Sau đó thì sao? Vấn nạn BOT vẫn thế! Không có ai bị truy cứu trách nhiệm và không có bất kỳ chuyển biến nào! Thậm chí những người phản kháng hoạt động của các trạm thu phí BOT đã được giới hữu trách xác định là đặt sai vị trí và đề nghị dẹp bỏ song vẫn ngang nhiên tổ chức thu phí, còn bị tống giam, chờ ngày ra tòa như Hà Văn Nam (4), bị đánh vỡ mặt như mới xảy ra ở trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài (5).

Nếu xem KTNN như phẫu thuật viên, ba lần tổ chức kiểm toán các dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT suốt từ 2016 đến nay giống như ba ca phẫu thuật thì ca nào, phẫu thuật viên cũng chỉ rạch các khối u để ai cũng thấy bên trong bầy nhầy, hôi thối, nguy hại cho cơ thể quốc gia ra sao rồi để đó, không làm sạch dù dân chúng vật nài xin điều trị.

***

Cuối tuần trước, Việt Nam tổ chức khánh thành cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu. Vốn xây dựng cây cầu dài 2.970 mét, rộng 20,6 mét, trị giá 5.697 tỉ đồng này, chủ yếu do Nam Hàn hỗ trợ thông qua ODA ưu đãi, chính phủ Việt Nam chỉ bỏ một khoản nhỏ gọi là vốn đối ứng. Điểm đáng nói là các phương tiện giao thông qua lại cầu Vàm Cống phải trả phí cho Trạm thu phí T2 của Dự án cải tạo – mở rộng quốc lộ 91 theo hình thức BOT.

Trạm thu phí T2 đã nổi tiếng từ lâu vì vị trí mà cả dân chúng lẫn chính quyền các tỉnh Kiên Giang, An Giang cùng cho là… độc địa: Phương tiện giao thông ra vào hai tỉnh này đều phải lưu thông khoảng vài trăm mét trên quốc lộ 91 và do vậy, phải trả phí như các phương tiện lưu thông trên toàn tuyến quốc lộ 91 được cải tạo, mở rộng theo hình thức BOT.

Đầu năm ngoái, dân chúng và chính quyền các tỉnh An Giang, Kiên Giang bắt đầu đề cập đến chuyện phải di dời Trạm thu phí T2 đến vị trí hợp lý hơn còn vì, nếu không, sẽ giống như tạo điều kiện cho chủ đầu tư “đi tắt, đón đầu”, thu phí tất cả những phương tiện giao thông sử dụng cầu Vàm Cống dù nhà đầu tư không bỏ ra đồng nào để xây dựng cây cầu này. Lúc ấy, đại diện Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam thừa nhận, vị trí Trạm thu phí T2 rõ ràng là “bất cập, không công bằng” nhưng chuyển đến vị trí khác thì có thể làm vỡ “phương án tài chính của dự án, tiền mà chủ đầu tư vay của ngân hàng sẽ trở thành ‘nợ xấu’ của quốc gia” (6).

Từ đó đến nay đã 18 tháng, Trạm thu phí T2 vẫn tọa lạc ở vị trí cũ, từ cuối tuần vừa qua bắt đầu thu phí từ chủ những phương tiện giao thông qua lại cầu Vàm Cống, bất kể họ có dùng quốc lộ 91 hay không! Cần lưu ý rằng, 18 tháng trước, trả lời báo giới, nhà đầu tư công trình cải tạo, mở rộng quốc lộ 91 theo hình thức BOT từng tỏ ra rất tự tin vì… vị trí Trạm thu phí T2 vừa có sự đồng thuận của ngân hàng, vừa được Thủ tướng phê duyệt.

Nhờ ngân hàng hỗ trợ, bắt “nợ xấu” làm con tin, khống chế cả nền kinh tế, lại còn “cột” được cả chính phủ bằng sợi thừng “liên đới trách nhiệm”, thảo nào, KTNN xác định, việc phê duyệt tổng mức đầu tư của công trình cải tạo, mở rộng quốc lộ 91 theo hình thức BOT vượt giá trị thực khoảng 100 tỉ, cần giảm thời hạn được phép thu phí khoảng bốn năm thì cũng chẳng có ai bị gì cả (7).

Ai đấm cứ đấm, miễn sao xôi vẫn đầy mâm. Trông vào nhận định của KTNN, thậm chí kết luận của Thanh tra chính phủ để đấm chỗ này, chỗ kia, coi chừng phải ăn cơm tù!

Chú thích

(1) http://vneconomy.vn/tiep-tuc-kien-nghi-xu-ly-tai-chinh-hang-ngan-ty-dong-tai-cac-du-an-bot-bt-20190519172951077.htm

(2) http://www.baokiemtoannhanuoc.vn/chuyen-dong-kiem-toan/ket-qua-kiem-toan-cac-du-an-bot-ban-linh-va-hieu-qua-hoat-dong-cua-ktnn-138991

(3) http://www.baokiemtoannhanuoc.vn/chuyen-dong-kiem-toan/ket-qua-kiem-toan-cac-du-an-bot-ban-linh-va-hieu-qua-hoat-dong-cua-ktnn-138991

(4) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/bot-protester-driver-havannam-arrested-03052019073443.html

(5) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/police-detained-dozen-bot-protesters-05112019104316.html

(6) https://tuoitre.vn/bo-thua-nhan-bot-quoc-lo-91-bat-cap-nhung-van-chua-di-doi-20180112082523023.htm

(7) http://vneconomy.vn/kiem-toan-nha-nuoc-kien-nghi-giam-thu-phi-4-nam-tai-bot-quoc-lo-91-20180530125014062.htm

Lựa chọn một thái độ

Nguyễn Đắc Kiên

21-5-2019

Trong tình huống khẩn cấp khi bị một con chó hung dữ tấn công thì khúc gỗ mục trong tay có thể là một vật hữu ích, nhưng khi đã đuổi được kẻ tấn công nguy hiểm đi rồi mà lại lầm tưởng rằng khúc gỗ mục ấy có thể cũng hữu dụng để đóng đồ thì đó lại là một sai lầm tai hại.

Vụ ông chủ Nhật Cường bỏ trốn và khả năng “khúc củi” ở Hà Nội “vào lò”

BTV Tiếng Dân

21-5-2019

Trang An Ninh Tiền Tệ đặt câu hỏi: Tổng giám đốc Nhật Cường Mobile bỏ trốn vào thời điểm nào? Bài viết lưu ý, ngày 9/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đồng loạt khám xét khẩn cấp 9 địa điểm liên quan đến Công ty Nhật Cường tại Hà Nội, thu giữ nhiều hàng hóa để phục vụ điều tra.

Hàng loạt sai phạm trong các dự án, người dân lãnh đủ

 BTV Tiếng Dân

21-5-2019

Báo Tiền Phong đưa tin: Kiểm toán phát hiện hàng loạt sai phạm ở dự án BOT, BT. Tổng KTNN Hồ Đức Phớc vừa gửi Quốc hội kết quả kiểm toán từ 256 báo cáo kiểm toán trong năm 2018 đối với niên độ ngân sách năm 2017. Trong đó, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 92 ngàn tỉ đồng, chuyển 5 vụ việc sang Cơ quan Cảnh sát điều tra kiến nghị điều tra làm rõ để xử lý hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Chống tham nhũng: Vươn vai là hơn… Thánh Gióng!

Blog VOA

Trân Văn

21-5-2019

Lý do chính khiến Thánh Gióng – cách mà giới bình dân tại Việt Nam gọi Phù Đổng Thiên Vương, một nhân vật trong huyền sử Việt Nam, đến giờ vẫn còn được rất nhiều người thờ phụng cùng với ba nhân vật huyền sử khác (Tản Viên Sơn Thần, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Công chúa), hợp thành Tứ Bất tử của tín ngưỡng dân gian – là vì được xem như từ Trời xuống trần làm người, suốt ba năm đầu đời không nói, không cười, mãi tới khi quốc gia lâm nguy mới mở miệng xin roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt, rồi ăn không ngừng và vươn vai trở thành tráng sĩ, mặc giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt ra trận dẹp giặc…

Ông Nguyễn Danh Huy ngụy biện cho Cao tốc Bắc – Nam?

Hà Dương Tường

21-5-2019


Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư – Bộ Giao thông vận tải. Ảnh: VN Finance

Chuyện đường cao tốc, có thật là Việt Nam không thể ngăn cản các nhà đầu tư Trung Quốc tham gia, như ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư – Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tuyên bố?

Ông chủ Nhật Cường có phép tàng hình?

BTV Tiếng Dân

20-5-2019

Truyền thông trong nước đưa tin: Ông chủ Nhật Cường Mobile bỏ trốn, cảnh sát phát lệnh truy nã. Chiều 19/5, Zing dẫn lời thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Cục trưởng C03, Bộ Công an, cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định truy nã bị can Bùi Quang Huy, TGĐ Công ty Nhật Cường. Trước mắt, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra lệnh truy nã toàn quốc. Sau khi hoàn thiện thủ tục cần thiết, cơ quan này sẽ đề nghị Interpol truy nã quốc tế đối với Bùi Quang Huy.

Công ty Tân Thuận, đảng và bóc lột

Tâm Chánh

19-5-2019

Nếu “qui thành phần”, kiểu phân loại các tầng lớp xã hội khi tiến hành “cuộc cách mạng quan hệ sản xuất”, thì công ty Tân Thuận sẽ thuộc thành phần gì và hình thức cải tạo sẽ như thế nào?

Tối hậu thư không phải để đùa!

Hằng Thanh

18-5-2019

Các nạn nhân của báo CAND đòi nhà. Photo Courtesy

Xin trở lại với văn bản xin tạm ứng 30 tỷ đồng của Cty 36.55, có bút phê đồng ý của tướng Miên – TBT Báo CAND vào ngày 12/7/2017. Vì đây là một ví dụ điển hình của những dấu hiệu vi phạm ở công trình Báo CAND.

Không thể chống tham nhũng triệt để trong thể chế độc tài

Nguyễn Đình Bổn

18-5-2019

Chúng ta còn nhớ hai năm trươc, tổng thống Hàn Quốc bị phế truất đã bị bắt giam như một nghi phạm liên quan tới một loạt bê bối cáo buộc tham nhũng, tiết lộ bí mật quốc gia, lạm dụng quyền lực và vào tháng 4.2018, bà này bị kêu 24 năm tù dù không nhận tội.

Cán bộ suy thoái đạo đức

BTV Tiếng Dân

18-5-2019

Báo Người Đưa Tin có bài: Bí thư xã bị tố chốt cửa, “làm việc” với nữ cấp dưới trong đêm đã xin nghỉ để chữa bệnh. Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Nga Hưng, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, cho biết, từ ngày 22/4 tới nay do bị bệnh (xuất huyết não) nên ông Phạm Văn Th, Bí thư Đảng ủy đã xin nghỉ việc để đi bệnh viện điều trị.

“Khúc củi” Tất Thành Cang

BTV Tiếng Dân

18-5-2019

Về “khúc củi” lăn trước miệng “lò” nhiều lần nhưng chưa cháy, BBC đặt câu hỏi: Ông Tất Thành Cang sắp vào ‘lò’ của TBT Trọng? Sau sai phạm Thủ Thiêm, một loạt sai phạm ở các doanh nghiệp lớn liên quan đến Thành ủy thành Hồ bị phanh phui chỉ trong thời gian ngắn, liên quan đến ông Sáu Cang.

Con Chung hại Chung “con”

Trương Châu Hữu Danh

16-5-2019

Mấy hôm nay, mạng xã hội và báo chí tập trung thông tin “xấu” về anh Chung con cũng như những thứ liên quan đến anh khá nhiều.

Arktic của ai?

Trương Châu Hữu Danh

17-5-2019

Siêu thị Minh Hoa (số 12 Đặng Tiến Đông, Hà Nội) hiện thuộc quyền sở hữu của bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa và ông Nguyễn Đức Hạnh (vợ và con trai ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội). Cùng địa chỉ này, ông Hạnh còn lập Công ty TNHH TMDV Arktic vào cuối năm 2015 rồi nhập chất độc quyền để thành phố mua bằng tiền ngân sách.

Sáu Cang lại sắp “vào lò”?

BTV Tiếng Dân

17-5-2019

VnExpress có bài: Tân Thuận – IPC bị Tề Trí Dũng lũng đoạn thế nào. Tân Thuận – IPC từng là doanh nghiệp dẫn đầu của TP HCM trong lĩnh vực mời gọi hợp tác đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp và Đô thị. Tuy nhiên, dưới sự điều hành của ông Dũng, chỉ trong hai năm, IPC có hàng loạt sai phạm như: Xem thường kỷ cương, kỷ luật, có dấu hiệu lợi ích nhóm; lũng đoạn tài sản nhà nước thông qua chuyển nhượng dự án… khiến ngân sách thành phố bị mất hàng trăm tỉ đồng.

Chí Lò Vương Ngọa Triều

Nguyên Đại

16-5-2019

Năm 1005, vua Lê Đại Hành băng hà. Thái tử Lê Long Việt được chỉ định nối ngôi. Người em là Lê Long Tích khởi binh tranh ngôi với anh. Hai bên giao chiến, Tích thua trận chạy vào nam, thuộc khu vực nước Champa thời bấy giờ, sau đó Tích bị người Champa giết chết. Long Việt lên ngôi, nhưng bị một người em khác là Lê Long Đỉnh (Đỉnh còn có tên khác là Lê Chí Trung, cũng lại “Chí”) cho người thuốc chết; cướp ngôi vua.

Lộ diện vòi bạch tuộc

LaoDai Lao

16-5-2019

Đã lâu không viết tiếp kể từ khi “Kỳ 1 – Chung con và sự hình thành phe phái” bởi tôi muốn bạn đọc chiêm nghiệm những gì tôi viết một cách từ từ, thấu đáo, không bị thiên cưỡng.

Người vừa bị bắt, Tề Trí Dũng là ai?

Nguyễn Hồng Thư

15-5-2019

Ảnh: Tề Trí Dũng. Photo Courtesy

Tề Trí Dũng sinh ngày 14/8/1981, tại tp HCM. CMND số: 023591359. HKTT: số 56 Đinh Công Tráng, phường Tân Định, Quận 1. Tốt nghiệp: ĐH Kinh tế tp HCM.

“Củi” ngoài Bắc, “củi” trong Nam

BTV Tiếng Dân

15-5-2019

“Củi” nằm trong “sân sau” của Chủ tịch Chung

Ngày 14/5, Bộ Công an khởi tố, bắt giam tổng giám đốc Nhật Cường Mobile, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) chính thức ra quyết định khởi tố vụ án về tội buôn lậu và vi phạm quy định về kế toán, gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường, đồng thời khởi tố bị can và tiến hành bắt tạm giam ông Bùi Quang Huy, TGĐ Nhật Cường, cùng 8 đồng phạm về hai tội danh nêu trên.

Võ Kim Cự bẻm mép và dối trá!

LS Trần Đình Triển

13-5-2019

Võ Kim Cự, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã bị cách chức “cựu”. Ảnh: Đất Việt

Với Võ Kim Cự thì phải “bắt tận tay, day tận cánh”, đưa tài tiệu trước mặt thì ông ta mới cúi đầu nhận tội và mới lom khom quỳ gối xin xỏ; đó là bản chất của Võ Kim Cự ngay từ khi lập nghiệp thu gom buôn bán sắt vụn.

Thêm một sân sau của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung bị phát hiện

BTV Tiếng Dân

13-5-2019

Chủ tịch Chung kiêm nhà phân phối hóa chất độc quyền xử lý ô nhiễm?

Theo bài viết trên báo Làng Mới: Hà Nội mua hoá chất độc quyền ở siêu thị Minh Hoa, cho biết, từ năm 2016, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo thành phố thống nhất sử dụng hoá chất RedOxy-3c, do công ty WWG (Đức) độc quyền cung cấp để xử lý ô nhiễm cho hàng trăm hồ nước và bãi rác ở thủ đô Hà Nội.

Tướng Ước, tướng Miên, đại tá Giáp và chung cư 9 năm vẫn dang dở

Hằng Thanh

13-5-2019

Sau khi các phóng viên Báo CAND tung lên mạng xã hội thực trạng tồi tệ của toà chung cư đã 9 năm không trả nhà, dù đã bắt người mua nộp tới 95% số tiền, một số người tung tin rằng trách nhiệm hoàn toàn thuộc về tướng Ước. Nhưng, sự thực thì cần phải gọi tên BA NGƯỜI: Tướng Ước, tướng Miên và Đại tá Giáp!

Phí thu đều, đường không sửa

Đỗ Tùng

11-5-2019

Ảnh: Tác giả gửi tới

Tình trạng đường 5A, đoạn từ Trâu quỳ đến Sặt, là như vậy. Mặt đường nhiều đoạn là những mảng vá gồ ghề, xe chạy như cưỡi ngựa. Mặt đường tại một số đoạn bị cào lên một đoạn dài và để nguyên từ mấy năm nay không hề làm gì thêm, đặc biệt gây nguy hiểm cho người đi xe máy. Bánh xe trật trẹo như đi trên những luống cày, nếu tay lái không vững, xe có thể đổ ngay trước đầu xe khác.

Cập nhật tin Nhật Cường bị bố ráp

 BTV Tiếng Dân

11-5-2019

VietNamNet bàn về kết quả vụ khám xét Nhật Cường mobile: 12 tiếng khám xét, thu giữ nhiều tài liệu. Theo đó, sau khi khám các chuỗi cửa hàng của Nhật Cường ở phố Lý Quốc Sư, đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Chùa Bộc, Nguyễn Trãi và Láng Hạ (Hà Nội) trong buổi sáng 9/5, công an tiếp tục khám xét trụ sở công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường tại phố Trần Phú, quận Hoàn Kiếm. Đến 22:30 cùng ngày, công an rời khỏi trụ sở công ty Nhật Cường, mang theo tài liệu thu giữ được từ công tác khám xét.

Điện, xăng tăng giá và người dân ủng hộ EVN tăng giá điện?

BTV Tiếng Dân

11-5-2019

Trang News Plus dẫn lời Tiến sỹ Cao Sĩ Kiêm: Người dân đang ủng hộ EVN tăng lên, không ai phàn nàn tăng giá điện . Cựu Thống đốc NHNN VN Cao Sĩ Kiêm cho rằng: “Trong cộng đồng dư luận, kêu ca, phàn nàn về ngành điện đã ít đi rất nhiều, thay vào đó, sự ủng hộ đã nhiều hơn, nhất là cộng đồng các doanh nghiệp”.

Bộ ‘thu lôi’, thu phí, thu giá, thu tiền

Blog VOA

Trân Văn

10-5-2019

Người dân và tài xế phản đối Trạm thu phí BOT Biên Cương, Cẩm Phả, Quảng Ninh, ngày 22/2/2018. Ảnh: TTXVN

Tuần này, dân chúng Việt Nam lại sôi lên vì giận trước tin Bộ GTVT dự định đổi tên các trạm thu phí cho những công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT thành… trạm thu tiền. Đó là nỗ lực… duy nhất và… mới nhất để đáp ứng “ý chí, nguyện vọng” của dân chúng về vấn nạn BOT (1).

Nhật Cường, một doanh nghiệp “sân sau”?

Bạch Huệ

10-5-2019

Độc quyền không đáng sợ, doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân cũng không quá quan trọng. Đáng sợ nhất, kinh khủng nhất là thứ doanh nghiệp sân sau với những mối quan hệ lợi ích chẳng chịt. Chúng không khác gì thuốc độc cho nền kinh tế Việt. Chúng không khác gì những con đỉa hút máu – trục lợi với những gói thầu trăm, ngàn tỷ từ chính sách nhà nước.

Câu hỏi dành cho CA Đà Nẵng: Gây thiệt hại cho nhà nước hơn 30 tỷ, sao không khởi tố vụ án?

Nguyễn Hồng Thư

10-5-2019

Năm 2018, Thanh tra TP Đà Nẵng tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật về công tác quản lý chất lượng xây dựng đối với các hạng mục công trình san nền, giao thông, thoát nước của dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư (viết tắc DA HTKTTĐC) Hòa Liên 3, HTKTTĐC Hòa Liên 4 giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

“Sân sau” của anh Nguyễn Đức Chung bị thủng?

BTV Tiếng Dân

10-5-2019

Công an khám xét, phong tỏa các cửa hàng của đại gia điện thoại Nhật Cường, báo Một Thế Giới đưa tin. Sáng 9/5, lực lượng của Bộ Công an tiến hành khám xét Công ty Nhật Cường, chủ yếu tại cửa hàng kinh doanh, sửa chữa điện thoại di động Nhật Cường, số 33 Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Người dân tiếp tục phản đối BOT

BTV Tiếng Dân

10-5-2019

Thu phí, thu giá, thu tiền

Báo Thanh Niên bàn về vụ đổi tên ‘trạm thu phí’ thành ‘trạm thu tiền’: Loạn đề xuất. TS Nguyễn Sĩ Dũng, cựu Phó chủ nhiệm VPQH, thừa nhận, nguyên nhân của nhiều đề xuất chính sách “trên trời” trong thời gian qua là do những người xây dựng chính sách không xuất phát từ những vấn đề thực tế trong cuộc sống. Chuyện đổi tên các trạm BOT không thể thay đổi bản chất của chúng là các công cụ “móc túi” dân.