Người dân tiếp tục phản đối BOT

BTV Tiếng Dân

10-5-2019

Thu phí, thu giá, thu tiền

Báo Thanh Niên bàn về vụ đổi tên ‘trạm thu phí’ thành ‘trạm thu tiền’: Loạn đề xuất. TS Nguyễn Sĩ Dũng, cựu Phó chủ nhiệm VPQH, thừa nhận, nguyên nhân của nhiều đề xuất chính sách “trên trời” trong thời gian qua là do những người xây dựng chính sách không xuất phát từ những vấn đề thực tế trong cuộc sống. Chuyện đổi tên các trạm BOT không thể thay đổi bản chất của chúng là các công cụ “móc túi” dân.

VTC dẫn lời ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, bình luận đề xuất đổi tên ‘trạm thu tiền’: ‘Bộ GTVT không đủ việc làm hay sao mà sinh ra những chuyện làm khổ dân’. Ông Liên cho rằng: “Bộ GTVT có nhiều tầng nhiều lớp, nhiều cán bộ quá, họ không có đủ việc làm hay sao mà họ sinh ra những chuyện này làm khổ dân. Tóm lại, lãnh đạo Bộ GTVT, các cục, vụ xa rời thực tế, không quan tâm đến cải cách thiết thực”.

BOT Hòa Lạc – Hòa Bình

Báo Đấu Thầu dẫn thông báo của Bộ GTVT về Dự án BOT Hòa Lạc – Hòa Bình: Sẽ xử lý nghiêm đối tượng gây rối tại trạm thu phí. Bộ GTVT vừa có công điện đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình “chỉ đạo các lực lượng chức năng kịp thời có biện pháp xử lý nghiêm đối với những đối tượng có hành vi kích động, gây rối, cố tình phá hoại, gây mất trật tự tại trạm thu phí BOT Hòa Lạc – Hòa Bình”.

Một phản ứng đã trở nên quen thuộc với người dân từ sau vụ BOT Cai Lậy. Trong hầu hết vụ tài xế phản đối BOT, chính quyền đều đe dọa và huy động an ninh, nhưng vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy các tài xế sẽ ngừng đấu tranh. Chính quyền càng tìm cách đe dọa dân thì dân càng hiểu bộ mặt thật của cái gọi là chính quyền “vì dân”.

VietNamNet đưa tin: Bộ GTVT ra công điện hỏa tốc, BOT Hòa Lạc vẫn hỗn loạn. Chính quyền địa phương đã công khai đe dọa dân, nhưng không có tác dụng gì. Ông Bùi Quang Bát, GĐ công ty TNHH BOT QL6 Hòa Lạc – Hòa Bình, thừa nhận, tình hình trật tự tại trạm từ trưa 8/5 đến nay vẫn rất phức tạp và gần như chính quyền đã bất lực. Thậm chí, khi chủ đầu tư xả trạm người dân cũng không lái xe đi, mà để tắc đường hàng km.

Báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi: Vì sao trạm BOT Quốc lộ 6 vừa thu người dân đã phản ứng? Một số người dân phản đối cho biết, do thường xuyên qua lại tuyến đường này, như đi chợ, đưa con đi học… trong khi mức phí qua trạm cao (thấp nhất 35.000 đồng/xe dưới 12 chỗ ngồi) nên họ yêu cầu phải mở rộng khu vực miễn phí qua trạm.

Phía lãnh đạo BOT Quốc lộ 6 Hòa Lạc – Hòa Bình khẳng định, phương án miễn giảm phí phải được Bộ GTVT, UBND tỉnh Hoà Bình chấp thuận, không thể làm khác. Còn Tổng cục Đường bộ VN đã có văn bản hồi đáp nhà đầu tư BOT Hòa Lạc – Hòa Bình, duy trì quy định miễn giảm phí hiện hành.

RFA có đồ họa, thống kê vị trí một số trạm BOT đang bị người dân phản đối:

______

Mời đọc thêm: Trạm BOT thu phí, thu giá rồi… thu tiền: Không cần thiết? (ĐV). – Loay hoay đề xuất đổi tên (ĐĐK). – Thu phí hay thu tiền: Bộ GTVT sa đà vào “chữ nghĩa” nhằm mục đích gì? (VOV). – Trạm thu tiền: Việc đặt tên hay việc xử lý vấn đề tại BOT quan trọng hơn? (TQ). – Công khai vị trí BOT tại UBND phường, xã (PL&XH). –

BOT Hòa Lạc – Hòa Bình vừa thu đã phải xả trạm, lãnh đạo tỉnh nói gì? (GT). – Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu xử nghiêm đối tượng gây rối tại trạm BOT Hòa Lạc – Hòa Bình (Tin Tức). – Bộ GTVT yêu cầu giải quyết tình trạng ‘hỗn loạn’ tại trạm BOT Hòa Lạc (NN). – Vì sao BOT Hòa Lạc-Hòa Bình phải xả trạm? (ĐV). – Dân ‘vây’ trạm thu phí BOT Hòa Lạc, ùn tắc kéo dài cả km (VNN). – Video: BOT Hòa Lạc xả trạm, tài xế vẫn kiên quyết không chịu đi.

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây