Tai nạn của tiếng Việt

Thái Hạo

21-7-2023

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định các nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng như sau: “Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật”. Vậy các bị cáo nhận hội lộ thì nhà nước phải có trách nhiệm thu hồi/ tịch thu số tiền ấy, sao nay nó lại thành “nộp tiền khắc phục hậu quả” vậy?

Thế còn “khắc phục” là thế nào? “Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra PHẢI được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại PHẢI bồi thường theo quy định của pháp luật” (Điều 93). Nghĩa là nếu vì tham nhũng (rút ruột công trình chẳng hạn) mà anh khiến cho con đường vừa thi công xong bị kém chất lượng và hư hỏng, thì anh phải bỏ tiền ra để sửa nó cho đạt quy chuẩn.

Trong vụ chuyến bay giải cứu, nếu nói về thiệt hại (mọi mặt) cho cả nhà nước, doanh nghiệp, và người dân, thì các bị cáo phải bồi thường bao nhiêu cho đủ? Chắc phải ngồi tù cả nghìn năm cũng không trả hết được. Thế mà nay tòa lại mang “thu hồi” đặt vào chỗ của “khắc phục”, thật tài tình.

Riết rồi tôi, một giáo viên dạy tiếng Việt (không muốn gọi là “dạy văn”), cũng không còn hiểu được tiếng mẹ đẻ của mình nữa!

Còn nữa, không những “lẫn lộn” giữa “thu hồi” với “khắc phục”/ “bồi thường”, mà còn lấy luôn sự “nhầm lẫn” này để làm cơ sở giảm án. Khoản 4, điều 92 của Luật Phòng chống Tham nhũng quy định rõ: “Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo TRƯỚC KHI BỊ PHÁT GIÁC, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.

Lưu ý là “trước khi bị phát giác”, chứ bị bắt rồi, ra tòa rồi, thì tiền tham nhũng bị thu hồi là tất nhiên, việc khắc phục hậu quả cũng là bắt buộc, còn gì nữa để mà giảm án?

Hình như không chỉ người dân, mà tiếng Việt cũng đang bị vạ lây và lâm khổ nạn.

Xin hỏi các giáo viên Ngữ văn: Các bạn sẽ dạy tiếng Việt cho học sinh thế nào đây, khi ngôn ngữ dân tộc cứ công khai bị bóp méo như vậy?

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Trích Huy Đức về Nguyên Ngọc

    “Không thể nhận biết lòng yêu nước của Nguyên Ngọc theo cách hiểu thông thường”

    Trí thức XHCN các bác có cái hay là, nương theo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đã làm 1 cuộc cách mạng trong tiếng Việt, nên bây giờ, more like từ hồi Giải phóng, chả còn gì có thể “hiểu theo cách hiểu thông thường” được nữa . Và trong chuyện này, Thái Hạo cũng có những đóng góp nếu quên sẽ là lỗi hệ thống . Muốn tớ trích chính Thái Hạo hông ?

  2. Vài mẫu mực sáng ngời của tiếng Việt các bác

    “Nhà văn Phùng Văn Khai cảm nhận: “Hình ảnh Hữu Thỉnh đứng trang nghiêm trên sân khấu, nghe lời tuyên đọc văn bản trao tặng Huân chương thật xiết bao xúc động. Tôi như thấy ông đứng trước tầng tầng liệt sĩ, đồng đội ông đã nối nhau ngã xuống trong dằng dặc mấy cuộc chiến tranh”

    “quê hương đâu phải chỉ là hoài niệm; quê hương là bây giờ, quê hương là ngày mai, là 1945, là 1954, là 1975 … Quê hương của tôi có nước mắt rất nóng, có tiếng nấc nơi cổ … có tiếng gió Sơn La, Lao Bảo rít trong lương tâm Hà Nội”

    “khi sự hòa giải giữa người Việt đạt tới mức đủ lớn, việc thành phố lớn nhất nước về kinh tế này mang tên nào sẽ không còn là một vấn đề như hiện nay nữa. Bởi vì lúc ấy người ta mới thoát khỏi các thành kiến, mới tự đặt mình một cách tự nhiên vào vị trí không bị ràng buộc, níu kéo bởi cuộc chiến nửa thế kỷ trước cùng các hệ quả của nó”

    “nhận định của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì “Trong các Thủ tướng của nước ta, Bác Hồ đã kiêm chức Thủ tướng 10 năm đầu của chế độ mới, không ai so sánh cùng Bác được. Còn lại năm người cho đến nay là tôi, anh Phạm Hùng, anh Đỗ Mười, anh Võ Văn Kiệt và anh Phan Văn Khải thì anh Võ Văn Kiệt là người làm được nhiều nhất cho dân tộc, cho đất nước”. Cụ Phạm Văn Đồng vốn kiệm lời, một câu khái quát như vậy là một sự đánh giá có cân nhắc kỹ và có tầm khái quát khá đầy đủ về đóng góp của một nhân vật lịch sử đối với dân tộc, với đất nước”

    “Từ “nhân dân” ở đây rất cao quý, nó thể hiện đấy là một người nghệ sỹ của nhân dân”

    “Ông cũng giống như Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Nguyên Ngọc, những kẻ sĩ cuối cùng. Sự nghiêm khắc và độ lượng. Sự căm ghét đối với những hiện tượng xấu xa đầy rẫy trong giáo dục và y tế và mọi nơi khác. Đúng vậy, tôi học được ở ông lòng yêu cái đẹp, lòng yêu con trẻ, và sự căm ghét đối với cái ác và những kẻ chống lại các giá trị nhân loại”

    Plenty where those xít come from

  3. Xin tác giả đọc kỹ bài báo “Địa chủ ác ghê” của CB để thấy tiếng Việt đã bị bóp méo thế nào.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây