Cơ chế “xin – cho”

Dương Quốc Chính

21-7-2023

Vụ giải cứu đồng bào bản chất là từ cơ chế “xin – cho”. Nhiều khi anh em thiện lành và bò đỏ chỉ biết lao vào chửi bọn quan tham, bọn doanh nghiệp đưa hối lộ, làm hỏng cán bộ ta, bọn cán bộ điều tra sâu mọt chạy án… Nhưng phải hiểu đó chính là vấn đề của thể chế. Thể chế càng tạo ra nhiều cơ chế “xin – cho” thì càng tạo ra cơ hội cho tham nhũng.

Chính vì thế, một chính trị gia cánh hữu là Tổng thống Mỹ Reagan đã nói: “Trong cuộc khủng hoảng hiện tại, chính phủ không phải là giải pháp cho những vấn đề của chúng ta; chính phủ chính là vấn đề“.

Áp dụng câu nói này vào tình trạng hiện tại. Chúng ta cần hiểu là: “Trong vấn đề tham nhũng hiện tại, đảng không phải là giải pháp cho vấn đề chống tham nhũng, mà đảng chính là vấn đề“. Bởi vì hầu hết cán bộ tham nhũng là nằm trong đảng đó. Chính đảng, Chính phủ tạo ra cơ chế “xin – cho”, từ đó tạo ra tham nhũng, rồi đảng lại tự đốt lò. Nó thành cái vòng luẩn quẩn.

Câu nói của Reagan nó thể hiện nền tảng tư tưởng cho chính trị cánh hữu, đó là phải thu hẹp quy mô chính phủ lại. Chính phủ càng nhỏ, càng kiểm soát ít, sẽ càng ít tạo cơ chế “xin – cho”, ban phát quyền lực, thì sẽ không tạo được cơ hội tham nhũng. Nhưng thực tế, quy mô Chính phủ (chính xác hơn là quy mô bộ máy quản lý thể chế bao gồm cả đảng, Chính phủ và các đoàn thể ăn theo) của thể chế Cộng sản là to nhất so với tất cả các mô hình thể chế chính trị đã có.

Quay lại vụ án giải cứu, người dân cần hiểu là Doanh nghiệp cũng là nạn nhân, buộc phải hối lộ để có cơ hội làm ăn thôi. Muốn chống tham nhũng tận gốc được thì phải dò ngược lên trên xem ai đã tạo ra cái cơ chế để các quan chức kia được quyền ban phát cơ hội kinh doanh cho Doanh nghiệp?

Dân thì phải gian, doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng chạy chọt, đút lót, nếu có thể. Nên chống tham nhũng thì phải từ cơ chế trước tiên chứ không thể đổ trách nhiệm cho dân. Cơ chế thì đầu tiên phải là luật pháp và cách thức giám sát quyền lực. Chứ còn cơ chế “xin – cho” thì thể chế nào cũng có hết, nhưng CS 2.0 là vô địch.

Chính thế nên trước mình đã phân tích tại sao CS 2.0 (kinh tế thị trường định hướng xã nghĩa) nó lại tham nhũng nhiều hơn hẳn CS 1.0 (kinh tế kế hoạch). Đó là vì nền kinh tế tập trung nó là một bộ máy cứng nhắc, không cho các bộ phận của nó được quyền chủ động ban phát cơ hội. Đừng có nhầm tưởng các cụ đảng viên ngày xưa thì liêm khiết hơn giờ. Chẳng qua là do cơ chế nó ít tạo điều kiện cho các cụ kiếm tiền thôi. Lòng tham của con người thì thời nào cũng vậy cả.

Mọi người cũng cần hiểu là ngay cả luật pháp hiện nay (gồm cả luật, nghị định, thông tư…) đa số được soạn thảo bởi hành pháp, họ luôn tìm cách cài cắm lợi ích nhóm của chính họ vào đó, để tạo cơ chế xin cho, để người dân, doanh nghiệp phải đến xin xỏ cơ quan chức năng, chính là tạo ra cơ chế để tham nhũng. Các loại quota, giấy phép con, cấp chứng chỉ, phê duyệt, thẩm định… đều là cửa kiếm tiền hết. Vì thế nên muốn chống tham nhũng thì phải giảm tối đa những thứ nói trên. Nhưng đảng mà làm thế thì lại giống con rắn tự nuốt cái đuôi mình.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Chỉ khi nào quyền lực thuộc về nhân dân mới giảm được tham nhũng.Hiện này quyền lực đều nằm trong tay đảng thì không thể nào giảm thâm nhũng.Quyền lực đảng càng lớn,tham nhũng càng phát triển mạnh,hiện thực đã chứng minh.

  2. Dò tìm nguyên nhân của tham nhũng, dò ngược lên trên.
    Giả sử dò đến Trọng Lú, nếu ngược nữa thì sẽ đến đâu ạ !

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây