Làm cho lắm!

Lê Huyền Ái Mỹ

4-4-2023

Phạm Trung Kiên – cựu thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên – Ảnh: BỘ CÔNG AN CUNG CẤP

Phạm Trung Kiên – lúc đang là thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế – đã 251 lần nhận tiền của 19 cá nhân, doanh nghiệp, tổng cộng 42,6 tỷ đồng. Trong đó, với hình thức “trọn gói”, Kiên thỏa thuận các doanh nghiệp phải chi từ 50 triệu đến 200 triệu một chuyến bay combo. Với hình thức “đếm đầu người”, Kiên vòi chi từ 500.000 đến 2 triệu một khách đối với chuyến bay combo; từ 7-15 triệu đồng/người đối với khách lẻ.

Phải chăng trào lưu toàn cầu hóa đã kết thúc?

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

31-3-2023

Mặc dù sự cạnh tranh Mỹ-Trung có thể phá vỡ các thỏa thuận về kinh tế trong toàn cầu, nhưng chắc chắn nó không báo trước sự suy giảm nghiêm trọng về tình trạng tương thuộc của con người. Lịch sử cho thấy trào lưu toàn cầu hóa phần lớn được thúc đẩy bởi những thay đổi trong công nghệ mà nó làm giảm đi tầm quan trọng của khoảng cách và điều đó sẽ không thay đổi.

Phân tích: Nhà cung cấp Trung Quốc đua nhau đến Việt Nam khi dịch Covid thuyên giảm, mở lối thoát khỏi chiến tranh thương mại Trung-Mỹ

Reuters

Tác giả: Francesco Guarascio

Cù Tuấn, dịch

17-3-2023

Một em bé Việt Nam cầm cờ của hai nước Việt Nam và Trung Quốc tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, trong lễ chào đón Chủ tịch Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam, 12.11.2017. Ảnh: Hoàng Đình Nam/AFP

HÀ NỘI, ngày 16 tháng 3 (Reuters) – Việt Nam đã nhận được làn sóng đầu tư từ nước láng giềng kể từ khi Trung Quốc đột ngột hủy bỏ chiến lược ngăn chặn vi-rút nghiêm ngặt và giải phóng mối quan tâm bị dồn nén từ các công ty – và nhà cung cấp của họ – nhằm chạy trốn khỏi tác động của xung đột thương mại Trung-Mỹ.

Ngoáy, ngoáy ngoáy…

Đoàn Bảo Châu

18-1-2023

Tin 89 gói thầu này vừa mới xuất hiện nhé các bạn. Việc chạy theo tin, viết bình luận khi sự việc đã rõ ràng không khó, việc phản đối ngay khi cơn sóng “ngoáy ngoáy ngoáy” đang rầm rộ, được báo chí, hệ thống truyền thông hỗ trợ, được cả lực lượng DLV vỗ tay ầm ầm mới là khó.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ làm rối loạn nền kinh tế thế giới

Economist

Cù Tuấn, dịch

9-1-2023

Tóm tắt: Câu chuyện sẽ xoay quanh cái chết, tăng trưởng và lạm phát.

Trong hơn ba năm – chính xác là 1.016 ngày – Trung Quốc đã đóng cửa với thế giới. Hầu hết sinh viên nước ngoài đã rời khỏi đất nước này khi bắt đầu đại dịch. Khách du lịch đã ngừng đến Trung Quốc. Các nhà khoa học Trung Quốc đã ngừng tham dự các hội nghị nước ngoài. Các giám đốc điều hành người nước ngoài bị cấm quay trở lại công việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Vì vậy, khi đất nước này mở cửa biên giới vào ngày 8 tháng 1, từ bỏ những tàn tích cuối cùng của chính sách “không covid”, việc đổi mới tiếp xúc thương mại, trí tuệ và văn hóa sẽ có những hậu quả to lớn, chủ yếu là lành tính.

Thận trọng với biến thể mới của Covid-19

Nguyễn Ngọc Chu

9-1-2023

Việc xoá bỏ các rào cản không cần thiết về Covid-19 để trở hại sinh hoạt bình thường, phát triển sản xuất, thông thương, là điều đúng đắn phải làm. Nhưng xoá bỏ rào cản không có nghĩa là Covid-19 và các biến thể của nó không còn nguy hại. Xoá bỏ rào cản, không có nghĩa là mọi đối tượng như nhau.

Trung Quốc mở cửa và phản ứng của thế giới

Nguyễn Hồng Vũ

30-12-2022

Gần đây chính phủ Trung Quốc đã có động thái nới lỏng “bất ngờ” về chính sách COVID-19, họ dự định sẽ mở cửa lại cho người Trung Quốc đi du lịch khắp thế giới từ ngày 8 tháng 1 năm 2023, và tương tự cũng sẽ có nhiều thay đổi nới lỏng cho người nước khác đi du lịch, làm việc và học tập ở nước họ.

Về một đại nạn không kịp đến

Tuấn Khanh

27-12-2022

Ảnh: Minh Khôi

Ẩn trong những câu chuyện hào nhoáng dễ làm lay động lòng người trong đại dịch, cũng có chuyện cần nhắc lại, đó là PTT Vũ Đức Đam tình nguyện chích Nanocovax để vận động cho nghiên cứu thương mại này sớm được đưa vào chương trình quốc gia. Không những chích một mũi, mà ông còn chích đến hai mũi để chứng minh về tính hữu hiệu tuyệt đối của vaccine này.

Bi kịch lạc quan

Nguyễn Thọ

25-12-2022

Ảnh biếm họa đăng trên báo Đức Focus.de

Sinh quyển trái đất đang bị tàn phá nặng nề. Nguồn nước, không khí, lòng đất đều bị ô nhiễm. Mỗi ngày có đến 150 loại thực vật và động vật bị tận diệt. Số ít sinh vật ít ỏi còn lại trong thiên nhiên nay không còn có thể trung hòa các chất độc do loài người thải ra. Những cuộc chiến tranh đẫm máu, nạn diệt chủng, nạn cướp đất v.v. càng tăng tốc quá trình tàn phá hành tinh.

Chiếc mặt nạ… đã rơi

Trần Đức Anh Sơn

23-12-2022

Ảnh trên mạng

1. Đây là hình chụp bìa cuốn sách CHIẾN DỊCH HOA KIM TƯỚC, do Phạm Sanh Châu, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ, Nepal và Bhutan, viết và xuất bản trong năm 2022.

Chính sách mở cửa trở lại, mặc kệ Covid của Trung Quốc

Wall Street Journal

Cù Tuấn, dịch

23-12-2022

Tóm tắt: Chủ tịch Tập Cận Bình kết hợp chính sách sai lầm Zero Covid của mình bằng một cú quay xe 180 độ, gây nguy hiểm cho tất cả mọi người.

Khi Covid bùng phát, Bắc Kinh tuy không bị phong tỏa nhưng không khác gì phong tỏa (Phần 2)

New York Times

Cù Tuấn, dịch

14-12-2022

Tiếp theo Phần 1

Người dân xếp hàng mua thuốc tại một nhà thuốc tại Bắc Kinh. Ảnh: AP

Việc tích trữ các loại thuốc không chỉ giới hạn ở thuốc ho và viên ngậm. Các cửa hàng hiện đang hết đào đóng lọ vì chúng được cho là chứa đủ chất dinh dưỡng để tránh virus. Món ăn nhẹ và ngọt phổ biến ở đông bắc Trung Quốc này thường để điều trị các triệu chứng cảm lạnh, nhưng giờ đây nó dường như đang có một lượng lớn khách hàng ở những vùng khác khi mọi người cố gắng vượt qua dịch Covid. Truyền thông nhà nước đã phải xem xét, và sau đó tuyên bố rằng không có bằng chứng nào cho thấy món đào đóng lọ này có thể giúp chữa Covid cả.

Khi Covid bùng phát, Bắc Kinh tuy không bị phong tỏa nhưng không khác gì phong tỏa (Phần 1)

New York Times

Cù Tuấn, dịch

14-12-2022

Các nhân viên giao hàng bằng xe máy gần như biến mất trên đường phố Bắc Kinh do bị nhiễm Covid. Ảnh: AP

Tóm tắt: Hầu như không có ai mạo hiểm ra ngoài ngay cả sau khi chính phủ nới lỏng các biện pháp phòng chống đại dịch. Thuốc cảm và cúm khan hiếm, nhưng nguồn cung cấp thực phẩm có vẻ đầy đủ.

Những tháng ngày không thể nào quên

Mạc Văn Trang

7-12-2022

Chập chờn đêm không ngủ

nhớ sáng mai đi Giỗ đầu vợ chồng người bạn cũ

Biểu tình giấy trắng: quả bom nổ chậm ở Trung Quốc

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

6-12-2022

Chỉ hơn một tháng sau ngày bế mạc Đại hội Đảng lần thứ 20, một làn sóng biểu tình đã nổ ra tại Trung Quốc như một quả bom làm rung chuyển đất nước và chấn động thế giới. Xu hướng cực đoan và độc tài cá nhân của Tập Cận Bình, đặc biệt là chính sách “zero Covid”, đã kích hoạt quả bom nổ chậm. Tập Cận Bình đã bị đẩy vào thế  lưỡng nan. Chưa rõ Bắc Kinh sẽ nhân nhượng hay đàn áp phòng trào biểu tình “giấy trắng” như Thiên An Môn.

Sau khi thổi bùng nỗi sợ hãi về Covid, giờ đây Trung Quốc đang phải cố gắng xoa dịu chúng (Phần 2)

New York Times

Cù Tuấn, dịch

3-12-2022

Tiếp theo Phần 1

Một thanh niên đứng chờ người nhà trước một hàng rào phong tỏa khu dân cư tại Bắc Kinh ngày 2.12.2022. Ảnh: Getty Images

Nhiều quốc gia khác đã nhận thấy Omicron ít gây chết người hơn nhưng lại dễ lây lan hơn. Đã có gần 7 triệu ca tử vong vì Covid được xác nhận trên toàn thế giới, trong khi Trung Quốc nói rằng, họ chỉ có hơn 5.000 ca tử vong.

Sau khi thổi bùng nỗi sợ hãi về Covid, giờ đây Trung Quốc đang phải cố gắng xoa dịu chúng (Phần 1)

The New York Times

Cù Tuấn, dịch

3-12-2022

Một nhân viên phòng chống dịch đang quét dọn trước một khu nhà đang bị phong tỏa tại Bắc Kinh. Ảnh: Getty Images

Tóm tắt: Bắc Kinh từ lâu đã cảnh báo rằng phản ứng hiệu quả chống Covid duy nhất là xét nghiệm, cách ly và phong tỏa. Khi thay đổi chính sách, chính quyền phải thay đổi cách mô tả các rủi ro.

Sài gòn và miền Nam, nền kinh tế ở đây rất cần “gói cứu trợ”

Trương Nhân Tuấn

4-12-2022

Đọc báo trong nước, thấy nhiều xí nghiệp đóng cửa, khiến hàng loạt công nhân thất nghiệp. Tiến thoái lưỡng nan. Về quê không tiện vì con cái phải học hành. Mà ở lại thành phố cũng không xong. Tiền đâu trang trải? Báo chí trong nước đổ thừa cho Covid-19.

Các thành phố của Trung Quốc nới lỏng các hạn chế Covid sau các cuộc biểu tình trên toàn quốc

Financial Times

Cù Tuấn, dịch

4-12-2022

Chủ tịch Tập Cận Bình thừa nhận sự bất mãn của công chúng với việc phong tỏa, trong cuộc họp kín với các quan chức EU.

Các thành phố của Trung Quốc đã đẩy nhanh việc nới lỏng các hạn chế Zero-Covid vào cuối tuần qua, tạo ra kỳ vọng rằng Bắc Kinh có thể từ bỏ chính sách đại dịch đã khiến đất nước này bị cô lập trong gần ba năm và gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Cảnh sát Trung Quốc triển khai công cụ công nghệ cao để dẹp biểu tình

AFP

Cù Tuấn, dịch

2-12-2022

Tóm tắt: Cảnh sát Trung Quốc đã triển khai các công cụ giám sát tinh vi nhằm dập tắt làn sóng bất ổn trên toàn quốc, sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt và dữ liệu vị trí để theo dõi và giam giữ những người biểu tình.

Virus cứ giỡn mặt với người cộng sản

Jackhammer Nguyễn

1-12-2022

Hồi mùa hè năm ngoái, virus Covid-19 bất tuân lệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng len lỏi, chọc thủng các hàng phòng thủ của bộ đội, công an, biên phòng,… suýt làm thành Hồ và Hà Nội… vỡ trận!

Tại sao Trung Quốc luôn muốn giữ chính sách Zero-COVID?

Nguyễn Hồng Vũ

28-11-2022

Mấy hôm nay, mình thấy liên tục các cuộc biểu tình về chính sách Zero-COVID ở Trung Quốc. Mình không biết rằng kết quả các cuộc biểu tình đó sẽ đi đến đâu nhưng có lẽ trước mắt nhân dân Trung Quốc sẽ bị thiệt thòi khá nhiều. Nguyên nhân của các cuộc biểu tình trên có thể là vì họ chưa tìm ra được câu trả lời thỏa đáng cho việc áp dụng chính sách Zero-COVID.

Chính trị gia Đức nhìn thấy Tập trong ‘ngõ cụt’

N-tv

Phan Ba, dịch

28-11-2022

Chính phủ liên bang Đức đang lập một chiến lược mới cho Trung Quốc. Và chiến lược này cần phải chú ý đến việc lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ lại có sự phản đối công khai và rõ ràng. Các chính trị gia chuyên về đối ngoại của Đức tin chắc rằng những cuộc biểu tình này không chỉ là nhằm để phản đối các biện pháp nghiêm ngặt chống corona.

Chính sách “Zero Covid” và sự bất mãn của người dân Trung Quốc

Lâm Bình Duy Nhiên

27-11-2022

Dân Trung Quốc biểu tình tại Bắc Kinh và Thượng Hải để phản đối chính sách “zero Covid” của nhà cầm quyền.

Chúc những sinh viên Trung Quốc chân cứng đá mềm và mong các bạn sống được cuộc đời tự do

Lê Nguyễn Duy Hậu

28-11-2022

Ảnh trên mạng

Trong ảnh là những tờ giấy trắng chép lại phương trình Friedmann. Đây không phải là một cuộc thi toán học, và bạn cũng không cần phải biết về toán học để hiểu những gì đang diễn ra ở Trung Quốc. Những tờ giấy này do các sinh viên Đại học Thanh Hoa – một trong hai viện đại học hàng đầu của Trung Quốc, bên cạnh Bắc Đại – viết trong cuộc tuần hành, biểu tình đang diễn ra. Có người cho rằng Friedmann đọc trại thành Free Man – Con người Tự Do. Và đó có thể là ý nghĩa của thông điệp do các sinh viên đưa ra.

Nỗi sợ hãi và hoảng loạn bao trùm thành phố Trung Quốc được đồn đoán sẽ ngưng áp dụng chính sách Zero Covid

Bloomberg

Cù Tuấn, dịch

16-11-2022

Các thùng đồ ăn được bán tại cửa hàng bách hóa ở Thạch Gia Trang. Ảnh trên mạng

Vào thứ Hai ngày 14/11, có tin đồn rằng Thạch Gia Trang, một thành phố cách Bắc Kinh 160 dặm, sẽ trở thành một nơi thử nghiệm cho việc Trung Quốc mở cửa trở lại, với việc tháo dỡ các bộ phận quan trọng của chính sách Covid Zero.

“Đường gôn (golf) Quang Thuấn”

Mai Bá Kiếm

21-10-2022

Ông Nguyễn Quang Thuấn. Ảnh chụp màn hình

GS.TS Nguyễn Quang Thuấn – Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật cảnh cáo. GS văn võ song toàn, 63 tuổi vẫn tập gym và chơi golf (lệ phí hội viên 3 tỉ đồng), nhưng cũng nhiều tai tiếng.

Ông Phạm Xuân Thăng cũng từng hối thúc ‘thần tốc’ chống dịch

Blog VOA

Trân Văn

20-9-2022

Ông Phạm Xuân Thăng – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương. Nguồn: VNN

Đỉnh cao trơ trẽn: Thì ra là ông chớ ai vào đây

Cù Mai Công

18-9-2022

Ảnh trên mạng

Sau khi bị đình chỉ sinh hoat Đảng, ngày 17-9-2022, ông Phạm Xuân Thăng, nguyên bí thư tỉnh Hải Dương đã bị bắt vì liên quan vụ Việt Á. Cùng bị bắt với ông Thăng là ông Phạm Mạnh Cường – cựu giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương.

Thanh tra, kiểm tra đã ở đâu trong những vụ án tham nhũng tày trời?

Đặng Đình Mạnh

17-9-2022

Cựu Bí thư tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng. Ảnh: Hoàng Phong

Phạm Xuân Thăng, cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương vừa bị bắt giữ đã nối dài thêm danh sách quan chức trong chính quyền lẫn trong CDC cả nước bị tống giam vì liên quan đến vụ tai tiếng Việt Á. Đến mức, trong hệ thống CDC, công chúng không hỏi quan chức nào đã bị bắt, mà họ phải hỏi quan chức nào chưa bị bắt thì có lẽ câu trả lời sẽ nhanh hơn. Chưa hết, trước đó, ông cựu bộ trưởng y tế và ông cựu chủ tịch thủ đô bị tước đảng tịch, bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội, cách chức và tống giam đều là hệ quả từ cuộc điều tra vụ đại án Việt Á.