Số phận của một cuốn sách

Đỗ Duy Ngọc

26-10-2023

Trong 120 ngày cơn đại dịch hoành hành thành phố này năm 2021, biết bao cảnh thê lương xảy ra, biết bao những sai lầm không đáng có, đã khiến cho mấy chục ngàn người bỏ mạng một cách oan ức. Chắc chắn con số người về với tro bụi vì đại dịch lớn hơn con số nhà nước đã công bố. Tan tác, chia ly, đau đớn, phẫn nộ.

Trong những ngày ấy, hàng ngày tôi đều viết nhật ký về cơn đại dịch và tôi đặt tên là Nhật ký Sài gòn Lockdown. 600 trang in khổ lớn chất chứa rất nhiều tư liệu và cảm xúc của tôi.

Biết bao văn bản của chính quyền thể hiện sự lúng túng. Biết bao tiếc thương về sự ra đi của người quen, bạn bè và người dân. Biết bao nỗi niềm về một thành phố thân yêu trở thành những con phố không người và những khu phố đầy dây kẽm. Biết bao uất ức, bao niềm đau được ghi lại. Biết bao tư liệu về những năm tháng không thể nào quên của người Sài Gòn.

Tôi xin phép bảy nhà xuất bản để in, tất cả đều lắc đầu sau khi đọc bản thảo. Có nơi thắc mắc, sao lại gọi tên thành phố này là Sài Gòn. Có chỗ thì bảo thành phố chỉ giãn cách chứ có lockdown đâu. Và đa số đều ngại nội dung, dù đó chỉ là sự thật. Cũng có nhà xuất bản bảo, có thể cấp giấy phép với điều kiện phải chi 20.000.000 đồng (gồm phí xuất bản 5 triệu + phí biên tập 15 triệu. Giấy phép không thôi đã là 20 triệu thì đành ôm về thôi, sao chịu nổi).

Nghe đâu Cục xuất bản đề nghị không cho phép cấp giấy phép cuốn sách này.

Ở nước ngoài đề nghị in, nhưng vì để bảo đảm an ninh cho bản thân, tôi từ chối. Thế là bản thảo cuốn sách đành nằm mãi trên bàn, đóng bụi. Số phận của nó là không được cất tiếng, đành phải lặng im. Nó mãi mãi là tư liệu của riêng cá nhân tôi và mốt mai con cháu của riêng tôi sẽ đọc để biết rõ cha ông chúng đã từng trải qua cơn đại dịch hãi hùng như thế nào và trách nhiệm của người lãnh đạo về hậu quả của cơn đại dịch.

Nghĩ cũng tiếc nhưng cũng đành vậy.

_______

Ảnh chụp bìa sách chưa xuất bản của tác giả Đỗ Duy Ngọc:

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Đề nghị tác gỉa nên xuất bản sách ở Hải ngoại. Một là để phổ biến hạn chế ở ngoài VN, hai là được lưu truyền như một tài liệu lịch sử, và ba là với sự thù địch của chế độ, một ngày nào đó mà lỡ ông sẽ bị bắt và sách bị tịch thu làm mất đi một tài liệu lich sử quý giá.

  2. “Có người hỏi tại sao kêu thành phố này là Sài Gòn ? ”
    Câu hỏi này rất thú vị vì nó đưa ra nhiều đáp án . Thử nêu một vài đáp án nhá : Một là, câu hỏi của DLV còn đảng còn mình . Hai là, câu hỏi thiệt tình của một người còn quá trẻ, chưa hề biết mặt Sài Gòn . Ba là, một người quá già đến độ lú lẩn, đã quên Sài Gòn một thời là” hòn ngọc Viễn Đông”. Bốn là, câu hỏi của một người ở miền quê xa lắc, xa lơ nào đó của mB . Năm là, câu hỏi của một người có chữ nghĩa nhưng quyết phụng thờ và cảm thấy vô cùng hãnh diện vì SG mang tên cha già dân tộc . Sáu là, học sinh cấp 1, 2 được cha mẹ lần đầu dẫn đi chơi TP.HCM mà cha mẹ lúc quên lại gọi nơi đó là SG. . .

  3. Những dữ liệu giá trị cho hậu thế, cần được lưu dữ cẩn thận.
    Chúc chủ nhân của cuốn ‘nhật ký’ và gia quyến sức khỏe tốt, hạnh phúc và an lành.

  4. “Có người hỏi tại sao kêu thành phố này là Sài Gòn ? ”
    Đích thị là truyền nhân của đám khất thực ngoài ấy di chuyển vào phỏng dái Miền Nam.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây