Tập Cận Bình sẽ tiếp tục đóng cửa

Blog VOA

Ngô Nhân Dụng

31-5-2021

Chính phủ hai nước Anh và Mỹ đã yêu cầu Trung Cộng để các chuyên gia quốc tế vào Trung Quốc nghiên cứu lại nguyên ủy của bệnh dịch Covid-19. Trước đó Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh tình báo Mỹ gia tăng cuộc điều tra coi bệnh dịch có xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hay không, trình kết quả trong 90 ngày. Liên hiệp Âu châu cũng yêu cầu phải tìm hiểu sâu xa hơn để hiểu đại dịch Covid-19 khởi sự từ đâu, bao giờ và như thế nào. Tổng giám đốc cơ quan Y tế Quốc tế Liên Hiệp Quốc (WHO) tuyên bố sẵn sàng gửi các chuyên viên qua Trung Quốc mở một cuộc điều tra mới.

Đơn kiến nghị – Khắc phục những phân biệt đối xử trong các vụ án an ninh chính trị

FB Ngô Ngọc Trai

25-3-2019

Kính gửi:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình

Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga

Berlin Wall, câu hỏi sau 30 năm

Tuấn Khanh

9-11-2019

Thế giới vừa nhắc tên việc sụp đổ của một bức tường dài đến 155 cây số. Berlin wall, bức tường là biểu tượng của một phần nhân loại bị ám đỏ, tuyệt vọng và khao khát tự do. Ngày 9/11 năm 2019 đánh dấu 30 năm hàng hàng lớp lớp con người bước ra ánh sáng, chào nhau và dặn dò với mai sau, rằng chủ nghĩa cộng sản chỉ là một thứ trá hình của cuộc hôn phối quái đản giữa chế độ phong kiến và độc tài hiện đại.

Trường hợp Việt Nam: Robot chống dịch

Blog VOA

20-7-2021

Dẫu hệ thống công quyền tỉnh Khánh Hòa hối hả cách chức Trưởng Ban Phòng – chống dịch, rồi hứa sẽ kỷ luật ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang (1) nhưng cả tuyên bố (Bánh mì không phải là… lương thực, thực phẩm thiết yếu), lẫn cách hành xử của ông Thọ (lập biên bản, tạm giữ xe, dọa tác động để nhà thầu đuổi một công nhân vốn có giấy xác nhận được đi lại vì yêu cầu công việc, dám… ra khỏi nơi cư trú, nơi làm việc… mua bánh mì) vẫn… CÒN NGUYÊN GIÁ TRỊ!

Thủ tướng VN: Mỹ như trai khoẻ gặp ASEAN cô gái đẹp dịu dàng

Blog VOA

Nguyễn Hùng

28-5-2022

Ông Phạm Minh Chính phát biểu tại Harvard Ash Center. Ảnh chụp màn hình

“Tôi có nói với các nhà lãnh đạo Mỹ [rằng] ASEAN với lại nước Mỹ như là một cô gái đẹp với một chàng trai khoẻ mạnh cần nhau.”

Nhân dân là bệ đỡ

FB Luân Lê

11-6-2018

Người dân làm bệ đỡ cho cảnh sát leo tường ra ngoài. Ảnh: Internet

Nhìn vào việc người dân Bình Thuận làm bệ đỡ cho chiến sỹ cảnh sát này leo tường để ra ngoài mới thấy được điều những người dân nơi đây muốn là đừng dùng dùi cui và hàng rào lá chắn để ngăn họ lên tiếng trước thời cuộc.

Phiếm: Thư gởi Đinh La Thăng

Võ Thiêm

25-3-2018

Năm điều cậu mắng

Chú Thăng,

Cậu viết thư này cho chú sau khi xem báo Pháp luật của “đảng ta” đăng lời nói sau cùng của chú trong phiên toà công minh của “cách mạng”.

Bình thời lúc đắc ý thì chú chỉ biết bác, cái gì cũng bác trước tiên, ơn bác, lời bác dạy thế này thế kia, chứ chớ hề đếm xỉa gì tới cậu!

Việt Á test kit là lỗi hệ thống

Lê Minh Nguyên

22-1-2022

Ông Nguyễn Văn An, cựu chủ tịch Quốc Hội CSVN đã từng chỉ ra rằng chế độ chính trị Việt Nam có đầy lỗi hệ thống, nhưng sau đó ông bị khiển trách và không dám nói gì thêm nữa vì đó là điều cấm kỵ.

Tình thế buộc ông Putin phải kết thúc chiến tranh

Nguyễn Ngọc Chu

14-3-2022

1. NHỜ SỰ GIÚP ĐỠ QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC LÀ TÌNH THẾ RẤT KHÓ CỦA ÔNG PUTIN

Tuyên bố của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam

6-1-2021

Về việc: Nhà cầm quyền Việt Nam kết án thành viên Hội Nhà Báo Độc lập Việt Nam.

Điều gì sắp xảy ra với ông Tất Thành Cang?

Blog VOA

Trân Văn

Ông Tất Thành Cang. Photo: VietnamNet

Hôm 21 tháng 6, tờ Tiền Phong công bố một thống kê, nhấn mạnh: Từ tháng 11 năm 2018 đến nay, ông Tất Thành Cang – Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM – không gặp gỡ cử tri.

Những món quà xa xỉ

Lò Văn Củi

11-2-2018

Anh Năm Ba Gác ghé quán cô Tư Sồn với vẻ mặt thiệt là bơ phờ. Ông Hai Xích lô bắt mạch liền:

– Chạy bở hơi tai hen Năm.

Anh Năm:

– Dạ, tranh thủ ba ngày này, ráng hết sức đó ông Hai, có thêm đồng nào đỡ đồng đó. Ông Hai biết quá rõ mà, hồi ông Hai còn chạy cũng vậy chứ gì.

Ông Hai ờ, rồi chặc lưỡi, tiếc rẻ kể câu chuyện:

Lợi thế nội tại của Đảng Cộng Hòa

Lê Minh Nguyên

25-9-2020

Đảng Cộng Hòa luôn có lợi thế nội tại trong các cuộc bầu cử Thượng Viện và Tổng Thống, nhờ vào các tiểu bang miền trong luôn bảo thủ hơn các tiểu bang ven biển. Đây là đặc tính của địa chính trị, cho nên nó có tính cách trường kỳ.

Sự ảo tưởng của những kẻ ủng hộ Trump

Bùi K. Nguyên

25-10-2021

Với tham vọng muốn làm tổng thống Mỹ một lần nữa, Donald Trump dường như đang lên kế hoạch trở lại chính trường sau lần thất cử năm 2020. Ông ta bắt đầu thử thời vận bằng các cuộc tụ họp ở tiểu bang Iowa hai tuần qua. Một số phóng viên đã có các bài viết về buổi tụ họp này, trong đó họ trình bày đặc điểm của những người tham dự.

“Họ từng hăm dọa là tiêu diệt tôi”!

Tuấn Khanh ghi

20-10-2017

Nạn nhân Phạm Trần Thanh Long và hai đứa con. Ảnh: PTTL

Phỏng vấn nạn nhân Phạm Trần Thanh Long, về vụ án đột nhập gia cư và cưỡng hiếp mà công an Long An từ chối khởi tố tội phạm. Chị Long cho biết: “Họ từng hăm dọa là tiêu diệt tôi”.

Tóm tắt sự việc: Vào một đêm hoàn hảo như kịch bản tính trước, một người đàn ông 29 tuổi xông vào nhà chị Phạm Trần Thanh Long, ngụ tại thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, Long An và cưỡng hiếp chị ngay trước nơi có 2 đứa con gái đang nằm. Vì sợ tên tội phạm có thể làm hại đến hai đứa con nhỏ, do chị biết mặt tên tội phạm, nên chị Long đã phải tìm cách hòa hoãn và cam chịu.

Thông báo của Quyết Hồ về việc An Ninh bộ bắt giữ

Lê Hoàng

7-1-2020

Hồ Sỹ Quyết. Ảnh: internet

Tôi là Hồ Sỹ Quyết, sinh 1988 tại Nghệ An. Vào lúc khoảng 14h ngày 03/01/2020, khi tôi và vợ đang ngồi trong nhà riêng tại Tòa A – Westbay – Ecopark, thuộc huyện Văn Giang, Hưng Yên thì có chuông cửa. Ngó ra, thấy bảo vệ chung cư, nghĩ là bảo vệ đến thông báo vấn đề gì của tòa nhà nên tôi mở cửa.

Tôi vừa xoay khóa thì ngay lập tức có một đoàn người bao gồm 9 nam và 1 nữ mặc thường phục ập vào nhà mà không được sự cho phép của tôi, họ xưng là người của Cục An ninh – Bộ Công an.

Vua Trần Nhân Tông và Cuộc chiến chống Nguyên – Mông

Nguyệt Quỳnh

24-9-2020

Đầy sách giường song chếch bóng đèn

Sân thu sương bủa thoáng hơi đêm

Tiếng chày thức dậy đâu không biết

Hoa mộc trên cành trăng mới lên

John Bolton: Vụ bê bối về chính sách Trung Quốc của Trump

Wall Street Journal

Tác giả: John Bolton

Dịch giả: Trúc Lam

17-6-2020

Tổng thống đã cầu xin nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình giúp đỡ về chuyện chính trị nội bộ, các vấn đề an ninh quốc gia phụ thuộc vào triển vọng tái bầu cử của chính ông ta và phớt lờ các hành vi vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh.

Vụ Vạn Thịnh Phát – SCB

Dương Quốc Chính

14-3-2024

Cho đến giờ, thông tin về vụ này mới là một chiều, từ phía công an và viện kiểm sát (qua kết luận điều tra và cáo trạng), tức là từ phía buộc tội. Chưa có thông tin từ chiều bên kia, là từ phía luật sư và bị cáo. Vì thế, dư luận hiện mới bị định hướng lòng căm thù vào bà Lan. Chắc đa số đang bị như vậy?

Người Việt và Trump

Trịnh Hữu Long

29-8-2019

Tôi không còn ngạc nhiên khi đọc những tuyên ngôn ủng hộ Trump của những người bất đồng chính kiến Việt Nam nữa. Tôi cũng không còn ham muốn tranh cãi gì, vì cảm giác bất lực của tôi hiện nay cũng y như cảm giác bất lực khi tranh cãi với những người bạn năm xưa về cộng sản. Khi quan điểm chính trị biến thành niềm tin/đức tin thì không còn chỗ nào để tranh luận nữa.

Con Người Không Có Cánh

Thời Đại Mới

Cao Huy Thuần

Số 39, tháng 12/2020

Con chim có cánh. Con công, con thiên nga có cánh. Con gà con vịt có cánh. Con người không có cánh. Giống như con bò, con khỉ, bất cứ con vật gì có bốn chân, hoặc hai chân hai tay, nghĩa là tứ chi.

Liệu ông ta có đáng để đánh đổi như vậy không?

CNN

Tác giả: Richard L. Eldredge

Dịch giả: T.Vấn

10-11-2020

Tác giả Richard L. Eldredge. Nguồn Twitter tác giả

Lời Dịch Giả: Sớm muộn gì cũng đến lúc Trump phải rời bỏ sân khấu quyền lực. 10 tuần lễ nữa hay 4 năm nữa cũng chỉ khác nhau ở độ dài thời gian. Sự thật là Trump sẽ ra đi, phải ra đi, tự nguyện hay bắt buộc, để cho cuộc lên đồng tập thể kéo dài đã 4 năm nay được kết thúc. Dù sự kết thúc ấy sẽ để lộ ra một thực tại ê chề: Trong 4 năm của cuộc lên đồng tập thể, bao nhiêu bát nước đã hắt đi để không thể nào vớt lại được – giữa cha mẹ và con cái, anh, chị, em, trong gia đình, giữa bạn bè chiến hữu đồng cảnh, đồng tù, đồng hương, đồng trường, đồng lớp, giữa người trong nước (Việt) với người ngoài nước, giữa thế hệ trước với thế hệ sau…

BQL Di tích Tháp bà Nha Trang dùng quyền gì cấm người Chăm kể về văn hóa mình trên tháp?

Wa Praong

18-3-2023

Tác giả Sohaniim tại tháp bà Nha Trang. Nguồn: FB nhân vật

Hôm nay mình thật bất ngờ và bức xúc khi bị nhân viên người Kinh (tên Sơn) trông coi tháp Chàm CẤM mình kể về văn hoá Chăm trên đền tháp của tổ tiên mình.

Tham vọng quyền lực

FB Luân Lê

19-10-2017

Các lãnh tụ độc tài trên thế giới: Fidel Castro, Joseph Stalin, Adolf Hitler, Kim Jong-un, Kim Jong-il, Kim Il-sung, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình, Giang Trạch Dân, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình. Nguồn: internet

Chỉ có những nước cộng sản hoặc độc tài mới sản sinh ra những con người ham hố quyền lực đến mụ mị đầu óc và cương quyết bám trụ đến cùng như một lẽ sống cũng như niềm tự hào về bản thân họ, nơi phô bày những gì có thể thuộc về chính họ.

Cuba có Fidel cầm quyền đến 50 năm và chỉ sau khi quá già yếu mới truyền lại nó cho em trai mình tại vị. Bỏ lại sau lưng là một đất nước cằn cỗi, già nua, nghèo nàn và lạc hậu.

Bản chất của một quyết định

Đỗ Ngà

9-7-2019

Giữa một rừng tin tức bắt giữ cựu quan chức Sài Gòn người ta không mấy chú ý một tin khá quan trọng. Đó là trên báo Thanh Niên ngày 04/07/2019 có đăng bài “Hàng ngàn tàu cá nằm bờ vì quy định ‘dài 15m’”, trong bài báo này có nói đến một quy định quái đản, là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Bộ NN & PTNT) không cho phép tàu dưới 15m đánh bắt ở vùng khơi xa. Chỉ một quy định này họ đã khiến hàng ngàn tàu cá phải nằm bờ. Chuyện nực cười ở chỗ, có tàu thiếu 10cm vẫn cho nằm bờ. Trong bài báo nói rằng, quy định “cứng” này gây lãng phí.

Hương Cảng, chiết kích trầm sa

Trọng Khang

19-8-2019

“Chúng tôi muốn sống đúng với lương tri và phẩm chất của mình” là một câu nói không gây được ấn tượng mạnh. Thậm chí trong vài khung cảnh, câu nói ấy nghe có vẻ đại ngôn. Ai sống ở nước Việt này từ tấm bé đã hô những khẩu hiệu nghe còn mạnh hơn, một vài biến thể của nó kiểu như “khiêm tốn – thật thà – dũng cảm” hay “tôi muốn làm người lương thiện” hay “phẩm chất trong sạch”… và thường nói những câu mòn sáo như vậy trong một tư thế ưỡn ngực, thậm chí là tung nắm đấm hướng lên trên như muốn đấm vỡ mặt ông trời.

Một lời chúc cho năm 2018

Tuấn Khanh

15-2-2018

365 ngày đã vụt qua. Một mùa xuân mới đã đến nhưng lại bày ra muôn vàn ngổn ngang trên đất nước Việt Nam. Nhưng thường lệ, mọi người Việt vẫn nguyện cầu cho đất nước mình, từng năm một, nhưng dường như điều đó thôi không đủ.

Trong bản video dưới đây, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng nếu chỉ với sự cầu nguyện thôi thì con người chỉ thể hiện sự bất lực trước thực tại.

Bởi im lặng là đồng lõa!

Tác giả: Maria A. Ressa

Dịch giả: Đỗ Hùng

8-10-2021

Maria Ressa. Ảnh: Getty Images

“Những ai có quyền và có tiền phải lựa chọn. Hãy hỏi bản thân những câu hỏi này: Quý vị là ai? Quý vị ủng hộ điều gì? Quý vị muốn thế giới sẽ như thế nào trong thập niên tới?”

Putin đang nghĩ gì?

The New Yorker

Cù Tuấn, dịch

30-3-2022

Tranh vẽ của João Fazenda: Putin cầm trên tay Quảng trường Đỏ.

Tóm tắt: Bản sắc dân tộc mà Tổng thống Nga đã góp phần quảng bá — phi tự do, mang tính đế quốc và sự căm phẫn phương Tây — đã đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc xâm lược tàn bạo của ông vào Ukraina.

Liệu Toà án Hình sự Quốc tế có thể xử tội Putin được không?

Đỗ Kim Thêm

6-4-2024

Hiện trạng

Trong hai năm qua, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đã tường thuật khá nhiều về tội ác chiến tranh do Tổng thống Nga Vladimir Putin gây ra cho vô số thường dân Ukraine.

Ngay từ đầu cuộc chiến, công luận thế giới kinh hoàng chứng kiến những hình ảnh tang thương khi binh sĩ Nga gây cảnh chết chóc cho bao nhiêu thường dân vô tội tại thị trấn Bucha, gần thủ đô Kyiv của Ukraine: Nhiều người chết nằm la liệt trên đường phố, bị trói tay sau lưng và khắp cơ thể có dấu hiệu bị tra tấn bằng bạo lực, các mồ chôn tập thể… tương tự như bi kịch của 5000 đồng bào Huế trong chiến cuộc Mậu Thân tái diễn.

Theo ước tính của Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 29/2/2024, có khoảng 10.675 dân thường thiệt mạng và 20.080 người bị thương khi quân đội Nga tấn công vào các bệnh viện và khu dân cư.

Liệu Putin có chịu trách nhiệm về các cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh trước Tòa án Hình sự Quốc tế (TAHSQT – International Crimical Court, ICC) không?

Định nghĩa

Về mặt pháp lý, Công ước La Haye năm 1907 và bốn Công ước Geneva năm 1949 với các Nghị định thư bổ sung năm 1977 và 2005, định nghĩa tội ác chiến tranh là các vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm luật nhân đạo quốc tế.

Các yếu tố cấu thành tội phạm gồm việc sử dụng vũ khí bị cấm là hóa học và sinh học. Luật cũng bao gồm việc bảo vệ những người không liên quan trực tiếp đến chiến sự như dân thường, tù nhân và nhân viên y tế.

Quy chế Rome của TAHSQT năm 1998 liệt kê chi tiết các yều tố này. Dựa theo cơ sở này, Điều 8 Công ước Geneva quy định các vi phạm gồm có:

– Các cuộc tấn công có chủ ý vào dân thường và các mục tiêu dân sự.

– Giết hoặc làm bị thương các chiến binh đầu hàng hoặc không có khả năng tự vệ.

– Tra tấn

– Hiếp dâm và tấn công tình dục

– Nô lệ

– Cưỡng bách di dời

– Bắt làm con tin

– Chuyên quyền phá hoại tài sản và hôi của

– Các cuộc tấn công có chủ ý vào bệnh viện, trường học và các tòa nhà được dành sử dụng cho các hoạt động tôn giáo, nghệ thuật và văn hóa.

Do đó, khi binh sĩ Nga tấn công vào các trường học, nhà hộ sinh, hí viện Mariupol, giết hại dân thường ở thị trấn Bucha, thì có thể họ bị quy kết là gây ra tội ác chiến tranh.

Tuy nhiên, luật pháp quốc tế cũng dè dặt khi quy định, tiên khởi chỉ là một loại cáo buộc tạm thời dành cho nghi can cho đến khi nào được chứng minh rõ ràng là tội phạm; có nghĩa là, cũng có những vùng xám dành để có nhiều cách biện minh khác nhau dựa theo luật nhân đạo quốc tế.

Cách thu thập bằng chứng

Hiện nay, tổ chức phi chính phủ Trung tâm Rafael Lemkin (Ba Lan) đang tích cực sưu tầm bằng chứng đủ loại về các tội ác chiến tranh của Putin. Họ được thành lập đặc biệt cho nhiệm vụ này và do nhà nước tài trợ.

Ngoài ra, báo giới trong và ngoài Ukraine cũng đang làm việc tương tự. Năm 2022, báo New York Times chứng minh hành động tàn bạo của binh sĩ Nga với các hình ảnh từ vệ tinh sau khi quân đội Nga rút khỏi Bucha. Các cá nhân khác ở Ukraine đang thu thập các lời khai và bằng chứng của nạn nhân.

Theo các luật gia, cách tốt nhất là nên tìm cách đưa các nạn nhân đến gặp trực tiếp các điều tra và công tố viên, để họ ghi lại tội ác một cách chuyên nghiệp hơn. Một trở ngại khác là, nếu nạn nhân sống sót bị phỏng vấn thường xuyên, thì nguy cơ tái chấn thương sẽ tăng lên.

Đặc điểm chung của ngành tư pháp hình sự là hoạt động chậm chạp, luôn mang tính phản ứng theo luật định. Để có được bằng chứng cụ thể, sinh động và thuyết phục về hoàn cảnh của từng nạn nhân là rất khó. Thực tế cho thấy, Tòa án Hình sự Quốc tế (TAHSQT) giải quyết thành công trong nhiều trường hợp kể từ năm 2002.

Kinh nghiệm

Phần lớn giới lãnh đạo các quốc gia châu Phi bị cáo buộc vi phạm trong các vụ án chống lại tội phạm chiến tranh. Thủ tục này được tiến hành ở TAHSQT và kéo dài trong nhiều năm. Cụ thể là:

– Năm 2012, thủ lĩnh dân quân Congo Thomas Lubanga bị kết án 14 năm tù sau một phiên tòa kéo dài ba năm.

– Năm 2016, tòa án ở The Hague lần đầu tiên xác định việc phá hủy các tòa nhà tôn giáo lịch sử Timbuktu ở Mali, châu Phi, là tội ác chiến tranh. Thủ phạm chính Ahmad Al Faqi Al Mahdi, là thành viên của Ansar Eddine, một phong trào liên kết với Al Qaeda, đã bị kết án chín năm tù.

– Năm 2018, năm quốc gia Nam Mỹ và Canada đã đệ đơn xin điều tra chính phủ Venezuela vì vi phạm nhân quyền.

– Năm 2021, hai cựu lãnh đạo Cơ quan An ninh Serbia là Jovica Stanišić và Franko Simatović bị kết tội hỗ trợ các hành vi giết người, bức hại và trục xuất trong cuộc chiến Bosnia.

Thẩm quyền quyết định

Về cơ bản, có bốn cách để điều tra và xác định tội ác chiến tranh. Từ năm 2002, lần đầu tiên 123 quốc gia đã đồng ý TAHSQT truy tố tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội ác xâm lược.

Trong thập niên 1990, các phạm nhân bị xét xử bởi các tòa án đặc biệt: Tòa án Kosovo và Tòa án Rwanda là hai tòa án đặc biệt được thành lập để xét xử cho các cuộc xung đột này.

Thủ tục điều tra

Qua hai bản tuyên bố trước đây, Ukraine đã công nhận thẩm quyền của TAHSQT được áp dụng trong lãnh thổ Ukraine.

Vào đầu tháng 4/2022, ông Karim Khan, một luật sư người Anh và là công tố viên trưởng của TAHSQT, đã chính thức mở cuộc điều tra về tội ác chiến tranh ở Ukraine. Thủ tục này được thực hiện mà không cần lệnh của tòa án vì trước đó có 40 quốc gia đã yêu cầu tiến hành.

Ban đầu, việc điều tra nhắm vào bán đảo Crimea và miền đông Ukraine kể từ năm 2014. Sau khi thu thập nhiều bằng chứng tại chỗ, Công tố viên trưởng Karim Khan cho rằng, đã có đủ cơ sở để tin rằng cả tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đã được Putin thực hiện trong tòan bộ cuộc chiến tranh Ukraine. Do đó, Ukraine cũng nên được nhìn chung là một “hiện trường tội phạm”.

Cách thứ hai để truy tố là thành lập một Ủy ban Điều tra do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc triệu tập. Liên Hiệp Quốc có thể uỷ nhiệm công việc của ủy ban này cho một tòa án hỗn hợp chuyên về tội ác chiến tranh quốc tế.

Cách thứ ba là một nhóm các quốc gia quan tâm hoặc bị ảnh hưởng có thể thành lập một tòa án để xét xử các tội phạm chiến tranh. Một ví dụ điển hình là, tòa án Nuremberg xét xử giới lãnh đạo Đức quốc xã sau Thế chiến thứ hai.

Hiện nay, Ukraine, Ba Lan và Lithuania đã thành lập một nhóm điều tra chung  về tội ác chiến tranh của Putin. TAHSQT cũng đang có các biện pháp  hợp tác với nhóm này.

Tòa án đặc biệt

Một số quốc gia khác cũng đề xuất thành lập một tòa án đặc biệt. Nhưng có nhiều ý kiến phản bác, cho rằng, đó chỉ hình thức của một “tòa án chống Nga”. Việc tranh cãi này không được đa số các quốc gia tán thành vì nhìn chung TAHSQT là giải pháp tốt hơn, cho dù tòa không thể hoạt động hữu hiệu đối với tội ác xâm lược.

Tội xâm lược chỉ thuộc thẩm quyền của TAHSQT nếu cả hai nước đều là quốc gia thành viên của Tòa án. Bởi vì Nga không công nhận TAHSQT, nên tòa đành bất lực trong việc tiến hành xét xử.

Quyền truy tố của từng quốc gia

Xét cho cùng, từng quốc gia cũng có quyền hợp pháp để truy tố tội ác chiến tranh. Ví dụ, ở Đức, cuộc điều tra về cuộc chiến Ukraine cũng đang được tiến hành tại Văn phòng Tổng công tố liên bang. Một toán đặc nhiệm thuộc Văn phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang (Bundeskriminalamt, BKA) được thiết lập cho mục đích này. Cho đến nay, BKA đã thẩm vấn 74 nhân chứng ở Ukraine. Các hình ảnh video từ mạng xã hội và hình ảnh vệ tinh của Bundeswehr cũng được dùng làm tài liệu tham khảo.

Tuy nhiên, BKA cho rằng không thể ra lệnh bắt giữ đối với một số người nhất định trong vài năm, chẳng hạn như các chỉ huy cấp cao của quân đội Nga hoặc lãnh đạo Điện Kremlin.

Triển vọng về lệnh bắt giữ Putin

Vào ngày 17/3/2023 TAHSQT ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin vì bị cáo buộc trục xuất bất hợp pháp trẻ em và cưỡng bức tái định cư từ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine sang Liên bang Nga. Một lệnh bắt giữ khác cũng đã được ban hành đối với Maria Lvova-Belova, Ủy viên về Quyền Trẻ em trong chính quyền Tổng thống của Putin.   

TAHSQT không có lực lượng cảnh sát riêng dùng làm phương tiện để thực hiện lệnh bắt giữ, có nghĩa là lệnh chỉ được thực hiện bởi một quốc gia thành viên của TAHSQT. Thực tế là quốc tế cũng đành bất lực trong việc áp giải Putin ra trước tòa, vì Putin cũng không dại gì mà công du trong lúc này, trừ việc sẽ đi thăm Việt Nam, vốn dĩ là một đồng minh thân thiết.

Ngược lại, triển vọng cũng mở ra, cho dù hạn chế. Ví dụ như Ukraine, dù không phải là thành viên của TAHSQT, nhưng Ukraine là nạn nhân, nên đã công nhận thẩm quyền xét xử của tòa án trong phạm vi lãnh thổ Ukraine với hiệu lực hồi tố sau khi Nga gây ra cuộc chiến tranh xâm lược.

Do đó, hiện nay, TAHSQT đang điều tra trên lãnh thổ Ukraine và có thể ra lệnh bắt giữ Putin.

Trách nhiệm

Ai có trách nhiệm trong cuộc tấn công Ukraine, Nga hay Putin? Theo luật nhân đạo quốc tế và Quy chế Rome, chỉ những cá nhân mới có thể bị truy tố và kết án là tội phạm chiến tranh; do đó, pháp nhân hay nhà nước không bị.

Về thủ tục truy tố, vấn đề quy trách nhiệm được mang ra thảo luận và thủ tục cũng cần phải làm rõ. Các vị chỉ huy quân sự và chính trị gia, những người không liên quan trực tiếp đến tội ác chiến tranh, có thể bị quy kết về mặt pháp lý, thông qua trách nhiệm của cấp trên mà họ công nhận. Điều này không chỉ áp dụng nếu các thượng cấp ra lệnh thi hành những tội ác này, mà còn cho giới chức biết về lệnh hoặc đang ở một vị trí mà họ có thể biết và không phản ứng.

Do đó, thủ phạm sẽ bị đưa ra tòa chỉ có thể là những người thừa hành cấp thấp, nghĩa là, công lý không được thực thi đúng mức. Nhưng các mệnh lệnh cụ thể trong chiến cuộc Ukraine đến trực tiếp từ Điện Kremlin. Do đó, Tòa phải truy nguyên đến tận cùng nguồn gốc của mệnh lệnh gây ra tội ác để chung quyết.